Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 7


sâu sắc, truyền tải những tư tưởng từ, bi, hỉ, xả, luân hồi, nghiệp báo, nhân quả, những điều răn dạy "làm lành, lánh ác", hay ước mơ về một cuộc sống an bình, mùa màng tươi tốt, cây cối tốt tươi, "mưa thuận gió hòa", lý tưởng "cứu nhân độ thế" "Giúp người trong cảnh hoạn nạn, cứu người trong lúc nguy nan" của đạo Phật.

Trong các câu truyện cổ dân gian Việt Nam với ảnh hưởng của Phật giáo, hình ảnh Đức Phật (Bụt) được biết đến với những phẩm chất hiền lành "hiền như Bụt", luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông Bụt luôn là chỗ dựa tinh thần của người Việt. Đối với họ Bụt là một đấng quyền năng siêu phàm nhưng bình dị, quảng đại quần chúng. Bụt luôn luôn nâng đỡ người cô thế, giúp người tốt. Trong truyện “Tấm Cám” cứ mỗi lần cô con gái hiền lành tên Tấm bị người mẹ ghẻ và đứa em gái khác mẹ cay độc hành hạ và nàng chỉ biết ngồi khóc thì Bụt hiện ra giúp đỡ. Truyện “Cây tre trăm đốttả Đức Phật xuất hiện cứu giúp, làm trợ duyên cho thiện nghiệp của chính những người hiền lành, tốt bụng thành tựu viên mãn trên đường đời như bà mụ giúp sản phụ được mẹ tròn con vuông chứ không thể tạo ra được bào thai.

Người bình dân hay gặp những bất công trong đời sống. Bởi vậy, họ khao khát sự công bằng, và nhiều khi họ cũng muốn Bụt đóng vai trò cầm cân nẩy mực, như trong truyện cổ tích “Con rắn và người nuôi rắn”. Người nuôi rắn bị rắn dọa mổ chết, xin cùng rắn đi hỏi Hạc thì Hạc bảo rắn là đồ vô ơn bạc nghĩa, hỏi rùa thì rùa bảo rắn cắn chết người là đúng, hỏi quạ thì quạ mổ chết rắn ngay. Hồn rắn kiện Bụt, Bụt xử cho Hạc được đứng trên cao, vì Hạc nói câu có tình nghĩa. Rùa nói câu bất nghĩa nên phải ép mình đội bia ở dưới thấp, còn rắn đáng chết và quạ được tha xác rắn lên ngọn tre để nêu gương cho đời (nên đầu cây phướn có con quạ đậu, dưới buông tấm vải tượng trưng hình con rắn).


Dù giữ việc phán xét hành vi Thiện - Ác, Bụt vẫn có vẻ hiền từ thực thà. Ngài không nghiêm khắc như Diêm Vương thi hành những hình phạt nặng nề ghê rợn, dù nhiều khi Ngài cũng hay biến hình đổi dạng để thử lòng người. Giận dữ là một điều tai hại, được liệt vào ba tội căn bản Tham - Sân

- Si. Nếu nguồn gốc của khổ đau là chấp ngã, khiến ta làm khổ mình và khổ người, biến thế gian này thành địa ngục thì sân hận là một phản ứng, một biểu thị mãnh liệt của “ngã”, thấy mình bị xúc phạm hay không đạt điều mình muốn, phải đốt phá, tiêu diệt đối lập. Truyện “Hai vợ chồng con Chiền Chiện và Ông Sư” ghi lại những hậu quả thảm khốc của giận dữ. Chúng ta tham lam, giận dữ, tạo ác, báo oán vì nghĩ chỉ có mình và có cái của mình. Nhưng, sự thật vô ngã, bởi mọi ngã đều do tứ đại giả hợp mà tuân theo luật vô thường, chẳng có gì tồn tại, tất cả đều sinh diệt. Bản thân con người do “ngũ uẩn” (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) hợp thành nên con người là vô ngã và cũng chịu sự chi phối của luật nhân quả, luân hồi, nghiệp báo, của quá trình “sinh – trụ

- dị - diệt”.

Tấm bi hài kịch của hai con chim trong truyện “Chẽo Cờ và Vẹt” cũng là hình ảnh của con người chúng ta. Trong truyện này, ta lại thấy một điều văn chương truyền khẩu, bình dân phục vụ cho mọi tầng lớp mà bình dân là đa số, nên ở căn bản triết lý sâu xa mà chi tiết có những điểm hay những lời khi tầm thường thực tế, khi ngộ nghĩnh cợt đùa như câu kết: “Còn cây thị vẫn là của nhà chùa, Ông sư bà vãi được hưởng với nhau”. Ta không nên lấy lời hại ý mà hiểu chủ đích của tác giả. Nhà chùa tượng trưng cho sự vô ngã, vậy của nhà chùa là không của ai.

Người bình dân có hiểu hay không hiểu hết thì tác dụng vẫn sâu xa chân chính, vẫn làm họ cảm thấy rằng, tham lam vơ vét thực ra không có lợi, chỉ chuốc lắm khổ đau. Những điều mà trí người ta không hiểu hoàn toàn nhưng lòng rung cảm sẽ lắng xuống tiềm thức, nói theo danh từ Duy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


thức học thì thành những chủng tử dưới A lại gia thức để nẩy nở dần cho đến ngày hiện hành, nổi lên ý thức và biến thành hành động. Vậy căn bản vô minh là không nhận ra lẽ vô thường để chấp chặt, chấp ngã đến mức tranh giành nhau, sân đối với nhau, báo oán và chết ví báo oán

Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hoá dân gian Việt Nam - 7

Hoặc câu truyện “Phù Du và Đom Đóm” với những lời cổ nhưng đượm vẻ thiêng liêng, huyền diệu, phảng phất ý vị đạo đức, giáo lý Phật giáo với câu kết của Đom Đóm vừa đi vừa hát:

Sự đời nghĩ cũng ngán thay Nửa đêm nửa ngày có kẻ không tin!”

Con Phù du sớm sinh chiều chết nên không thể nào tin tưởng dược rằng lại có ban đêm, thế nhân sống trong cuộc vô thường, cuốn theo dòng sinh tử luân hồi, không nhận định lẽ tự nhiên trong vũ trụ.

Những bậc có mắt tuệ, nhìn suốt chân như cuộc đời khai thị cho chúng sinh. Những vị đó bị kẻ không hiểu cười là gàn giở, nói chuyện ảo huyễn trong khi vũ trụ đối với họ là thực tại, bản thân họ thực tại, hạnh phúc của họ cũng thực tại như không bao giờ hết, chẳng khác nào phù du kia sớm sinh chiều chết biết sao được mặt trời sẽ lặng.

Ngọn đèn của Đom Đóm phòng lúc đêm hôm tỏ lối, soi đường khỏi ra vào chướng ngại thì con mắt tuệ giúp cho bậc giác ngộ đối phó với vô thường, vượt khỏi vòng sinh diệt. Con phù du không có đốm sáng ấy của đom đóm nên sớm sinh chiều chết bị cuốn vào nguồn sinh diệt. Không phải ai cũng lường được hết ý nghĩa sâu xa của truyện này. Nhưng ít nhất nó cũng giúp cho con người bớt kiêu căng tàn nhẫn khi đang thịnh, để khôn ngoan khiêm tốn phòng lúc suy. Đối với những kẻ cầm quyền, nó dạy đức thận trọng tiên liệu mọi việc trước khi nói và làm. Truyện này có tiềm năng ý nghĩa mênh mang, chắc chắn phải do một vị Thiền sư đạo cao hay một thánh triết ẩn danh tạo lập.


Như vậy, hầu hết truyện dân gian, cổ tích bề ngoài có vẻ đơn giản, phảng phất hương vị cợt đùa nhưng tác giả phải là người nắm vững, thấu hiểu rất sâu giáo lý Đạo Phật.

Nhìn chung, truyện cổ Việt Nam, hầu hết chịu ảnh hưởng Phật giáo, điển hình như các tích truyện “Phật Mẫu Man Nương”, “Quan Âm Diện Thiện”, “Quan Âm Thị Kính”…cốt truyện hoàn toàn Phật giáo nhưng được truyền tải dưới hình thức văn học dân gian với ngôn ngữ bình dân và câu mở đầu thông thường là “ngày xửa ngày xưa”, “Thuở ấy”, “chuyện kể rằng”…,lối văn phong giản dị, phóng khoáng được truyền miệng qua nhiều thế hệ nên có nhiều dị bản. Nhưng nhìn chung cốt chuyện vẫn được bảo lưu về cơ bản, chuyện không những có công dụng tiêu khiển người lao động trong những ngày nhọc nhằn, mệt mỏi, mà cũng để xây dựng giáo hóa người Việt có những đức tính cao thượng, biết “làm lành lánh dữ”.

Truyện “Man Nương Phật Mẫu” kể rằng thuở ấy vào khoảng những năm đầu công nguyên, nước ta gọi là Giao Châu, đặt dưới ách đô hộ của nhà Đông Hán (Trung Quốc). Lỵ sở Giao Châu đặt trong thành Luy Lâu ở cùng Kẻ Dâu, là nơi dân cư đông đúc sầm uất. Nhiều vị cao tăng từ xứ Thiên Trúc (Ấn Độ) xa xôi đã tìm đến đây để truyền đạo. Thầy Khâu Đà La (hoặc là Già La Đề Lê) là một trong số những vị ấy đến dựng am trong một khu rừng phía Bắc sông Thiên Đức (Sông Đuống) tu hành theo phép tu khổ hạnh, nhịn ăn và đứng một chân để tụng kinh nhiều ngày đêm. Man Nương là người làng Mãn Xá nằm ở mạn Nam sông Thiên Đức, ngay từ năm 12 tuổi đã được cha mẹ cho sang chùa Linh Quang ở bờ Bắc sông này để thụ giáo Thiền sư Khâu Đà La. Một hôm, Khâu Đà La đi hành lễ về muộn, vô tình bước qua người Man Nương khi nàng đang nằm ngủ, khiến nàng có mang. Nàng đành về nhà, một năm sau sinh hạ được bé gái. Nàng bồng con sang chùa trả cho Khâu Đà La. Nhà sư mang đứa bé tới câu dâu, cây cổ thụ ven sông, niệm thần chú rồi dùng thiền trượng gò vào gốc cây. Gốc


cây mở ra, Khâu Đà La đặt đứa bé vào đó. Cây khép lại và từ cây này tỏa ra một mùi hương thơm ngát. Khâu Đà La trao cho Man Nương cây thiền trượng, dặn rằng khi nào hạn hán, cứ cắm gậy xuống đất, đọc lời cầu nguyện thì sẽ có mưa. Ít lâu sau, trời đại hạn, ruộng đồng khô héo, dân tình đói khổ. Nhớ lời dặn, Man Nương đem cây thiền trượng ra thử phép màu, quả thấy ứng nghiệm. Thế rồi vào năm Giáp Tý, sau những ngày mưa to gió lớn, cây cổ thụ Khâu Đà La gửi con năm nào đổ xuống sông. Cây trôi về vùng thành Luy Lâu thì dừng lại. Người làng ra kéo cây lên bờ, những không thể kéo được. Man Nương liền lấy giải yếm ra tung, cây liền nương theo dải yếm mà dạt vào bờ. Đêm hôm ấy, thần nhân báo mộng khuyên dân làng nên đem cây gỗ tạc tượng mà thờ thì sẽ được hưởng phúc lớn. Dân làng làm theo, tạc 4 pho tượng, khai quang điểm nhãn rồi đem thờ ở 4 ngôi chùa chung quanh vùng. Bốn pho tượng được đặt tên là: Pháp Vân (Phật Mây), Pháp Vũ (Phật Mưa), Pháp Lôi (Phật Sấm), Pháp Điện (Phật Chớp). Pháp Vân được coi là chị Cả và thờ ở chùa Dâu (chùa Diên Ứng), Pháp Vũ là chị Hai được thờ ở chùa Thành Đạo (chùa Đậu), Pháp Lôi là chị Ba được thờ ở chùa Phi Tướng (chùa Tướng), Pháp Điện là em Út được thờ ở chùa Dàn. Khi làm lễ rước các pho tượng lên chùa thì lạ thay chỉ có ba pho tượng là Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện là kiệu đi được, còn tượng bà Pháp Vân thì không sao khiêng nổi. Hỏi ra mới biết, khi thợ mộc tạc đến khúc ngọn, rìu chạm phải hòn đá trong thân cây, hòn đá văng xuống sông. Nguyên đó là con gái của Man Nương đã hóa đá. Biết vậy, mọi người bèn đi mò vớt nhưng không được. Chỉ đến khi Man Nương đi thuyền ra bến sông nơi hòn đá phát quang thì hòn đán nổi lên và nằm ngay trong tay bà. Bởi vậy, hòn đá được gọi là Thạch Quang Phật và cũng được lập am để thờ. Bà Man Nương sau đó không bệnh mà chết, được nhân dân lập đền thờ cùng với cha mẹ ngay tại nền nhà cũ làng Mèn (Bắc Ninh). Bà được tôn làm Phật Mẫu, chùa thờ bà gọi là chùa Tổ.


Như vậy, câu chuyện được dân gian lưu truyền cho thấy tín ngưỡng Tứ pháp đã nhanh chóng có sự hội nhập với văn hóa dân gian bản địa Việt Nam. Bằng óc sáng tạo tinh tế, lối kể chuyện có tính chất thần kì, có nhiều yếu tố hoang đường, có sự tham gia của nhiều lực lượng siêu nhiên, truyện đã truyền tải được đời sống văn hóa tín ngưỡng phong tục dân gian của cư dân Giao Châu dưới sự ảnh hưởng của Phật giáo, sự hòa quện của Phật giáo trong văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt.

Bên cạnh những truyện dưới ảnh hưởng của Phật giáo mang màu sắc pha trộn với văn hóa dân gian thể hiện đời sống phong tục tập quán của người bình dân Việt Nam thì cũng có những truyện thể hiện đạo lý, luân thường của người Việt Nam. Đó là truyền thống hiếu kính, thương người như thể thương thân, cứu nhân độ thế như truyện “Quan Âm Nam Hải”.

Truyện “Quan Âm Nam Hải” được lưu truyền sâu rộng trong dân gian. Đây là câu chuyện do vị tăng đời Nguyên sáng tác, được truyền vào đất Việt vào khoảng thế kỷ thứ XIV, XV, do đó truyện đã được lưu truyền trong dân gian trước truyện “Quan Âm Thị Kính”. Sự tích “Quan Âm Nam Hải” được dân gian hóa một cách hoàn toàn. Truyện kể về công chúa Diệu Thiện là con thứ ba của vua Diệu Trang do không muốn lập gia đình mà chỉ muốn xuất gia tu đạo. Vua tức giận truyền giam công chúa ngoài vườn, răn đe mọi cách nhưng nàng vẫn quyết chí đi tu. Vua khuyên nhủ không được bèn cho công chúa đến tu tại một ngôi chùa lớn nhưng mật lệnh cho vị chủ trì bắt công chúa làm lụng sớm khuya rất nặng nhọc để công chúa không chịu được mà thay đổi ý đi tu, trở về nhà. Nhưng Diệu Thiện không nản chí, ngày đêm bà tọa thiền niệm Phật, gánh nước, nhặt rau, nấu cơm, làm mọi việc trong chùa, làm công việc của hàng chục người. Chim tới nhặt rau, rồng tới lấy nước giúp Diệu Thiện. Nhiều tuần lễ trôi qua, thấy Diệu Thiện không bỏ chùa về vua nghi là các vị tăng ở chùa không tuân lệnh vua mà đọa đày công chúa, liền xuống lệnh đốt chùa. Diệu Thiện tự trách


mình là nguyên do khiến tu viện bị đốt, liền cắt ngón tay ngửa mắt lên trời mà cầu nguyện. Rồng xuống phun nước dập tắt lửa. Vua xuống lệnh mang Diệu Thiện ra xử chém. Nhưng lưỡi gươm của đao phủ gãy đôi khi chạm tới cổ Diệu Thiện. Đột nhiên trời tối sầm xuống, sấm chớp nổi lên, và một con mãnh hổ nhảy vào mang Diệu Thiện đi mất.

Mãnh hổ mang Diệu Thiện lên núi, đặt bà xuống rồi bỏ đi. Diệu Thiện thiếp đi, hồn của bà xuống âm phủ, đi qua mười tám cửa ngục tù, chứng kiến biết bao nhiêu cảnh trừng phạt đớn đau dưới địa ngục của những người đã từng tạo ác nghiệp trong lúc còn sống trên dương gian. Diệu Thiện nghĩ rằng mình bị vua cha xử tử, đã chết cho nên bây giờ linh hồn đi xuống địa ngục. Người sứ giả của Diên Vương cho biết bà đang còn sống. Chính Thập Điện Minh Vương rước bà xuống thăm địa ngục cho biết mà thôi.

Chứng kiến những cảnh đau khổ đó, Diệu Thiện rất thương xót. Bà liền nhất tâm trì chú niệm Phật và do công đức từ bi ấy, cảnh giới địa ngục liền thay đổi. Diên Vương ban lệnh ân xá tất cả những tội nhân trong mười tám cửa ngục. Hồn Diệu Thiện trở về dương gian, nhập vào xác trở lại. Đang phân vân chưa biết đi về hướng nào thì Phật tổ Như Lai hóa than làm một chàng trai tuấn tú, tới gần để thử bà lần nữa về chuyện kết nghĩa trăm năm. Khi thấy Diệu Thiện tâm nguyện vững chắc, Phật liền chỉ đường cho bà về Hương Tích để tu. Sau này vua Diệu Trang bị bệnh nan y. Diệu Thiện đã dùng tay và mắt của mình để cứu cha. Chính hành động nhân hiếu đo của Diệu Thiện đã cải hóa được cha mẹ bà, làm cho cha mẹ bà phát nguyện bỏ ác làm lành, tu hành theo đạo Phật.

Cốt truyện được lưu truyền trong dân gian Việt Nam được người bình dân sáng tạo có thêm nhiều đoạn hay và những đoạn nói về sự cứu nhân, báo hiếu, là những đoạn cần thiết để bênh vực cho đạo Phật được sống chung hòa hợp với đạo Nho và đáp ứng nhu cầu của tâm thức dân gian người Việt.


Truyện “Quan Âm Thị Kính”, được dân gian sáng tạo mang tính chất có sự hòa đồng của Nho giáo và Phật giáo nhưng lại được thể hiện dưới ngôn ngữ, văn phong dân gian hết sức bình dị, dễ hiểu mà mang đậm tính chất giáo dục truyền thống đạo lý nhân văn nhân đạo, từ, bi, hỉ, xả của tinh thần Phật giáo.

Sự tích “Quan Âm Thị Kính” kể về bà Thị Kính pháp danh là Kính Tâm – một trong những hóa thân của đức Quan Âm. Cốt chuyện như sau: Có một chàng trai xuất gia và tinh tiến tu hành liên tiếp trong chin kiếp. Đến kiếp thứ mười, tức là kiếp cuối cùng để chàng thành Phật, chàng thác sinh làm một người con gái tại nhà họ Mãng, Hồ Nam, Lũng Tài, Đại Bang, nước Cao Ly. Tên nàng là Thị Kính, có tài, sắc, đức hạnh. Lớn lên, nàng được cha mẹ gả cho chàng Thiện Sĩ họ Sùng. Thiện Sĩ lo việc đèn sách, còn nàng lo việc nội trợ. Một đêm, trong khi đọc sách, Thiện Sĩ thấy mệt liền ngả lưng xuống ngủ. Thị Kính ngồi may áo một bên, trông thấy một sợi râu mọc ngược bên cạnh cằm của chàng, liền cầm dao định cắt sợi râu. Không ngờ lúc đó Thiện Sĩ tỉnh giấc, tưởng vợ định giết mình bèn la lối lên. Thị Kính cố hết sức giãi bày mà nhà chồng vẫn cứ ngờ vực, cuối cùng nàng bị đuổi về nhà cha mẹ. Buồn chán cho tình đời Thị Kính cải dạng thành nam trang, xin đi tu ở một ngôi chùa rất xa, tên là chùa Vân với pháp danh Kính Tâm. Dù ăn mặc nâu sồng, vẻ tuấn tú của chú tiểu vẫn làm cho trái tim của các cô gái trong làng thổn thức. Thị Mầu, con gái của Phú ông trong làng, một hôm đi lễ chùa thấy Kính Tâm liền đem lòng yêu dấu, tìm mọi cách quyến rũ. Kính Tâm một mực khước từ. Phẫn chí, cô con gái nhà Phú ông một đem kia tư thông với người đầy tớ trai rồi chửa hoang. Dân làng bắt khoán việc chửa hoang, Khi bị tra hỏi, Thị Mầu đổ oan cho Kính Tâm. Kính Tâm bị tra khảo nhưng một mực không nhận tội. Vị trụ trì chùa Vân thấy vậy xót xa liền xin bảo lãnh cho Kính Tâm, chịu nộp phạt mang Kính Tâm về. Ông cho chú ở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022