Xây Dựng Môi Trường Văn Hóa Tốt Đẹp, Tạo Điều Kiện Cho Phát Triển Con Người Toàn Diện


chúng trong việc tham gia chính trị của công chúng... cũng thúc đẩy quá trình dân chủ hóa chính trị, làm tăng mức độ tham gia chính trị của công dân, từ đó thúc đẩy các quyết sách nhằm phát triển con người toàn diện.

Thứ hai, kiểm soát tham nhũng hiệu quả có thể bảo vệ quyền và lợi ích của đa số người dân. Để phòng ngừa và kiểm soát tham nhũng, cần thiết lập hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để trừng trị và phòng ngừa tham nhũng; củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát quyền lực, hệ thống quản lý hành chính và hệ thống quản lý tài chính, tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ của các tổ chức tài chính; thiết lập hệ thống giải trình trách nhiệm ra quyết định đầu tư nhằm tăng cường giám sát đầu tư; hoàn thiện và đổi mới cơ chế lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ, hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền của người tố cáo, thiết lập và tăng cường cơ chế ngăn chặn việc cán bộ tham nhũng bỏ trốn và cơ chế dẫn độ cán bộ tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng có thể thúc đẩy công bằng xã hội, điều phối các quan hệ lợi ích xã hội khác nhau, khơi dậy sức sáng tạo của người dân, thúc đẩy con người phát triển toàn diện.

Thứ tư, tôn trọng tinh thần đổi mới sáng tạo của nhân dân có thể phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong việc làm nên lịch sử. Chỉ khi không ngừng đổi mới sáng tạo mới có thể thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà nguồn gốc của đổi mới sáng tạo là thực tiễn của đông đảo quần chúng nhân dân. Một mặt, tạo môi trường thể chế hiệu quả và bầu không khí xã hội khoan dung cho đông đảo quần chúng nhân dân, để nhân dân có thể ứng phó hiệu quả với các vấn đề thực tiễn, cải thiện và đổi mới các cơ chế hiện có, từ đó phát huy tinh thần tiên phong trong công cuộc kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặt khác, cần phải có những tổng kết và tiếp thu những kinh nghiệm do nhân dân sáng tạo ra, biến nó thành một bộ phận hữu cơ của việc xây dựng nền chính trị dân chủ, chỉ có như vậy mới bảo đảm được tính ổn định trong việc phát huy dân chủ, nâng cao tố chất dân chủ của nhân dân, từ đó thúc đẩy con người phát triển toàn diện.

4.3.3. Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, tạo điều kiện cho phát triển con người toàn diện


Cần xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, tạo điều kiện cho việc phát triển con người toàn diện, nâng cao tố chất đạo đức tư tưởng và tố chất văn hóa của người dân, làm cho đời sống tư tưởng và tinh thần của người dân phát triển toàn diện. Phát triển văn hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển con người toàn diện vì văn hóa là lực lượng quan trọng tạo ra sức tập hợp và sức sáng tạo của dân tộc, có liên hệ mật thiết với chính trị, chính sách ngoại giao cũng như sức mạnh kinh tế, quân sự.

Cần phải làm cho hệ giá trị cốt lòi của chủ nghĩa xã hội ăn sâu vào lòng dân và thúc đẩy con người phát triển toàn diện. Thứ nhất, tư tưởng chỉ đạo của chủ nghĩa Mác là linh hồn của hệ giá trị cốt lòi của chủ nghĩa xã hội. Chỉ khi kiên trì vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác và vận dụng một cách khoa học chủ nghĩa Mác để chỉ đạo công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mới có thể củng cố sự hiểu biết của người dân về tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta; làm cho người dân không bị ảnh hưởng bởi những trào lưu tư tưởng sai trái, không đánh mất phương hướng trong cuộc sống và trở thành người có niềm tin, có nghị lực, có đạo đức và thực hiện phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng một xã hội nhân văn tươi đẹp. Thứ hai, lý tưởng về chủ nghĩa xã hội luôn giữ vững tinh thần vươn lên của nhân dân trước nhiều thời cơ và thách thức, khơi dậy niềm tin và nhiệt huyết của nhân dân, là trụ cột tinh thần cho sự phát triển toàn diện của con người và là sợi dây tinh thần kết nối nhân dân. Thứ ba, tinh thần dân tộc với chủ nghĩa yêu nước làm nòng cốt và tinh thần thời đại lấy đổi mới sáng tạo làm cốt lòi là tinh hoa của hệ giá trị cốt lòi xã hội chủ nghĩa. Phát huy mạnh mẽ tinh thần dân tộc và tinh thần thời đại, để mọi người mở mang tư duy, đổi mới trí tuệ, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bảo đảm các quyền và lợi ích văn hóa cơ bản của mọi người bằng cách phát triển mạnh mẽ các dịch vụ văn hóa phi lợi nhuận. Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực văn hóa để nâng cao trình độ phục vụ của các dịch vụ văn hóa công cộng, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân và để thành quả của sự phát triển văn hóa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

mang lại lợi ích cho mọi người. Trước hết, cần cải thiện hệ thống dịch vụ văn hóa công cộng. Để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu văn hóa cơ bản của người dân, khả năng phục vụ của các dịch vụ văn hóa công cộng phải được nâng cao hơn nữa, đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của nhân dân; đồng thời cung cấp các dịch vụ văn hóa công cộng cho người già, người tàn tật và trẻ vị thành niên. Thứ hai, cần phát triển một hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Hệ thống thông tin liên lạc hiện đại có các đặc điểm là công nghệ tiên tiến, đường truyền nhanh, phủ sóng rộng khắp, giúp tăng cường mức độ ảnh hưởng của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra cũng cần tăng cường xây dựng cơ quan báo chí, cơ quan thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và nhà xuất bản, xây dựng và hoàn thiện hệ thống mạng lưới phát thanh, viễn thông, phát thanh - truyền hình, và Internet, để hệ thống thông tin văn hóa phát triển hơn nữa. Thứ ba, cần tăng cường phát hiện và làm sáng tỏ giá trị của những tư tưởng văn hóa truyền thống đặc sắc. Cần tăng cường hiểu biết hơn nữa về văn hóa truyền thống của quê hương đất nước, nghiên cứu sâu hơn nội hàm văn hóa của lễ hội truyền thống dân tộc, hoàn thiện việc biên soạn và xuất bản các tác phẩm kinh điển và bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể đồng thời giữ gìn tiếng nói và chữ viết của các dân tộc, phát triển nền văn hóa của các dân tộc thiểu số, phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Thứ tư, hội nhập văn hóa ở thành thị và nông thôn cần được đẩy mạnh. Tăng cường xây dựng các nhà sinh hoạt văn hóa ở thôn làng, khu phố, thực hiện các hoạt động đưa văn hóa về nông thôn, quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần của lao động nhập cư và con em người lao động xa quê, từ đó giảm khoảng cách phát triển văn hóa giữa thành thị và nông thôn. Thứ năm, cần đổi mới hệ thống công trình văn hóa và cơ chế văn hóa. Cần xây dựng hệ thống các công trình văn hóa hiện đại, đẩy nhanh các biện pháp hỗ trợ đầu tư và tài chính cho ngành công nghiệp văn hóa; tiếp tục đổi mới ngành công nghiệp văn hóa với sở hữu công là trụ cột và nhiều loại hình sở hữu cùng phát triển. Sức mạnh tổng thể và khả năng cạnh tranh của nền văn hóa cần được nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu văn hóa và tinh thần đa dạng của người dân.

4.3.4. Ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội, tạo động lực nội tại cho phát

Vấn đề phát triển con người toàn diện trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và ý nghĩa tham khảo đối với Việt Nam - 20


triển con người toàn diện

Nâng cao mức sống của người dân nghĩa là làm tăng thu nhập và thời gian giải trí của người dân, là sự phát triển về phúc lợi xã hội, điều kiện sống, điều kiện giáo dục và điều kiện y tế, cũng như lối sống lành mạnh và trật tự xã hội tốt hơn, môi trường thiên nhiên tươi đẹp hơn, môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn, giúp con người ngày càng được hưởng thụ nhiều hơn thành quả của sự phát triển, đồng thời tiếp tục phát huy sức sáng tạo khi tham gia vào đời sống kinh tế chính trị, và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bản thân.

Một là, thu hẹp khoảng cách phân phối thu nhập và huy động tính tích cực của người lao động trong sản xuất. Cần hướng tới mục tiêu toàn thể nhân dân cùng có cuộc sống ấm no; thông qua đổi mới hệ thống phân phối và tiêu chuẩn hóa trật tự phân phối, cố gắng cải thiện mức thu nhập của nhóm người có thu nhập thấp, ổn định và mở rộng nhóm người thu nhập trung bình, thu hẹp khoảng cách trong thu nhập giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người có thu nhập cao; xóa bỏ dần sự chênh lệch giàu nghèo để mọi người đều có quyền bình đẳng, có cơ hội và điều kiện để phát triển bản thân và kích thích ý thức tự giác, sự chăm chỉ học tập nâng cao trình độ lao động và khả năng thích ứng của bản thân. Trong quá trình phát huy tài năng của mình, con người có thể từng bước phát triển toàn diện bản thân.

Hai là, ưu tiên phát triển giáo dục để thúc đẩy con người phát triển toàn diện. Giáo dục là nền tảng của quá trình phát triển đất nước. Những năm vừa qua, giáo dục đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người và giảm bớt áp lực việc làm, là con đường thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Chúng ta cần tiếp tục ưu tiên phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Để đạt được mục tiêu này, cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, giữ vững vị trí ưu tiên hàng đầu của công tác giáo dục; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và yêu cầu của


cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng cường đầu tư cho giáo dục ở các vùng lạc hậu, nâng cao toàn diện trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng lạc hậu.

Ba là, cải thiện điều kiện sống cơ bản của người dân. Thứ nhất, cần tăng diện tích nhà ở bình quân đầu người bằng hình thức đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà ở. Thứ hai, cải thiện chế độ nhà ở, cải thiện điều kiện nhà ở của các gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Lấy nhóm thu nhập thấp làm trọng tâm trong vấn đề nhà ở, cải thiện hệ thống nhà ở cho thuê, hệ thống nhà ở giá rẻ, đồng thời giải quyết khó khăn về nhà ở của nhóm thu nhập thấp và trung bình thông qua nhiều phương thức như trợ cấp nhà ở, cho vay lãi suất thấp và giảm thuế trước bạ. Cần nâng cao chất lượng nhà ở, và chú trọng đến việc xây dựng các cơ sở vật chất như làm xanh môi trường, dịch vụ cộng đồng và mạng lưới giao thông..., từ đó nâng cao chất lượng nhà ở của người dân.

Bốn là, áp dụng những chính sách việc làm tích cực có lợi cho việc bảo vệ và cải thiện đời sống của người dân. Tạo việc làm là một phương thức hữu hiệu để góp phần xoá đói giảm nghèo, duy trì hoặc nâng cao đời sống của mỗi cá nhân và gia đình của họ, đồng thời là điều kiện cần thiết để tất cả mọi người bước vào đời sống xã hội một cách bình đẳng. Những chính sách việc làm tích cực giúp cho mọi người có cơ hội sử dụng kiến thức đã học để phát triển khả năng của mình. Để mở rộng việc làm, cần áp dụng phương châm người lao động tự chủ lựa chọn việc làm, thị trường điều tiết việc làm và chính phủ định hướng việc làm để mở rộng việc làm thông qua nhiều kênh. Khuyến khích tinh thần tự chủ kinh doanh, cải thiện chính sách kinh doanh tự chủ và chính sách cho vay vốn kinh doanh; khuyến khích tinh thần khởi nghiệp để thúc đẩy việc làm và làm cho tinh thần khởi nghiệp trở thành một động lực mới trong phát triển kinh tế của Việt Nam; tăng cường đào tạo nghề và cải thiện hệ thống đào tạo nghề để liên tục thích ứng với sự phát triển của kinh tế và xã hội và sự điều chỉnh cơ cấu ngành nghề nhằm cải thiện chất lượng việc làm và khả năng tìm việc của người lao động; tạo cơ chế việc làm bình đẳng cho lao động ở khu vực thành thị và nông thôn, có chính sách việc làm


bình đẳng cho lao động thành thị và nông thôn; tạo nhiều hơn việc làm phúc lợi để trợ giúp các gia đình nghèo và không có việc làm, đảm bảo quyền bình đẳng về việc làm của tất cả mọi người; cải thiện các dịch vụ việc làm, chuẩn hóa thị trường nguồn nhân lực và cung cấp các dịch vụ việc làm chất lượng cao cho những người gặp khó khăn về việc làm, sinh viên tốt nghiệp đại học, ngườ lao động nhập cư, bộ đội xuất ngũ.

4.3.5. Xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường, tạo sự bền vững cho phát triển con người toàn diện

Xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường là yêu cầu trong lĩnh vực sinh thái, tạo sự bền vững cho việc phát triển con người toàn diện. Xã hội tiết kiệm tài nguyên là mô hình xã hội liên tục nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả sử dụng tài nguyên bằng cách áp dụng công nghệ và phương pháp quản lý trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của con người với mức tiêu hao tài nguyên ít nhất có thể. Xã hội thân thiện với môi trường là mô hình xã hội có quy tắc về việc quý trọng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội, nhằm đạt được sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, tạo điều kiện cho cả hai cùng phát triển bền vững. Việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường đã tạo ra môi trường sống và môi trường làm việc hài hòa cho con người, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của con người, tạo điều kiện cho con người phát triển sản xuất, có cuộc sống giàu có, có môi trường sống tươi đẹp thông qua phương thức tiêu dùng sinh thái và sản xuất sinh thái, tạo ra sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, từ đó thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người. Như vậy, xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường chính là bảo đảm bền vững cho sự phát triển toàn diện của con người.

Việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường tạo ra phương thức tiêu dùng xã hội tốt cho con người. Phương thức tiêu dùng truyền thống ban đầu của con người nhấn mạnh đến quyền của con người đối với thiên nhiên mà xem nhẹ trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên, nhấn


mạnh tính chất phục vụ của thiên nhiên đối với con người và bỏ qua ảnh hưởng của thiên nhiên đối với con người. Phương thức tiêu dùng truyền thống là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người đã vượt quá giới hạn mà hệ sinh thái của trái đất có thể chịu đựng được, và đã gây ra những khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng, đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Vì vậy, việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường yêu cầu con người phải bảo đảm môi trường sinh thái trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng, thể hiện ở tiêu dùng vừa phải và tiêu dùng xanh. Tiêu dùng một cách khoa học, hợp lý sẽ đáp ứng nhu cầu sinh tồn, phát triển, sáng tạo và hưởng thụ của chính con người, phát huy đầy đủ tài năng và sức lực của con người, thúc đẩy con người phát triển toàn diện.

Việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường thúc đẩy việc cải tiến phương thức sản xuất của người dân. Do phương thức sản xuất truyền thống đơn phương nhấn mạnh đến nhu cầu một chiều của con người mà không quan tâm đến tác động tới môi trường sinh thái, làm cho các vấn đề sinh thái ngày càng đe dọa sự tồn tại và phát triển bền vững của con người. Do đó, thời đại ngày nay yêu cầu cần phải áp dụng các phương thức sản xuất sinh thái xuất phát từ góc độ bảo vệ môi trường, vừa phát triển lực lượng sản xuất, vừa chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một phương thức sản xuất toàn diện, có hệ thống, dựa trên nền kinh tế tuần hoàn và chủ trương tiêu thụ năng lượng thấp, giảm phát thải, tăng cường tái chế và tận dụng tài nguyên; vừa chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái, vừa xem xét đầy đủ mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành kinh tế; mục tiêu cuối cùng là xây dựng một xã hội văn minh về mặt sinh thái. Vì vậy, việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường khiến con người cải tiến phương thức sản xuất truyền thống thành phương thức sản xuất chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái mới, thúc giục con người xác lập quan điểm đúng đắn về vấn đề sinh thái, khiến con người hăng hái tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy con người phát triển toàn diện.

Việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường sẽ định hình quan điểm của con người về môi trường sinh thái. Ngày nay, nhu cầu


vật chất của con người đã vượt khỏi nhu cầu vật chất hợp lý; việc tiêu dùng nhiều quần áo, thực phẩm, nhà ở, phương tiện đi lại, ... đã phá vỡ ranh giới hợp lý, vì vậy, chúng ta nên nhìn nhận lại quan điểm về vật chất. Việc xây dựng xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường sẽ làm thay đổi các quan điểm truyền thống của con người, xác lập các quan điểm về sinh thái đúng đắn, hình thành quan điểm về bảo vệ môi trường sinh thái và theo đuổi cân bằng sinh thái trong mọi hoạt động của con người, làm cho con người chú ý hơn đến các yếu tố tự nhiên và quy luật tự nhiên, hiểu biết sâu sắc hơn về tác động của môi trường sinh thái đối với xã hội loài người, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện của con người. Bảo vệ thiên nhiên tức là bảo vệ loài người, để cải thiện môi trường sinh thái của loài người cần thay đổi quan điểm của loài người về môi trường sinh thái, phục vụ cho mục tiêu phát triển con người toàn diện.


Tiểu kết chương 4

Phát triển con người toàn diện là mục tiêu giá trị cao nhất của chủ nghĩa Mác. Cùng với quá trình hiện đại hoá xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam, phát triển con người toàn diện càng trở thành mục tiêu phấn đấu cao nhất của sự phát triển. Tham khảo những giải pháp phát triển con người toàn diện của Trung Quốc, đối chiếu vào thực tiễn của Việt Nam, luận án đã nêu ra những kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo từ Trung Quốc, đó là: Kiên trì quan điểm “lấy con người làm gốc”, coi con người là lực lượng cơ bản quyết định tương lai, vận mệnh của Đảng và đất nước; Kiên trì quan điểm “lấy nhân dân làm trung tâm”, luôn hết lòng phục vụ nhân dân, luôn hết mình vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân; Xây dựng nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện về thể chế đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của con người; Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển con người với phát triển kinh tế, xã hội; Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường văn hóa tốt đẹp cho phát triển con người toàn diện; Xây dựng nền văn minh sinh thái xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường sinh thái tươi đẹp cho phát triển con người toàn diện.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí