Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương - 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


KTTĐPN: Kinh tế trọng điểm phía Nam TP HCML: Thành Phố Hồ Chí Minh VLXD: Vật liệu xây dựng

CN&XD: Công nghiệp và xây dựng GO: Tổng giá trị sản phẩm

QD: Quốc doanh

NQD: Ngoài quốc doanh KT-XH: Kinh tế xã hội

VĐTNN: Vốn đầu tư nước ngoài BCH: Ban chấp hành

CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa TDTT: Thể dục thể thao

DT: Diện tích

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

XDCB: Xây dựng cơ bản NĐ – CP : Nghị định

TT – BTNMT : Thường trực Bộ Tài nguyên – Môi trường TTg : Thủ tướng

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân trồng cao su tại huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương - 2

UBND : Uỷ ban nhân dân BQ: Bình quân


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 2. 1: Hiện Trạng Dân Số Huyện 10

Bảng 2. 2: Lao Động Trong Các Ngành Kinh Tế 10

Bảng 2. 3: GDP Huyện Thời Kỳ 2003-2007 11

Bảng 2. 4: Cơ Cấu Kinh Tế Theo GDP 11

Bảng 2. 5: Tốc Độ Tăng GO Công Nghiệp 12

Bảng 2. 6: Cơ Cấu Công Nghiệp Theo Thành Phần 12

Bảng 2. 7: Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa 13

Bảng 2. 8: Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Huyện 14

Bảng 2. 9: Cơ Cấu Nông Nghiệp Của Huyện 15

Bảng 2. 10:Diện Tích Trồng Trọt 15

Bảng 2. 11:Số Lượng Vật Nuôi 16

Bảng 2. 12: Công Trình Thủy Lợi Của Huyện 17

Bảng 2. 13: Số Cán Bộ Ngành Y Của Huyện 20

Bảng 4. 1: Số Năm Cạo Mũ Của Các Hộ Điều Tra 30

Bảng 4. 2: Tình Hình Thu Hồi Đất Cua Các Hộ Điều Tra 31

Bảng 4. 3: Tình Hình Thu Nhập Từ Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra 32

Bảng 4. 4: Tình Hình Sử Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra 35

Bảng 4. 5: Tình Hình Lao Động Của Các Hộ Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Và Những Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Trồng Cao Su Được Điều Tra. 38

Bảng 4. 6: Tình Hình Thu Nhập Bình Quân Hiện Tại Của Các Hộ Điều Tra 42

Bảng 4. 7: Tình Hình Chi Tiêu Bình Quân Của Các Hộ Điều Tra 44

Bảng 4. 8: Chi Tiêu Của Các Hộ Gia Đình Theo Sự Ưu Tiên Hàng Đầu 45

Bảng 4. 9: Tình Hình Du Lịch, Giải Trí Của Các Hộ Điều Tra Khi Có Dịp Tết, Lễ. 47

Bảng 4. 10: Điều Tra Về Tình Hình Nhà Ở Của Các Hộ Không Bị Thu Hồi Đất Và Các Hộ Bị Thu Hồi Đất. 48

Bảng 4. 11: Đồ dùng sinh hoạt và phương tiện đi lại 50

Bảng 4. 12: Ý kiến người dân về giáo dục, y tế, giao thông và môi trường 51


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu 23

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện thu nhập từ đền bù của các hộ điều tra 44

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện vấn đề sử dụng tiền đền bù các hộ điều tra 47

Hình 4.3: Tình hình lao động của các hộ điều tra bị thu hồi đất và của các hộ không bị thu hồi đất 52


CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ


1.1. Sự cần thiết của đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là con đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia cho thấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất mới, hiện đại. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến trình phát triển xã hội đã có sự thay đổi cơ bản, đó là phát triển đô thị kèm theo sự thu hẹp xã hội nông thôn; là thay đổi căn bản xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp. Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa cần phải thực hiện việc thu hồi đất cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội… đó là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển.

Ở nước ta, trong những năm qua trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại và văn minh.

Việc thu hồi đất nông nghiệp nói chung và thu hồi đất trồng cao su nói riêng để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị làm cho diện tích đất nông nghiệp và diện tích cây cao su ngày càng bị thu hẹp, kèm theo đó là sự thay đổi về chổ ở và điều kiện sống hiện tại. Cây cao su là cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu. Trong những năm gần đây cây cao su đã làm cho đời sống của nhiều hộ


nông dân thay đổi đáng kể, thu nhập của người dân trồng cao su được cải thiện hơn, cuộc sống trở nên sung túc hơn, no đủ hơn. Nhiều địa phương còn xem cây cao su như một giải pháp xóa đói giảm nghèo. Hơn thế nữa, hàng năm cây cao su còn giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở nông thôn… Với những gì mà cây cao su đem lại cho nền kinh tế thì việc thu hồi đất của những hộ dân sống dựa vào cây trồng này đã thực sự hợp lý chưa? Các chính sách đền bù, tái định cư có bảo đảm được việc làm, thu nhập và đời sống của những người dân trồng cao su bị thu hồi đất thực sự tốt hơn không?

Tân Uyên là huyện nằm trong khu vực đinh hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị của TP HCM. Trong những năm gần đây để đáp ứng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhiều diện tích đất ở và đất nông nghiệp đã bị thu hồi phục vụ cho công cuộc phát triển của huyện nói riêng và của toàn tỉnh nói chung. Những hộ dân vốn sống dựa vào cây cao su khi bị mất đất có lẻ là đối tượng chịu tác động lớn nhất khi mà họ không còn nguồn thu nhập từ cây cao su, đời sống của những hộ này sẽ bị ảnh hưởng không ít. Trước tình hình trên tôi tiến hành nghiêm cứu để tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRỒNG CAO SU TẠI HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát sự thay đổi về đời sống của những hộ dân trồng cao su sau khi bị thu hồi đất hoàn toàn.

So sánh đời sống của những hộ trồng cao su sau khi họ bị thu hồi đất hoàn toàn với đời sống của những hộ đang trồng cây cao su hiện tại.

Phân tích ảnh hưởng của việc thu hồi đất qua việc làm, thu nhập, chi tiêu, trình độ dân trí, điều kiện sống và sinh hoạt, … Từ đó thấy được mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của việc thu hồi đất đối với những hộ trồng cao su bị mất đất hoàn toàn.

Đề suất một số giải pháp liên quan đến việc thu hồi đất đối với những hộ này.

1.2.2. Ý nghĩa

Kết quả nghiêm cứu sẽ góp phần tìm hiểu và phân tích những tác động trực tiếp của việc thu hồi đất trên địa bàn huyện lên các hộ trồng cao su bị mất đất hoàn toàn trong


thời gian qua nhằm đánh giá chính xác hơn đời sống hiện tại của các hộ dân khi không còn cây cao su. Từ đó đưa ra giải pháp ổn định đời sống của những hộ này. Đồng thời trong quá trình phân tích, đánh giá phát hiện ra những mặt mạnh cũng như điểm yếu trong công tác quản lý, giải quyết đền bù giải tỏa, tái định cư, vấn đề việc làm cho những hộ trồng cao su bị mất đất hoàn toàn. Đưa ra một số kiến nghị để ổn định đời sống của những hộ này sao khi bị giải tỏa sao cho phù hợp với định hướng phát triển của Huyện trong thời gian tới.

1.3. Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu là huyện Tân Uyên, tập trung nghiên cứu ở 4 xã Phú Chánh, Tân Hiệp, Vĩnh Tân và Bình Mỹ. Trong đó, xã Phú Chánh và Tân Hiệp là 2 xã đa số người dân trồng cây cao su nhưng bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp. Tuy nhiên, việc thu hồi đất hoàn toàn ở 2 xã trên đã có nhiều hộ chuyển đi nơi khác lập nghiệp vì vậy đề tài chỉ giới hạn điều tra những hộ dân đang sinh sống tại các khu dân cư và một số hộ được Nhà nước cấp đất ở tại chổ. Vĩnh Tân và Bình Mỹ là 2 xã có nhiều hộ dân sống bằng việc trồng cao su nhưng chưa bị thu hồi đất.

Về thời gian đề tài được thực hiện từ ngày 01/04/2008 đến ngày 01/07/2008.

1.4. Cấu trúc luận văn

Luận văn bao gồm năm chương cụ thể như sau:

Chương 1: Khái quát về việc lựa chọn đề tài, trình bày những mục tiêu và ý nghĩa của đề tài. Ngoài ra phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ ràng.

Chương 2: Giới thiệu những vấn đề tổng quan có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, đồng thời khái quát về tình hình tổng quan về địa bàn đang nghiên cứu.

Chương 3: Nêu lên các cơ sở được sử dụng để tiến hành thực hiện đề tài như: các khái niệm, các quan điểm. Các phương pháp nghiên cứu cũng được giới thiệu đầy đủ và cụ thể.

Chương 4: Từ những số liệu, thông tin thu thập được, đề tài đã khảo sát được sự thay đổi đời sống của những hộ trồng cao su bị thu hồi đất hoàn toàn và vấn đề giải quyết việc làm, vấn đề tái định cư đối với những người họ này, từ đó đề xuất một số giải pháp


chính sách liên quan đến việc thu hồi đất nhằm tạo điều kiện ổn định đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất.

Chương 5: Sử dụng các kết quả của chương 4 đưa ra các kết luận về vấn đề nghiên cứu trên, sau đó đề xuất một số kiến nghị có liên quan đến nghiên cứu này.

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 07/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí