Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc - 2


vẫn là giới tín đồ và nhất là giới lãnh đạo Phật giáo. Khi tín đồ có đạo hạnh và lòng tin tưởng mạnh mẽ, các nhà truyền giáo có nhãn quan sáng suốt, thì dù các ông vua có muốn phá đạo cũng chỉ phá được một phần nào thôi. Cũng như khi tín đồ thiếu đạo hạnh và lòng tin, các vị lãnh đạo thiếu tinh thần tiến thủ và sáng suốt, thì ông vua dù có muốn nâng đỡ đạo Phật, cũng chỉ nâng đỡ một phần nào thôi.

Với những lý do trên chúng tôi chọn: “Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc” làm đề tài luận văn thạc sỹ Châu Á học. Đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu về chính văn hoá Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ra bên ngoài trong lúc sự giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phật giáo đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, những giáo lý và những điều răn dạy của Phật giáo ngày càng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Những công trình đầu tiên có ghi chép về Phật giáo được truyền vào Trung Quốc được biên soạn như “Mâu Tử lý hoặc luận” và “Tứ Thập Nhị chương kinh” vào những năm cuối triều Đông Hán, sau đó lại được đăng trong sách sử “Hậu Hán thư”…Tuy nhiên, những ghi chép này rất sơ lược, chủ yếu ghi chép về thời điểm Phật giáo được truyền vào Trung Quốc. Nhưng các học giả người Trung Quốc ở nước ngoài vẫn hoài nghi về cách ghi chép này.

Vào những năm cuối triều Tây Hán hoặc vào khoảng giữa thời Lưỡng Hán có một số cuốn sách có ghi chép về quá trình Phật giáo truyền vào Trung Quốc, và cách nói này khá được tin cậy trong Cuốn “Trung Quốc Phật giáo sử” do Nhiệm Kế Dũ chủ biên và cuốn “Giản minh Trung Quốc phật giáo sử” của học giả Nhật Bản Liêm Điền Mậu Hùng đều có quan điểm này. Căn cứ


chủ yếu của họ là cuốn “Tam Quốc chí chú”, trong tác phẩm này, Bùi Tùng Chi đã dẫn một đoạn văn trong “Ngụy lược Tây Nhung truyện” của Ngư Hoạn thời Tam Quốc như sau: Vào năm Ai Đế Nguyên Thọ (năm thứ 2 trước Công Nguyên), sư thần nước Đại Nguyệt Thị đã truyền kinh Phật cho tiến sĩ Cảnh Lư. “Hậu Hán thư” cũng nói rằng, người em trai cùng cha khác mẹ của Minh Đế là Sở Vương Lưu Anh có chờ Hoàng Đế, Lão Tử và tượng Phật ở nhà mình, ông còn bỏ tiền ra phụng dưỡng hòa thượng, điều này chứng tỏ Phật giáo đã được lưu truyền trong tập đoàn thống trị thượng tầng vào những năm đầu của triều Đông Hán. Suy đoán theo những tư liệu lịch sử trên thì Phật giáo đã được truyền vào Trung Quốc vào khoảng thời gian giữa thời kỳ Lưỡng Hán.

Ngoài những công trình nghiên cứu, sưu tầm có nói ở trên thì “ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc” còn là chủ đề được quan tâm với nhiều bài viết, chuyên khảo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành lịch sử và chuyên ngành kiến trúc, tạp chí nghiên cứu Phật học như: Đỗ Công Định“Phật giáo Trung Quốc và sự ảnh hưởng đối với văn hóa truyền thống”. TC Nghiên cứu Phật học, ( số 6/1999), “Vị trí nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc phần 1, 2, 3”của tác giả Thích Mãn Tâm có viết về những nét sáng tạo của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc…

Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc điêu khắc Phật giáo Trung Quốc được các học giả nghiên cứu từ rất sớm. Tuy nhiên do hạn chế về tư liệu, nhiều vấn đề còn chưa có điều kiện làm sáng tỏ tính hệ thống cũng như giá trị của Phật giáo Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài


Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc - 2

Đề tài tiến hành nghiên cứu về thời điểm mà văn hóa Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc và những ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo trong đời sống văn hoá, xã hội của Trung Quốc cổ trung đại.

