Phật Giáo Với Kiến Trúc, Hội Họa Và Điêu Khắc Trung Quốc


của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, Phật giáo đã phải tự cải biến để thích ứng và hòa nhập được với môi trường mới tại Trung Hoa. Sự khác biệt chủ yếu giữa Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Hoa là tính nhập thế.

+ Biểu hiện đầu tiên của tính nhập thế là sự tích cực lao động. Người Ấn Độ có tư duy triết học còn người Trung Quốc có tư duy thực tiễn theo cách mà các ông L.S. Porolomov và H.V. Abaev gọi là “Đạo đức lao động”. Phật giáo khi mới vào Trung Quốc vẫn giữ nguyên giáo luật của Phật giáo cổ điển. Nhưng để có thể tồn tại được tại Trung Hoa, nhất là trong buổi đầu sơ khai, lại phải đối mặt với sự phản bác kịch liệt của hai đối thủ đầy sức cạnh tranh là Nho gia và Đạo gia, Phật giáo buộc phải tìm ra một phương thức thích hợp. Điểm khác biệt cơ bản nhất là theo Phật giáo truyền thống, các vị sư sãi không được lao động, không phải vì họ cần chuyên tâm niệm Phật mà vì nếu lao động (như cuốc đất, nhổ cỏ, trồng rau…) thì sẽ hại đến các sinh linh khác, cho dù chúng nhỏ bé và có hại, do đó, sẽ tạo ra nghiệp chướng karma! Nhưng tư duy đầy tính thực tiễn của người Trung Quốc lại nhìn nhận vấn đề theo một góc độ khác: thời gian mà các tăng ni Ấn Độ dùng để tụng niệm thì tăng ni Trung Hoa lại lao động với quan niệm “không làm thì không có ăn”. Thậm chí, quá trình lao động còn được đề cao vì tuy có hại đến các inh linh khác và tạo ra nghiệp chướng cho bản thân nhưng đó lại là lao động vì cộng đồng, vì thương cho nhiều người khác đang cần đến kết quả lao động của họ. Như vậy ở đây, các tăng ni Trung Quốc đã đặt lợi ích của bản thân dưới lợi ích của cộng đồng.

+ Từ sự khai phá về quan niệm lao động dẫn tới sự mở mang quan niệm ra toàn xã hội. Như việc giết người chẳng hạn. Cuộc sống của con người là vô giá vì đó là điều duy nhất đưa con người tới được Niết bàn và giết người là một tội nặng. Thế nhưng, những người Trung Quốc theo Phật giáo lại đưa ra


cách lập luận khác: giết một người đang có ý phạm tội tuy tạo ra nghiệp chướng đối với bản thân nhưng lại giải thoát anh ta khỏi kiếp nạn mang tội của anh ta và hơn nữa, giải thoát con người đó ra khỏi cuộc sống mà đạo Phật coi là bể khổ. Như vậy là hành vi bạo lực trở thành hành động từ bi! Thà là mình mang tội còn hơn là để người mang tội. Từ cứu mình rồi mới cứu người đã được thay lại thành cứu người rồi mới cứu mình.

Với quan niệm ấy, các sư sãi Trung Quốc tham gia vào các hoạt động xã hội như là một lẽ đương nhiên. Cũng có thể do hoàn cảnh đời sống xã hội đầy khắc nghiệt đã khiến cho họ không chỉ chuyên tâm vào việc tụng niệm. Và tư duy thực tiễn của họ tìm cách hợp pháp hóa, đưa những triết thuyết, giáo luật của tôn giáo Ấn Độ sát thực hơn, lại gần hơn với thực tế của họ. Nghĩa là, ta luôn thấy một nét rất đặc trưng trong phong cách văn minh Trung Hoa: Tôn giáo luôn mang đầy tính chính trị xã hội! Một trong những biểu hiện rò rệt của việc nhà chùa tham gia các hoạt động chính trị tại Trung Hoa là nhà chùa giống như các “căn cứ địa” cho các cuộc đấu tranh. Trong những hoàn cảnh cụ thể, nhà chùa-với sự đoàn kết rộng rãi của nhân dân, không chỉ là hệ tư tưởng mà còn là hình thức cho các cuộc đấu tranh đó.

