Khái Quát Về Pháp Luật Định Giá Tài Sản Trí Tuệ

thương hiệu đã bị “rơi” và tính toán các chi phí ngắn hạn để phục hồi thương hiệu, cải thiện hoạt động quản trị kinh doanh và tính toán khoản thâm hụt mà chính các cửa hàng của họ sẽ phải chịu nếu để thương hiệu chết. Việc nhận thức rõ các điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu đã giúp họ đưa ra một giá bỏ thầu hiện thực và cạnh tranh chống lại các đối thủ đang muốn thôn tín thương hiệu, coi thương hiệu chung như một bộ phận tài sản của mình và đã khôi phục nó trở thành một thương hiệu cạnh tranh [58].

Định giá tài sản trí tuệ cũng là một nội dung trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Kế toán tài chính doanh nghiệp phải được thực hiện tuân theo các tiêu chuẩn kế toán, bao gồm cả kế toán các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ. Việc định giá các tài sản trí tuệ khó đạt được sự chính xác và thay đổi thường xuyên, vì thế dẫn đến tính không ổn định của bảng cân đối kế toán, kể cả khi đã áp dụng tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khi không phản ánh đầy đủ các yếu tố đó sẽ tạo ra những giá trị không thực, tức là các thông báo về tình hình tài chính của công ty tới cơ quan thuế và các cổ đông của doanh nghiệp sẽ không thể chính xác. Tiêu chuẩn kế toán Liên bang Hoa Kỳ (US Federal Accounting Standard - FAS) 141 và 142 được ban hành năm 2001, áp dụng cho tất cả các dạng tài sản vô hình mà làm phát sinh các quyền được bảo hộ theo pháp luật và các quyền theo hợp đồng. Ảnh hưởng của các tiêu chuẩn này là rất lớn, ví dụ hãng Boing áp dụng FAS 142 trong quý đầu của năm 2002 đã yêu cầu phải ghi sổ giá trị 2,4 tỷ USD cho các đối tượng theo tiêu chuẩn này [35]. Tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) 38 của Châu Âu về kế toán tài sản vô hình được ban hành năm 1998, tiêu chuẩn báo cáo tài chính của Anh là FRS 10 về “uy tín và tài sản vô hình” được ban hành năm 1997 đều đòi hỏi phải có định giá tài sản vô hình. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 quy định về tài sản cố định vô hình, hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp xác định giá trị tài sản cố định vô hình (trong đó có tài sản trí tuệ) khi lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

- Hoạt động thế chấp, bảo hiểm, ký quỹ,… sử dụng tài sản bảo đảm là tài sản trí tuệ:

Khi sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, các doanh nghiệp cần phải định giá các tài sản đó. Ví dụ: trong hoạt động vay và cho vay giữa chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và ngân hàng cần có sự đánh giá một cách khách quan và chính xác của các tổ chức định giá tài sản. Năm 1993, Hãng Calvin Klein đã sử dụng nhãn hiệu của mình để vay một khoản 58 triệu đôla trong thời hạn 7 năm với việc thanh toán lãi suất và vốn vay từ nguồn tiền bản quyền nhận được từ bán các sản phẩm nước hoa. Để thực hiện được giao dịch vay vốn, tài sản bảo đảm phải ở mức đủ khả năng thu hồi vốn của người cho vay. Do đó, giá trị của tài sản trí tuệ phải được định giá một cách khách quan và độc lập [35].

Thông thường, việc thế chấp tài sản trí tuệ để vay vốn còn yêu cầu tài sản trí tuệ phải được bảo hiểm. Việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ có thể rất phức tạp và hãng bảo hiểm không thể định lượng được mức độ rủi ro khi mà không hiểu rõ giá trị tài sản được bảo hiểm. Thực tế hoạt động của Hãng bảo hiểm Zurich International (Anh) cung cấp dịch vụ bảo hiểm giá trị thương hiệu cho thấy để có thể xây dựng chính sách bảo hiểm phù hợp đối với các tài sản trí tuệ, việc định giá tài sản trí tuệ cũng như xác định các khả năng rủi ro có khả năng xảy ra ảnh hưởng đến giá trị tài sản trí tuệ là rất cần thiết vì tính hiệu quả dài hạn của các sản phẩm được bảo hiểm [59].