Luận văn mong muốn đem đến một cái nhìn toàn diện về sự ảnh hưởng và sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc Phật giáo. Luận văn cũng đi sâu tìm hiểu, phân tích đặcđiểm, mối quan hệ về sự ảnh hưởng của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc, làm nổi bật những nét sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc thông qua một số ngôi chùa tiêu biểu của Trung Quốc thời cổ trung đại và một số các bích hoạ, kiến trúc chùa hang, tháp Phật, hang động của Phật giáo.

4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu cụ thể về Bích hoạ và Kiến trúc hang động Phật giáo tại Tân Cương và Đôn Hoàng, nghiên cứu điêu khắc trang

trí tượng Phật tại một số ngôi chùa tiêu biểu Trung Quốc thời cổ trung đại. Luận văn cũng nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt của kiến trúc không gian tổng thể chùa, tháp Phật, mái chùa và điêu khắc trang trí chùa

tại một số ngôi chùa tiêu biểu của Trung Quốc.


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


Qua nghiên cứu“Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc”, luận văn góp phần phác dựng lại một phần quá trình hình thành, phát triển của Phật giáo Trung Quốc, đồng thời làm sáng tỏ những ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ đối với Phật giáo Trung Quốc và sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Trung Quốc nói riêng và Phật giáo thế giới nói chung qua nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.


Luận văn tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc” trong mối quan hệ tổng thể với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, không tách rời khỏi những đặc trưng văn hoá truyền thống của Trung Quốc. Từ đó, chúng tôi hy vọng đưa ra những giả thiết tổng hợp dựa trên những luận cứ khoa học về các giai đoạn hình thành, ảnh hưởng và phát triển sáng tạo của Phật giáo Trung Quốc trên phương diện kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc, đồng thời phát huy những giá trị tích của Phật giáo trong bối cảnh Trung Quốc đang chuyển mình một cách mạnh mẽ.

6. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù tư tưởng tâm linh tôn giáo của ngành lịch sử, văn hoá: Phương pháp lịch sử, phương pháp logích, phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, thống kê tổng hợp…

Ngoài những phương pháp truyền thống cơ bản trên, cần thiết sử dụng phương pháp liên ngành, đa ngành trong nghiên cứu đề tài này bởi: Các ngôi chùa và những bích hoạ không tồn tại một cách tự thân, tự phát mà ra đời, phát triển và được bảo tồn trên cơ sở tổng hoà các điều kiện tự nhiên, lịch sử, tín ngưỡng, văn hoá trong một thời kỳ nhất định hoặc trong cả một chuỗi các giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước nói chung và địa phương nói riêng.

Nghiên cứu về một số địa danh, ta càng cần thiết phải tiếp cận theo hướng tổng thể bởi đây là phương thức tốt nhất và hiệu quả nhất giúp nhà nghiên cứu có được cái nhìn toàn cảnh, hệ thống để trên cơ sở đó, phân loại và đánh giá được chính xác sự ảnh hưởng và sáng tạo trong từ địa danh. Do vậy trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã hệ thống hoá tư liệu theo


phương thức tổng hợp liên ngành để phân tích các vấn đề được đặt ra trong luận văn.

7. Đóng góp của luận văn


Luận văn đã cố gắng thực hiện những đóng góp sau:

Tập hợp và hệ thống hoá những ngôi chùa cổ trung đại của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ và làm nổi bật giao thoa văn hóa Ấn Trung những sáng tạo riêng của Trung Quốc.

Bổ sung, làm đầy đặn hơn hệ thống tư liệu về sự ảnh hưởng của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc.

Làm rò sự ảnh hưởng và sáng tạo của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc.

Tiếp cận nghiên cứu về Phật giáo phần nào khôi phục lại quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Trung Quốc qua các thời kỳ.

Luận văn góp phần tăng thêm cứ liệu cho việc nghiên cứu về Phật giáo Trung Quốc sau này.

8. Nguồn tư liệu


Để giải quyết các yêu cầu đặt ra trong luận văn, chúng tôi cố gắng khai thác tối đa các nguồn sử liệu gốc như thư tịch cổ, kết quả các

công trình nghiên cứu, ghi chép của các tác giả trong và ngoài nước, đồng thời sử dụng những tư liệu thống kê, bản ảnh đã được các cơ quan văn hoá tiến hành tập hợp trong nhiều năm.

9. Cấu trúc luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương như sau:

- Chương 1: Phật giáo Ấn Độ với Trung Quốc (35 trang)


Luận văn khái quát chung về Ấn Độ, một trong những trung tâm lớn của nhân loại và là quê hương của Phật giáo. Đặc biệt, luận văn tập trung phân tích, tổng hợp những nguồn tư liệu khai thác được về thời điểm, điều kiện và các bước du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc. Trên tổng quan của những yếu tố đó có thể nhận định về sự hội nhập của Phật giáo Ấn Độ với văn hoá Trung Quốc trên các phương diện như: Tư tưởng, văn hoá nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc và một số lĩnh vực khác.

- Chương 2: Dấu ấn của giao thoa văn hoá Ấn Độ với Trung Quốc trong kiến trúc Phật giáo Trung Quốc (32 trang)

Trong chương 2, luận văn tập trung vào phân tích dấu ấn của văn hoá Ấn Độ vào kiến trúc Phật giáo Trung Quốc qua những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Trung Quốc thời cổ trung đại. Từ đó chỉ ra được những nét bảo tồn theo nguyên gốc trên các mặt như: Hệ thống biểu tượng, kết cấu không gian tổng thể chùa, kiến trúc chùa hang và tháp Phật của Trung Quốc. Đồng thời cũng xác định rò những nét sáng tạo và biến thể của kiến trúc Phật giáo sau khi đã hội nhập và ăn sâu vào trong văn hoá truyền thống Trung Quốc trên một số phương diện như là: Mái chùa, Bích hoạ….Do đó việc phân tích này là vô cùng cần thiết. Công việc này không chỉ giúp nhận định một cách chính xác hơn về giá trị văn hoá mà còn làm sáng tỏ được những diện mạo nguyên gốc hay sáng tạo của một số ngôi chùa Trung Quốc. Hơn nữa việc phân tích này là cơ sở để tác giả luận văn đánh giá tính hệ thống, mối quan hệ giữa hai nền văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc dựa trên kiến trúc Phật giáo cũng như rút ra những nhận xét quan trọng về đặc điểm của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc.

- Chương 3: Dấu ấn của văn hoá Ấn Độ trong điêu khắc trang trí chùa Trung Quốc(33 trang).


Trong chương 3, luận văn đi vào phân tích điêu khắc trang trí chùa Trung Quốc, thông qua một số bức tượng về Phật Thích Ca Mâu Ni và tượng Bồ Tát, tượng Quan Thế Âm…Từ đó nêu nên những dấu ấn của văn hoá Ấn Độ trong điêu khắc trang trí tượng Phật chùa Trung Quốc và đồng thời chỉ ra những nét sáng tạo của nghệ thuật điêu khắc trang trí tượng Phật Trung Quốc. Luận văn còn đi vào việc trình bầy cách bài trí tượng Phật và giải thích sơ qua về các vị Bồ Tát để thấy được vai trò của người tiếp nhận (mà ở đây cụ thể là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Trung Quốc) đã tạo nên những sự khác biệt và sáng tạo của người Trung Quốc.


CHƯƠNG I‌‌

PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC

--------------***---------------

1.1. ẤN ĐỘ - MỘT TRONG NHỮNG TRUNG TÂM VĂN MINH LỚN CỦA NHÂN LOẠI

1.1.1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ

1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở Tây-Bắc Ấn. Đông nam và Tây Nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương.

Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn.

Nền văn minh ở lưu vực sông Indus (3.000-1.800 TCN) đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ.

1.1.1.2. Dân cư

Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Đraviđa. Ngày nay những người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều tộc người Aria tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này, trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú đã tạo nên nền văn minh Ấn Độ

1.1.2. Các giai đoạn lịch sử chính

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí