Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 9

xã hội có thể đem lại sự ổn định, trật tự, kỷ cương cho đất nước mình. Nho giáo với các chuẩn mực, nguyên lý đạo đức của đạo Tam cương, Ngũ thường chính là điều mà xã hội Đại Việt lúc bấy giờ đang cần tới. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà Lê Thánh Tông đề cao vai trò đạo đức Nho giáo, đẩy mạnh giáo dục, khoa cử Nho học mà vẫn yêu nước. Có thể nói đây, là một trong những biện pháp chính trị căn bản nhất để truyền tải đạo đức hoá, Nho giáo các mặt của đời sống xã hội, theo khuôn mẫu đạo đức người quân tử.

Trong đời sống xã hội, có các lĩnh vực như: giáo dục khoa cử, đạo đức, văn hóa tư tưởng, chính trị… Có thể nói ở hầu hết các lĩnh vực đó đều có sự đạo đức hoá và điều chỉnh của Nhà nước bằng công cụ lập pháp hệ tư tưởng Nho giáo kết hợp với Hành và Tư pháp, xuất phát từ yêu cầu quản lý tập trung và kiểm soát mọi hoạt động đang diễn ra trong xã hội, nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị và an ninh trật tự công cộng. Những quan hệ đạo đức xã hội (quan hệ người - người) phù hợp quy định của pháp luật thì được Nhà nước bảo vệ và khuyến khích phát triển. Ngược lại, những quan hệ đạo đức bất hợp pháp sẽ bị ngăn chặn, xử lý.

Giáo dục, khoa cử lấy Nho giáo làm cốt tuỷ một mặt góp phần bổ sung đội ngũ quan lại có đức có tài cho bộ máy nhà nước.nhưng về sau là nguyên nhân chính của sự quan liêu của bộ máy này. Nhưng qua đó, Lê Thánh Tông cũng gián tiếp khẳng định tư tưởng "Lễ trị", “Nhân trị” “Đức trị” dùng Lễ Nghĩa, giáo hóa để dạy dân, đồng thời cũng phải tìm cách nuôi dân, tiến tới một xã hội ổn định, thái bình thịnh trị. Qua tiếp thu các đời trước Ông hiểu rằng, muốn dùng Đạo Đức Lễ Nghĩa để ràng buộc con người vào Triều đình không có phương thức nào hữu hiệu, nhanh chóng bằng con đường giáo dục, khoa cử. Bởi lẽ, nội dung học tập của Nho giáo bao gồm những "tri thức về đạo đức, phương pháp tu dưỡng đạo đức, cách thức ứng xử trong các quan hệ xã hội của con người, đặc biệt là những tri thức cùng những kinh nghiệm, những bài học cần thiết cho nhà Vua, người cầm quyền trong việc trị nước, an dân theo đường lối Đức trị, Lễ trị" [4 tr 226].

Thiết lập hệ thống giáo dục hoàn bị về đạo đức bắt đầu từ việc lấy đạo đức Nho giáo làm tiêu chuẩn để Sĩ Tử đi thi, Lê Thánh Tông đã từng bước phổ biến tri thức Nho giáo trong xã hội Đại Việt. Ngoài trình độ Nho học và đạo đức, người dự thi phải tinh thông kinh sử và có năng lực hành đạo. Ta thấy tài liệu học tập của Sĩ Tử chủ yếu là Tứ thư, Ngũ kinh, Tính Lý, Bắc sử do chủ yếu phái Tống Nho chú giải. Hơn thế, Thánh Tông còn đặt ra chức Bác Sĩ dạy Ngũ kinh, mỗi người chuyên nghiên cứu một kinh (Dịch, Thi, Thư, Lễ, Xuân thu) để giảng dạy cho giám sinh Quốc tử giám. Và sau khi gia nhập vào đội ngũ quan lại của nhà nước phong kiến, đội ngũ Nho Sĩ này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước về nhiều mặt. Đồng thời, họ cũng chính là tầng lớp tri thức, những nhân tài của dân tộc, góp phần truyền tải, đưa quan niệm đạo đức Nho giáo thâm nhập sâu rộng vào trong đời sống xã hội. Nho giáo đã đi đến tận các làng xã thông qua trước hết từ tầng lớp Nho sĩ - sản phẩm của hệ thống giáo dục, khoa cử quy củ, hệ thống.

*Nho giáo ảnh hưởng đến Lê Thánh Tông trong quan niệm về vai trò đạo đức của đấng Minh Quân .

Khi ghé vai của mình vào gánh vác giang sơn Đại Việt, Lê Thánh Tông đã thấy được sự cần thiết phải có một đạo làm Vua đó chính là những phẩm chất, tư cách đạo đức, năng lực ý chí của một vị Vua và có một sự hiểu biết rộng lớn, phải "Tìm tòi kế sách xây đời thịnh". Đạo làm Vua là luôn lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ không bao giờ được thờ ơ, bỏ bê công việc, phải có trách nhiệm và làm hết trách nhiệm với nhân dân. Ông từng nói về đạo làm Vua:

"Đạo lớn đế vương nghĩa đã tình

Thương yêu dân chúng kính Trời xanh"

Trước hết đối với bản thân mình Lê Thánh Tông luôn quan niệm đạo làm Vua là phải "thừa thiên mệnh". Mỗi khi đề ra một chủ trương, đường lối nào là ông thường suy nghĩ xem có thiên thời, địa lợi, nhân hoà hay không.

Vua thay trời "nhận dân, chăm dân, huệ dân" Lê Thánh Tông kế thừa tư tưởng "Thiên mệnh" truyền thống của Nho gia Trung Quốc thông qua sự kế thừa và Việt hoá của ông cha từ các triều đại trước. Tức là, khi lên ngôi, Vua tự nhận mình là "Thiên tử" (con Trời) Vua chỉ dưới quyền của Trời và sợ Trời. Khổng Tử nói rằng "Quân tử uý Thiên mệnh" và "không biết mệnh Trời thì không phải là người quân tử, đạo mà thi hành được là do mệnh Trời, Trời không thay đổi thì Đạo không thay đổi" (13, tr 97). Đổng Trọng Thư nói rằng "Tam cương của Vương đạo ở Trời và trật tự xã hội là do ý chí của Trời, mọi hoạt động tốt hay xấu của giai cấp thống trị ở dưới trần thế đều gây nên những "xúc cảm" vui hay giận của Trời, biểu hiện ra những hình thức ban ơn" hay "trừng phạt" của Trời như được mùa, mưa thuận, gió hoà hay mất mùa, thiên tai, bão lụt. Cho nên vua phải nắm được quy luật ấy (Thiên thống) để mà cai trị cho hợp ý Trời và chỉ có Vua là con Trời mới nắm được quy luật của Trời" (65, tr 87). Những tư tưởng trên đã ảnh hưởng rất sâu đậm vào các triều đại phong kiến Việt Nam trước Lê Thánh Tông. Ở thời Lý -Trần trách nhiệm của người đứng đầu triều đại đối với Trời là phải luôn luôn kính sợ, đồng thời tuân theo bằng các nghĩa vụ "kính Thiên” "thuận Thiên” "thừa Thiên” Khi có thiên tai hoặc hiện tượng dị thường xảy ra thì cầu khấn Trời tha tội và tự mình thấy phải tu đức để được Trời tha thứ. Vua nhân danh Trời và "mệnh Trời" để trị vì. Cho nên bất kể một chiếu chỉ, sắc chỉ nào bao giờ đầu cũng mở là câu "Thừa thiên hưng vận Hoàng đế chiếu sắc" tạo ra quyền lực là vô cùng thiêng liêng trong mắt người dân. Lê Thánh Tông cũng vậy với ông đạo của Vua là đạo của Trời. Ông nói: "Đạo là việc đương nhiên rõ ràng dễ hiểu" (37, tr 448) Lê Thánh Tông luôn lo lắng cái trách nhiệm Trời trao cho Ông để chăm sóc muôn dân thì Vua không lúc nào được lười biếng, trễ nải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


"Lòng vì Thiên hạ những sơ âu

Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 9

Thay việc Trời dám trễ đâu"[62, tr 78]

Ông luôn nêu lên mối quan hệ giữa Vua với thần dân là phải làm sao cho hợp ý Trời và lẽ Trời là rất công bằng:

"Hợp đức theo Trời ý đại nhân"

"Lẽ Trời thiện ác gương nhân quả"[62, tr 82]

Lê Thánh Tông còn hay cầu đảo mỗi khi bị hạn hán, lũ lụt hoặc mưa đá, động đất …

"Cúi lậy Sơn Thần xin nhuận vật

Hoá làm mưa ngọt được mùa no"[62, tr288]

Và khi được mùa Ông lại mừng vui nói với nhân dân:

"Đức nhân ban bố đáng bao năm

Giáng phúc rời cho lúa bội tăng"[62, tr 378]

Với tư tưởng đạo làm vua phải "thừa Thiên mệnh" và hay cầu đảo của Lê Thánh Tông, nếu nhìn bằng con mắt khoa học ngày nay thì Chúng Ta phê phán Ông là mê tín, duy tâm đến ngây thơ nhưng điều mà Chúng Ta ghi nhận ở Ông, đó là tấm lòng của một ông Vua nhân đức, luôn luôn thương dân, lo cho dân.

Không những thế ông còn luôn luôn tự trách tự tu sửa mình cho đúng đạo làm Vua, biết lắng nghe ý kiến của muôn dân, Ông luôn duy trì tinh thần "Phê bình và tự phê bình" khuyến khích các Quan trong triều bàn bạc, phê phán lẫn nhau, bản thân nhà Vua đã gương mẫu trong việc đó, Ông thường dụ các Quan: "Ta có lỗi lầm gì hãy thẳng thắn chỉ ra chớ quen thói giấu giếm" (34, tr 45).

Bên cạnh tư cách đạo đức kính Thiên Vua còn phải là người thông hiểu sách Thánh Hiền, có năng lực để quản lý quốc gia. Làm vua là lãnh đạo dân chúng được yên ổn giàu mạnh thì không chỉ có đức mà phải có tài, theo Ông đó là phải thông hiểu toàn bộ Thánh kinh đó là bộ sách của Nho giáo thì mới hiểu hết được cái lẽ Cương, Thường, dưới thời Ông các sách sử Nho giáo, các tác phẩm Kinh Điển được phổ biến rộng rãi để phục vụ Xã Tắc Non Sông. Lê Thánh Tông đưa Nho giáo vào văn hoá làng xã. Ông vận dụng những điều

trong sách sử để giáo huấn nhân dân và trong thi cử lấy nhân tài. Theo ông toàn bộ sách Thánh Hiền của Nho giáo và sử sách Đại Việt đều phải biết, không cứ chương nào, không nệ thiên nào. Ông cho rằng học rộng để thấu rõ nghĩa lý của Đạo Nho để thấu rõ nghĩa lý của Đạo Nho để có hiểu biết mà đem tài kinh bang tế thế trị nước, an dân. Làm vua là phải: "Thông qua sử sách để noi những gương tốt và tu tập tính tình".

Lê Thánh Tông rất coi trọng tri thức, bản thân Ông là người học rộng, có vốn hiểu biết phong phú. Ông thường nói về tinh thần ham học của mình "Trống dời canh còn đọc sách" và "Cặm cụi trước đèn mười năm đọc sách, mà mắt chưa xem khắp được sách Thánh hiền". Vì thế dưới thời Ông có tư tưởng đề cao Nho học" học nhi ưu tắc sỹ" (học giỏi thì làm quan). Cho nên tầng lớp Quan Lại có khi chỉ là những người bình dân thậm chí "phi vọng tộc", nhưng chỉ cần có sự nỗ lực cá nhân, có tài thực sự học rộng, hiểu nhiều "đọc đến năm xe sách". Trong khi đó các triều đại trước tầng lớp Quan Lại thường là "Tông tử duy thành" Quan Lại thường là con Vua, cháu Chúa kể cả "bất tài". Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng thốt lên rằng: "Nhân tài như Lá mùa thu, tuấn kiệt như Sao buổi sớm" song chưa bao giờ nhân tài lại tập trung nhiều như thời Lê Thánh Tông. Đó chính là nhờ sự quan tâm và tổ chức tuyển dụng người hiền tài của nhà vua. Ông nêu cao vai trò "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia đem lại sự hưng thịnh cho đất nước:

Điều cốt lõi trong đạo làm Vua của Lê Thánh Tông còn là tư tưởng nhân nghĩa, thân dân. Nhân nghĩa, thân dân của một ông Vua là phải thương yêu dân, lo cho dân ấm no hạnh phúc đồng thời luôn có tấm lòng cởi mở hoà hợp với Thiên nhiên, luôn khoan dung độ lượng, với Ông, làm Vua luôn lo âu mong mỏi cho dân no đủ, đất nước thịnh trị. Ông đã từng tận mắt chứng kiến cuộc sống người dân trong những năm cùng Mẹ ẩn mình nơi thôn dã, khi lên ngôi Vua, Ông thiết tha làm cho nhân dân thoát khỏi đói nghèo loạn lạc. Ông cũng đi cày ruộng tịch điền để cổ vũ nhân dân lao động, ông không nghĩ mình

có quyền hành trong tay để sai khiến, để hưởng thụ những vinh hoa phú quý mà quên đi nỗi cực khổ của nhân dân. Ông luôn mong:

"Dân chúng ấm no điềm thịnh hiện Sớm khuya nơm nớp với chuyền cần

Trẫm no mà trong Thiên Hạ còn có kẻ đói Trẫm ấm mà trong Thiên Hạ còn có kẻ rét thì lòng Trẫm vẫn không yên ”

trích trong “Nguyễn Trãi” của Trần Huy Liệu

Quả thực, làm Vua mà biết lo nước, thương dân như vậy thì nặng nề và mệt nhọc lắm "phải lao tâm khổ trí" chứ không phải ngồi trên ngôi cao rồi tha hồ mà hưởng thụ, ăn chơi, buông thả. Lê Thánh Tông suy nghĩ làm Vua là công việc hết sức vất vả: "Được nuôi mà vẫn mệt thay

Nhọc nhằn vất vả nỗi này vì sao"

trích trong “Nguyễn Trãi” của Trần Huy Liệu

Có thể nói đạo làm Vua của Lê Thánh Tông rất thực tiễn "Đạo của Ông đã vượt lên trên "tam Cương, ngũ Thường" mang tính luân lý áp đặt, đạo của Ông cụ thể và thiết thực hơn (thực tiễn hơn). Đạo của Ông từ muôn dân mà ra, và rốt cuộc lại trở về với muôn dân với đời sống ấm no yên bình của dân. Nếu "Vua tôi đạo cả ở trên đầu" thì "Chí lớn lao nhiều ít cũng vì muôn dân" dù khác nhau ở ngôi bậc, địa vị cao hay thấp" (38, tr 312). Lê Thánh Tông là một ông Vua hòa mình vào cuộc sống cực nhọc, bình dị, khỏe khoắn của người dân lao động. Đạo làm Vua của Ông trên có khuôn phép nghiêm minh dưới là tình thương yêu và lòng nhiệt tình mà trong đó còn bao hàm cả tình yêu thiên nhiên, vạn vật, cỏ cây, hoa lá… Vua nhân nghĩa là để non sông được yên, cây cỏ sinh vật nhờ đó mà tốt tươi, mỗi lá cây ngọn cỏ, mỗi cánh chim bay, mỗi con sóng vỗ đều mang nặng tâm hồn dân tộc, đều thấy thiêng liêng của truyền thống hào hùng dân tộc. Lê Thánh Tông luôn thổi vào thiên nhiên sự "hôi hổi va đập" của cuộc sống hiện thực. " Lê Thánh Tông là một

ông Vua không nằm ngoài cái bản chất hiện thực của con người đó là “tổng hòa những quan hệ xã hội" (Các Mác) (41, tr 314).

* Nho Giáo ảnh hưởng đến quan niệm về một số phẩm chất đạo đức của Lê Thánh Tông.

Như trên đã nói quan niệm về "Đạo đức Minh quân" của Lê Thánh Tông, không phải ra đời trên mảnh đất trống không, mà có sự kế thừa những tư tưởng của lịch sử mang tính đồng đại và lịch sử cả trong và ngoài nước.

Trong nước: Dưới triều Lê Sơ, Lê Thánh Tông là vị vua thứ tư (không kể Nghi Dân), Ông tự cho mình là thống nhất truyền thống, hiếu thuận trung thành với tổ tông. Ông thừa hưởng ở Lê Thái Tổ là "ấn định luật lệ, chế tác lễ nhạc … xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện" (34, tr 240), ở Lê Thánh Tông là tinh thần "Bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh đẹp di địch, kính Phật trọng Đạo sùng Nho, mở khoa thi, chọn kẻ sĩ" (34, tr 310); ở Lê Nhân Tông là quan niệm "Thương người làm ruộng, yêu muôn dân" (34, tr 358).

Ngoài nước: Cũng như các bậc Tiên vương, quan niệm về " Đạo đức Minh quân" của Lê Thánh Tông chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Nho gia Trung Quốc về phẩm chất tư cách của một "Quân tử" và tư tưởng quản lý quốc gia trực tiếp tiếp biến theo mô hình xã hội nhà Minh - một triều đại ở giai đoạn cao của nền quân chủ chuyên chế lúc này. Nhưng Nhà nước đầu tiên của triều đại Lê Sơ khi chủ động tiếp thu những thể chế, hệ tư tưởng, lễ nghi của văn hoá phương Bắc lại hạn chế tối đa những yếu tố văn hoá Đại Việt, dân gian bản địa vốn thấm đậm trong xã hội thời Lý -Trần cho đó là thô lậu, không hợp lệ. Riêng Lê Thánh Tông là một ông Vua sớm khuya không lúc nào rời sách vở, am hiểu cuộc sống, Ông thấy Tổ Tiên chiến thắng về chính trị nhưng lại chiến bại về văn hoá hơn của Lê Thánh Tông, ông nói "Đại việt là một quốc gia dân tộc độc lập trong lòng nền văn minh Trung Hoa" (62,tr 25). Ông tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá phương Bắc, dựa trên bản sắc văn hoá dân tộc Đại Việt. Tất cả đều được Việt hoá mang tính dân tộc.

Sẽ là chưa đủ khi xem xét các nhân tố khách quan, làm tiền đề cho quan niệm về " Đạo đức Minh quân" và các phẩm chất của người cầm quyền của Lê Thánh Tông, mà lại không đề cập đến nhân tố chủ quan (cụ thể là hoàn cảnh và tư chất con người Lê Thánh Tông). Có thể nói nhân tố chủ quan đóng vai trò quyết định đến sự thịnh trị của Vương triều Ông và là sự nỗ lực tu dưỡng rèn luyện trong học tập và thực tiễn của Ông. Các nhân tố chủ quan tác động trở lại các nhân tố khách quan, làm cải biến những điều kiện khách quan. Bởi thế mà con người không những là sản phẩm của lịch sử mà còn là người sáng tạo ra lịch sử. Song cần phải thấy tư tưởng Lê Thánh Tông lấy các phạm trù đạo đức cơ bản của Tam Giáo là cơ sở xây dựng đường lối trị nước kiểu “ văn trị ” , “ Nhân trị ”hay “ Đức trị ” kết hợp Nho - Phật - Đạo và đã mang hơi thở của dân tộc, định hướng thân dân.

* Nho giáo ảnh hưởng đến Lê Thánh Tông trong quan niệm về con đường xây dựng đạo đứclà gần dân, lo cho dân .

Theo quan niệm của chủ nghĩa Duy vật lịch sử, thì Quần chúng và Vĩ nhân có quan hệ không tách rời nhau. Đó là những mặt khác nhau của cơ thể sống và hoạt động của Quần chúng. Vĩ nhân ưu tú là con đẻ của Quần chúng, đại diện cho lợi ích và ý chí của quần chúng.

Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Duy vật của chủ nghĩa Duy vật lịch sử mà xem xét một cách toàn diện, lịch sử cụ thể, quan niệm lấy dân làm gốc của Lê Thánh Tông thì sẽ thấy được sức sống mãnh liệt và thành công trong sự nghiệp trị vì đất nước của Ông và đó là con đường hình thành tư tưởng của Ông.

Cũng giống như các nhà Vua lớn của những Vương Triều mạnh ở phương đông Lê Thánh Tông xác định rõ ràng, muốn củng cố quyền lực của chế độ, trước hết phải chăm lo đến cái gốc là dân chúng. Ông thừa kế tư tưởng "Dân vi bang bản" (Khổng Tử) và của Mạnh Tử với tư tưởng "Dân vi quý, Xã Tắc thứ chi, Quân vi khinh". Ngoài sự kế thừa tư tưởng Nho gia, ông còn kế thừa tư tưởng của truyền thống dân tộc tiêu biểu như Lý Thường Kiệt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022