- Hoạt động giải quyết tranh chấp có liên quan đến tài sản trí tuệ:

Khi xác định chi phí bồi thường trong các hoạt động tố tụng cũng cần tiến hành định giá tài sản trí tuệ. Giá trị tài sản trí tuệ có thể liên quan trong vụ việc liên quan đến thuế đối với giá chuyển nhượng tài sản trí tuệ, tranh chấp hợp đồng về quyền sở hữu tài sản trí tuệ mà không liên quan đến xâm phạm quyền hoặc các vấn đề thuộc nội dung của quyền đối với tài sản trí tuệ. Ở

Anh, các chế tài về bồi thường đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể được xác định bằng hai phương pháp.Việc phân tích khoản lợi nhuận bị mất hoặc khoản tiền bản quyền hợp lý để có thể sử dụng tài sản trí tuệ từ góc độ thu nhập thực tế bị giảm sút của chủ sở hữu tài sản trí tuệ, hoặc cách tiếp cận về lợi nhuận thu được từ hành vi sử dụng tài sản trí tuệ của người xâm phạm. Tòa án hoàn toàn có thể thu thập chứng cứ và lựa chọn một trong các cách tiếp cận trên [35].

- Hoạt động quản lý tài sản trí tuệ, lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp:

Việc xác định giá trị tài sản trí tuệ có ý nghĩa trước hết đối với doanh nghiệp ở chỗ nó giúp cho doanh nghiệp biết được giá trị tài sản của họ, từ đó quản lý tài sản của doanh nghiệp để sử dụng một cách có hiệu quả. Đối với những nhà quản lý, tài sản trí tuệ có thể được sử dụng như phương thức thúc đẩy đầu tư, thông tin cho các cổ đông, thiết lập quan hệ với các đối tác và chuyển doanh thu cho các chi nhánh để tránh thuế hoặc hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế theo các chính sách ưu đãi về khoa học và công nghệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

1.2.4. Các phương pháp định giá tài sản trí tuệ

Giá trị của tài sản trí tuệ dựa trên lợi nhuận hiện tại và lợi nhuận trong tương lai, vì vậy việc xác định giá trị của tài sản trí tuệ khó khăn và phức tạp hơn so với các dạng tài sản vô hình khác. Các nhà kinh tế đã nghiên cứu để tìm ra các phương pháp định giá phù hợp, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thể có kết luận về phương pháp định giá được cho là phù hợp và chính xác nhất. Nhìn chung, 3 phương pháp định giá sau đây được công nhận phổ biến trong hoạt động định giá tài sản trí tuệ:

Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam - 5

- Phương pháp dựa trên chi phí: Là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản trí tuệ tương tự tài sản cần định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. Sử dụng phương pháp này, người ta

hoặc là xác định và tổng hợp các chi phí quá khứ đã phát sinh trong quá trình tạo dựng và phát triển tài sản trí tuệ, tổng chi phí được coi như giá trị của tài sản trí tuệ đó; hoặc là xác định và tổng hợp các chi phí cần thiết để tạo ra một tài sản trí tuệ có khả năng đem lại lợi nhuận trong tương lai giống như tài sản đang được định giá.

- Phương pháp thu nhập: Là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản trí tuệ cần định giá thành giá trị vốn hiện tại của tài sản để ước tính giá trị thị trường của tài sản trí tuệ cần định giá. Phương pháp này tập trung vào việc đánh giá khả năng sinh lợi của tài sản trí tuệ. Nguyên lý cơ bản là giá trị của tài sản trí tuệ có thể đo được bằng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng với giả định là tài sản trí tuệ có thể tạo ra thu nhập. Phương pháp này được thừa nhận rộng rãi là đáng tin cậy trong định giá tài sản trí tuệ.

- Phương pháp thị trường: Là phương pháp định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản trí tuệ tương tự với tài sản cần định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm định giá hoặc gần với thời điểm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá.

Ngoài các phương pháp thông dụng trên còn có một số phương pháp

phái sinh là kết hơp của các nhóm phương pháp khác nhau, ví dụ:

- Phương pháp lợi nhuận vượt trội:giá trị có được từ việc tư bản hoá những lợi nhuận bổ sung so với lợi nhuận được tạo ra bởi hoạt động kinh doanh tương tự; lợi nhuận được tính thông qua vòng đời của tài sản và được khấu hao đến thời điểm hiện tại; xem xét giá trị hiện tại của tài sản hữu hình ròng là cơ sở xác định tỷ lệ lợi tức dự tính nhằm tính toán lợi nhuận được yêu cầu để thuyết phục các nhà đầu tư đầu tư vào những tài sản hữu hình đó. Bất kỳ khoản thu nhập nào vượt quá khoản lợi nhuận này

được yêu cầu để đầu tư được xem xét là khoản thu nhập vượt trội nhờ các quyền sở hữu trí tuệ. Phương pháp này gặp khó khăn trong điều chỉnh việc sử dụng khác nhau của tài sản.

- Phương pháp định giá cao: sử dụng cho định giá các nhãn hiệu; giá trị của thu nhập bổ sung được tạo ra bởi các nhãn hiệu được dự đoán thông qua vòng đời của nó, mạng lưới tiếp thị và các chi phí để hỗ trợ nhãn hiệu, sau đó được khấu hao đến thời điểm hiện tại.

- Phương pháp tiết kiệm chi phí:định giá tài sản thông qua tính toán giá trị hiện tại của các khoản tiết kiệm chi phí mà doanh nghiệp có thể dự kiến để tạo ra kết quả là sở hữu một tài sản vô hình.

- Phương pháp tiết kiệm phí bản quyền:giá trị của tài sản được tính dựa trên việc tiết kiệm chi trả phí bản quyền nhờ sở hữu tài sản, được khấu hao tới giá trị hiện tại.

Tuỳ thuộc vào mục đích định giá; tính chất, đặc điểm của tài sản trí tuệ cần định giá; điều kiện, tính chất thông tin thị trường mà chuyên gia định giá lựa chọn phương pháp định giá phù hợp nhất để áp dụng và có thể kết hợp các phương pháp định giá này để kiểm tra, so sánh, đối chiếu lại mức giá ước tính để xác định mức giá cụ thể.

1.3. Khái quát về pháp luật định giá tài sản trí tuệ

1.3.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động định giá tài sản trí tuệ

Đối với các doanh nghiệp, tài sản trí tuệ ngày càng trở thành một loại tài sản vô hình có giá trị, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sức cạnh tranh và sự tăng trưởng nhanh chóng của doanh nghiệp. Định giá tài sản trí tuệ giúp doanh nghiệp nhận biết các giá trị vô hình mà doanh nghiệp sở hữu, có chiến lược quản lý và phát triển các tài sản trí tuệ phù hợp cũng như xây dựng được các phương án kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ có tính khả thi.

Bên cạnh đó, với chủ trương phát triển thị trường khoa học và công nghệ, thúc đẩy việc ứng dụng và thương mại hóa các tài sản trí tuệ, việc xác định giá trị tài sản trí tuệ vô cùng cần thiết. Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế xác định một trong những giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển thị trường khoa học và công nghệ: “Xây dựng quy định và tiêu chí đánh giá, định giá tài sản trí tuệ, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ. Hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, xây dựng thương hiệu và thương mại hóa sản phẩm”.

Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 xác định giải pháp chủ yếu về phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ như sau: “Đẩy mạnh thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ. Xây dựng Chương trình quốc gia về sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu bổ sung các định chế liên quan đến sở hữu trí tuệ và xây dựng hệ thống các tòa án hành chính và dân sự về sở hữu trí tuệ”.

Luâṭ Khoa học và Công nghệ năm 2013 quy điṇ h Nhà nước giao quyền

̉ ̃u, quyền sử dung tài sản trí tuê ̣thu ộc sở hữu nhà nước cho c ác tổ chức

khoa học và công nghệ, doanh nghiêp khoa h ọc và công nghệ có khả năng

thương maị hóa tài sản trí tuê ̣đó . Luâṭ Khoa h ọc và Công nghệ cũng đã quy

điṇ h về viêc

phân chia lơi

nhuân

khi thương maị hóa tài sản trí tuê ̣thu ộc sở

hữu nhà nước . Tuy nhiên, để có thể thương mại hóa và phân chia lợi nhuận khi thương mại hóa, tài sản trí tuệ phải được định giá, để làm căn cứ đưa ra giá trong các hoạt động sử dụng, chuyển giao, chuyển nhượng, góp vốn,…

Sự thiếu vắng các quy định pháp luật hoàn thiện về định giá tài sản trí

tuệ là nguyên nhân chính dẫn đến những rủi ro trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua:

- Mặc dù Luật Doanh nghiệp đã đưa ra quy định về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ nhưng lại thiếu các quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể và chi tiết về vấn đề định giá cho từng loại đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Chính điều này đã khiến cho những giao dịch liên quan tới việc góp vốn bằng tài sản trí tuệ đến nay vẫn chưa thể thực hiện được, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Một ví dụ điển hình của việc góp vốn bằng tài sản trí tuệ đó là việc tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tham gia góp vốn với một số doanh nghiệp trong nước bằng giá trị thương hiệu của mình. Tuy nhiên, do không có một cơ sở để xác định xem giá trị của thương hiệu Vinashin là bao nhiêu, nên khi tập đoàn này đứng trước bờ vực phá sản, thương hiệu mất dần giá trị, nhiều doanh nghiệp có phần góp vốn bằng thương hiệu Vinashin muốn gỡ bỏ thương hiệu này ra khỏi tên thương mại của mình gặp rất nhiều khó khăn.

- Trong hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, việc thiếu các quy định về định giá tài sản trí tuệ dẫn đến tình trạng tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cổ phần hóa không được xem xét để định giá hoặc xác định giá trị không tương xứng và chính xác. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình định giá tài sản để cổ phần hóa thường không chú trọng đến các tài sản trí tuệ của mình. Trong phần lớn các bảng thống kê tài chính của doanh nghiệp, các tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, thiết bị,..) được xác định giá trị rõ ràng, nhưng rất ít doanh nghiệp liệt kê giá trị của quyền sở hữu trí tuệ vào danh sách tài sản của mình. Năm 2005, tổng giá trị tài sản của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) được định giá là 3700 tỷ đồng, trong đó giá trị thương hiệu là 3,5 tỷ đồng, chiếm chưa đến 0,01%

tổng giá trị doanh nghiệp [48]. Năm 2009, giá trị của nhãn hiệu “TISCO” của công ty Gang thép Thái Nguyên chỉ được định giá 39,5 tỷ đồng khi cổ phần hóa doanh nghiệp (chưa bằng 3% tổng giá trị tài sản – 1084 tỷ đồng) [56]. Trong khi đó, từ năm 1995, nhãn hiệu kem đánh răng “P/S” đã được định giá 5 triệu USD trong thương vụ chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan cho Tập đoàn Unilever của Anh – Hà Lan hay nhãn hiệu kem đánh răng "Dạ Lan"của Tổ hợp Sơn Hải cũng được hãng Colgate (Hoa Kỳ) định giá 3 triệu USD. Như vậy, so với thời điểm năm 1995 thì việc định giá giá trị thương hiệu để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước hiện nay là quá thấp, chưa xác định được chính xác giá trị thương hiệu, làm giảm tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Việc thiếu sót các quy định về xác định giá trị tài sản trí tuệ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta, gây thất thoát tài sản và làm chậm trễ quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

- Hiện nay ở Việt Nam cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều những giao dịch liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng nhãn hiệu,… Tuy nhiên, do các doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tài sản trí tuệ cũng như việc hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có đầy đủ các quy định cụ thể về định giá tài sản trí tuệ, do đó việc định giá các tài sản trí tuệ nói trên chủ yếu vẫn dựa vào cảm tính chủ quan của người định giá mà chưa có sự tính toán khoa học. Điều này đã khiến cho không ít doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt hại khi xác định giá trị tài sản trí tuệ của mình quá thấp.

- Do không có quy định hướng dẫn cụ thể về định giá tài sản trí tuệ nên trong các vụ án xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tòa án không có căn cứ pháp lý để xác định mức bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí