Trình Độ Văn Hoá, Chuyên Môn Kỹ Thuật Của Lao Động Ở Các Nhóm Hộ Điều Tra


công việc phù hợp mà còn khó thích nghi với môi trường làm việc mới. Do vậy, họ rất dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp sau thu hồi đất.

Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật, qua bảng số liệu trên ta thấy hầu hết các lao động đều chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 75% tổng số lao động trong khi đó số lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 25%. Trong số lao động đã qua đào tạo chủ yếu là lao động trung cấp chiếm 69,23%, còn đại học, cao đẳng chỉ chiếm 30,77%. Điều này dẫn tới một khó khăn rất lớn trong việc tìm kiếm việc làm cũng như ngành nghề mới của lao động ở các nhóm hộ này.

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì qua kết quả điều tra 50 hộ cho thấy trình độ của các lao động của nhóm này chủ yếu vẫn là phổ thông, cụ thể: số lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm 57,53%, số lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm 30,83% trong tổng số lao động. Điều đáng quan tâm là đại đa số lao động trong nhóm hộ này đều chưa qua các lớp đào tạo chiếm 78,08% tổng số lao động, chỉ có 21,92% số lao động đã qua các lớp đào tạo, song những lao động này lại chủ yếu là trình độ trung cấp chiếm 65,63%. Đây quả thực là một rào cản lớn đặc biệt đối với nhóm hộ hầu như bị thu hồi toàn bộ diện tích đất canh tác.

Đối với nhóm hộ 2 là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất của quá trình thu hồi đất, qua kết quả điều tra 20 hộ cho thấy: nhìn chung trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn kỹ thuật của các lao động vẫn ở mức độ phổ thông, tuy tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông cao hơn các nhóm khác (chiếm 41,94%), song tỷ lệ lao động ở trình độ tiểu học vẫn còn cao chiếm 22,58% tổng số lao động. Xét về trình độ chuyên môn kỹ thuật thì ở nhóm này có tới 67,74% số lao động chưa qua đào tạo, trong số 32,26% lao động đã qua đào tạo thì có tới 70% trình độ trung cấp. Đây chính là khó khăn lớn trong việc chuyển đổi ngành nghề cũng như tìm kiếm việc làm của các hộ và cũng là nguyên nhân dẫn tới sau thu hồi đất phần lớn các lao động vẫn giữ nguyên nghề cũ hoặc thất nghiệp.



80

80

Bảng 2.9: Trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các nhóm hộ điều tra



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 )


Nhóm hộ 2 (n=20)

Hộ có DT thu hồi < 50% (n=30)

Hộ có DT thu hồi 50% (n=50)

SL (người)

Tỷ lệ (%)

SL (người)

Tỷ lệ (%)

SL (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động

104

100

146

100

62

100

1. Trình độ văn hoá







- Tiểu học

10

9,62

17

11,64

14

22,58

- Trung học cơ sở

58

55,77

84

57,53

22

35,48

- Trung học phổ thông

36

34,61

45

30,83

26

41,94

2. Trình độ chuyên môn KT







- Tổng số LĐ qua đào tạo

26

25,00

32

21,92

20

32,26

+ Trung cấp

18

69,23

21

65,63

14

70,00

+ Cao đẳng, ĐH

8

30,77

11

34,37

6

30,00

- Lao động chưa qua đào tạo

78

75,00

114

78,08

42

67,74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 12

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008


Tỷ lệ (%)78.08


80 75


67.74


70



60



50



40 32.26


30 25 21.92



20



10



0

Nhóm hộ

Hộ có DT thu hồi < 50% Hộ có DT thu hồi >= 50% Nhóm hộ 2



LĐ qua đào tạo LĐ chưa qua đào tạo



Biểu đồ 2.6: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động


Như vậy, qua phân tích số liệu trên ta có thể thấy một thực tế là trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên mộ kỹ thuật của lao động ở các nhóm hộ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hiện nay, điều này cho thấy chất lượng lao động ở các nhóm hộ sau thu hồi đất còn thấp. Chính vì vậy, để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài cho các lao động này trước hết phải quan tấm tới vấn đề nâng cao trình độ, tay nghề, chuyên môn cho họ thông qua đào tạo và tái đào tạo để phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.

2.2.2.4 Ảnh hưởng đến việc làm của lao động ở các hộ điều tra

Phần lớn người dân nông thôn hiện nay việc làm phụ thuộc chủ yếu vào tư liệu sản xuất duy nhất là đất đai. Chính vì vậy, sau khi diện tích đất bị thu hồi thì vấn đề việc làm của người dân sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Do vậy, để tìm được giải pháp tạo việc làm hợp lý, phù hợp thì trước tiên phải tìm hiểu tình trạng việc làm của các hộ dân sau thu hồi đất.


Khu công nghiệp Nam Phổ Yên được coi là một KCN lớn với diện tích 310ha, chính vì thế sau thu hồi đất phần lớn người dân trên địa bàn sẽ bị tác động trực tiếp tới vấn đề việc làm. Để thấy rò hơn sự tác động này ta đi xem xét tình trạng việc làm của người dân thông qua kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.10

Qua bảng số liệu ta có thể thấy được sự biến động việc làm của các lao động trong các nhóm hộ, nhìn chung sau thu hồi đất thì cơ cấu việc làm của các lao động biến động theo hướng giảm dần lao động làm nông nghiệp, tăng dần lao động trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, sự biến động này phụ thuộc vào tính chất của từng nhóm hộ, cụ thể:

Trong nhóm hộ 1 nhìn chung sau thu hồi đất có sự biến động tương đối lớn về việc làm của các lao động, song nó cũng có sự khác nhau phụ thuộc vào tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi. Đối với các hộ có diện tích thu hồi dưới 50% thì sau thu hồi đất tỷ lệ lao động làm nông nghiệp tuy có giảm song vẫn còn tương đối lớn, so với trước thu hồi thì số lao động nông nghiệp giảm 18 người. Tuy nhiên, một thực tế diễn ra là sau khi không còn đất sản xuất các lao động chủ yếu là chuyển sang lao động ở các lĩnh vực mang tính chất tạm thời và không cho thu nhập cao, thiếu sự ổn định như làm thuê, làm thêm những công việc khác trong thời gian nhàn rỗi, qua kết quả điều tra cho thấy số lượng người làm trong hai lĩnh vực này là 11 người trong tổng số 18 người mất việc hoặc thiếu việc (chiếm 61,11%), trong khi tỷ lệ người tham gia vào làm công nhân và những công việc khác mang tính ổn định lại rất thấp chỉ có 7 người trong tổng số 18 người (chiếm 38,89%). Đối với nhóm hộ có diện tích thu hồi trên 50% thì sự biến động này thể hiện càng rò hơn, cụ thể qua kết quả điều tra 50 hộ cho thấy sau thu hồi đất tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm 34 người, nếu lấy tỷ lệ lao động trước thu hồi đất làm gốc thì tỷ lệ này chiếm 36,96%, đồng thời tỷ lệ lao động trong những lĩnh vực khác cũng tăng theo


nhưng tăng mạnh nhất là lao động làm thuê, tăng tới 16 người trong tổng 34 người không có việc, chiếm 47,06%, tiếp theo là số lao động chuyển sang làm kinh doanh dịch vụ sau khi mất việc thì có 8 người chiếm 23,53% trong tổng số lao động chuyển từ lao động nông nghiệp và số lao động chuyển sang làm công nhân chỉ có 6 người chiếm 17,64% trong tổng số 34 người.

Đối với nhóm hộ 2 là nhóm là nhóm chịu ảnh hưởng tương đối lớn của quá trình thu hồi đất, qua kết quả điều tra 20 hộ cho thấy tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm tương đối mạnh, sau thu hồi đất chỉ còn 22 người chiếm 35,48% giảm 29,03% so với trước thu hồi đất. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm hoặc mất việc làm sau thu hồi đất chủ yếu chuyển sang lĩnh vực làm thuê và làm công nhân, tỷ lệ này chiếm 88,89% tổng số lao động chuyển sang từ nông nghiệp.

Qua phân tích trên có thể thấy sự tác động rất lớn của quá trình thu hồi đất đến việc làm của lao động ở các nhóm hộ, khiên cho rất nhiều lao động bị mất việc làm sau khi mất đất sản xuất, mặt khác sau khi thu hồi đất do hạn chế về trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn nên lực lượng lao động thiếu việc làm này chủ yếu chuyển sang làm thuê và một số công việc khác để tạo thêm thu nhập, tuy nhiên các công việc này chỉ mang tính tạm thời, không mang lại thu nhập cao và ổn định. Chính vì vậy, một yêu cầu bức thiết đặt ra đó là phải có chính sách đào tạo nghề phù hợp nhằm nâng cao trình độ cho các lao động để họ có khả năng tìm kiếm được những công việc phù hợp, mang lại thu nhập ổn định cũng như cuộc sống lâu dài cho họ.



84


Bảng 2.10: Tình hình biến động việc làm của lao động ở hộ điều tra

84

ĐVT: Người


Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 )

Nhóm hộ 2 (n=20)

Hộ có DT thu hồi < 50% (n=30)

Hộ có DT thu hồi 50% (n=50)

Trước THĐ

Sau THĐ

So sánh

Trước THĐ

Sau THĐ

So sánh

Trước THĐ

Sau THĐ

So sánh

Tăng (+)

Giảm (-)

Tăng (+)

Giảm (-)

Tăng (+)

Giảm (-)

- LĐ làm NN

67

49

-

18

92

58

-

34

40

22

-

18

- Công nhân

12

16

4

-

16

22

6

-

3

11

8

-

- Cơ quan NN

4

7

3

-

11

11

0

0

5

5

0

0

- LĐ làm KD,

DV

8

8

0

0

7

15

8

-

3

3

0

0

- LĐ làm thuê

10

15

5

-

14

30

16

-

5

13

8

-

- Công việc khác

3

9

6

-

6

10

4

-

6

8

2

-

Tổng số

104

104

-

-

146

146

-

-

62

62

-

-


Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008

85


Số liệu trên được thể hiện qua biểu đồ sau


SL (người) 100

90


80


70


60


50


40


30


20


10


0

Nhóm hộ

Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ

Hộ có DT thu hồi <50% Hộ có DT thu hồi >=50% Nhóm hộ 2

Lao động NN

Công nhân

Cơ quan NN

LĐ làm KD, DV

LĐ làm thuê

Công việc khác

Biểu đồ 2.7: Tình hình biến động việc làm của hộ


2.2.2.5 Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ

a, Tình hình thu nhập của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất

Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương hướng sản xuất, cơ cấu lao động… Do đó, cũng ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Thu nhập của hộ bao gồm thu nhập từ nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ và thu nhập khác. Vậy thu nhập của hộ thay đổi như thế nào sau khi xảy ra quá trình thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN? Mức độ biến động của thu nhập được thể hiện qua bảng 2.11

Qua bảng số liệu ta thấy sau khi bị thu hồi đất nhìn chung thu nhập từ ngành nông nghiệp của các hộ giảm mạnh, đặc biệt thu nhập từ trồng trọt giảm nhanh chóng vì vậy kéo theo tổng thu nhập của các hộ giảm, trừ nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới 50% là có thu nhập tăng hơn trước nhưng không đáng kể, cụ thể:



86

Bảng 2.11: Cơ cấu thu nhập bình quân của các hộ điều tra

86

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 )


Nhóm hộ 2 (n=20)

Hộ có DT thu hồi < 50% (n=30)

Hộ có DT thu hồi 50% (n=50)

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Tổng TNBQ/hộ

40,57

100

48,82

100

38,97

100

36,15

100

60,17

100

51,23

100

1. Thu từ NN

20,12

49,59

19,63

40,21

20,44

52,45

13,99

38,70

37,65

62,57

22,31

43,55

- Trồng trọt

6,89

34,24

5,18

26,39

6,44

31,51

2,28

16,30

8,81

24,04

2,91

13,04

- Chăn nuôi

13,23

65,76

14,45

73,61

14,00

68,49

11,71

83,70

27,84

75,96

19,40

86,96

2. Thu từ KD, DV

6,89

16,98

9,56

19,58

7,48

19,19

9,83

27,19

4,55

7,56

5,67

11,07

3. Thu từ lương LĐ

12,17

30,00

17,23

35,29

9,16

23,51

11,09

30,68

13,76

22,87

17,52

34,20

4. Nguồn thu khác

1,39

3,43

2,4

4,92

1,89

4,85

1,24

3,43

4,21

7,00

5,73

11,18


Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022