Quy Định Về Giao Người Được Hưởng Án Treo Cho Cơ Quan, Tổ Chức Hoặc Chính Quyền Địa Phương Giám Sát Giáo Dục

Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ- HĐTP, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại. Trong đó:

+ Lập công được hiểu là trường hợp người được hưởng án treo đã có hành động giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn có giá trị trên 50 triệu đồng; có sáng kiến được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng, xác nhận.

+ Mắc bệnh hiểm nghèo được hiểu là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận rằng người được hưởng án treo đang bị một bệnh nào đó có nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, nằm trong danh mục các bệnh sau: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, suy thận độ 4 trở lên, bại liệt, suy tim độ 3, HIV chuyển sang giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Căn cứ vào quy định trên, người được hưởng án treo phải bảo đảm thực tế chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo mà Tòa án đã tuyên và đáp ứng các điều kiện nêu trên. Tuy nhiên, mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm, tức tối đa giảm thời gian thử thách là 12 tháng trong 01 năm.

1.2.6. Quy định về giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương giám sát giáo dục

Người được hưởng án treo là người phải chấp hành hình phạt tại cộng đồng. Chính vì vậy, ý nghĩa của án treo chỉ được thực hiện được thông qua việc giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương giám sát và giáo dục. Không phải người được hưởng án treo nào cũng tự giác chấp hành hình phạt mà nhiều người trong số họ phải có sự giám sát, giáo dục sát sao của các cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương mới tuân thủ các quy định cũng như thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật và các nghĩa vụ với địa phương nơi cư trú.

Việc quản lý, theo dòi, giám sát, giáo dục người thi hành hình phạt tù được hưởng án treo quy định chi tiết tại NĐ 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ quy định về việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cụ thể như sau: Việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người được hưởng án treo học tập, làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức… hoặc chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo làm việc công tác, học tập hoặc cư trú và gia đình của người đó.

Sau khi chấp hành xong hình phạt tù nhưng được hưởng án treo thì người được hưởng án treo còn phải chịu thử thách dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình của người đó trong một khoảng thời gian nhất định. Khi người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách theo quyết định của TA và bản thân họ có nhiều tiến bộ, thì có thể được TA xem xét để quyết định rút ngắn thời gian thử thách theo quy định của BLHS.

Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục đối với người hưởng án treo có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc giám sát, giáo dục họ. Các cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương phải cử người giám sát, giáo dục thường xuyên đối với người được hưởng án treo đồng thời gắn trách nhiệm cá nhân đối với người được giao giám sát, giáo dục nếu không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.

Khoản 5 Điều 65 BLHS quy định: Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự từ 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể ra quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của Bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp người phạm tội thực hiện thêm hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành thêm hình phạt của Bản án trước và tổng hợp với hình phạt của Bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Nghĩa vụ của người chấp hành án treo theo quy định của Luật thi hành án hình sự gồm:

Một là: Người phạm tội chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh - 5

Hai là: Phải có mặt theo yêu cầu của UBND cấp xã được giao giám sát, giáo

dục.

Ba là: Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày

trở lên thì phải khai báo tạm vắng.

Bốn là: Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật của bản thân tại nơi làm việc, cư trú cho người trực tiếp giám sát, giáo dục mình tại địa phương nơi cư trú; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.

Quy định trên xuất phát từ thực tế quản lý những người đã, đang chấp hành án treo tại địa phương, khi mà việc theo dòi, giám sát các đối tượng này chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục ở các địa phương. Do đó, một số đối tượng chấp hành án treo tự ý bỏ đi khỏi nơi cư trú, không khai báo với chính quyền địa phương hoặc không làm bản kiểm điểm theo định kỳ. Mặc dù vậy vẫn chưa có chế tài xử phạt. [13, tr 32 -33].

Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung đánh giá, phân tích về khái niệm, ý nghĩa của án treo, khái niệm, đặc điểm, vai trò của áp dụng án treo cũng như những quy định của pháp luật hình sự về án treo như điều kiện áp dụng án treo, về thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo, về áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo, về trường hợp người đang chấp hành án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, về rút ngắn thời gian thử thách của án treo và giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương giám sát, giáo dục. Ngoài ra, trong chương 1 tác giả cũng đã có sự so sánh chế định án treo với các chế định tương tự như cải tạo không giam giữ, tha tù trước thời hạn… Thông qua phân tích, so sánh tác giả làm rò những vấn đề lý luận về chế định án treo. Những vấn đề lý luận này sẽ là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng thực hiện các quy định này trên thực tế.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO

TẠI CÁC TÒA ÁN NHÂN DÂN CỦA TỈNH TÂY NINH

2.1. Khái quát tình hình áp dụng án treo tại các Tòa án nhân dân của tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta. Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km theo đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây Bắc, là tỉnh cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia. Tây Ninh cũng được xem là một trong những cửa ngò giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan,… Đồng thời có vị trí quan trọng trong việc trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trong những năm qua, hoạt động áp dụng chế định án treo trong xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đạt được những kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Việc áp dụng chế định án treo bên cạnh sự răn đe, trừng trị người phạm tội thì cũng cho thấy sự khoan hồng, tính nhân đạo trong chính sách hình sự nước ta.

Trong thời gian qua, tình hình bị cáo được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh diễn biến như sau:

Năm 2016, có 163 trong tổng số 1557 bị cáo được hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 10,5%. Năm 2017, có 150 trong tổng số 1479 bị cáo được hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 10,1%. Năm 2018, có 231 trong tổng số 2019 bị cáo được hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 11,4%. Năm 2019, có 295 trong tổng số 2278 bị cáo được hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 12,9%. Năm 2020, có 421 trong tổng số 2717 bị cáo được hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 15,5%.

Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến hết năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 1260 trong tổng số 10.050 bị cáo được hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 12,5% [bảng 2.4 – phần phụ lục].

Trong khi đó, trên phạm vi cả nước có khoảng 22.114 bị cáo được hưởng án treo trong tổng số 477.819 bị cáo bị Tòa án đưa ra xét xử, chiếm tỷ lệ 21,3% số bị cáo được hưởng án treo [bảng 2.1 – phần phụ lục]. Số bị cáo được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh là 1260 bị cáo trên tổng số 101. 297 chiếm 1,24 % số bị cáo được hưởng án treo trên phạm vi cả nước. (Báo cáo thống kê của TAND thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh)

Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ bị cáo được hưởng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh so với cả nước còn khá thấp, trong khi tỷ lệ bị cáo được hưởng án treo trung bình của cả nước là 21,3 % thì tỷ lệ này của Tây Ninh là 12,5 %, ít hơn 8,8%.

Ngoài ra, qua khảo sát số liệu thực tế tác giả nhận thấy rằng: Từ năm 2016 đến 2020 số bị cáo được TAND cấp huyện thuộc tỉnh Tây Ninh cho hưởng án treo là 1125 bị cáo; trong khi số bị cáo được TAND cấp tỉnh của Tây Ninh cho hưởng án treo là 15 bị cáo; số bị cáo được TA phúc thẩm cho hưởng án treo là: 120 bị cáo [bảng 2.3 – phần phụ lục]. Từ số liệu trên cho thấy: tỷ lệ bị cáo được cho hưởng án treo của các Toà án nhân dân cấp huyện so với số bị cáo được TAND tỉnh Tây Ninh cho hưởng án treo có sự chênh lệch rất lớn. Nguyên nhân của thực trạng này là do việc phân cấp thẩm quyền xét xử của Tòa án tác động tới. Theo quy định của Luật tổ chức TAND thì TAND cấp huyện được xét xử những vụ án thuộc trường hợp tội ít nghiêm trọng đến những trường hợp thuộc tội phạm rất nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù, còn TAND cấp tỉnh xét xử những trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 65 BLHS thì khi xử phạt tù không quá ba năm, Hội đồng xét xử có thể cho bị cáo được hưởng án treo. Chính vì vậy, phân cấp TAND cấp tỉnh xét xử các trường hợp tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì khó có thể có mức hình phạt dưới ba năm tù giam là hợp lý, ở cấp huyện TA xét xử những tội phạm ít nghiêm trọng thì có nhiều bị cáo được hưởng án treo thoả mãn điều kiện về mức hình phạt tù là không quá ba năm.

Bên cạnh đó, tỷ lệ bị cáo được TAND hai cấp của Tây Ninh cho hưởng án treo trên tổng số các bị cáo bị tuyên án hình phạt tù có thời hạn còn phụ thuộc vào loại tội danh mà các bị cáo đó đã thực hiện. Đối với trường hợp các bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện thì tỷ lệ các bị cáo được hưởng án treo tương đối cao do có mức hình phạt tù không quá ba năm và

ngược lại. Đối với trường hợp các bị cáo phạm tội nghiêm trọng và rất nghiêm trọng thì tỷ lệ các bị cáo được TA cho hưởng án treo giảm dần do có mức hình phạt tù trên ba năm.

Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thấy rằng: Có một số loại tội danh Tòa án không áp dụng cho các bị cáo được hưởng án treo như: tội phạm tham nhũng, tội giết người hay các tội phạm về ma túy. Mặc dù đối với các tội danh này có những tội danh có mức hình phạt quy định trong điều luật có mức hình phạt từ ba năm tù trở xuống như: Tội trồng cây thuốc phiện, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy được quy định tại khoản 1 Điều 247 BLHS có mức hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm hoặc tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại khoản 1 Điều 254 BLHS có mức hình phạt từ 1 năm đến 5 năm. Hay các tội phạm về tham nhũng quy định từ Điều 353 đến Điều 359 BLHS tại Khoản 1 các Điều luật này đều có mức hình phạt từ 1 đến 7 năm tù, còn đối với các tội phạm khác, Tòa án đều cho các bị cáo hưởng án treo. Điều này cho thấy sự thống nhất của Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Tây Ninh trong việc thực hiện quan điểm của Nhà nước ta đối với việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng ngừa cũng như đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội và đẩy lùi các loại tội phạm tham nhũng nói riêng.

2.2. Thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020

2.2.1. Thực tiễn áp dụng đúng án treo

Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn 2016 - 2020 đã áp dụng chế định án treo trong xét xử các VAHS đạt được những kết quả nhất định. Qua đó góp phần vào việc thực hiện nghiêm chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Hoạt động áp dụng chế định án treo chính xác trong hoạt động xét xử của TAND hai cấp của tỉnh Tây Ninh cho thấy rằng: bên cạnh sự răn đe, trừng trị những người phạm tội còn thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo trong chính sách hình sự nước ta.

Qua số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2016 đến hết năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh số bị cáo được Tòa án hai cấp của Tây Ninh cho hưởng án treo tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2016 là 163 bị cáo chiếm 10,5 %; năm 2017 là 1479 bị cáo chiếm 10,1% đến năm 2018 tăng lên 231 bị cáo chiếm 11,4%, năm 2019 tăng lên 295 bị cáo chiếm tỷ lệ 12, 9% và tăng lên 421 bị cáo chiếm 15,5%. Như vậy tổng số có 1260 bị cáo được Tòa án cho hưởng án treo, chiếm tỷ lệ 12,5% cho thấy các Thẩm phán, Hội thẩm là những người trực tiếp tham gia xét xử và quyết định hình phạt đối với người phạm tội đã ngày càng tăng cường vận dụng chính sách nhân đạo để cho các bị cáo được hưởng án treo. Việc cho bị cáo được hưởng án treo này được các Tòa án áp dụng tương đối chính xác theo các quy định của pháp luật hình sự về án treo, trong đó các điều kiện áp dụng án treo như mức hình phạt tù không quá ba năm, nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và xét thấy không cần thiết phải chấp hành hình phạt tù giam đã được các Thẩm phán áp dụng tương đối chính xác. Khi xem xét một vụ án để quyết định có cho bị cáo được hưởng án treo hay không đều được HĐXX xem xét kỹ lưỡng và áp dụng đúng quy định tại Điều 65 BLHS và Nghị quyết số 02/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn thi hành Điều 65 BLHS.

Như vụ án sau đây: Phan Kim Phượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Vào lúc 10 giờ ngày 06-01-2019, Phan Kim Phượng tiếp tục tham gia đánh bạc dưới hình thức đánh bài tứ sắc được thắng thua bằng tiền cùng Trần Thị Tuyết Loan, Nguyễn Thị Mỹ Hường và Đinh Thị Lộc thì bị Công an phường Hiệp Ninh, thành phố Tây Ninh bắt quả tang cùng tang vật. Tổng số tiền dùng để đánh bạc là

1.650.000 đồng, trong đó bị cáo Phượng dùng số tiền 650.000 đồng để đánh bạc. Hành vi nêu trên của bị cáo Phượng phạm vào tội “Đánh bạc”, tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 1, Điều 321 Bộ luật Hình sự. Do vậy, cáo trạng số 66/CT-VKSTP ngày 29 tháng 5 năm 2019 của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh truy tố bị cáo Phan Kim Phượng là đúng người, đúng tội và đúng quy định pháp luật.

Căn cứ khoản 1, Điều 321; điểm s, i, khoản 1, Điều 51; Điều 65 Bộ luật

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí