Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Kinh Tế


Có thể thấy rằng, trong thời gian vừa qua tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, Tỉnh vẫn luôn tập trung đầu tư cho khu vực nông nghiệp vì đại bộ phận người dân có cuộc sống gắn với nông nghiệp. Trong nông nghiệp, vốn đầu tư phần lớn là tập trung cho việc xây dựng hệ thống kênh mương, đầu tư cho cây con giống, cho máy móc; ở nông thôn vốn đầu tư chủ yếu vào xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn, hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân...

Đối với ngành công nghiệp, trong giai đoạn 2001-2005 nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nhân dân đóng góp chủ yếu được sử dụng để nâng cấp, xây dựng, xây lắp đầu tư trang bị thiết bị mới kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông vận tải, bưu điện, công trình thuỷ lợi, công trình phúc lợi công cộng, trụ sở làm việc các ban, ngành. Nhằm củng cố vai trò chủ đạo của công nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Trong công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến được ưu tiên đầu tư nhiều nhất.

Tỷ trọng vốn đầu tư cho dịch vụ trong giai đoạn 2001-2005 cũng đã có sự chuyển biến đáng kể. Các nguồn vốn được tập trung đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, văn hoá giáo dục, tài chính - tín dụng đáp ứng được nhu cầu của hội nhập kinh tế.

Tóm lại, trong thời gian qua vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu vốn đầu tư, điều đó cho thấy cơ cấu vốn đầu tư có sự thay đổi đúng hướng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, làm cho kinh tế tỉnh Ninh Bình ngày một phát triển hơn.

2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Trong giai đoạn 2001-2005 cơ cấu lao động trong các ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.


Bảng 8: Thực trạng nguồn nhân lực giai đoạn 2001-2005


Hạng mục

Đơn vị

2001

2003

2004

2005

Dân số

Nghìn người

859,8

906,0

911,6

915,7

Lao động

Nghìn người

424,7

443,0

449,6

460,4

+ Nông-Lâm-Thuỷ sản

%

74,2

70,4

70,0

68,5

+ Công nghiệp-xây dựng

%

13,8

16,8

17,3

17,4

+ Thương mại-Du lịch

%

12,0

12,8

12,9

14,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005 Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động qua các năm diễn ra chậm, tỷ trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ còn rất thấp, lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao (68,5%). Điều đó cho thấy hai ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa mạnh để có thể thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực

hai ngành này.

Tóm lại, trong giai đoạn 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Bình đã và đang chuyển dịch tích cực, tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản giảm nhanh (năm 2001 là 44,75% đến 2005 còn 30,65%) trong khi công nghiệp - xây dựng tăng lên mạnh (22,77% năm 2001 đến 2005 là 35,17%). Ngành dịch vụ cũng đã có sự chuyển biến nhưng chưa thực sự lớn mạnh (từ 32,48% năm 2001 lên 34,18% năm 2005). Như vậy, tốc độ tăng trưởng hai ngành công nghiệp và dịch vụ giai đoạn 2001-2005 chưa tương xứng với nguồn lực tài nguyên của tỉnh.

2.2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế


2.2.4.1. Đối với ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm ngành Nông nghiệp, ngành Lâm nghiệp và ngành Thủy sản)


Bảng 9: Giá trị sản xuất của từng ngành nông nghiệp

(Giá so sánh 1994)


Năm

Tổng số

Ngành Nông nghiệp

Ngành Lâm nghiệp

Ngành Thuỷ sản

Giá trị sản lượng (Triệu đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị

sản lượng (triệu đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị

sản lượng (triệu đ)

Tỷ trọng (%)

2001

1.473.137

1.369.098

92,9

20.579

1,4

83.460

5,7

2003

1.625.449

1.429.971

88,0

23.095

1,4

172.383

10,6

2004

1.699.202

1.490.056

87,7

24.523

1,44

184.623

10,86

2005

1.694.394

1.437.710

84,8

36.096

2,2

220.588

13

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005 Nhìn chung, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 92,9% năm 2001 giảm xuống còn 84,4% năm 2005. Trong khi ngành Thủy sản có sự chuyển biến lớn từ 5,7% năm 2001 tăng lên 13% vào năm 2005. Phân tích cụ thể

vào từng ngành.

A. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp (bao gồm các ngành Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ đi kèm)

Bảng 10: Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp

(Giá so sánh 1994, đơn vị tính: triệu đồng)



Năm


Tổng số

Ngành Trồng trọt

Ngành Chăn nuôi

Ngành Dịch vụ

Giá trị sản lượng (Triệu đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị sản lượng

(triệu đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị sản lượng

(triệu đ)

Tỷ trọng (%)

2001

1.369.098

1.013.860

74,81

336.387

24,45

18.851

0,74

2003

1.429.971

1.020.388

72,72

385.945

25,67

23.638

1,61

2004

1.490.056

1.090.685

70,92

376.503

27,58

22.868

1,50

2005

1.437.710

989.939

64,11

424.510

34,39

23.261

1,50

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005


Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần qua các năm. Trong khi ngành chăn nuôi lại tăng đều qua các năm từ 24,45% năm 2001 lên 34,39% năm 2005. Ngành dịch vụ cũng có sự chuyển biến đáng kể, tăng từ 0,74% năm 2001 lên 1,5% năm 2005.

Như vậy, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp cũng như trong nội bộ các ngành của ngành nông nghiệp đều có bước tăng trưởng qua các năm. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi gắn với sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường bám sát mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2001-2005, cụ thể:

1. Về trồng trọt:

Trong giai đoạn 2001-2005 ngành trồng trọt của tỉnh Ninh Bình đã có bước tăng trưởng khá. Đạt được kết quả như vậy là do cơ cấu cây trồng của tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi phù hợp. Sự phù hợp trước tiên đó là sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất.

Bảng 11: Cơ cấu sử dụng đất ngành trồng trọt ở Ninh Bình giai đoạn 2001-2005

(Đơn vị tính: %)


Năm

2001

2003

2004

2005

Tổng

100

100

100

100

1. Cây hàng năm

89,6

87,3

87,15

81

2. Cây lâu năm:

2,8

4,35

4,38

8,54

- Cây công nghiệp lâu năm

0,65

0,94

0,95

3

- Cây ăn quả

2,1

3,4

3,42

4

- Cây lâu năm khác

0,05

0,01

0,01

1,54

3. Đất trồng cỏ

1,26

1,02

1,07

2,82

4. Đất có mặt nước đang

dùng vào nông nghiệp

6,34

7,33

7,4

7,64

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005


Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đã có sự chuyển biến theo hướng tăng diện tích đất cho cây lâu năm và đất trồng cỏ phục vụ cho ngành chăn nuôi gia súc của tỉnh. Đã hình thành được vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp như dứa với diện tích trên 2887 ha (thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan), mía vài trăm ha. Vùng trồng lúa, ngô và màu tương đối rộng lớn, tập trung trên các huyện Kim Sơn, Yên Mô và Yên Khánh v.v. Kết quả, năm 2006 tỉnh giành được thắng lợi khá toàn diện về năng suất và sản lượng đối với cây lương thực, đạt 48,3 vạn tấn trong năm 2006, đưa bình quân lương thực trên đầu người đạt 510 kg. Đây là xu hướng tích cực để Ninh Bình đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh.

2. Về chăn nuôi:

Trong 5 năm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có sự phát triển về số lượng tổng đàn gia súc, gia cầm trong các hộ gia đình. Đến năm 2006 trên toàn tỉnh, đàn bò tăng lên 20.806 con, đàn lợn tăng lên 46.965 con so với năm 2001, đàn dê từ 18.300 con năm 2001 tăng lên 23.600 con năm 2006.

Bảng 12: Số lượng gia súc, gia cầm theo mốc thời gian


STT

Loại gia súc, gia cầm

Đơn vị

Thời gian

2001

2006

1

Trâu

Con

21.900

17.069

2

Con

28.900

49.706

3

Lợn

Con

283.700

330.665

4

Con

18.300

23.600

5

Gia cầm

Con

3.012.000

2.952.300


Nguồn: Sở Nông nghiệp tỉnh Ninh Bình 2006


Nguyên nhân của sự gia tăng số lượng đàn gia súc trên là do người dân đã biết tận dụng được lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm sản xuất.

Tóm lại, kinh tế trồng trọt và chăn nuôi đã có chuyển biến tích cực theo hướng phát triển cây, con và các ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường. Đến nay đã có nhiều diện tích vườn tạp chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, cây đặc sản và cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi xuất hiện, số hộ có thu nhập giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm.

Như vậy ngành trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Ninh Bình đã và đang góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế chung của tỉnh.

3. Dịch vụ nông nghiệp:


Phát triển dịch vụ nông nghiệp ở mức dưới trung bình (chỉ 1,5%) so với mức trung bình cả nước và mức trung bình của vùng Đồng bằng Sông Hồng (khoảng 4-5%)19. Điện khí hóa trong nông nghiệp đã được áp dụng nhằm giảm bớt sức lao động chân tay của người dân với 100% xã có hệ thống điện lưới quốc gia.

Các hợp tác xã chủ yếu làm các khâu dịch vụ cho các hộ nông dân như thủy nông, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, làm đất, thú y, cây con giống, khuyến nông v.v nhưng quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ ở cấp thôn. Dịch vụ tài chính ngân hàng cũng có bước phát triển phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn tới cần phải đẩy mạnh, cải tiến để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.


19 Viện nghiên cứu chiến lược -Bộ Kế Hoạch Đầu tư


B. Lâm nghiệp


1. Xây dựng rừng:


Do làm tốt công tác phục hồi, bảo vệ rừng nên diện tích rừng tăng lên, đạt 27.210 ha. Hiện nay che phủ của rừng tăng lên 19,4% với cơ cấu lâm phận: rừng đặc dụng là 16.900 ha, rừng sản xuất và rừng phòng hộ là 13.010 ha. Đã trồng và khoanh nuôi được 3.014 ha, tập trung vào khu vực Cúc Phương, Tam Điệp, Gia Viễn.

Kết quả quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng cụ thể như sau: 19.559 ha rừng và đất rừng đã được giao cho 8 tổ chức Nhà nước; 2.100 ha đất lâm nghiệp được giao cho 1.165 hộ gia đình theo Nghị định 02/CP của Chính phủ;

6.000 ha rừng núi đá được giao khoán cho gần 200 hộ gia đình bảo vệ; 100% các thôn, bản có rừng có hương ước, quy ước bảo vệ rừng.

Bảng 13: Các sản phẩm lâm nghiệp giai đoạn 2001-2005



Sản phẩm chủ yếu

2001

2003

2004

2005

1. Trồng rừng tập trung (ha)

300

181

190

279

2. Trồng cây phân tán (ha)

351

355

270

270

3. Chăm sóc rừng (ha)

304

261

333

333

4. Tu bổ rừng (ha)

13.229

10.260

10.310

10.310

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005

Tuy nhiên tiềm năng đồi gò thuộc huyên Gia Viễn và huyện Nho Quan vẫn chưa được khai thác nhằm phát triển kinh tế lâm nông nghiệp mang lại hiệu quả cao.


2. Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp:

Bảng 14: Giá trị sản xuất ngành giai đoạn 2001-2005


Hạng mục

2001

2003

2004

2005

Tổng số (triệu đồng)

20.579

23.095

24.523

36.096

1. Xây dựng rừng

3.675

2.870

2.805

3.014

- Trồng rừng tập trung

705

426

447

656

- Trồng cây phân tán

596

604

458

458

- Chăm sóc rừng

219

188

240

240

- Tu bổ rừng

2.155

1.652

1.660

1.660

2. Khai thác lâm sản

15.254

18.239

20.428

31.904

- Khai thác gỗ

4.650

4.716

5.424

10.303

- Khai thác củi

1.350

1.768

2.033

8.098

- Khai thác tre luồng

8.775

11.648

12.877

13.410

3. Dịch vụ &khác

1.650

1.986

1.290

1.178

- Dịch vụ

550

1232

724

730

- Hoạt động lâm nghiệp khác

1.100

754

566

448

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình 2005

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2001-2005 đã tăng lên từ 20.579 triệu đồng năm 2001 lên 36.096 triệu đồng năm 2005, trong đó:

- Chi phí xây dựng rừng, thông qua công tác giao đất, khoán rừng đến người dân và thông qua chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng nên tổng số vốn đã đầu tư vào khâu xây dựng rừng tăng lên liên tục lên bằng 8,4% vào năm 2005 với tổng giá trị bằng tiền là 3.014 triệu đồng.

- Khai thác, chế biến lâm sản, chế biến và khai thác lâm sản có đóng góp giá trị bằng 31.904 triệu đồng (2005). So với các tỉnh khác tuy nguồn tài nguyên rừng hạn hẹp lại chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng nhưng giá trị khai thác -chế biến lâm sản cũng chiếm 88,4%.

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí