Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 11

1 còn ghi lại khoảng bốn chục bài sớ khấn, đứng cương vị nhà Vua để cầu đảo, trong đó có không ít bài văn chương điêu luyện, chan chứa lòng nhân ái tình thương bách tính khiến cho các danh bút đương thời đều hết lời ca ngợi, chứng tỏ ảnh hưởng không bỏ qua của quan niệm từ, bi, hỉ, xả, yêu mến thiên nhiên của Phật- Đạo ở Lê Thánh Tông.

Trong Thiên Nam dư hạ tập Lê Thánh Tông còn có phần khảo cứu, lược thuật tóm tắt sự du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc, cũng phân tích sự khởi đầu và hưng thịnh của Đạo giáo ở nước này… Như vậy muốn hiểu đúng và sâu quan điểm của Lê Thánh Tông đối với “Phật, Đạo” còn cần khảo sát kỹ lưỡng hơn nữa, không nên chỉ dừng lại ở ảnh hưởng của Nho giáo trong đạo đức chính trị. Song với chừng ấy sự việc cũng có thể tạm đi đến một kết luận: Trong cương vị một Hoàng đế, với ý đồ xây dựng một quốc gia Đại Việt cường thịnh có pháp độ, Lê Thánh Tông đã chọn tư tưởng đạo đức Nho gia. Song ông không can thiệp vào đời sống đạo đức tâm linh của chúng dân, Ông cũng tôn trọng quan niệm truyền thống tập tục và tín ngưỡng dân dã, thậm chí trong những trường hợp cần thiết, ông còn đích thân lễ bái cầu cúng, sớ văn cầu đảo cũng soạn thảo công phu cẩn thận và tâm thành. Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Lang, khi nói về tác giả Thập giới cô hồn từng nhận xét Lê Thánh Tông chỉ là một nhà Nho lấy đề tài Phật giáo để ngâm vịnh. Lê Thánh Tông là một nhà Nho, điều đó hầu như chẳng có gì phải bàn cãi. Duy có điều cần thấy ở khía cạnh ảnh hưởng Tam giáo, một cách gián tiếp còn có thể thấy Lương Thế Vinh đối với Phật giáo như thế nào thì ngày nay cũng chỉ còn một tài liệu thiết chứng duy nhất là bài đối sách thi Đình của ông năm 1463, những ý kiến này Lê Thánh Tông rất khen, nhà Vua đã giữ bài luận của ông trong Hàn lâm viện, giao cho việc quan trọng, như soạn văn kiện bang giao, viết văn bia Tiến sĩ, và khoa thi năm 1493 tham gia “độc quyển”. Như vậy nếu có sự việc Lương Thế Vinh vì soạn sách kinh Phật mà không được thờ ở Văn Miếu đúng như được ghi trong Đăng khoa lục sưu giảng, chắc chắn không liên quan gì đến những đánh giá của Lê Thánh Tông.


Bận rộn nghiêm nghị trong việc hành chính, việc quân sự, song những khi “dư hạ”, với tư cách một thi nhân, Lê Thánh Tông đã thả mình tự do thưởng lãm, Ông đã đến cửa Chùa, Quán với tâm trạng thảnh thơi và hoàn toàn hòa nhập. Ông bị thu hút bởi vẻ đẹp giản dị, thanh tịnh và tươi sáng của cảnh Chùa chiền, ông say mê vẻ khác phàm trần của chùa Phật Tích, cam đoan rằng không có nơi đâu đẹp hơn đây nữa, bởi vì:

Chim bay rặng liễu dường thoi dệt, Nước chảy ao sen tựa suối đàn.

Thông bảy tám hàng che kẻo tán, Mây dăm ba thức phủ thay màn.

(Phật Tích Sơn - thơ Nôm) 2

Ông cũng rất quyến luyến chùa Trấn Quốc vì như tên gọi chùa Trung lập càn khôn vững đế đô, song điều hấp dẫn hơn ở Thiền cảnh là vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp nội tâm của thiền sư khiến Ông thanh tâm tĩnh trí :

Hoa cỏ dành hay một thức phô, Hây hẩy hương trời thơm nữa xạ, Làu làu đèn bụt rạng như tô.

Kìa ai đủng đỉnh làm chi đấy, Một tiếng kình khua một chữ mô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

(Trần Quốc tự)

Không ít trường hợp Ông đến vãn cảnh Chùa với một tâm trạng thực lòng ưa thích và thậm chí ngưỡng mộ những cuộc đời không vướng bận bởi muôn vàn thứ phiền toái tục luỵ của nhân thế. Đây là lần vua đến thăm chùa Tu Mộng, đề thơ lên cột Chùa: Suy nghĩ về giá trị của quan niệm đạo đức Phật giáo như “ Lục độ” “ ngũ viên” “ phi sắc tướng” “ đại giác ngộ”

Ảnh hưởng Tam giáo trong tư tưởng đạo đức Lê Thánh Tông - 11

Kê điền đống vũ bán đồi khuynh, Tát đóa huề dư phỏng hóa thành. Đại giác hải trung quân dị độ,


2 Tt cthơ Lê Thánh Tông bài này đều trích tThơ Văn Lê Thánh Tông. Nxb Khoa hc xã hi, Hà Ni, 1986.

Vô cùng môn lý ngã nan hành.

Ngũ viên trạm trạm nguyên phi sắc, Lục độ trừng trừng diệc hữu tình.

Mãnh tỉnh thị phi đê thủ khách, Bàng nhân thận vật thuyết tâm sinh. (Đề Tu Mộng tự trụ khắc)[74, tr 42]


(Chùa cũ hoang sơ đã nửa phần, Cửa thiền Sư cụ dắt lên thăm.

Dễ dàng thày vượt qua bờ giác, Vất vả tôi đi giữa cõi trần.

Vằng vặc “ngũ viên” không sắc tướng, Ngời ngời “lục độ” tỏ tình thâm.

Cúi đầu, phải trái nay bừng tỉnh,

Thận trọng nhà sư chẳng thuyết minh). (Mai Hải dịch) [74, tr 45]

Nhận thức về giá trị đạo đức Phật giáo đã cân bằng lại thân, tâm của ông. Điều đó cũng là lần nhà Vua đến thăm Lục Vân động ở huyện Tống Sơn, quê hương, lúc này đã là năm 1494, chỉ hơn hai năm sau Lê Thánh Tông qua đời:

Lục Vân thâm động bích toàn ngoan, Danh lợi trần tiêu vũ trụ khoan.

Tịch chiếu khê sơn hoa yểm ánh, Xuân khai dương liễu điểu gian quan. Thanh tuyền tẩy nhĩ viên tâm tĩnh,

U thất huyền đăng lộc mộng hàn. Sắc tướng hư linh cơ sự thiểu,

Hồ thiên nhật nguyệt bất thăng nhàn.

(Lục Vân động) (Lục Vân thăm thẳm dưới non xanh,

Khoan khoái dường ngoài ánh lợi danh. Ác xế khe chiều hoa giỡn bóng,

Chim kêu xuân sớm liễu buông mành. Suối trong tai rửa lòng trần sạch, Nhà tối đèn treo giấc mộng thanh.

Thân sắc không vương mùi tục lụy, Bầu tiên ngày tháng thú yên lành).

(Theo bản dịch của Hoàng Việt thi văn tuyển)

Dù bận rộn trăm công nghìn việc duy để giữ được thế cân bằng nội tại mà Lê Thánh Tông cũng nhiều lần không ngại vất vả trèo non lội suối tìm tòi viếng thăm các cảnh Chùa. Ông lên chùa Thầy, lên núi Dục Thúy, lên núi Đọi, thăm chùa Quang Khánh… Và không ít lần Thánh Tông ngậm ngùi cảm khái trước biến thiên sự vật đổi sao dời, cảnh cũ bị tàn phá, trở nên tiêu điều xơ xác, khó có thể tìm lại dấu vết phồn vinh một thời, để hiểu hơn lẽ đắc thất, thịnh suy, vinh nhục…

Phải nói rằng ở những phút giây có lẽ là hiếm hoi như vậy trên cương vị một bậc Nhân Chủ, trong Lê Thánh Tông không chỉ ngập tràn cảm xúc thi nhân mà nhận thức của Ông hiểu thêm một mức sâu sắc, phong phú, dường như Ông cũng chẳng cố ý xua đuổi sự hấp dẫn của các mối “dị đoan” Phật Đạo nữa. Và nếu như đối với con đường đạo Phật, Lê Thánh Tông lấy làm khó không thể theo được “ vô cùng môn lý ngã nan hành” (cửa Vô Cùng - cửa Phật - tôi khó đi) - thì với quan niệm đạo đức - Lão Trang - Lê Thánh Tông đã nâng tầm nhận thức phóng khoáng hòa nhập, hay ít ra Ông đã dành cho tư tưởng đạo đức sống thuận tự nhiên này một vị trí nào đó trong lối sống. Đọc thơ văn Ông có thể bắt gặp một số lượng câu thơ văn không quá ít diễn tả những khát khao cuộc sống nhàn dật, thảnh thơi ngoài cõi tục hoà nhập với tự nhiên, bộc lộ nỗi ngậm ngùi vì cõi người dâu bể, danh lợi như áng mây trôi. Chỉ cần một tên đất, một bến đò, một di tích lịch sử cũng có thể gợi lên trong

lòng nhà vua một sự liên tưởng, một mối hoài cảm. Qua bến Phù Tang ông chợt hỏi:

Tá vấn thế đồ danh lợi khách,

Tự vong thân thượng tổng phù vân.

(Quá Phù Tang độ) (Lợi danh hỏi khách bon chen,

Tấm thân - mây nổi - nhớ quên thế nào?)

(Hải Anh dịch) [74, tr 284]

Hiểu rõ được sự biến chuyển vô cùng vô tận của Đạo, của đời sự vô thường.

Đi tuần về phía Đông qua An Lão, Ông bỗng giác ngộ thấy lòng “dứt muôn duyên”:

Giang hàm lạc nhật dao cô ảnh, Tâm trục phi vân tức vạn duyên.

(Đông tuần quá An Lão) (Sông ngậm mặt trời, lung lay bóng chiếc, Lòng theo áng mây bay, dứt hết muôn duyên).

[74. tr 272]

Trước đền thờ Hưng Đạo Vương, Lê Thánh Tông dường như nhận ra được một cách sâu sắc, cái hư vô của cuộc đời và sự vô tình của năm tháng giới hạn đời người trước thiên nhiên rộng lớn.

Tích tích phong tiền hồng diệp thụ, Du du thiên ngoại bạch y vân.

Trùng lâu thúy vũ nhân hà tại, Duy kiến hoang sơn đối tịch huân.

(Quá Hưng đạo vương từ) (Trước gió lá hồng rơi lác đác,

Ngoài trời mây trắng lững lờ trôi. Lầu cao gác thẳm người đâu tá, Chỉ thấy tà dương khắp núi đồi!)

[74, tr 295]

Cũng không chỉ một lần tư tưởng đạo đức Phật, Đạo ảnh hưởng đến Lê Thánh Tông ông bày tỏ nỗi buồn nhân thế hữu vi, hữa hạn.

Tuyết cổn lô hoa lưỡng ngạn thu,

Hàn giang quyện mình thủy Đông lưu. Bán không tố phách hàm thanh ảnh, Chiếu tận du nhân vạn hộc sầu.

(Đề Đạo nhân vân thủy cư - bài 24) (Tuyết cuốn đôi bờ vi vút lau,

Về Đông nước chảy lạnh đêm thâu. Lưng trời một mảnh trăng trong vắt, Soi tỏ du nhân vạn đấu sầu).

(Đề nơi ở chốn nước mây của Đạo sĩ,

Lâm Giang dịch)

Tuy nhiên có lẽ lời giải tỏ chân thực, sâu sắc và thâm trầm nhất về hành trình tư tưởng ảnh hưởng quan niệm đạo đức Phật- Đạo của Lê Thánh Tông chính là bài Tự thuật. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, khi bệnh đã nguy kịch, Thánh Tông truyền ngôi cho Thái Tử và lúc lâm chung Ông đã kịp làm bài thơ này để lại cho ta một chìa khoá quý báu để mở lại thành đồng cảm ví như đa dạng, sâu sắc Tam giáo trong tư tưởng của Ông:

Ngũ thập niên hoa thất xích khu,

Cương trường như thiết khước thành nhu. Phong suy song ngoại hoàng hoa tạ,

Lộ ấp đình tiền lục liễu cù.

Bích Hán vọng cùng vân diểu diểu, Hoàng lương một tỉnh dạ du du.

Bồng Lai sơn thượng âm dung đoạn, Băng ngọc u hồn nhập mộng vô. (Bảy thước thân kia đã ngũ tuần,

Lòng như sắt cứng cũng mềm dần. Gió rung làm héo hoa ngoài cửa, Sương dãi thêm gầy liễu trước sân. Tầng biếc trong mây xa thăm thẳm, Kê vàng tỉnh giấc những phân vân. Âm dương cách biệt non Bồng vắng,

Băng ngọc hồn thiêng nhập mộng chăng?) [74, tr 496- 497] (Bản dịch của Đại Việt sử ký toàn thư)

