Kết Cấu Không Gian Tổng Thể Của Chùa Phật Giáo Trung Quốc


122 chùa và nay còn 49 chùa. Các chùa trên có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đều có “Điện Văn Thù” để thờ Văn Thù Bồ Tát. Trên núi có tượng Văn Thù cưỡi sư tử cao 9m. Nga My sơn thì được truyền tụng là nơi Phổ Hiền Bồ Tát hiển linh. Người ta đã xây dựng hơn 100 ngôi chùa ở đây, nay chỉ còn lại hơn 10 chùa. Trên núi có tượng đồng Phổ Hiền cưỡi voi cao 7,3m, nặng 3,1 tấn, là di vật thuộc triều Tống.

Còn Hoa Sơn được coi là nơi Địa Tàng Bồ Tát hiển linh. Tương truyền Kim Kiều Giác - một người vương tộc thuộc nước Tân La (Triều Tiên) đến Trung Quốc bái Phật vào thời Đường Cao Tông. Ông đã đến tu hành ở Cửu Tử Sơn (nay là Cửu Hoa Sơn), đến năm 99 tuổi thì qua đời. Sau khi qua đời, thi thể ông vẫn còn nguyên vẹn, có hình dáng giống Địa Tàng Bồ Tát nên mọi người cho rằng ông là Địa Tàng Bồ Tát hiển linh, cất giữ thi thể ông vào trong tháp để thờ cúng. Hiện nay, số chùa trên núi này ngày càng nhiều, có tới hơn 200 chùa. Người được thờ cúng ở “Nhục Thân Bảo Điện” trên núi chính là thi thể của Kim Kiều Giác.

Còn về Phổ Đà Sơn, tương truyền vào thời Ngũ Đại Hậu Lương, có nhà sư Nhật Bản tên là Huệ Ngạc lên Ngũ Đài Sơn bái Phật, ông lấy được một pho tượng Quan Âm. Sau đó ông từ miền Nam trở về nước bằng thuyền, khi đi qua vùng lân cận của Mai Sầm Sơn (nay là Phổ Đà Sơn) thì gặp sóng to gió lớn không thể đi tiếp. Huệ Ngạc cho rằng đó là do Quan Âm hiển linh nên đã rời thuyền lên bờ và xây dựng “Bất Khẳng Khứ Quan Âm Viện” tại đây. Kinh Phật nói, Quan Âm Bồ Tát sống ở “Phổ Đà Lạc Gia”, vì vậy, từ đó trở đi, Mai Sầm Sơn được đổi tên là Phổ Đà Sơn. Người ta bắt đầu xây dựng chùa từ triều Tống, đến cuối triều Thanh thì xây được 3 ngôi chùa lớn, 88 ngôi chùa cỡ vừa và nhiều ngôi chùa nhỏ khác. Trong chùa đều có tượng Quan Âm, trong đó có tượng cao 8,8m.

2.1.2. Bốn chùa Phật lớn


Bao gồm chùa Linh Nham thuộc huyện Trường Thanh, tỉnh Sơn Đông, chùa Quốc Thanh thuộc huyện Thiên Đài, tỉnh Chiết Giang, chùa Ngọc Tuyển thuộc huyện Đương Dương tỉnh Hồ Bắc và chùa Tây Hà thuộc Thành phố Nam Kinh. Bốn ngôi chùa này đều được xây dựng vào thời Tùy Đường chứng tỏ Phật giáo khi đô rất hung thịnh, đến các triều Tống, Minh, Thanh vẫn giữ được quy mô khá lớn. Ví dụ châu Ngọc Tuyền thuộc triều Tống có chu vi 10 dặm, 9 ngôi nhà lầu lớn, 18 điện lớn và 3700 ngôi nhà dành cho sư sãi.

2.1.3. Ba nghệ thuật hang đá lớn


Đó là những hang đá có quy mô lớn nhất bao gồm: Vân Cương, Đôn Hoàng và Long Môn. Hang đá Vân Cương thuộc tỉnh Sơn Tây, hiện gồm 53 hang động chính, có hơn 50.000 bức tượng. Đặc điểm là các bức tượng đều có hình dáng hùng vĩ, có nhiều tượng lớn, các tường đều cao từ 13m trở lên trong đó bức tượng ngồi giữa hang cao 17m [Dẫn theo 37,27].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hang Long Môn thuộc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam. Tượng Phật ở đây không nhiều nhưng bia khắc chữ và phù điêu hang động rất đa dạng, hiện nay còn lưu giữ hơn 2.100 bàn thờ Phật và hơn 100.000 bức tượng Phật lớn nhỏ [Dẫn theo 37,27].

Hang Đôn Hoàng ở tỉnh Cam Túc là một kho báu nghệ thuật tổng hợp về kiến trúc, hội họa và điêu khắc. Diện tích bích họa rộng hơn 45000m2, nếu xếp thành tranh cao 2m thì có thể tạo thành hành lang tranh dài tới 25km. Năm 1990, người ta phát hiện thấy hang thứ 17 của hang đá Mạc Cao có cất giữ Kinh Phật, trong hang có chứa 56.000 văn vật và các loại sách quý từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 10. Đây đều là những tư liệu quý để nghiên cứu văn hóa Trung Quốc [Dẫn theo 37,27].‌

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc - 7

2.2. MỘT SỐ NÉT BẢO TỒN THEO NGUYÊN GỐC

2.2.1. Hệ thống biểu tượng của Phật giáo


Nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc nói riêng và nghệ thuật Phật giáo nói chung bao gồm các biểu trưng là những vật tượng trưng tiêu biểu cho các quan niệm và vấn đề phức tạp bởi vì Phật giáo sử dụng các biểu tượng ở mức độ lớn hơn các tôn giáo khác. Bắt đầu với nền nghệ thuật có sớm nhất nổi bật với các cây, ngai toạ bỏ trống và bánh xe, thay vì các hình tượng của Đức Phật, đức tin tiếp tục dựa vào các sự mô tả mang tính chất biểu tượng. Những biểu tượng sớm được xác lập từ buổi đầu này đã trở thành chính thức hoá đến nỗi chúng tiếp tục xuất hiện mặc dù là không nhất thiết là cần có sự chứng thực hình tượng nữa.

1. Hoa sen (Padma)

Hoa sen biểu tượng cho sự thuần khiết Hoa sen trong Phật giáo có thể sử dụng 1

Hoa sen biểu tượng cho sự thuần khiết. Hoa sen trong Phật giáo có thể sử dụng tất cả các màu sắc, trừ màu xanh da trời (Blue).


2. Bánh xe Pháp luân (Dharmachakra)

Bánh xe Pháp luân biểu tượng cho sự giác ngộ của Đức Phật và lần thuyết 2Bánh xe Pháp luân biểu tượng cho sự giác ngộ của Đức Phật và lần thuyết pháp đầu tiên của Ngài, tiêu biểu cho hành động chuyển pháp luân. Đây là bánh xe thể hiện cho Công Lý. Bánh xe được chia thành 8

phần thể hiện cho Bát Chính Đạo : chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.

3. Cây bồ đề


Các nhánh cây bồ đề tiếp tục xuất hiện đằng sau những hình tượng của 3

Các nhánh cây bồ đề tiếp tục xuất hiện đằng sau những hình tượng của Đức Phật trong giây phút giác ngộ, bất chấp cử chỉ chạm đất (hiểu đang thủ ấn xúc địa) rò rệt của Ngài, biểu tượng chính yếu của biến cố.

4. Tháp xá lợi (Stupa)

Dấu vết kiến trúc Phật giáo cổ nhất của stupa là ở Ấn Độ vào thế kỉ 4Dấu vết kiến trúc Phật giáo cổ nhất của stupa là ở Ấn Độ vào thế kỉ 4-1 TCN, dạng bán cầu, xung quanh có lan can, được trang trí bằng

những hoạt cảnh về cuộc đời Đức Phật, trên đỉnh là hình tượng chiếc lọng. Ở các nước như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, stupa có dạng bán cầu và đỉnh nhọn, vì theo tương truyền trước khi tịch, Phật được hỏi: Làm thế nào để bảo tồn sự tôn kính di thể Phật? Phật gấp tư áo cà sa, úp bát khất thực lên, rồi đặt cái gậy chống lên trên cùng rồi tịch.

Tháp thường được thu nhỏ dần cho tới trên cùng, bên trong chứa xá lợi của Phật hoặc hài cốt của sư trụ trì chùa.

5. Triratana

Đây là biểu tượng đại diện cho Tam Bảo Phật Pháp Tăng Người ta khi quy y 5Đây là biểu tượng đại diện cho Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Người ta khi quy y cửa Phật sẽ gọi là quy y Tam Bảo, có nghĩa là quy


y Phật (người dẫn đường), quy y Pháp (phương pháp diệt khổ của Phật), quy y Tăng (Tăng đoàn là những người cùng tu hành với mình).

6. Chattra

Đây là cái lọng Chattra còn nghĩa là cái nấm thể hiện cho sự che chở của 6Đây là cái lọng (Chattra còn nghĩa là cái nấm) thể hiện cho sự che chở của bầu trời, cho sự che chở khỏi mọi quỷ dữ, cám dỗ. Chiếc

lọng này cũng thể hiện cho hoàng gia, cho đẳng cấp cao có giá trị tinh thần to lớn. Hình tượng của Phật trong tranh vẽ cổ thường có người che lọng đi kèm.

7. Lá cờ Dhvaja

Trong lịch sử Ấn Độ Dhvaja là lá cờ chiến không thể thiếu trong mỗi cuộc 7Trong lịch sử Ấn Độ, Dhvaja là lá cờ chiến không thể thiếu trong mỗi cuộc chiến tranh. Tuy vậy, đạo Phật coi đây là lá cờ thể hiện

cho sự chiến thắng của Phật pháp trước quỷ dữ và cám dỗ. Tại Tây Tạng, Dhvaja có cùng ý nghĩa như trên nhưng được dựng trên nóc của các tu viện dưới hình dạng trụ đồng.

8. Con hươu

Hình tượng con hươu – thường đi cặp đôi – được thể hiện cho bài giảng 8Hình tượng con hươu – thường đi cặp đôi – được thể hiện cho bài giảng đầu tiên của Phật (Kinh Chuyển Pháp Luân) tại Vườn Lộc

Giả cho năm anh em Kiều Trần Như. Đây là bài kinh đầu tiên của Phật thể hiện con đường Trung Đạo của mình.


9. Vua rắn Naga

Trong sự tích này kể về Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật khi Ngài 9Trong sự tích này kể về “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật”, khi Ngài đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề (Boddhi) thì một cơn mưa trái

mùa như trút nước dội xuống thân thể Ngài, đúng lúc đó một vị vua rắn Naga liền bò ra khỏi nơi trú ẩn của mình, cuộn mình thành bảy vòng tròn, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước đang chảy xiết và dùng bảy chiếc đầu của mình làm thành một chiếc tán che chở cho Đức Phật. Do vậy hình tượng rắn Naga là hình tượng cực kỳ phổ biến trong văn hóa Khmer và Phật giáo Nam tông.

2.2.2. Kết cấu không gian tổng thể của chùa Phật giáo Trung Quốc

2.2.2.1. Chùa Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển

*Giai đoạn thế kỷ I- V

Đây là giai đoạn Phật giáo vừa được truyền vào và đang tìm cách xâm nhập vào đời sống tinh thần người dân Trung Quốc. Vì vậy số lượng chùa được xây dựng chưa nhiều, phong cách kiến trúc thể hiện rò nhiều nét của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ.

*Từ thế kỷ V- X

Từ thế kỷ V chùa bắt đầu xuất hiện nhiều. ở Lạc Dương "năm 476 mới có khoảng 100 chùa thì tới năm 534 đã có 1367 ngôi chùa được xây dựng. Đến đầu thế kỷ VIII số lượng chùa đã lên tới 40000 ngôi, cuối thế kỷ VIII có khoảng 42000”[Dẫn theo 5, 911].

Quy mô của chùa cũng không ngừng được mở rộng, nhiều ngôi chùa có thể chứa hơn 50 tăng nhân (khoảng 4000). Còn lại là các ngôi chùa chỉ chứa khoảng từ 20 đến 50 tăng nhân. Chùa chiền trở thành nơi hành hương, trung tâm hội hè trong những ngày lễ tết, đồng thời là nơi yên tĩnh, nghỉ ngơi khi về


hưu. Trong các chùa còn có những nhà an dưỡng, bệnh xá, hoa viên để ngắm cảnh,..

Sự phát triển của việc xây chùa ồ ạt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc: một số lượng lớn nguồn nguyên liệu( gỗ, kim loại,..) đã được sử dụng làm cạn kiệt nguồn nguyên liệu, một lượng tiền lớn không sinh lợi và một lượng lớn nhân công bị bắt buộc làm phu làm ngưng trệ sản xuất.

Cùng với sự gia tăng về số lượng là quá trình “ Trung Quốc hóa các kiến trúc” [49,237] loại bỏ dần những yếu tố Ấn Độ thay vào đó là những yếu tố văn hóa Trung Quốc trong cấu trúc các chùa. Địa vị của chính điện như là nơi lễ Phật và tụng kinh được nâng lên ngang với vị trí của tháp, sau đó tháp dần được đưa ra khỏi thành phần của chùa. Thời Sơ Đường, Đạo Tuyên - người sáng lập Luật Tông của Phật giáo Trung Quốc đã đưa ra “ thiết kế chuẩn” trong xây dựng chùa, trong đó tháp nhường địa vị chủ chốt cho chính điện. Bố cục các sân ăn liên thông nhau trong “ thiết kế chuẩn” của Đạo Tuyên là một sự kế thừa của kiến trúc truyền thống Trung Quốc từ thời Thương Chu. Đó là những truyền thống cũ trong xây dựng cung đình, đền miếu, công sở và phủ đệ. Bởi vì chùa muốn được chấp nhận trong xã hội phải tuân theo những khuôn mẫu có thể chấp nhận được của mọi tầng lớp xã hội.

Theo bích họa ở hang 130 Đôn Hoàng, kiến trúc một ngôi chùa nửa sau thế kỷ VI như sau: tường cao bao bọc bên ngoài, lối vào phải đi qua tháp canh, bên trong có hai sân, mỗi sân có một ngôi nhà nhưng không nằm chính giữa sân. Nghĩa là đến lúc này bố cục kiến trúc Chùa chưa hình thành nguyên tắc đối xứng trong việc phân bố các kiến trúc. Phải đến giữa đời Đường. nguyên tắc trục giữa và đối xứng mới thành thông lệ12.


12 Nguyên tắc trục giữa và đối xứng: mặt bằng chùa gồm ba nhóm công trình tạo thành 3 trục dọc song song, trong đó trục giữa bao gồm nhiều tòa nhà là thành phần chính của chùa, hai nhóm công trình hai bên được dùng làm nơi ở cho tăng nhân và khu phục vụ; kiểu kiến trúc này được duy trì cho đến các công trình kiên trúc ngày nay.


Tuy nhiên hầu hết các kiến trúc Phật giáo giai đoạn này còn tồn tại đến ngày nay không nhiều; chỉ còn lại một số ít thông tin ở các hang động ở Đôn Hoàng, trong các kiến trúc cùng thời ở Nhật Bản, ở lanh-tô khắc chạm tại Tháp Đại Nhạn, một số di tích ở Ngũ Đài sơn.

*Chùa Phật thời Tống- Liêu- Kim

Vào thế kỷ X nổi lên sự chấn hưng Phật giáo ở vùng đông bắc Trung Quốc dưới triều Liêu và Kim và ở các vùng còn lại dưới triều Bắc Tống, sau đó là dưới triều Nam Tống. Chùa chiền mới tiếp tục được xây dựng, các ngôi chùa cũ thì được trùng tu lại. Chùa Phật được xây dựng nhiều ở Phủ Khai Phong, nơi đóng đô của triều Tống.

Về cơ bản bố cục kiến trúc còn mang nhiều nét từ phong cách kiến trúc Đường, tuy vậy vẫn thể hiện rò “ tính cách mạnh mẽ và tao nhã của kiến trúc đời Tống” [49,237]. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của yếu tố Liêu và Kim trong phong cách kiến trúc. Ban đầu người Liêu xây dựng chùa theo phong cách kiến trúc Đường, nhưng từ thế kỷ X trở đi, họ bắt đầu đổi mới phong cách từ những ngôi chùa lớn đến những công trình chỉ mang tầm cỡ địa phương. Phong cách kiến trúc cùa người Liêu và người Hán ( nhà Tống) có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhiều công trình có sự dung hợp của hai phong cách này, nhất là ở khu vực các tỉnh đông bắc Trung Quốc.

*Chùa Phật thời Minh, Thanh

Phật giáo bắt đầu đi xuống vào triều Minh. Số lượng chùa Phật hầu như không tăng lên. Các kiểu kiến trúc truyền thống vẫn được duy trì nhưng ngày càng được làm cho đơn giản hơn.

Kiến trúc gạch ngày càng chiếm ưu thế, kiến trúc nhà hoàn toàn vòng được gọi là “ điện không vòm” ra đời. Đây là một sự phát triển trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc .

2.2.2.2. Bố cục chùa Trung Quốc

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí