Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 10

là "Khoan thư sức dân, thực hiện kế sâu bền gốc" của Trần Hưng Đạo là "Đạo làm Chủ dân, cốt ở yên Dân" của Nguyễn Trãi là "Việc nhân nghĩa cốt ở yên Dân", của Lê Lợi là " nuôi Dân, chăn Dân, huệ Dân"… Lê Thánh Tông lại vốn ông vua có ý thức trách nhiệm cao cộng với sự suy nghĩ giàu tính thực tiễn. Ông nhìn thấy trong lịch sử, Dân có vai trò như một mảnh đất cho sự hưng thịnh hay suy vi của một quốc gia như nhà Trần do Dân chán ghét mà bị đổ, nhà Hồ do dân căm giận mà mất, về giặc Minh do Dân căm hờn mà bị bại, còn phong trào Lam Sơn được Dân tin theo "Gạo nước đón rước, người theo đầy đường" mà thành công.

Chính vì thế, Lê Thánh Tông luôn coi Dân là gốc rễ của Nước nhà "Gốc có vững thì Nước mới bền". Ông trịnh trọng khẳng định "Đạo lớn đế vương" là "Dưới dưỡng Dân chúng, trên kính Trời", phải làm cho Dân ấm no hạnh phúc. Ông luôn chăm lo đến đời sống của Dân, đến cái nhu cầu cơ bản như "Cho Dân uống, cho Dân ăn, dạy cho Dân, chỉ dẫn cho Dân…". Với Ông cái ăn, cái mặc của Dân là rất quan trọng, nó là tiền đề cho tất cả các hoạt động khác, Ông quan niệm "No nên Bụt, đói nên Ma"; "Phải cơ khát đoái chi liêm sỉ". Cho nên trách nhiệm của Vua là phải chăm lo cho Dân để làm sáng tỏ phẩm chất Minh Quân.

Với tư tưởng trên, có thể nói, chủ nghĩa Dân bản của Lê Thánh Tông đã đặc biệt đặt trọng tâm vào việc Nước nhà, chăm lo, ổn định đời sống của Dân chúng về mặt kinh tế chủ yếu là "Khuyến khích nông tang". Nhà nước đã ban hành phép quân điền, chia ruộng công làng xã, đào kênh sông dẫn nước, đại xá khi mất mùa, chú trọng việc tổ chức hành chính trong sạch, hiệu quả, dưỡng Dân và giáo Dân.

Bản thân Ông, Ông luôn day dứt về công việc về trách nhiệm dưỡng Dân, an Dân, giáo Dân của mình: "Lòng vì Thiên hạ những sơ âu

Thay việc trời dám trễ đâu"

Lê Thánh Tông luôn nuôi một lý tưởng xây dựng Đất Nước thái bình, thịnh trị, nhân dân no đủ, trên thì "Vua thánh tôi hiền" dưới thì "Muôn dân nơi

thôn cùng xóm vắng không đâu còn một tiếng hờn giận oán sầu". Lê Thánh Tông đã từng sống gần dân nhiều năm, thường xuyên đi kinh lý Ông đã chứng kiến tận mắt cảnh sống lam lũ của người dân. Vốn sống gần Dân nên tư tưởng "thân Dân" đã theo Ông lên địa vị cao sang. Ông thực tâm thiết tha làm cho Dân thoát khỏi đói kém, bần hàn… Dân có một cuộc sống đầy đủ về vật chất, muốn đạt được khát vọng làm cho "Dân giàu, nước mạnh", Ông chú ý đến phát triển nông nghiệp, lấy việc mở mang nông nghiệp làm trọng, nông nghiệp là nền tảng của xã hội, tăng cường chức quan chuyên trách về chấn hưng nông nghiệp, khuyến khích nhân dân sản xuất, khai khẩn hoang hóa, mở mang ruộng đất tăng gia.

- Giáo dục đạo đức con người chủ đạo là theo nguyên tắc giáo dục đạo đức của Nho giáo nhưng có kết hợp các yếu tố tương hợp trong quan niệm Phật giáo, Đạo giáo, đó là điểm cần lưu ý khi nhìn nhận quan niệm Lê Thánh Tông .

Lê Thánh Tông chủ trương “Nhậm hiền” tức lựa chọn đề bạt những người có đạo đức, tài cao giữ những chức vụ quan trọng trong Triều đình và thường xuyên đôn đốc kiểm tra.

Ông còn chủ trương “Quả dục” tức là phải tu dưỡng đạo đức sao cho ít tham vọng cá nhân, phải liêm để không làm hại đến lợi ích của Nhà nước Phong kiến . “ấy Thánh Hiền những đấng anh hùng, phải cơ khát đoái chi liêm sỉ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tư tưởng giáo dục theo đạo đức Nho giáo dưới thời Lê Thánh Tông đã được lịch sử đánh giá rằng “Ông vừa là một bậc Minh Quân, vừa là một nhà văn hóa lớn, rất chú trọng xây dựng nền giáo dục. Có thể nói dưới thời Lê Thánh Tông nền giáo dục đạt được những thành tựu huy hoàng mà không thời đại phong kiến nào của Việt Nam sánh kịp” (35, tr 14).

Có thể nói rằng Lê Thánh Tông coi trọng đạo đức Nho giáo là tất yếu khách quan vì Nho giáo đã thẩm thấu từ mấy thế kỷ trước, đến thời Lê Thánh Tông nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống nhân dân. Một dân

Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 10

tộc vốn đoàn kết, gắn bó xóm làng giàu truyền thống đạo đức thì không thể không chịu ảnh hưởng của Lễ, Nghĩa Nho giáo. Nhưng Lê Thánh Tông đã khéo léo kết hợp với ý thức truyền thống đạo đức dân tộc để khẳng định tính tự tôn, tự cường sâu sắc. Ông bổ sung văn hóa đạo đức Tam giáo vào văn hóa Đại Việt làm giàu văn hóa Đại Việt.

Lê Thánh Tông rất quan tâm đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, Ông cho biên tập một bộ sách đồ sộ có tính chất bách khoa đó là “Thiên Nam dư hạ tập” gồm 100 quyển, trong đó còn có những nội dung tiến bộ; đặc biệt bộ luật Hồng Đức nổi tiếng gồm 721 điều, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sau. Mặt khác, ông còn xuống chiếu tìm kiếm các Dã sử và Truyện, ký xưa nay, do các Tư nhân cất giữ, ra lệnh dâng cả lên để tham khảo, lại sai các Quan thảo luận sắp xếp. Năm 1479 đã tiến hành biên soạn một bộ Quốc sử quan trọng đó là bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” do Ngô Sĩ Liên soạn. Đây là một bộ “Sử mẹ” không thể thiếu được giúp cho những người muốn tìm hiểu về văn hóa, văn minh Việt Nam. Ngoài ra, Lê Thánh Tông còn quan tâm đến Dã sử, giao cho Ngô Sĩ Liên sử dụng và bổ sung vào Quốc sử, cùng với “Đại Việt sử ký toàn thư”, hai bộ sách truyện “Lĩnh Nam trích quái” và “Việt Điện u linh” cũng được biên soạn lại.

Không chỉ bảo tồn, giữ gìn đạo đức truyền thống dân tộc, Lê Thánh Tông còn phát động phong trào sáng tác văn học để lấy văn chở đạo lý. Ông là người chủ xướng kể cả Hán và Nôm. Nhiều tập thơ chữ Hán có giá trị như “Châu cơ thắng chưởng”, “Anh hoa hiếu trị”, “Chinh tây kỷ hành”, “Văn minh cổ xúy”, “Minh lương cẩm tú”, “Quỳnh uyển cửu ca”, “Cổ tâm bách vịnh”, “Xuân vân thi tập”, “Cổ kim cùng từ thi tập” của Ông ra đời. Riêng tập “Quỳnh uyển cửu ca” Ông còn cho phổ thành bài hát. Đồng thời chọn ra 28 vị thần, tương đương với nhị thập bát tú để họa lại gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú”, mà đời sau gọi là “Hội tao đàn”. Đây chính là hình thức sơ khai của Viện hàn lâm văn hóa, nhằm thể chế hóa việc sáng tác về mặt trước tác. Tập thơ “Hồng Đức quốc âm thi tập” gồm 300 bài thơ nôm của Ông và bề tôi là một tư

liệu quý trong việc nghiên cứu thơ ca ngôn ngữ và chữ nôm thời bấy giờ. Khi nghiên cứu thơ văn của Ông đều thấy được “Cái gốc của thơ Hồng Đức - Lê Thánh Tông; về mặt đời sống xã hội là “Nhà nam nhà bắc đều no mặt, cùng ca khúc thái bình” về mặt chính trị là “Minh quân, lương tướng” “Dân vi bản”; về văn hóa giáo dục là sự kết hợp, hợp lý giữa đức và tài” (34, tr 331).

Bênh cạnh lưu giữ, phát triển các giá trị đạo đức của văn hóa dân tộc Lê Thánh Tông còn quan tâm đến phát triển giáo dục đạo đức. Ông một mặt rất coi trọng giáo dục thi cử, Ông nêu vai trò quan trọng của trí thức, trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngay từ khi lên ngôi, ông đã chú trọng đến việc đào tạo nhân tài, nâng cao dân trí, coi khoa cử là con đường chính để lựa chọn hiền tài cho quốc gia. Lê Thánh Tông cho mở nhà thái học, làm nhà nội trú cho thí sinh lập bí thư để chứa sách, nhà Vua thường vi hành để xem xét tình hình học tập của các cống sĩ. Ông ban hành nhiều luật lệ về thi cử, chức danh, học hàm, học vị. Lần đầu tiên trong lịch sử phong kiến đều đặn 3 năm triều đình mở khoa thi Hương và thi Hội. Trong 38 năm nhà nước tổ chức 12 khoa thi Hội, lấy đỗ 502 tiến sĩ trong đó có 10 trạng nguyên, chiếm gần 1/3 tổng số Tiến sĩ và Trạng nguyên thời phong kiến. Đồng thời lần đầu tiên việc dựng bia Tiến sĩ đặt ở văn Miếu được thi hành. Hiện nay 82 tấm bia Tiến sĩ trở thành tài sản văn hóa vô giá cho đất nước ta. Lê Thánh Tông luôn khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” (1, tr 35) và “Sự nghiệp trị nước lớn lao của Đế vương không gì cần kíp hơn nhân tài, điển chương, chế độ đầy đủ của nhà nước tất phải chờ ở bậc hậu Thánh. Bởi vì trị nước mà không lấy nhân tài làm gốc, chế tác mà không dựa vào hậu Thánh thì chỉ đều là cẩu thả tạm bợ mà thôi, sao có thể đạt tới chính trị phong hóa phồn vinh, văn vật điển chương đầy đủ” (34, tr 492).

Hơn nữa, trong các kỳ thi Lê Thánh Tông còn là người trực tiếp ra đề thi, chấm thi và phân chia thứ bậc với chủ trương “Lấy rộng người tài không lo bội số”. Nhà sử học Phan Huy Chú đã ca ngợi Ông “Khoa cử các

đời thịnh nhất là đời Hồng Đức, cách lấy đỗ rộng rãi, cách lựa chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài Triều đình không dùng lầm người kém” (2,tr 12).

Đó là tư tưởng “Dụng nhân dung hiền” của Lê Thánh Tông. Năm thi đầu tiên của thời Ông đã có 1400 thí sinh. Ông vẫn khuyến khích việc học hơn nữa bằng hàng loạt chính sách các lệ tôn vinh, triều đại Ông đánh dấu sự mở đầu của chế độ đào tạo Quan chức bằng giáo dục. Đây là chế độ giáo dục mới chuyển từ chế độ Quan liêu thân tộc (Lý - Trần) sang chế độ Quan liêu trí thức (Lê Sơ).

Qua sự nghiên cứu, tìm hiểu quan niệm đạo đức vào đề “quản lý quốc gia giàu mạnh” của Lê Thánh Tông ta thấy, đó là một hệ tư tưởng thống nhất. Trong mỗi lĩnh vực đều có tư tưởng, đường lối cụ thể mang lại hiệu quả cao, chúng liên hệ với nhau, tác động qua lại nhau làm tiền đề cho sự tồn tại và phát triển. Lê Thánh Tông thực sự là một nhà canh tân đất nước, một nhà chính trị, một nhà quân sự và đặc biệt là một nhà văn hóa lớn của lịch sử nước ta, nhìn thấy sức mạnh của giá trị đạo đức.

*2.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tư tưởng, đạo đức của Lê Thánh

Tông

Từ thời Lý -Trần - Hồ Phật giáo rất hưng thịnh, sau chiến tranh loạn

lạc trong thời thuộc Minh, nhà Minh đã cho tuyên truyền đạo Phật khá nhiều vào Đại Việt, năm 1429 Lê Thái Tổ ra lệnh cho các nhà Sư, ai thông thạo kinh điển và đủ phẩm hạnh thì đến trình diện để thi kiểm tra cho tiếp tục để tu hành, ai không thi đỗ thì bắt hoàn tục. Bằng biện pháp này, nhà Lê đã hạn chế được người không có học, lợi dụng cửa Phật để hành nghề cúng bái.

Tuy ảnh hưởng đối với hoạt động chính trị trong triều đình của Phật giáo không còn lớn như thời Lý - Trần, nhưng về đời sống đạo đức tâm linh thì vua, quan vẫn hướng theo đạo Phật, tìm đến cửa chùa niệm cầu, mong được Phật độ trì. Vua Lê Nhân Tông và Lê Thái Tông đã nhiều lần làm lễ

Phật để cầu mưa. Các quan đại thần nhà Lê như Lê Văn Linh, Lê Ngân rất sùng đạo Phật. Đặc biệt, đời sau Lê Hiến Tông là ông vua khá chuộng đạo Phật và nghiên cứu khá sâu về đạo Phật. Tại khoa thi Đình năm 1502, ông đã ra đề thi về Phật giáo khiến những người dự thi đều bỡ ngỡ, trong đề thi, Ông đã ra hơn 100 câu hỏi rất cụ thể về các kiến thức Phật học. Đạo sĩ Lê Ích Mộc làm bài đối về đạo Phật xuất sắc đã đỗ Trạng nguyên khoa này.

Trạng nguyên Lương Thế Vinh, nhà toán học thời Lê sơ cũng là người am hiểu về Phật giáo. Ông đã viết cuốn sách có tính chất giáo khoa về Phật giáo là Thiền môn khoa giáo và viết lời tựa cho sách Nam tông tự pháp đồ của thiền sư Thường Chiếu thời nhà Lý. Có ý kiến trong giới nghiên cứu cho rằng vì là nhà Nho lại đi viết sách về Phật giáo nên Lương Thế Vinh không được thờ trong Văn Miếu nhưng qua bài thơ điếu của Lê Thánh Tông ta thấy Vua rất trọng tài năng và thơ ông.

Trong Triều chính nhà Vua chủ trương dựa vào đạo đức Nho giáo cai trị nhưng trong đời sống đạo đức tín ngưỡng của nhân dân, Phật giáo, Đạo giáo vẫn đóng vai trò chủ đạo, cùng các tôn giáo tâm linh và tín ngưỡng dân gian. Tình hình nhiễu nhương Phật - Đạo bị lạm dụng, sa sút. Do nhân dân xây cất thêm rất nhiều chùa nên năm 1461, Lê Thánh Tông ra lệnh cho các Sư tăng phải qua khảo hạch mới được tu hành, các lộ, phủ không được tự tiện xây Chùa nhằm hạn chế bớt ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, sang thế kỷ XVI, Phật giáo ngày càng phát triển mạnh hơn trong dân gian và ngay cả trong cung đình nhà Lê sơ.

Có người đặt vấn đề trách cứ Lê Thánh Tông đã bài bác Phật giáo và Đạo giáo để chỉ giữ lại một mình Tống Nho. Song thực tế sự “nhất nguyên” Tam giáo cần được lý giải rõ.Thật ra, Lê Thánh Tông tỏ ra rất sáng suốt tư tưởng dân tộc vốn lấy sự dung hợp các hệ tư tưởng, sự chung sống hoà bình giữa các trường phái, Nho- Phật- Đạo làm phương thức sinh tồn. Và đó chính là cách để mỗi con người có thể tạo nên được một trạng thái cân bằng trong tâm linh: Khi vào việc quan, lý trí có thể tiếp nhận cái khuôn trung, hiếu, tiết

,nghĩa cứng nhắc, nhưng khi ra vãn cảnh Chùa, hoặc đến với một Đạo quán, những cảm xúc hài hoà và bình đẳng, bác ái giữa con người và con người, giữa con người và tạo vật … đang bị đè nén lại có dịp trỗi dậy, và một ý tưởng Sắc Không siêu thoát bất chợt xuất hiện, hay một phút nhập thần với kẻ lên đồng, một sự tiếp thông với sự siêu việt trong chốc lát với thế giới Thần Tiên, những giây phút như vậy sẽ làm cho đời sống tâm giới trở nên phong phú dồi dào và lâng lâng thanh thản lấy lại sự cân bằng.

Sự cấm đoán Phật giáo và Đạo giáo nếu quả là một luật lệ dưới thời Lê Thánh Tông, do nhà Vua đích thân ban hành, nhất định không thể không ảnh hưởng đến sinh hoạt tinh thần trong xã hội, thế nhưng, xem xét kỹ tiểu sử văn bản các tác phẩm Lê Thánh Tông còn để lại nhất là trong Thiên Nam dư hạ tập, trong thơ văn của Lê Thánh Tông vẫn có rất nhiều bài tả cảnh Chùa, Quán và trong văn thơ của Ông vẫn còn đến mấy chục bài sớ cầu Phật, cầu Tiên nhằm xin Tiên, Phật độ trì cho dân thoát cảnh mưa dầm, nắng hạn, có kèm theo lời bình rất hay của Nguyễn Trung Trực và Thân Nhân Trung. Lại nữa như nhiều người từng biết huyền tích kể chuyện Lê Thánh Tông đến Chùa Ngọc Hồ gặp Tiên và đã lập Nghinh Tiên quán. Dù sự thật hay hư cấu đến mức nào thì cũng có thể xác nhận Lê Thánh Tông là người có ý thức phân biệt rất rõ hai môi trường sinh hoạt , mà theo ông có sự khác nhau trong quy tắc ứng xử: ở môi trường cung đình, tức là những hoạt động có liên quan đến thể diện hành chính nhà nước, ông quả có chủ trương hạn chế ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo (trong dung đình Nho, ngoài đời là Phật), là con người, lại ưu thích xây dựng một nhà nước có thể chế quy củ, nhưng trong phạm vi sinh hoạt đạo đức, tín ngưỡng văn hoá thì Lê Thánh Tông chưa bao giờ đưa ra một chủ trương ngăn cấm Phật giáo và Đạo giáo hoạt động, Ông chỉ hạn chế số người giả danh làm Sư vì lúc bấy giờ con số người tu tập trong Chùa Quán quá đông (Một số người lợi dụng làm Sư, làm Đạo sĩ, làm bại hoại thanh danh của các vị chân tu) nên vì lòng cung kính Đạo, Phật ông đã làm vậy để thanh lọc tăng đoàn trả lại sự trong sạch cho Tăng đoàn, và lúc bấy giờ loạn

lạc chắc người sản xuất nông nghiệp lại thiếu nhiều. Còn các phương thức hoạt động của Phật giáo , Đạo giáo thì đối với ông không có vấn đề gì cả.

2.2.3. Ảnh hưởng Đạo giáo đến tư tưởng đạo đức củaLê Thánh Tông Cũng như đạo Phật, Đạo giáo vẫn phát triển trong đời sống tư tưởng lối

sống của nhân dân. Cũng như với các Tăng ni, Lê Thái Tổ đã làm sát hạch với các đạo sĩ năm 1429 để loại bỏ bớt những người không thực sự có kiến thức về Đạo giáo. Năm 1461, Lê Thánh Tông, đồng thời với lệnh cấm tự tiện xây Chùa đã ra lệnh cấm tự tiện mở Đạo quán. Dù các vua từ Thái Tổ đến Thánh Tông đề ra những biện pháp hạn chế hoạt động Đạo giáo nhưng trên thực tế ngay cả trong cung đình, Đạo giáo vẫn tồn tại và chi phối các nghi lễ cung đình.

Đạo giáo thời Lê sơ chủ yếu là Đạo giáo Thần tiên và Đạo giáo phù thủy. Đạo giáo phù thủy kết hợp với tín ngưỡng dân gian, thâm nhập sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân với nội dung niệm chú, đặt bùa yểm, trừ bỏ tà ma, chữa bệnh cứu người. Đạo giáo Thần tiên hấp dẫn giới Nho sĩ bởi tinh thần phóng khoáng siêu thoát, phiêu du và tạo cảm hứng sáng tạo thơ văn làm cho thanh tĩnh tâm hồn.

Trong quá trình tồn tại và phát triển, Đạo giáo thường song hành với Phật giáo và thường mượn nghi lễ của Phật giáo để thâm nhập lòng người.

Sang đầu thế kỷ XVI, thời các vua Lê từ Hiến Tông đến Chiêu Tông, Đạo giáo cùng Phật giáo ngày càng phát triển mạnh không chỉ trong dân gian mà ngay cả trong cung đình. Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo năm 1516 mang màu sắc Đạo giáo khá rõ: Trần Cảo mặc áo đen, tự xưng là Đế Thích giáng sinh, lôi cuốn được hàng vạn người tham gia.

Suốt trong những năm tháng làm Vua không thấy sử sách ghi một đạo luật nào của Lê Thánh Tông tỏ ra nghiệt ngã với Phật giáo và Đạo giáo dường như càng lịch lãm trong việc trị nước, Lê Thánh Tông càng mềm mại uyển chuyển hơn trong quan hệ với các mối “dị đoan”. Trong Thiên Nam dư hạ tập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022