Bài thơ làm lúc lâm chung nhưng không phải lời di chúc mà như lời thơ “thị tịch”. Lời tuyên bố rằng Lê Thánh Tông đã truyền ngôi cho con, gánh nặng Sơn Hà Xã Tắc Ông không còn chịu trách nhiệm nữa, con người chức năng trong Ông thôi hoạt động, còn lại ít giây phút ngắn ngủi Ông dành cho riêng mình hay cũng có thể nói ông tự “đối mặt” với chính mình và tự quyết định giải thoát cho mình. Và Lê Thánh Tông như “tỉnh” ra: sự nghiệp đế vương, quyền lực, tam cung lục viện và cả 14 Hoàng tử, 20 Hoàng nữ… đối với nhà Vua đều như những sự việc trong giấc mộng kê vàng ngắn ngủi, vừa vui mừng vì mình đã ngộ đạo giải thoát, song có một thoáng buồn trước sự biến đổi của tự nhiên, tấm thân bảy thước cứng rắn như sắt đã trở thành mềm yếu, hoa ngoài cửa đã rụng, liễu trước sân đã gầy, chỉ còn cái mênh mang vô cùng của bầu trời biếc, nhưng được nâng đỡ bởi Phật, Đạo Lê Thánh Tông không nuối tiếc, ông chấp nhận, thanh thản, dứt khoát, đi về cõi Bồng Lai, vĩnh hằng. Giây phút cuối, Lê Thánh Tông đã từ giã cõi đời bằng cái nhìn đạt quan đạo Phật, Đạo, Nho chân chính để lại bao tiếc thương kính trọng.

Với những đóng góp to lớn Lê Thánh Tông là một vị Hoàng đế sự nghiệp hiển hách, uy quyền lẫy lừng trong thời đại Phong kiến, đương nhiên cũng khó tránh khỏi có những hạn chế khi ảnh hưởng Nho, Phật, Đạo, chúng tôi chia sẻ nhận định về những mặt hạn chế của Lê Thánh Tông Vua đề cao Nho giáo, nhận thức như thế đã khá quen thuộc, được nhất trí trong cách đánh giá của sử sách, học giả nhiều thế hệ.

Kế thừa là một trong những quy luật của sự phát triển xã hội, ở bất kỳ một thời đại nào các nền văn hoá, các tư tưởng ra đời cũng trên cơ sở của sự kế thừa phát huy những giá trị được lưu giữ qua các thời kỳ lịch sử từ đó trở về trước. Vì văn hoá tư tưởng là kết quả của quá trình bảo tồn, lưu giữ quá khứ để sáng tạo ra tương lai. Nhưng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, kế thừa Tam giáo đồng nguyên Nho, Phật, Đạo của Lê Thánh Tông có chọn lọc tập trung tiếp biến các giá trị đạo đức mang tính thực tiễn, không bê nguyên si và cũng không phủ định sạch trơn. Nó phải vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội và đời sống tinh thần con người, phù hợp với tiêu chuẩn khách quan của tiến bộ xã hội Việt Nam thời đó và cũng bị giới hạn bởi các điều kiện khách quan lịch sử, cụ thể quy định.

Như vậy, kế thừa là hiện tượng mang tính phổ biến, tất yếu đối với mọi quốc gia, mọi dân tộc. Ta thử hỏi vì sao chủ nghĩa Mác lại trở thành tiên tiến nhất thời đại? Vì tiếp nhận Chủ nghĩa Mác nhưng Đảng và Hồ Chí Minh không những không vứt bỏ tinh hoa thời đại mà nó còn kế thừa, tiếp thu văn hoá hơn 2000 năm của lịch sử tư tưởng văn hoá nhân loại và của dân tộc. Cho nên muốn phát triển thì phải có kế thừa, có kế thừa mới có điều kiện tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển sẽ làm giàu thêm và tạo ra bước ngoặt mới để bảo tồn những thành quả đã được kế thừa.

Hiện nay chúng ta đang đứng trước rất nhiều thời cơ và thách thức, có những thuận lợi và khó khăn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta phải kết hợp phát huy sức mạnh nội lực dân tộc và sức mạnh thời đại, phải "từ mới để hiểu cũ", lấy xưa phục vụ nay", có như vậy mới phát huy được sức mạnh tiềm tàng dân tộc tạo sức bật cho thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời những việc làm đó sẽ góp phần làm cho những giá trị tư tưởng văn hoá của dân tộc vĩnh viễn ra nhập dòng suối vô tận của truyền thống dân tộc Việt Nam.

Kế thừa và phát triển quan niệm về "Đạo Đức" trong Tam giáo của Lê Thánh Tông ở những giá trị thực tiễn lớn lao, phục vụ cho công cuộc đổi mới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022