Thiếu Lâm Tự-một trong những môn vò thuật phổ cập nhất của Trung Quốc đặc biệt trong thời kỳ khởi nghĩa của Nghĩa Hòa Đoàn (1898-1901) - là môn vò thuật được nảy sinh trong một ngôi chùa của phái Thiền Tông - nơi mà theo giáo luật truyền thống, nghiêm cấm các hoạt động về binh nghiệp. Điều này cũng có lẽ là sự tất yếu trong những thời điểm lịch sử cụ thể trên đất nước này.

+ Thời điểm Phật giáo tiếp xúc với văn minh Trung Hoa cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho nó được chấp nhận dễ dàng hơn vào đất nước này như chúng ta đã đề cập tới ở phần trên. Phật giáo bước chân vào Trung Hoa vào giai đoạn cực thịnh của chế độ phong kiến với các triết thuyết


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

của nó đang trên đỉnh cao thì chưa chắc Phật giáo có được vị thế như ngày nay.

+ Phật giáo đã không chỉ dần dần thích ứng được quan niệm xã hội, hoạt động chính trị mà còn tìm cách thích nghi - trong một chừng mực nào đó - đạt đến sự nhân nhượng đối với các đối thủ của nó. Như chúng ta đã biết, khi bước chân vào cửa ngò Trung Hoa là Phật giáo đã bị Khổng giáo và Đạo giáo cản đường. Nhưng lòng từ bi của Phật giáo cùng với công lao to lớn của các vị cao tăng trong buổi đầu truyền bá đã khiến cho Phật giáo tìm được vị trí của mình trong đời sống tâm linh dân gian, bất chấp sự chống đối của những học thuyết tôn giáo khác. Sự uy hiếp của Phật giáo đã khiến cho Khổng giáo và Đạo giáo xem xét lại hệ thống của mình và buộc phải tìm ra những điểm hòa hợp. Mặt khác, để củng cố vị trí của mình, Phật giáo cũng buộc phải tìm cách để thích nghi. Đó chính là điểm gặp gỡ giữa Nho-Phật-Đạo. Qua Phật giáo, Đạo giáo đã tìm thấy cho mình một cơ cấu tổ chức hệ thống hơn; Nho giáo bổ sung thêm tính triết học vào học thuyết vốn chủ yếu mang tính đạo đức chính trị của mình. Như vậy, Phật giáo hội nhập với văn hóa Trung Quốc trong hai khuynh hướng diễn ra song song:

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc - 5

Một là nhân nhượng của Phật giáo: Phật giáo trở nên mềm hơn, linh hoạt hơn, gần với đời sống thực tế hơn.

Hai là các dòng tư tưởng của Trung Quốc - khi chiến đấu với một đối thủ đầy tính triết học - cái mà họ thiếu nhất, cũng chấp nhận tiếp thu và cơ cấu lại tổ chức, thay đổi một số điểm trong triết thuyết. Đó chính là sự tự hoàn thiện mang tính tất yếu giữa các nền văn minh, các thành tố văn hóa.

Quá trình thích ứng của Phật giáo Ấn Độ đối với văn hóa Trung Hoa là một quá trình tạo ra một tôn giáo mang đầy bản sắc Trung Quốc: Phật giáo Trung Quốc. Phật giáo Trung Quốc không còn quá tách rời thực tế như Phật giáo Ấn Độ. Tính tích cực và tính nhập thế của Phật giáo Trung Quốc rất lớn:


Cứu độ chúng sinh để cứu độ cho mình, đặt lợi ích của chúng sinh lên trên lợi ích của mình. Cách hành sự này rất khác với Phật giáo truyền thống. Phải chăng, điều này đã giải thích được phần nào lý do tại sao Phật giáo lại tàn lụi ngay trên mảnh đất đã sản sinh ra nó!

Qua quá trình Phật giáo thích ứng với văn hóa Trung Quốc, ta thấy rò một điều là: Để tìm được vị trí trên mảnh đất văn hóa Trung Hoa là điều không đơn giản đối với Phật giáo. Bởi lẽ khác với rất nhiều nước khác, nơi mà Phật giáo được đón tiếp và chấp nhận một cách nhiệt tình và tương đối yên bình, không chỉ vì tính hòa bình của Phật giáo mà còn vì một điều khác biệt rất căn bản là Trung Hoa đã là một cái nôi văn minh và họ ý thức rất rò về điều đó khi Phật giáo truyền đến. Chính vì thế mà sự tồn tại của Phật giáo ở Trung Quốc đã chứng tỏ sức sống nội tại mạnh mẽ của Phật giáo. Cho dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của các thời đại, sự linh hoạt và mềm dẻo của Phật giáo cùng với những triết thuyết thâm trầm nhân văn của nó đã khiến cho Phật giáo dần dần hòa nhập được vào tín ngưỡng bản địa, đi sâu vào tiềm thức sâu thẳm và trở thành chỗ dựa niềm tin tất yếu cho người dân Trung Quốc.

1.3.1. Phật giáo đối với lịch sử văn hoá Trung Quốc


Ngay từ những năm đầu Công Nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc, Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, dần dần đã thẩm thấu sâu sắc vào trong văn hóa Trung Quốc, đối với sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc phát sinh nhiều mặt ảnh hưởng.

Ðầu tiên, nhìn từ mặt phát triển của lịch sử xã hội Trung Quốc. Bắt đầu từ thời Ðông Tấn, là một tôn giáo có nội hàm phong phú và vị thế quan trọng trong xã hội, Phật giáo và những triều đại vua chúa phong kiến Trung Quốc


có rất nhiều mối quan hệ mật thiết với nhau. Là một lực lượng hiện thực xã hội quan trọng lớn lao, một mặt, ngoài khu vực Tây Tạng và dân tộc Thái (một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, chủ yếu phân bố tại tỉnh Vân Nam) Phật giáo cùng với chánh quyền trực tiếp hợp nhất, đối với các khu vực Hán tộc rộng lớn khác, Phật giáo rất ít khi chủ động trực tiếp phục vụ cho chính trị phong kiến, mà chủ yếu là thông qua mối quan hệ mật thiết giữa các bậc cao tăng và các triều đại vua chúa, dùng phương thức đặc biệt vốn có của tôn giáo gián tiếp tác dụng đến chính trị hiện thực; mặt khác, thông qua kinh tế tự viện, tăng tục đệ tử, chế độ tăng quan, trên mặt khách quan không lúc nào không phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xã hội phong kiến. Là một loại hình thái ý thức, một mặt, Phật giáo thông qua tư tưởng siêu nhiên xuất thế của mình, cùng với chủ trương tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Nho gia và cùng với học thuyết dưỡng sanh, thành tiên của Ðạo giáo cùng nhau bổ sung, do đó đối với việc bảo hộ, củng cố chế độ thống trị phong kiến đã khởi lên tác dụng tích cực, trở thành bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến ; mặt khác, Phật giáo với tinh thần từ bi cứu thế, phổ độ chúng sanh, cũng không ngừng khích lệ đệ tử tích cực đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ và từ thiện của xã hội. Trong thời kỳ cận đại, dân tộc lâm vào tình thế vô cùng nguy hiểm, một số tư tưởng gia và các nhà cách mạng giai cấp tư sản, đã từng thực thi áp dụng tư tưởng Phật giáo vào việc bồi dưỡng đạo đức, khích lệ ý chí chiến đấu vô úy của người cách mạng, hầu cứu dân tộc Trung Hoa ra khỏi cảnh nguy cấp khổ đau.

Thứ đến là nhìn từ mặt phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc. Phật giáo tại Trung Quốc lưu truyền và thâm nhập phát triển, một mặt làm giàu nội hàm nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, một mặt trong thời gian dài cùng với tư tưởng Nho gia và Ðạo giáo so sánh, xung đột tranh luận và dung hợp, Phật giáo đã trở thành một trong ba bộ phận không thể thiếu


được kết hợp nên nền văn hóa Trung Hoa. Nói cụ thể, về phương diện tư tưởng lý luận, Phật giáo sau khi truyền vào Trung Quốc đã hiển hiện khuynh hướng Nho học hóa, nhưng Phật giáo đối với tinh thần xuất thế lại nhấn mạnh lòng hiếu, đối với sự nghiệp giải thoát giác ngộ thì đề cao tinh thần tuyệt dục thanh tịnh, đối với nhận thức luận và nhân tánh luận thì chủ trương trí là tâm thể và phương pháp tu hành tương ứng. Trên một trình độ và ý nghĩa nhất định thì Phật giáo rò ràng đã bổ sung cho học thuyết đạo đức của Nho gia, làm giàu tư tưởng luân lý Trung Quốc.

1.3.2. Phật giáo với lịch sử triết học Trung Quốc


Từ sau khi ra đời, lịch sử triết học Trung Quốc luôn là sự đấu tranh giữa đấu tranh lẫn nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa vô thần luận và hữu thần luận. Nhưng sau khi Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, cuộc đấu tranh giữa hai nhận thức luận và hai hệ thống tư tưởng này đã tạo nên tình hình đan chéo lẫn nhau hết sức phức tạp [40,290]. Điểm cơ bản của triết học Phật giáo là phủ nhận sự tồn tại của thế giới hiện thực khách quan, tưởng tượng ra “thế giới cực lạc Tây phương” đối lập với thế giới hiện thực. Các phái của Phật giáo đều xuất phát từ các góc độ khác nhau và dùng các chứng cứ khác nhau để chứng minh cho tính hư ảo của thế giới khách quan, đồng thời họ còn tìm mọi cách để luận chứng cho tính tuyệt đối của thế giới tinh thần chủ quan, vì vậy triết học Phật giáo thuộc hệ thống tư tưởng duy tâm, chỉ có “Phật hướng tính trung tác, mạc hướng thân ngoại cầu” (Phật luôn hướng vào việc nhận rò bản tính) do Thiền Tông chủ trương mới phủ định “thế giới cực lạc tây phương” mà Phật giáo đã tưởng tượng ra, chỉ thừa nhận sự tồn tại tuyệt đối của thế giới tinh thần chủ quan. Như vậy Thiền Tông đã chuyển hóa chủ nghĩa duy tâm khách quan của triết học Phật giáo thành chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Trong quá trình đó, Nho giáo Đạo giáo, Phật giáo đã loại trừ đồng thời ảnh hưởng lẫn nhau, đấu tranh và tiếp thu lẫn nhau, kết


thành một khối trong hệ thống tư tưởng duy tâm. Từ triều Tống trở về sau, tư tưởng duy tâm hầu như đều tiếp nhận sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo. Lý học của Trình Thạc và Chu Hy đã vay mượn và sử dụng một số mệnh đề của Hoa Nghiêm Tông, “Tâm học” của Lục Cửu Nguyên và Vương Thọ Nhân cũng đã tiếp thu một số tư tưởng của Thiền Tông. Vô thần luận và tư tưởng của chủ nghĩa duy vật cũng không ngừng phát triển và trưởng thành trong cuộc đấu tranh phê phán triết học Phật giáo. Lịch sử triết học Trung Quốc sau triều Hán và triều Đường mà chúng ta nói tới không thể tách rời khỏi lịch sử tư tưởng Phật giáo, hơn nữa còn trở thành một nhân tố cấu thành quan trọng của lịch sử triết học Trung Quốc.

1.3.3. Phật giáo với văn học Trung Quốc


Phật giáo có ảnh hưởng rất rò rệt đối với văn học Trung Quốc. Thơ văn có nhiều đề tài miêu tả Phật giáo. Riêng thơ Đường đã có khoảng hơn 50.000 bài, trong đó có tới gần 1/10 là các bài thơ có liên quan đến Phật giáo [34,147]. Những bài thơ này đều ca ngợi phong cảnh chùa Phật, ca ngợi tình hữu nghị giữa tăng ni và thế tục, có nhiều bài viết khá hay và sinh động. Từ các triều Đường, Tống trở về sau, các nhà sư nổi tiếng có địa vị rất cao, các văn nhân đã lần lượt lập bia viết truyện ca ngợi họ, để lại nhiều bài văn viết về đạo lý Phật giáo. Về phong cách nghệ thuật, vì Phật giáo theo đuổi tự giải thoát bản thân, chủ trương lý trần xuất thế, đến thời Thiền Tông, người ta còn tuyên truyền rộng rãi việc cầu Phật từ đáy lòng, hình thành nên dòng tư tưởng nghệ thuật thanh đạm, xa vời trong giới văn học, họ theo đuổi “vận ngoại chi chỉ” và “ngôn ngoại chi ý” trong mĩ học. Nhà thơ Đường Vương Duy rất coi trọng Phật giáo, phong cách này có lẽ đã được ông thể hiện tốt nhất. Các nhà văn của các trào lưu tư tưởng khác cũng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong thế giới quan và thực tiễn sáng tác của mình. Ví dụ như Bạch Cư Dị của triều Đường và Tô Thức thuộc triều Tống. Về lý luận thơ ca,


sau triều Đường và triều Tống, người ta chủ trương “lấy Thiền để bàn luận thơ ca”, sáng tác thơ ca cần phải “vật tượng siêu nhiên”, cần phải “ý cảnh mênh mang”, họ cho rằng “làm thơ về Thiền, vốn không có sự khác biệt”. Về đội ngũ sáng tác, có nhiều nhà thơ là hòa thượng đã xuất hiện trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, sách sử gọi họ là “thi tăng”. Trong đó có một số người nổi tiếng như Đường Hàn Sơn, Giảo Nhiên, Tề Ki, Quán Hưu, các tập thơ của họ đều được lưu truyền đến đời sau. Ngoài ra còn có các nhà thơ triều Tống như Trọng Hiền, Văn Doanh, Tổ Khả, Huệ Hồng, nhà thơ cận đại Tô Mạn

Chu…, họp đều có địa vị nhất định trong lịch sử văn học Trung Quốc9.

1.3.4. Phật giáo với kiến trúc, hội họa và điêu khắc Trung Quốc


Kiến trúc tôn giáo bao gồm sự dung hợp của luận lý tôn giáo và văn hóa dân tộc tạo nên một phong cách thống nhất, tập hợp những kỹ thuật kiến trúc và mỹ thuật tạo hình kết tinh thành tập đại thành của nền kiến trúc nghệ thuật tôn giáo và là điểm nhấn sáng chói trong nghệ thuật kiến trúc nhân loại.

Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thừa hưởng nền kiến trúc vĩ đại của nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Từ nền tảng này Phật giáo kế thừa và sáng tạo, tạo nên một phong cách kiến trúc đặc biệt và hấp dẫn của riêng mình. Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc được đề cao và có một vị trí đặc biệt trong nền kiến trúc nghệ thuật cổ đại nhân loại và sự phát triển tôn giáo.

Kiến trúc cổ đại Trung Quốc được hình thành có hệ thống, bắt nguồn từ thời đại nhà Hán, thời kỳ này xã hội phong kiến Trung Quốc về chính trị, văn hóa, kinh tế đã đạt đỉnh cao. Đương thời kiến trúc được coi như sự thể hiện uy quyền của Thiên tử, là công cụ thống trị tinh thần của chế độ phong kiến, do lồng ghép thể chế của Nho gia và văn hóa tôn giáo trong nghệ thuật kiến trúc.



9 Phan Khoang (1958) “Trung Quốc sử lược, văn học sử”, NXB Sài Gòn.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí