Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc - 1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


TRỊNH THỊ THÚY


ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành:CHÂU Á HỌC

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc - 1


Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. Đỗ Thu Hà


Hà Nội-2012


MỤC LỤC

Lời cam đoan

Danh mục chữ viết tắt trong luận văn MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 4

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5

4. Phạm vi nghiên cứu 6

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6

6. Phương pháp nghiên cứu 7

7. Đóng góp của luận văn 8

8. Nguồn tư liệu 8

9. Cấu trúc luận văn 8

CHƯƠNG I: PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC 11

1.1. Ấn Độ một trong những trung tâm văn minh lớn của nhân loại 11

1.1.1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ 11

1.1.2. Các giai đoạn lịch sử chính 11

1.1.3. Thành tựu chính của Văn minh Ấn Độ 13

1.1.4. Tư tưởng, tôn giáo 15

1.2. Thời điểu, điều kiện và các bước du nhập của Phật giáo Ấn Độ

vào Trung Quốc 16

1.2.1. Thời điểm Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc 16

1.2.2. Điều kiện Phật giáo du nhập vào Trung Quốc 19

1.2.3. Các bước du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc 21

1.3. Phật giáo Ấn Độ và sự hội nhập với văn hóa Trung Quốc 27

1.31. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với lịch sử văn hoá Trung Quốc 31

1.3.2. Phật giáo với lịch sử triết học Trung Quốc 33

1.3.3. Phật giáo với văn học Trung Quốc 34

1.3.4. Phật giáo với kiến trúc, hội họa và điêu khắc Trung Quốc 35

1.3.5. Phật giáo với ngôn ngữ Trung Quốc 40

1.4. tiểu kết 41

CHƯƠNG 2: DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG 43

KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC.

2.1. Những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Trung Quốc 43

2.1.1. Bốn ngọn núi Phật giáo nổi tiếng 43

2.1.2. Bốn chùa Phật lớn 45

2.1.3. Ba nghệ thuật hang đá lớn 45

2.2. Một số nét bảo tồn theo nguyên gốc 45

2.2.1. Hệ thống biểu tượng của Phật giáo 46

2.2.2. Kết cấu không gian tổng thể của chùa Phật giáo Trung Quốc 49

2.2.3. Kiến trúc chùa Trung Quốc 54

2.3. Một số nét sáng tạo và biến thể 61

2.3.1. Bích hoạ 61

2.3.2. Một số nét sáng tạo và biến thể trong kiến trú mái chùa 67

Trung Quốc

2.4. Tiểu kết 72

CHƯƠNG 3: DẤU ẤN CỦA VĂN HOÁ ẤN ĐỘ TRONG 74

ĐIÊU KHẮC TRANG TRÍ PHẬT GIÁO

3.1. Những công trình điêu khắc trang trí tiêu biểu của Trung Quốc 74

3.1.1. Mười pho tượng ngồi lớn 74

3.1.2. Bốn pho tượng Phật nằm lớn 74

3.1.3. Hai pho tượng gỗ lớn 75

3.1.4. Hai pho tượng đồng lớn 75

3.2. Dấu ấn của văn hoá Ấn Độ trong điêu khắc 75

Trang trí tượng Phật chùa Trung Quốc

3.3. Một số nét sáng tạo trong điêu khắc trang trí tượng Phật chùa 82

3.4. Một số nét sáng tạo trong hình ảnh Quán Thế Âm của 92

Phật giáo Trung Quốc.

3.4.1. Những giả thiết về sự xuất hiện của Quán Thế Âm 92

3.4.2. Sự sáng tạo về hình tượng Quán Thế Âm của

Phật giáo Trung Quốc 93

3.5. Tiểu Kết 105

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

A. Ảnh

BĐ. Bản Đồ

NXB. Nhà xuất bản

PG. Phật giáo

SCN. Sau Công Nguyên

T/c. Tạp chí

TCN. Trước Công Nguyên


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á, trong hàng thế kỷ. Ngày nay Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn nhất ở Châu Á và trên thế giới. Trung Quốc với diện tích khoảng 9.600.000km2, phía đông giáp biển, bờ biển dài hơn 14.000km, đường biên giới trên đất liền dài hơn 20.000km từ Đông Bắc đến phía Nam lần lượt tiếp giáp với các nước Korea, Nga, Mông Cổ, Nêpan, Ấn Độ, Lào, Việt Nam, Apganixtan, Pakixtan, Mianma, Butan…Trung Quốc có nhiều đảo, trong đó Đài Loan và đảo Đải Nam là hai đảo lớn nhất [27,7]. Trung Quốc có hai dòng sông lớn bắt nguồn từ phía Tây chảy ra biển Đông là Hoàng Hà ở phía Bắc dài 5.464 km và Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử) ở phía Nam dài 6.300 km. Tại chỗ

tiếp giáp giữa biên giới Tây Nam Trung Quốc và Nêpan có ngọn núi Chômôlungma (người phương Tây gọi là Everset) cao 8.848m. Đó là ngọn núi cao nhất thế giới, thuộc dãy núi Himalaya. Ở Tây Bắc có lòng chảo Thổ Lỗ Phiên thấp hơn mặt nước biển 154m [27,7].

Trung Quốc cũng là một trong những nền văn minh với hệ thống chính trị và pháp luật sớm nhất, kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất với bốn phát minh tiêu biểu: Giấy được phát minh dưới triều Hán (206 trước Công Nguyên-220 trước Công Nguyên), in ấn thời nhà Tống (960-1279), thuốc súng được phát hiện vào thời Chiến Quốc (475-221 trước Công Nguyên), la bàn hơn 2000 năm trước đây, người Trung Quốc phát hiện ra rằng, một mẫu


nam châm tự nhiên luôn tự động quay hướng về phía Bắc và thế là người ta đã chế tạo ra la bàn. Với nền văn minh rực rỡ của mình, Trung Quốc không chỉ có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các nước như Việt Nam, Korea, Nhật Bản trong nhiều thời kỳ mà còn ảnh hưởng lớn đến khoa học kỹ thuật của thế giới.

Nhưng có điều đặc biệt là Phật giáo lại không sản sinh ra ở Trung Quốc mà được sinh ra ở Ấn Độ vào giữa thiên kỉ I TCN. Nhưng ngay từ những năm đầu Công Nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Là một tôn giáo phát xuất tại Ấn Ðộ được thỉnh mời đến đất nước Trung Quốc1, Phật giáo đã trải qua các thời kỳ sơ truyền, cách nghĩa tỷ phụ 2, xung đột, thay đổi, thích ứng, dung hợp, với khả năng thích nghi và chuyển hoá bên trong các nền văn hoá khác nhau, trong niềm tin hiện có của cộng đồng dân tộc này. Điều này được thể hiện qua sự giao thoa hài hoà với các tập tục có trước với yêu cầu có một nguồn gốc với các thần linh bản xứ và sự nhấn mạnh những khía cạnh sâu sát của Phật giáo tồn tại song hành với các phong tục hiện có của Trung Quốc.

Dần dần, Phật giáo đã thẩm thấu sâu sắc vào văn hóa Trung Quốc, ảnh hưởng tới sự phát triển văn hóa lịch sử Trung Quốc như: Ảnh hưởng tới sự phát triển của lịch sử xã hội Trung Quốc, sự phát triển của nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, ảnh hưởng tới triết học của Trung Quốc, văn học, ngôn ngữ học, dân tục. Đặc biệt, Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng tới các phương tiện nghệ thuật của Trung Quốc như: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc... đều tăng thêm hình thức và nội dung mới. Nhờ Phật giáo, trong kho tàng nghệ thuật dân tộc Trung Quốc tăng thêm rất nhiều trân bảo quý hiếm vô giá.


1Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 (năm 67 CN) vua Minh Ðế đời Hậu Hán sai sứ qua Tây Vực cầu pháp thỉnh tượng Phật. Giữa đường sứ giả gặp 2 bậc cao tăng là Ngài Ca Diếp Ma Ðằng và Trúc Pháp Lan, bèn mời 2 Ngài đến Trung Quốc. Vua Minh đế rất mừng rỡ liền sắc dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và làm chỗ dịch kinh cho 2 Ngài.

2Cách nghĩa, tỷ phụ là dùng nghĩa lý của Ðạo gia và Nho gia để giải thích đạo lý Phật giáo. Phật giáo mới truyền vào Trung Quốc, do vì tư tưởng uyên thâm người thường khó có thể hiểu thấu, nên các nhà học giả Phật giáo thường dùng nghĩa lý của Ðạo gia và Nho gia để giải thích đạo lý Phật giáo.


Mặt khác, việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc trang trí Phật giáo Trung Quốc còn cho chúng ta hiểu sâu hơn về lý do tại sao Phật giáo là một tôn giáo ngoại lai từ Ấn Ðộ.

Truyền sang mà Phật Giáo lại có chỗ đứng vững chắc như vậy trong một dân tộc vốn có truyền thống “bài ngoại” như Trung Quốc [39,25]. Trong khi Phật Giáo ở Ấn Ðộ mỗi ngày mỗi suy bại, thì Phật Giáo ở Trung Hoa mỗi ngày mỗi thêm thanh thế và cuối cùng chinh phục được hầu hết cả một khối người đông đảo nhất trên thế giới. Vì sao? Có lẽ vì ở Ấn Ðộ, các nhà lãnh đạo truyền giáo đã không biết thích nghi với hoàn cảnh, với sự tiến triển của thời thế, cứ giữ chặt nếp sống cũ, trong khi ấy thì ở Trung Hoa, các nhà truyền giáo đã hiểu rò căn cơ của quần chúng, biết thích nghi với hoàn cảnh và thời thế, luôn luôn phát huy những tôn phái mới để đáp ứng cho những nhu cầu tinh thần của mọi lớp người. Do đó mà đạo Phật ở Trung Hoa không bị một tôn giáo nào lấn lướt được chăng?

Cũng như ở Việt Nam, các triều đại ở Trung Hoa khi mới lên ngôi thì các ông vua khai quốc bao giờ cũng sùng mộ đạo Phật và khuyến khích sự truyền giáo, còn các ông vua cuối cùng, trái lại, thường hay hủy phá đạo Phật, trước khi mất ngôi. Những sự kiện ấy cho phép ta tạm kết luận rằng: Các ông vua khai quốc phần nhiều những vị có đức hạnh và sáng suốt nhận thấy cần phải chấn hưng Phật Giáo thì dân chúng mới được thuần lương và nước nhà mới thịnh trị. Trái lại, các ông vua cuối cùng phần nhiều là những hôn quân vô đạo, nên đã hủy phá Phật pháp. Vì thế, nước đã loạn lại càng loạn thêm và các ngai vàng của các ông cũng sụp đổ theo với đà sụp đổ của phép nước.

Đạo Phật ở Trung Hoa có lúc thịnh và lúc suy. Trong sự thịnh suy ấy, công và tội của các ông vua rất lớn, nhưng không phải là tất cả. Các ông vua chỉ tăng cường thượng duyên, còn nguyên nhân chính, động cơ chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022