Phương Pháp Sử Dụng Cho Phần Thí Nghiệm Về Giống:



Tỷ lệ thịt loại II (%) =

Khối lượng thịt loại II Khối lượng sống của trâu


x 100

Khối lượng và tỷ lệ thịt loại III: Khối lượng thịt loại III (kg) là phần thịt bụng, thịt rẻ sườn và thịt lọc còn lại.

Khối lượng thịt loại III

Tỷ lệ thịt loại III (%) = x 100

Khối lượng sống của trâu

- Xác định được tuổi và khối lượng mổ thịt thích hợp: Tuổi và khối lượng cho tỷ lệ các loại thịt, số kg thịt/1 đầu trâu cao và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là thấp.

- Chi phí thức ăn /1 kg tăng khối lượng (ngàn đồng):Được tính theo công thức sau:

C = T

P

Trong đó: C là chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng


T là tổng số tiền thức ăn cả giai đoạn thí nghiệm P là khối lượng tăng cả giai đoạn

3.5. Phương pháp xử lý số liệu:

3.5.1. Phương pháp sử dụng cho phần thí nghiệm về giống:


Số liệu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Excel 2003 sau đó để ước tính các giá trị trung bình của các biến số theo các lớp được xử lý bằng mô hình tuyến tính tổng quát Proc GLM trong chương trình SAS9.1 phiên bản năm 2002- 2003 (Copyright (c) 2002-2003 by SAS Institute Inc., Cary, NC, USA.). Các phân lớp về nghiệm thức, lớp tuổi trong các nghiệm thức được xử lý là những ảnh hưởng của lớp hay ảnh hưởng ổn định. Để so sánh mức độ khác nhau của các giá trị trung bình (Means) và ý nghĩa của các phép so sánh đó chúng tôi dùng phương pháp so sánh phạm vi kiểm tra nhiều chiều của Duncan (Duncan’s multiple range test) sai khác giữa hai giá trị trung bình ở mức P < 0,05 được xem


là có ý nghĩa so sánh về mặt thống kê. Mô hình tổng quát để phân tích như sau:


Để tính các giá trị trung bình của các biến số của các giới tính trong các lô thí nghiệm và so sánh giữa chúng (Khối lượng cá thể ở các độ tuổi, tăng trọng tuyệt đối) dùng mô hình sau:

Yij = (LS)i +eij

Trong đó: Y là giá trị của các số quan sát của các cá thể thứ k



thứ i

(LS) là ảnh hưởng của giới tính trong các nghiệm thức thí nghiệm


eij là sai số dư thừa ngẫu nhiên với giả thiết N(0,σ2e)


Để tính tương quan giữa các biến số dùng Proc Corr và Plots trong Corr các biến số được phân tích ở hai dạng: Tương quan 1 biến với các biến còn lai và dạng ma trân tương quan giữa các biến số với nhau và theo phương pháp hệ số tương quan của Pearson, các hệ số tính được ở mức P≤0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.

3.5.2. Phương pháp sử dụng cho phần thí nghiệm về nuôi dưỡng:


Số liệu nghiên cứu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Excel 2003, sau đó được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) bằng chương trình thống kê sinh học Minitab 14.0.

Cụ thể như sau: sự tương tác giữa các khẩu phần, nghiệm thức được xác định theo mô hình thống kê:

Xij = µ + αi + eij


Trong đó:


Xij: giá trị quan sát thứ j của yếu tố thí nghiệm (khẩu phần, nghiệm thức)


µ: Giá trị trung bình


αi : Ảnh hưởng của yếu tố i (khẩu phần, nghiệm thức),


eij: Sai số ngẫu nhiên.


Tương quan hồi quy giữa hàm lượng vật chất khô, protein và năng lượng trâu thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn Keal (1982), được sử dụng phương trình hồi quy bậc một theo dạng: y = ax + b.

Các tham số thống kê bao gồm: dung lượng mẫu (n), trung bình cộng (Mean ), sai số của số trung bình (SEM). So sánh giá trị trung bình theo cặp bằng phép so sánh Tukey với mức α = 0,05.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng và tốc độ sinh trưởng của đời con thế hệ 1

4.1.1. Hiện trạng đàn trâu trước thí nghiệm

Khảo sát, đánh giá chất lượng đàn trâu địa phương thì sinh sản và khả năng sinh trưởng, khối lượng qua các tháng tuổi là tính trạng đặc trưng nhất. Kết quả điều tra trên tổng số 1.553 trâu (1.349 trâu cái và 204 trâu đực) của 1.000 hộ nuôi trâu được thể hiện ở Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Khối lượng cơ thể đàn trâu địa phương ở các mốc tuổi (kg)


Tuổi

Trâu đực Trâu cái


(tháng)

n

Mean ± SD

n

Mean ± SD

6

37

80,23 ± 11,72

46

78,37 ± 8,57

12

23

142,57 ± 13,46

67

135,23 ± 13,76

18

22

182,54 ± 17,04

83

171,57 ± 17,64

24

18

234,79 ± 16,57

91

228,76 ± 19,48

36

21

301,43 ± 20,34

294

275,45 ± 23,82

48

36

347,85 ± 28,39

321

319,62 ± 27,29

≥ 60

47

385,52 ± 32,85

447

348,54 ± 26,17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 9


Có thể thấy rằng: Trâu ở hầu hết các địa phương của nước ta có khối lượng cơ thể thấp, thuộc loại hình nhỏ (thường gọi là trâu Gié). Kết quả điều tra cho thấy: Khối lượng trâu đạt 80,23 và 78,37 kg ở 6 tháng tuổi; 142,57 và 135,23 kg ở 12 tháng tuổi; 234,79 và 228,76 ở 24 tháng tuổi; 301,43 và 275,45 kg ở 36 tháng tuổi; 48 tháng đạt 347,85 và 319,62 kg và trên 60 tháng tuổi đạt 385,52 kg và 348,54 kg đối với trâu đực và cái (Bảng 4.1). Nguyên nhân làm cho khối lượng trâu thấp chủ yếu là trong nhiều năm qua công tác chọn lọc cải tạo giống chưa được chú ý như: Trâu cái không được chọn lọc, trâu đực giữ lại


vừa có khối lượng nhỏ vừa không có sự hoán đổi nên có thể xảy ra hiện tượng đồng huyết. Trâu đực có khối lượng lớn thường bị bán đi giết thịt chứ không giữ lại làm giống và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng chưa phù hợp.

Theo Vũ Duy Giảng và cs. (1999), trâu ở Sóc Sơn có khối lượng lúc 12 tháng tuổi: con đực là 147 kg và con cái là 140 kg; 24 tháng tương tự là 234 kg và 183 kg; 36 tháng tuổi là 324 kg trâu đực và 302 kg trâu cái, còn trâu ở Hàm Yên, Tuyên Quang lúc trưởng thành ở con đực và con cái là 397 kg; 378 kg; tại Thanh Trì, Hà Nội trâu đực là 456 kg và trâu cái là 437 kg. Như vậy đàn trâu ở đây có tầm vóc nhỏ hơn.

Mai Văn Sánh và cs. (1995) điều tra trâu ở Bình Sơn, Thái Nguyên cũng thấy rằng: Khối lượng trâu vùng này thấp, trâu đực có khối lượng lúc trưởng thành 326 kg, trâu cái 312 kg. Vũ Duy Giảng và cs. (1999) khảo sát trâu ở Phổ Yên, Thái Nguyên cho biết trâu đực trưởng thành đạt 334 kg, trâu cái đạt 306 kg. Như vậy, tuy trâu ở đây cũng là trâu loại hình nhỏ nhưng khối lượng trâu địa phương này còn khá hơn các vùng đã điều tra trên.

Đánh giá về khả năng sinh sản của trâu nội Việt Nam, hai tính trạng tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là những chỉ tiêu cần được quan tâm nhất. Kết quả điều tra của chúng tôi được thể hiện ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh sản đàn trâu địa phương trước thí nghiệm


Chỉ tiêu

n

Mean ± SD

Tuổi đẻ lứa đầu (tháng)

173

51,6 ± 8,5

Số trâu đẻ lứa đầu dưới 48 tháng (tháng)

41

45,7 ± 4,8

Tỷ lệ trâu đẻ lứa đầu dưới 48 tháng (%)

41

23,6

Khoảng cách 2 lứa đẻ (tháng)

167

24,4 ± 5,6

Khoảng cách 2 lứa đẻ dưới 18 tháng (tháng)

32

16,5 ± 2,3

Tỷ lệ trâu có khoảng cách 2 lứa đẻ dưới 18 tháng (%)

32

19,16

Số liệu trình bày tại Bảng 4.2 cho thấy đa số trâu cái ở đây có tuổi đẻ lứa đầu trên 48 tháng, chỉ có 23,6% đẻ dưới 48 tháng. Một số tác giả khác cho biết


trâu Việt Nam có tuổi đẻ lứa đầu muộn dưới 4 năm tuổi là 10,8%, trên 6 năm tuổi là 21,5% (Lê Viết Ly và cs., 1994), trung bình 49 tháng (Mai Văn Sánh và cs., 1995) và trâu đẻ lứa đầu tập trung vào 4 - 5 tuổi (Nguyễn Trọng Tiến, 1996). Mai Thị Thơm (2003) khi khảo sát khả năng sinh sản của đàn trâu ở thị xã Sông Công, Thái Nguyên cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của trâu chủ yếu là 3–4 năm tuổi chiếm 46,72% và 4 -5 tuổi chiếm 29,51%. Tuổi đẻ lứa đầu của một số giống trâu khác nhau: trâu Murrah và Nili Ravi là từ 40-45 tháng (Singh và Yadav, 1987; Singh và cs., 1987; Kanaujia và cs., 1990; Singh và cs., 1992); trâu Surti và trâu Bhadawari có tuổi đẻ lứa đầu từ 46-54 tháng (Punhir và cs., 1996); trâu Pandharpuri trâu có tuổi đẻ lứa đầu 38,4-39,8 tháng (Patil và cs., 1994).

Đa số trâu có khoảng cách 2 lứa đẻ trên 24 tháng (chỉ có 19,16% dưới 18 tháng). So với số liệu điều tra của Mai Văn Sánh và cs. (1995) đàn trâu Bình Sơn, Thái Nguyên có tuổi đẻ lứa đầu 48,6 tháng (46-50 tháng), khoảng cách hai lứa đẻ là 24,9 tháng thì đàn trâu ở đây có các chỉ tiêu sinh sản tương tự. Kết quả này có phần khả quan hơn so với số liệu của Vũ Duy Giảng và cs. (1999) khi tổng kết các kết quả điều tra ở Tuyên Quang, Hà Giang, Nghệ An, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên... cho biết tuổi đẻ lứa đầu của trâu lúc 3–4 năm tuổi biến động 17,6–25,8%, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ từ lứa 1-2 là 22,13 tháng, lứa 2-3 là 20,64 tháng và lứa 3-4 là 19,9 tháng. Nguyễn Đức Thạc (1983) cho biết trên đàn trâu của trại thí nghiệm trâu Ngọc Thanh, tỷ lệ trâu có khoảng cách giữa hai lứa đẻ từ 12–15 tháng là 21,51%, trâu có khoảng cách hai lứa đẻ 16–18 là 37,13%, và trâu có khoảng cách giữa hai lứa đẻ trên 19 tháng là 39,54%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Mai Thị Thơm (2003) cho biết khoảng cách khoảng cách giữa hai lứa đẻ của trâu cái ở thị xã Sông Công tập trung chủ yếu vào trong khoảng 16–24 tháng (48,98%). Khoảng cách lứa đẻ của trâu Murrah và Nili - Ravi dao động giữa 480-573 ngày (Singh và cs., 1987; Singh và cs., 1992; Dutt và Taneja, 1995); trâu Bhadawari trung bình là 525 ngày, trâu Surti là 462 ngày (Pundir và cs., 1996).


4.1.2. Sinh trưởng của đàn trâu thí nghiệm

4.1.2.1. Khối lượng cơ thể trâu qua các mốc tuổi


Khối lượng cơ thể là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc, đồng thời nó cũng biểu hiện khả năng sản xuất của chúng. Qua khối lượng cơ thể sẽ phản ánh được tốc độ sinh trưởng của gia súc ở từng giai đoạn khác nhau. Kết quả nghiên cứu về khối lượng đàn trâu sinh ra được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Khối lượng cơ thể trâu ở các mốc tuổi (kg)



Tuổi

Tinh

NT1 NT2 NT3 NTĐC


(tháng) biệt

N

(Mean±SD)

N

(Mean±SD)

N

(Mean±SD)

N

(Mean±SD)

Đực

166

25,35a±2,42

150

24,71b±2,14

98

22,75c±1,53

95

21,29d±1,76

Sơsinh

Cái

175

24,45a±2,08

171

24,17a±1,84

112

21,79b±1,73

114

20,40c±1,62

3 Đực

166

61,50a±5,16

150

59,28b±6,44

98

55,01c±4,12

95

51,98d±4,24

Cái

175

59,07a±4,87

171

57,05b±4,66

112

52,71c±3,98

114

49,81d±4,41

6 Đực

165

93,22a±8,45

150

90,28b±9,22

98

84,68c±4,98

95

80,44d±6,78

Cái

175

90,23a±7,47

171

87,76b±8,96

112

82,36c±5,59

112

78,31d±6,93

Đực

160

164,75a±11,30

145

159,78b±13,54

97

150,57c±10,92

95

143,46d±9,42

12

Cái

169

159,07a±9,98

169

153,05b±10,68

112

144,58c±12,97

111

138,69d±16,47

Đực

154

267,77a±9,88

133

261,50b±10,19

88

247,07c±9,37

86

237,65d±10,32

24

Cái

156

257,10a±9,82

152

251,22b±15,38

98

238,41c±17,40

98

230,32d±11,01

Đực

98

340,19a±14,15

92

333,04b±13,28

68

313,75c±10,55

67

302,70d±12,31

36

Cái

105

321,20a±12,48

107

314,91b±12,49

86

297,98c±12,80

77

289,08d±12,93

Đực

73

386,04a±14,78

78

378,74b±13,88

56

355,27c±14,24

59

345,25d±15,95

48

Cái

69

355,72a±13,02

71

348,13b±13,20

54

329,30c±17,18

48

321,60d±13,02

Đực

52

423,62a±18,65

57

413,39b±18,99

38

388,74c±19,65

42

379,81d±15,05

60

Cái

41

387,54a±15,89

37

380,76a±16,03

34

359,50b±20,77

32

352,59b±20,27

* Chú thích: Trong cùng một hàng nếu các số trung bình giữa các nghiệm thức có các chữ cái ký hiệu khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05).


Qua kết quả trình bày tại bảng 4.3 cho thấy: Từ sơ sinh, mức chênh lệch về khối lượng giữa các nghiệm thức (NT) đã có sự sai khác rõ rệt, trâu


Khối lượng (kg)

Kh ố i lư ợ n g (kg )

càng lớn thì khác biệt càng thể hiện rõ ràng hơn (P<0,05). Khối lượng trâu của NT1 cao nhất (nghiệm thức sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn phối với trâu cái được tuyển chọn) và thấp nhất là của nghiệm thức đối chứng (NTĐC) (nghiệm thức sử dụng trâu đực đại trà địa phương phối với trâu cái đại trà). Khối lượng của nghé sơ sinh đực và cái ở các nghiệm thức tương ứng là: 25,35 và 24,45 kg ở NT1; 24,71 và 24,17 ở NT2; 22,75 và 21,79 kg ở NT3 còn ở NTĐC là 21,29 và 20,40 kg. Sự sai khác về khối lượng giữa các nghiệm thức có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,05).



465

415

365

315

265

215

165

115

65

15

Sơ 3 6 12 24 36 48 60

sinh tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng

Tháng tuổi

NT1 NT2 NT3 NTĐC



415

365

315

265

215

165

115

65

15

Sơ 3 6 12 24 36 48 60

sinh tháng tháng tháng tháng tháng tháng tháng Tháng tuổi


NT1 NT2 NT3 NTĐC



Đồ thị 4.1. Khối lượng cơ thể trâu đực ở các môc tuổi (kg)

Đồ thị 4.2. Khối lượng cơ thể trâu cái ở các môc tuổi (kg)

Như vậy, khối lượng nghé sơ sinh của NT1 và NT2 cao hơn so với nghé sinh ra ở kết quả nghiên cứu của Le Viet Ly (1983) là trâu đầm lầy của Việt Nam có khối lượng sơ sinh trung bình thấp 22,60 kg. Mai Văn Sánh và cs. (2008a) khi sử dụng trâu đực khối lượng lớn làm giống để nâng cao tầm vóc trâu địa phương tỉnh Hà Giang cho kết quả khối lượng nghé sơ sinh trung bình là 23,23 kg đối với nghé đực và 22,18 kg đối với nghé cái, tương đương với kết quả nghiên cứu của Mai Văn Sánh và cs. (2008b) khi nghiên cứu sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đàn trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương, Nghệ An cho biết khối lượng nghé sơ sinh đực dao động trong khoảng 21,1 - 25,3 kg và nghé cái là 20,4 - 24,7

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/11/2022