Nam triều còn cho rằng Phật giáo có lợi cho giáo hóa nên thường cùng các nhà sư nổi tiếng nghiên cứu và thảo luận đạo lý Phật giáo. Tổng Vũ Đế thậm chí còn cho phép các nhà sư tham gia triều chính, vì họ mặc áo nâu nên còn được gọi là “hắc y tể tướng” (tể tưởng áo nâu). Chính quyền Bắc Ngụy của Bắc Triều cũng rất sùng bái Phật giáo, họ thường mời các nhà sư vào cung và tôn họ làm thầy. Hiến Văn Đế còn xây dựng chùa trong cung để luyện thiền và tụng kinh bái Phật, cho phép nhà chùa trưng thu lương thực của nhân dân. Tất cả đã khiến cho Phật giáo phát triển nhanh chóng vào thời kỳ Ngụy Tấn- Nam Bắc Triều và hình thành nên nền Phật giáo Tùy Đường phồn vinh.
Vào các triều đại Tùy Đường, nhất là triều Đường, Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển. Vì các bậc Đế Vương của các triều đại Tùy Đường hết lòng trung thành với Phật Giáo, họ thi hành chính sách tích cực ủng hộ Phật giáo phát triển, xây dựng nhiều chùa ở các nơi trên toàn quốc, cắt tóc đi tu. Thời kì đầu của triều Đường, với tư cách là một đế quốc thống nhất giàu có, có nền văn hóa phồn vinh và có lực lượng quân sự hùng hậu, họ đã thi hành chính sách cởi mở và đề cao các loại tôn giáo, bản thân Phật giáo cũng thâm nhập vào dân gian, cố gắng thích ứng với nhu cầu của người dân Trung quốc về mặt giáo nghĩa và lễ nghĩa.
Những người phản ứng quyết liệt với cách suy nghĩ như vậy trong giai đoạn này thường là những người theo Vương Trung (27-97 SCN), nhưng sự phê phán của họ chỉ càng làm suy yếu thêm xã hội nhà Hán đã đến thời mạt vận. Nhưng không phải là Vương Trung hay bất cứ một cá nhân nào khác có thể dẫn được đi đến tương lai của tư tưởng Trung Hoa vào một thời gian khi các truyền thống, các lý tưởng và cấu trúc xã hội đã bị suy thoái một cách nghiêm trọng, tưởng không gì có thể cứu vãn nổi. Chính đạo Phật, với những triết lý nhân sinh “đi tìm sự diệt trừ nỗi khổ cho chúng sinh” của nó đã làm được điều đó và bước đầu phát triển mặc dù đã phải chịu rất nhiều thăng trầm
trong hai lần phế Phật vào thời Bắc Chu và Bắc Nguy. Theo sử Trung Quốc, giai đoạn này, các chùa chiền tăng ni tăng lên một cách đáng kể: thời Tây Tấn có 180 ngôi chùa, 3.7000 tăng ni. Đến thời Nam Bắc Triều đã có 2000 ngôi chùa, tăng ni có lúc lên đến hơn 60 vạn; đặc biệt đến giai đoạn Bắc Triều, có tới hơn 3 vạn ngôi chùa và hơn 20 vạn tăng ni5.
Nếu giới thiệu vào bất kỳ thời gian nào khác khi chế độ xã hội tại Trung Hoa vẫn còn vững chắc, hệ tư tưởng Nho giáo hùng mạnh, một tôn giáo ngoại lai như đạo Phật chắc chắn sẽ có rất ít cơ hội để thành công trong một đất nước giàu truyền thống và có tư tưởng bài ngoại mạnh mẽ như Trung Hoa. Nhưng các điều kiện tại giai đoạn sau cùng của triều Hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà truyền giáo của đạo Phật từ Ấn Độ hoặc Trung Á - nơi đạo Phật phát triển mạnh mẽ và vững chắc-tới Trung Hoa một cách trực tiếp.
1.2.3. Các bước du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc
Đạo Phật có rất nhiều đặc tính quí giá và kết quả là đã dần dần xuất hiện trong các phương tiện khác nhau của xã hội Trung Hoa. Các nhà sư truyền đạo, bậc thầy của các thủ đoạn, đã không sai lầm khi lựa chọn các chiến thuật trong các “chiến dịch” của họ.
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc - 1
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc - 2
- Nền Văn Minh Cổ Xưa Trên Lưu Vực Sông Ấn (3.000-1.800 Tcn)
- Phật Giáo Với Kiến Trúc, Hội Họa Và Điêu Khắc Trung Quốc
- Những Công Trình Kiến Trúc Phật Giáo Tiêu Biểu Của Trung Quốc.
- Kết Cấu Không Gian Tổng Thể Của Chùa Phật Giáo Trung Quốc
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
1> Để gây ấn tượng với dân chúng Trung Hoa có truyền thống lâu đời tôn sùng chữ viết, điều quan trọng nhất họ đã tiến hành là đưa ra những kinh sách chính thức nhưng mang tính chất văn học và việc này đã được tiến hành rất khéo léo, có bài bản qua từng đường đi nước bước. Văn bản kinh Phật được biết đến sớm nhất tại Trung Quốc là “Bốn mươi hai kinh Sutra”- người
Trung Quốc gọi là 四 十 二 章 经 , đã ra đời vào thế kỷ thứ nhất sau Công
Nguyên. Kinh này là một văn bản có tính chất đơn giản hóa lý thuyết của đạo phật Tiểu thừa Hinayana.
5 Dẫn qua bản dịch của Lương Duy Thứ, Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc, 1994, NXB. Văn hóa – Thông tin.
2> Vào cuối thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên, tại Trung Hoa xuất hiện những bước tiến triển ổn định và đều đặn trong việc dịch các kinh sutra của Ấn Độ, cả về số lượng lẫn chất lượng. Điều này được hoàn thành dưới sự chỉ dẫn của Dharrmaraska- (260-313), một vị sư và bản thân Ngài còn là một dịch giả siêu việt. Nhưng chính Kumarajiva một nhà sư truyền giáo tới từ Trung Á cùng với một đoàn những người trợ giáo của Ngài, đã sản sinh ra được vô số những bản dịch xuất sắc về phương diện ngôn ngữ Trung Quốc. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ năm, họ đã hoàn thành một tuyển tập có thể chấp nhận được tại một quốc gia mà cùng một lúc, văn học đã đạt được địa vị của quyền năng và di sản văn hóa. Kỳ công của Kumarajiva đã cung cấp cho đạo Phật những khởi điểm tốt đẹp cho đạo Phật tại Trung Hoa qua vũ khí văn học.
3> Những học thuyết cơ bản nhất cho đạo Phật phải được dạy cho những người chưa bao giờ tiếp xúc với những khái niệm như karama, samsãra và nĩrvana. Những người bị áp bức khó có khả năng để hiểu được các ngôn từ bí hiểm và lý thuyết cao siêu, xa lạ đó. Họ ít bị lôi cuốn đến các khái niệm đó hơn là khả năng có thể đạt tới sự tái sinh ngay lập tực trên thiên đường đầy lạc thú của đạo Phật trong Amitabha và Maitreya. Sự thờ cúng, ưa chuộng thiên đường của các vị Phật khác nhau đã phát triển rất nhanh tại Trung Hoa, một phần vì chúng không đòi hỏi sự hiểu biết về triết học trừu tượng của những người tin theo các lý thuyết này. Cách để giải thoát khỏi bánh xe luân hồi không thể dự đoán trước được này thật là dễ dàng, chỉ đòi hỏi lòng trung thành với đạo Phật, một vị Bồ tát nào đó, hoặc thậm chí chỉ vài lời trong một kinh Phật như Saddharmapundarika, Sukhavatĩ, hay bất kỳ kinh nào trong kinh Matreya. Như ta đã biết, đạo Phật - tôn giáo của niềm tin - xuất phát từ khái niệm của Ấn Độ Bhakti.
4> Nếu đạo Phật đã lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân nhờ những phần thưởng mà họ nhận được trong tương lai hay những lợi lộc sớm
hơn trong cuộc đời trần thế này, nó cũng có sự hấp dẫn cao hơn nhiều đối với nhiều trí thức Trung Hoa. Sự cát cứ đã phân chia đất nước này ra nhiều vương quốc nhỏ khác nhau nhưng các trí thức đã bị đạo Phật lôi cuốn qua những triết lý và triết học uyên thâm của nó theo cùng một cách. Trong đó, chúng ta phải kể đến các vị cao tăng uyên bác về tư tưởng Phật học và có công lao to lớn trong việc hoằng dương Phật Pháp như: Khương Tăng Hội, Chi Khiêm; Thời Tam Quốc có Đàm La Sát, Phật Đồ Trừng, Tăng Triệu, Tuệ Viễn, Đạo An…; Thời Tấn có Lương Xá Da, Câu Na Bạt Ma… thời Bắc Triều. Bên cạnh các nhà sư từ Tây Vực, Ấn Độ được mời vào Trung Quốc để giảng giải kinh Phật và truyền Đạo với số lượng kinh sách do họ mang vào, số sách do người Trung Quốc biên soạn cũng lên tới hàng vạn quyển. Thậm chí, các kinh sách được viết trong giai đoạn này đã trở thành cơ sở cho việc thành lập phái Thành Thật Tông. Các tông phái khác như Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Tam Luận Tông… cũng được sáng lập dựa trên khuynh hướng này.
5>Một phần dân cư Trung Hoa khác cũng bị sức mạnh siêu nhiên của các nhà truyền giáo Ấn Độ lôi cuốn qua những hoạt động ma thuật của họ.
Một trường hợp đã được giáo sư Arthur F. Wright nghiên cứu là 佛图誊. Ông
này thường đi theo một nhà truyền đạo tên là Thập Lộ và đã có ấn tượng sâu sắc qua những phép thuật mà con người phi thường này đã làm như cứu chữa người ốm, hô phong hoán vũ và cuối cùng đã ngả theo đạo Phật.
+ Con số những người Trung Hoa đi theo đạo Phật tăng lên một cách mạnh mẽ vào thế kỷ thứ năm. Các vị sư, nữ tu, tiểu, và các tu viện tăng lên với cấp số nhân nhanh chóng đến nỗi, vào những năm 444 và 446, triều đình Trung Hoa đã phải đưa ra luật định để cấm việc gia nhập đạo Phật. Các thanh niên thường đi theo đạo Phật để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Thêm vào đó, việc quản lý lỏng lẻo tại các ngôi chùa đã khiến cho nhà nước phong kiến muốn thi hành các biện pháp trừng phạt hơn.
+ Mặc dù những trở ngại đây đó, số phần trăm của các tín đồ Phật tử trong tỉ lệ dân số vẫn tăng lên không ngừng, chứng tỏ sự thuyết phục của đức tin mới. Chùa chiền, nơi thuyết giảng tiếp tục mọc lên trên khắp đất nước, kinh sách được in ấn và phát hành rộng rãi. Chính trong thời gian này, các triết thuyết của đạo Phật đã tìm ra đường đi của nó trong việc xâm nhập vào các khái niệm mang tính triết học của Khổng giáo. Những cuộc phản công yếu ớt của các nho sĩ đối với đạo Phật chỉ càng làm tăng thêm sức mạnh của đạo Phật.
+ Quả thực, Trung Hoa sau nhiều thế kỷ bị chia cắt, được thống nhất dưới thời Tùy (589-618), tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào này đã trở nên một sức mạnh trong đế chế. Nhà cầm quyền đời Tùy, để có được sự ủng hộ đối với vô số các c hính sách của mình, đã so sánh chính mình với các vị thánh chakravati trong đạo Phật. Giống như những năm dưới chế độ của đức vua Asoka tại Ấn Độ sau khi chiến thắng trong rất nhiều cuộc chiến đấu với kẻ thù của mình, ông ta cũng tuân theo Thập giới của đạo Phật. Sự ủng hộ trong hoàng gia cũng như trong chính quyền đối với Phật giáo, trong thực tế dưới thời vua Tùy, đã trở thành một quốc sách. Đi xa hơn nữa, năm 591, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Tùy, Yang Kuang, đã thiết lập một hội đồng cơ mật của các vị sư dưới sự bảo hộ của người sáng lập. Ở đó, chính Hoàng đế đã “ngộ đạo” và tự đặt mình dưới chân của đức Phật. Đây là giai đoạn Phật
giáo đang đi lên đỉnh cực thịnh (tuy không bằng Đạo giáo). Tính tổng cộng, ở Trung Quốc đã có 3985 ngôi chùa, 236000 tăng ni6.
+ Trong suốt giai đoạn đầu của đời nhà Đường (618-906), đạo Phật đã xâm nhập vào các thành viên của Hoàng Gia, các hoàng thân quốc thích và thậm chí đứng sau lưng để giật dây các trò chơi chính trị. Trung Quốc lúc này có 6 vạn ngôi chùa, tăng ni hơn 30 vạn. Thế lực của nhà chùa về kinh tế và
chính trị mỗi lúc một mạnh, thậm chí trong nhiều trường hợp, nó còn đe dọa đến quyền lực của nhà vua. Cho nên đến đời Đường Vũ Đế (841-864), nhà vua đã ra lệnh phá hủy hơn 4600 ngôi chùa do nhà nước xây dựng và hơn 46000 ngôi chùa do nhân dân dựng lên, buộc 20 vạn tăng ni phải hoàn tục, tịch thu hơn 10 triệu mẫu ruộng của nhà chùa. Nhưng cũng chính vì lượng tăng ni nhiều đến thế cho nên trong giai đoạn này, việc phiên dịch kinh sách rất có kết quả. Chỉ riêng một đời của Nhà Đường đã dịch được hơn 400 bộ kinh (gồm 2000 quyển). Nhiều nhà phiên dịch kinh Phật nổi tiếng như Đường Huyền trang, Nghĩa Tỉnh, Bất Không… đã xuất hiện. Cùng với việc kinh điển nhà Phật được du nhập, phiên dịch, mục lục các kinh điển cũng kế tiếp nhau
được biên soạn. Đời Tùy Đường tổng cộng có hơn 10 loại mục lục kinh điển Phật giáo, bao gồm 5.048 quyển được biên soạn7.
+ Sự ra đời của nữ hoàng Vò Tắc Thiên (684-710) đã đi xa đến mức một kinh của đạo Phật lưu hành tại Trung Hoa lúc đó đã tiên tri rằng đạo Phật trong tương lai, Maitreya, sẽ tái sinh dưới dạng một người đàn bà và sẽ cai trị Trung Hoa. Để bảo vệ truyền thuyết này, Vò Tắc Thiên thậm chí đã có lúc ăn mặc như Đức Phật Bà Quan Âm (tượng Lô-xa-na) ở Lạc Dương như chính sử Trung Hoa đã chép lại.
+ Thành công mang tính toàn cầu của đạo Phật, tuy nhiên cũng không giúp nó thoát khỏi qui luật là sẽ có lúc phải thoái trào. Ngay sau khi đạo Phật định hình và bám rễ tại Trung Hoa, nó đã đánh mất quyền năng, sự sinh động và linh hoạt đã khiến nó có sức sống mạnh mẽ đến vậy trong suốt một quá trình lịch sử xảy ra trong thế kỷ thứ chín. Thứ tôn giáo ngoại lai này đã yếu đi khi các vua chúa Trung Hoa quay lại đề phòng với tham vọng nắm quyền lãnh đạo của nó. Và vào năm 845, sự sa sút nghiêm trọng trong nội bộ của đạo Phật đã làm giảm ảnh hưởng mang tính chất chính thống của đạo Phật. Trong
khi nó vẫn tiếp tục tồn tại với danh nghĩa một tôn giáo mang tính chất quần chúng, đạo Phật đã thay đổi nhiều khi nó trộn lẫn với đạo Lão, và có những yếu tố mê tín được đưa vào cách hành lễ của nó. Khái niệm về luân hồi, tuy nhiên, đã bị che phủ mất trong các triết thuyết của Trung Hoa, chính là cách nhìn của người Ấn Độ về thiên đàng và ma quỉ. Cảm hứng sáng tạo của đạo Phật đã tới từ Trang Tử hay Dhyãna, theo như các truyền thuyết của Trung Hoa, đã có gốc rễ từ thế kỷ thứ sáu. Chúng ta cũng nên nhớ rằng một vài phương diện trong triết học Trang Tử rất gần vũi với các khái niệm trong Tantra, một nhánh khác của đạo Phật Ấn Độ truyền thống.
+ Với sự xuống dốc, thoái trào của các giáo lý chính thống của đạo Phật, Khổng giáo lại chiến thắng vang dội nhưng đã bị thay đổi đi đến mức người ta có thể nhận thấy sự khác biệt trên một số phương diện khiến cho một Nho sĩ sống ở đời Hán khó mà hiểu được như giáo sư Arthur F. Wright đã nhận xét. Thậm chí trong một vấn đề có tính quyết định đối với Khổng giáo như Lý, một khái niệm của Trung Hoa cổ đại nói về trật tự lý tưởng của trật tự tự nhiên đã biến thành một sự chuyển đổi mang tính chất tuyệt đối, dùng để thay thế các hoạt động của con người, một nguyên tắc của đạo Phật Đại thừa.
+ Suốt thời kỳ của nhà Tống (960-1279), Khổng giáo cấp tiến đã phụ thuộc nhiều phần vào triết thuyết của đạo Phật. Thậm chí sau này, trong thời nhà Minh (1368-1644), con người xuất sắc nhất trong nhóm những người Thực học, Hoàng Dương (1472-1529), cũng vẫn bị đối thủ của mình phê phán là lai căng mất gốc. Trong thực tế, cảm hứng của vị vua này đặc biệt tới từ đạo Phật thời Trang tử [34,147].
+ Dưới thời Mãn Châu, những người đã sáng lập ra triều đại Mãn Thanh (1644-1912), đạo Phật lại một lần nữa đạt được sự ủng hộ của Hoàng Gia. Nhưng vào thời gian đó, ảnh hưởng của các vị sư ở Tây Tạng đã lên cao trong khi các lý tưởng của Ấn Độ bị các nghi lễ phức tạp làm cho u mê đi. Châu Âu
chứ không phải là Châu Á đã gây ra áp lực và biến đổi, trở thành lực lượng có sức mạnh lớn nhất tại Trung Hoa.
1.3. Phật giáo Ấn Độ và sự tích hợp với văn hoá Trung Quốc8
Khi Phật giáo đến được đất Trung Hoa thì xứ sở ấy đã được coi là rất văn minh nếu xét theo ba tiêu chí là Nhà nước, Chữ viết và Chế độ chính trị. Đặc biệt là các học thuyết và các hệ tư tưởng phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là ba phái Nho gia, Pháp gia và Đạo gia. Cái nôi văn minh Trung Quốc ý thức rất rò về nền văn hóa của mình với tư tưởng là một đất nước Trung tâm - Trung Hoa, họ vốn có truyền thống không tiếp nhận hoặc từ chối các nền văn hóa ngoại lai. Phật giáo đến với Trung Quốc tuy là xuất phát từ nguồn là sự truyền bá tôn giáo nhưng vẫn mang theo bản sắc văn hóa Ấn Độ. Ở nơi mà Phật giáo và Trung Quốc tiếp xúc với nhau không chỉ thể hiện một điều đơn giản là Trung Quốc đã có thêm một tôn giáo mới, cũng không đơn giản chỉ là sự tiếp xúc giữa hai nền văn minh mà còn thể hiện rò sự mềm dẻo, linh hoạt và sức sống nội tại của chính Phật giáo. Chúng ta có thể đặt câu hỏi về lý do của sự ảnh hưởng rằng vì sao và như thế nào mà Phật giáo lại hòa được vào cái nôi văn minh Trung Hoa vốn không có tính cởi mở ấy và có thể tồn tại cùng với Nho, Lão để tạo nên thế Tam giáo đồng nguyên trong khi chính bản thân nó lại thực sự tàn lụi trên đất mẹ ?
Như trên chúng ta đã trình bày, Phật giáo cung đình là công cụ phục vụ cho mục đích chính trị còn dòng Phật giáo dân gian đời thường thì hòa nhập vào tín ngưỡng dân gian. Đó mới chính là mảnh đất thể hiện thực sự sự thích ứng, linh hoạt, mềm dẻo của Phật giáo trong việc hòa nhập vào cái nôi văn minh Trung Hoa. Bản thân việc Phật giáo tồn tại được ở Trung Quốc trong thế tam giáo đồng nguyên đã chứng tỏ sự tiếp nhận mang tính chất tâm linh
8 Dẫn theo T.M. Ludwig (H.2000), Những con đường tâm linh phương Đông, 2 tập, NXB. Văn hóa – Thông tin.