Đối với tôi, đây là một trong những tổ chức tốt nhất để làm việc. | |
OC 5 | Tôi thực sự quan tâm đến tình trạng của tổ chức. |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của môi trường làm việc, văn hóa học hỏi, chất lượng trao đổi giữa lãnh đạo-nhân viên, sự gắn kết nhân viên đến cam kết tổ chức tại các ngân hàng trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh - 1
- Ảnh hưởng của môi trường làm việc, văn hóa học hỏi, chất lượng trao đổi giữa lãnh đạo-nhân viên, sự gắn kết nhân viên đến cam kết tổ chức tại các ngân hàng trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh - 2
- Ảnh Hưởng Của Môi Trường Làm Việc, Văn Hoá Học Hỏi, Chất Lượng Trao Đổi Giữa Lãnh Đạo-Nhân Viên Và Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Đối Với
- Giả Thuyết H1: “Môi Trường Làm Việc” Có Tác Động Tích Cực Đến Với “Cam Kết Tổ Chức”
- Dò Tìm Các Giả Định Vi Phạm Trong Hồi Quy Tuyến Tính.
- Ảnh hưởng của môi trường làm việc, văn hóa học hỏi, chất lượng trao đổi giữa lãnh đạo-nhân viên, sự gắn kết nhân viên đến cam kết tổ chức tại các ngân hàng trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh - 7
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
(Nguồn: Mowday, Steers, and Porter, 1979)
3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.5.1. Phương pháp phân tích dữ liệu
Bước 1: Thực hiện khảo sát lấy ý kiến của các nhân viên ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Buổi khảo sát được thực hiện trong vòng 30 phút (phiếu khảo sát được phát ra và thu về ngay trong buổi gặp mặt trực tiếp với các nhân viên ngân hàng). 250 bảng khảo sát được phát đi, thu về 233 bảng khảo sát. Trong đó có 23 phiếu khảo sát không hợp lệ vì các lý do chọn 1 câu hỏi không có lựa chọn nào hoặc nhiều hơn 2 lựa chọn. Sau khi đó tiếp tục gạn lọc thông tin có 187 phiếu khảo sát đạt yêu cầu được đưa vào phân tích. Dữ liệu được phân tích bởi phần mềm SPSS phiên bản 22.
Bước 2: Tiến hành thống kê mô tả đối tượng khảo sát theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí, thâm niên công tác.
Bước 3: Kiểm định và hiệu chỉnh thang đo bằng việc kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau khi thực hiện kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha sẽ lựa chọn những câu hỏi có hệ số lớn nhất, có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các nhân tố cần đo lường.
Bước 4: Kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết, từ đó chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu, bao gồm:
- Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố;
- Kiểm định hồi quy đa biến giữa các biến độc lập tác động đến yếu tố Cam kết tổ chức.
3.5.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến trong thang đo có tương quan với nhau. Theo Nunnally và Berstein (1994), nếu Cronbach’s Alpha > 0.6 và tương quan biến tổng (Item-Total Corelation) ≥ 0.3 thì thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy. Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (> 0.95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có gì khác biệt nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Sau khi phân tích kiểm định độ tin cậy, người viết giữ lại những câu hỏi (biến quan sát) có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 và tương quan với biến tổng ≥ 0.3.
3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến thành các nhân tố. Phân tích nhân tố giúp xác định mối quan hệ của nhiều biến và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố khám phá được tiến hành cho các biến độc lập: môi trường làm việc, văn hóa học hỏi trong tổ chức, chất lượng trao đổi giữa nhân viên và lãnh đạo, sự gắn kết của nhân viên và biến phụ thuộc: cam kết tổ chức. Các giai đoạn của một phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:
- Đầu tiên cần tiến hành kiểm định Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) và kiểm định Barlett với giả thuyết H0: giữa các biến quan sát không có mối quan hệ. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), kiểm định Barlett dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan tổng thể, trong khi kiểm định KMO dùng để xem xét sự thích hợp của EFA. Hệ số KMO > 0.5 và Sig của kiểm định Barlett’s
< 0.05 cho thấy mối quan hệ giữa các biến quan sát đủ lớn, thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA (Hải và cộng sự, 1998).
- Tiếp theo ta thực hiện xác định số lượng nhân tố dựa vào phần trăm
biến thiên giải thích được và chỉ số Eigenvalue. Kết quả phân tích nhân tố được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50% và Eigenvalue lớn hơn (Gerbing và Anderson, 1998). Trong ngành khoa học xã hội, yêu cầu phầm trăm biến thiên giải thích khoảng 50-60% (Hair và cộng sự, 1998).
Hệ số tải nhân tố Factor Loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích EFA. Theo Hair và cộng sự (1998), Factor Loading > 0.3 được xem là mức tối thiểu, Factor Loading > 0.4 được xem là quan trọng, Factor Loading ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trong nghiên cứu này, người viết chọn tiêu chí Factor Loading ≥ 0.5.
3.5.4. Xây dựng chương trình hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Từ kết quả của việc phân tích nhân tố khám phá, người viết xây dựng phương trình tuyến tính đa biến và tiến hành kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tiến hành kiểm định sự khác biệt về cam kết tổ chức giữa các nhóm nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thâm niên, vị trí công tác.
Tóm tắt:
Ở chương này, tác giả trình bày về thiết kế nghiên cứu và đưa ra phương pháp chọn mẫu, phương pháp xác định kích thước mẫu. Các lựa chọn trả lời theo thang Likert với 5 mức độ từ: (1) hoàn toàn không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) không có ý kiến, (4) đồng ý, (5) hoàn toàn đồng ý. Người viết sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 22 để tiến hành phân tích dữ liệu: thống kê mô tả đối tượng khảo sát; kiểm định và hiệu chỉnh thang đo bằng việc kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’ Anpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA); kiểm định hồi quy cho từng giả thuyết, từ đó chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu đã được trình bày cụ thể ở chương 3. Tiếp theo, trong chương 4 tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích về thông tin mẫu khảo sát, kiểm định thang đo và kết quả kiểm định các giả thuyết đã được đề xuất trong chương 2.
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Sau khi thực hiện buổi phỏng vấn với các chuyên gia theo phương pháp phỏng vấn trực diện (face to face) đã nhận thấy: Môi trường làm việc, văn hóa học hỏi, chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên và sự gắn kết của nhân viên có tác động tích cực đối với cam kết tổ chức. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục thực hiện nghiên cứu.
4.2. Thống kê mô tả
Từ biến quan sát, tác giả đã tiến hành thực hiện thống kê theo những đặc điểm nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác, vị trí. Kết quả như sau:
Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu học về mẫu nghiên cứu
Số lượng | Tỷ lệ | |
Giới Tính | ||
Nam | 85 | 45.5 |
Nữ | 102 | 54.5 |
Độ tuổi | ||
Dưới 30 tuổi | 87 | 46.5 |
Từ 30 đến 40 tuổi | 79 | 42.2 |
Trên 40 tuổi | 21 | 11.2 |
Trình độ học vấn | ||
Trung cấp/Cao đẳng | 17 | 9.1 |
Đại học | 89 | 47.6 |
Sau đại học | 81 | 43.3 |
Thâm niên | ||
Dưới 2 năm | 33 | 17.6 |
Từ 2-5 năm | 107 | 57.2 |
Trên 5 năm | 47 | 25.1 |
Vị trí | ||
Nhân viên/Chuyên viên | 121 | 64.7 |
Kiểm soát viên | 41 | 21.9 |
Trưởng nhóm/ Trưởng phòng (phó phòng) | 25 | 13.4 |
(Nguồn: Khảo sát của tác giả 2018) |
Về giới tính, trong 187 quan sát có 102 nhân viên nữ (chiếm 54.5%) và 85 nhân viên nam (chiếm 45.5%)
Về độ tuổi, có 87 nhân viên có độ tuổi dưới 30 tuổi (chiếm 46.5%); có 79 nhân viên có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi (chiếm 42.2%) và 21 nhân viên trên 40 tuổi (chiếm 11.2%)
Về trình độ học vấn, có 17 nhân viên có trình độ Trung cấp/Cao đẳng (chiếm 9.1%), có 89 nhân viên có trình độ Đại học (chiếm 47.6%), có 81 nhân viên có trình độ Sau đại học (chiếm 43.3%)
Về thâm niên, có 33 nhân viên có thâm niên làm việc dưới 2 năm (chiếm 17.6%), có 107 nhân viên có thâm niên làm việc từ 2 năm đến 5 năm (chiếm 57.2%), có 47 nhân viên có thâm niên làm việc trên 5 năm (chiếm 25.1%).
Về vị trí, có 121 nhân viên/chuyên viên (chiếm 64.7%), có 41 kiểm soát viên (chiếm 21.9%) và 25 Trưởng nhóm/ Trưởng (Phó) phòng (chiếm 13.4%).
Bảng 4.2: Thống kê dữ liệu theo cặp
Giới Tính | Độ tuổi | |||||
Nam | Nữ | Dưới 30 tuổi | Từ 30 đến 40 tuổi | Trên 40 tuổi | ||
Thâm niên | Dưới 2 năm | 33 | 0 | 33 | 0 | 0 |
Từ 2-5 năm | 52 | 55 | 54 | 53 | 0 | |
Trên 5 năm | 0 | 47 | 0 | 26 | 21 | |
Trình độ học vấn | Trung cấp/Cao đẳng | 17 | 0 | 17 | 0 | 0 |
Đại học | 68 | 21 | 70 | 19 | 0 | |
Sau đại học | 0 | 81 | 0 | 60 | 21 |
(Nguồn: Khảo sát của tác giả 2018)
4.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
Thang đo môi trường làm việc, thang đo văn hóa học hỏi trong tổ chức, thang đo chất lượng trao đổi giữa lãnh đạo-nhân viên, thang đo sự gắn kết của nhân viên là các thang đo có nội dung đo lường khác nhau. Vì vậy các thang đo này trước khi sử dụng để đo lường cần phải kiểm định mức độ chặt chẽ và loại bỏ những biến quan sát không đạt yêu cầu.
4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo môi trường làm việc trong tổ chức
Thang đo môi trường làm việc gồm 5 câu hỏi, tương ứng với các biến quan sát: WE1, WE2, WE3, WE4, WE5. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo như sau:
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo môi trường làm việc
(kiểm định lần 1)
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan với biến tổng | Cronbach’s alpha nếu loại biến | |
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.776 | ||||
WE1 | 14.99 | 12.640 | 0.680 | 0.689 |
WE2 | 14.25 | 12.555 | 0.608 | 0.714 |
WE3 | 14.05 | 12.831 | 0.617 | 0.711 |
WE4 | 14.99 | 12.398 | 0.788 | 0.656 |
WE5 | 14.06 | 17.389 | 0.129 | 0.857 |
(Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả 2018)
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo môi trường làm việc là: 0.776. Trong nghiên cứu của Nunally (1978) thì thang đo đo lường tốt sẽ có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.8 (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó thì Hệ số tương quan với biến tổng đều > 0.3 (cao hơn so với mức giới hạn). Tuy nhiên biến thành phần WE5 có tương quan với biến tổng là 0.129 (< 0.3) nên ta loại bỏ biến này và kiểm định độ tin cậy của thang đo với các biến WE1, WE2, WE3, WE4, kết quả như sau:
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo môi trường làm việc
(kiểm định lần 2)
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan với biến tổng | Cronbach’s alpha nếu loại biến | |
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.857 | ||||
WE1 | 10.97 | 10.504 | 0.677 | 0.828 |
WE2 | 10.22 | 9.982 | 0.670 | 0.834 |
WE3 | 10.02 | 10.150 | 0.694 | 0.822 |
WE4 | 10.96 | 10.348 | 0.777 | 0.791 |
(Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả 2018)
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo môi trường làm việc sau khi kiểm định lần 2 là: 0.857. Trong nghiên cứu của Nunally (1978) thì thang đo đo lường tốt sẽ có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.8 (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó thì Hệ số tương quan với biến tổng đều > 0.3 (cao hơn so với mức giới hạn). Vì vậy biến quan sát WE1, WE2, WE3, WE4 được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
4.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo văn hóa học hỏi trong tổ chức
Thang đo văn hóa học hỏi làm việc gồm 5 câu hỏi, tương ứng với các biến quan sát: OLC1, OLC2, OLC3, OLC4, OLC5. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo như sau:
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo văn hóa học hỏi
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan với biến tổng | Cronbach’s alpha nếu loại biến | |
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.892 | ||||
OLC1 | 15.01 | 7.403 | 0.687 | 0.879 |
OLC2 | 15.09 | 6.939 | 0.765 | 0.862 |
OLC3 | 15.31 | 6.871 | 0.772 | 0.860 |
OLC4 | 15.10 | 7.206 | 0.744 | 0.866 |
OLC5 | 15.10 | 7.539 | 0.713 | 0.874 |
(Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả 2018)
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo văn hóa học hỏi là: 0.892. Trong nghiên cứu của Nunally (1978) thì thang đo đo lường tốt sẽ có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.8 (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó thì Hệ số tương quan với biến tổng đều > 0.3 (cao hơn so với mức giới hạn). Vì vậy 5 biến quan sát OLC1, OLC2, OLC3, OLC4, OLC5 được giữ nguyên và sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
4.3.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo chất lượng trao đổi lãnh đạo-nhân viên trong tổ chức
Thang đo chất lượng trao đổi lãnh đạo - nhân viên trong tổ chức gồm 7 câu hỏi (biến đo lường được đề xuất bởi Scandura và Graen (1984). Độ tin cậy của thang đo là 0.87 đã được kiểm định bởi (Joo, 2010). Tác giả đã tiến hành kiểm định các biến trên và thu được kết quả như sau:
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo chất lượng trao đổi giữa
lãnh đạo-nhân viên
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan với biến tổng | Cronbach’s alpha nếu loại biến | |
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.891 | ||||
LMX1 | 20.79 | 34.897 | 0.769 | 0.865 |
LMX2 | 20.99 | 36.124 | 0.676 | 0.877 |
LMX3 | 21.20 | 36.988 | 0.635 | 0.881 |
LMX4 | 21.05 | 34.642 | 0.717 | 0.872 |
LMX5 | 20.82 | 36.479 | 0.650 | 0.880 |
LMX6 | 20.93 | 37.640 | 0.624 | 0.882 |
LMX7 | 20.84 | 34.906 | 0.739 | 0.869 |
(Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả 2018)
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo chất lượng trao đổi giữa lãnh đạo - nhân viên là: 0.891. Trong nghiên cứu của Nunally (1978) thì thang đo đo lường tốt sẽ có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.8 (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó thì Hệ số tương quan với biến tổng đều > 0.3 (cao hơn so với mức giới hạn). Vì vậy 7 biến quan sát LMX1, LMX2, LMX3, LMX4, LMX5, LMX6, LMX7 được giữ nguyên và sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
4.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
Để đo lường yếu tố sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, tác giả đã sử dụng thang đo được đề xuất bởi gồm 6 câu hỏi tương ứng: EE1, EE2, EE3, EE4, EE5, EE6. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo sự gắn kết của nhân viên như sau:
Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo sự gắn kết của nhân viên
(Kiểm định lần 1)
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan với biến tổng | Cronbach’s alpha nếu loại biến | |
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.834 | ||||
EE1 | 17.81 | 20.820 | 0.692 | 0.789 |
EE2 | 17.17 | 19.723 | 0.719 | 0.782 |
EE3 | 16.82 | 21.741 | 0.679 | 0.792 |
EE4 | 17.50 | 23.004 | 0.659 | 0.799 |
EE5 | 17.68 | 21.916 | 0.736 | 0.783 |
EE6 | 17.37 | 26.460 | 0.229 | 0.878 |
(Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả 2018)
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sự gắn kết của nhân viên là: 0.834 (> 0.6). Trong nghiên cứu của Nunally (1978) thì thang đo đo lường tốt sẽ có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.8 (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó thì Hệ số tương quan với biến tổng đều > 0.3 (cao hơn so với mức giới hạn). Tuy nhiên biến thành phần EE6 có tương quan với tổng là:
0.229 < 0.3 nên ta loại bỏ biến này và kiểm định độ tin cậy của thang đo với các biến EE1, EE2, EE3, EE4, EE5, kết quả như sau:
Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo sự gắn kết của nhân viên
(Kiểm định lần 2)
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan với biến tổng | Cronbach’s alpha nếu loại biến | |
Độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0.878 | ||||
EE1 | 14.31 | 16.785 | 0.720 | 0.850 |
EE2 | 13.67 | 16.072 | 0.715 | 0.854 |
EE3 | 13.32 | 17.744 | 0.695 | 0.856 |
EE4 | 14.00 | 18.720 | 0.698 | 0.857 |
EE5 | 14.18 | 17.924 | 0.752 | 0.844 |
(Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả 2018)
Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sự gắn kết của nhân viên sau khi kiểm định lần 2 là: 0.878 . Trong nghiên cứu của Nunally (1978) thì thang đo đo lường tốt sẽ có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.8 (dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó thì Hệ số tương quan với biến tổng đều > 0.3 (cao hơn so với mức giới hạn). Vì vậy biến quan sát EE1, EE2, EE3, EE4, EE5 được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
4.3.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo cam kết tổ chức
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (kiểm định độ tin cậy của thang đo cam kết tổ chức được trình bày ở bảng 4.9.