Ảnh Hưởng Của Khối Lượng Trâu Bố, Mẹ Đến Khối Lượng Con Sinh Ra



Mai Văn Sánh (2005) cho biết: sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn làm giống cho phối với trâu cái địa phương ở xã Vân Hoà, Ba Vì, Hà Tây cho kết quả nghé giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi tăng từ 10-15% so với nghé đại trà. Như vậy, kết quả của chúng tôi có phần cao hơn (12,67-19,04% đối với nghé đực và 11,63-19,82% đối với nghé cái). Mai Văn Sánh và cs. (2008b) khi nghiên cứu sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đàn trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương, Nghệ An cho biết khối lượng nghé đực giai đoạn từ sơ sinh – 36 tháng tuổi tăng từ 9,5 – 19,4%, nghé cái tăng từ 8,5 – 21,1%. Thái Lan sau 10 năm thực hiện chương trình chọn lọc nhân thuần, khối lượng nghé sơ sinh tăng từ 28,4 lên 30,6 kg (7,7%), lúc 24 tháng tuổi tăng từ 268 lên 317 kg (18%) (Chantalakhana và

Skunmun, 2002).


Sự khác biệt về khối lượng nghé giữa các nghiệm thức thí nghiệm so với nghiệm thức đối chứng có xu hướng giảm dần khi tuổi nghé tăng lên là do ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trong các nông hộ khi trâu lớn lên đã tác động đến yếu tố tăng trưởng của trâu. Tuy vậy, sự khác biệt giữa các nghiệm thức vẫn thể hiện rõ rệt.

4.1.3. Kích thước một số chiều đo chính cơ thể trâu


Ngoài tính trạng khối lượng cơ thể và tăng khối lượng tuyệt đối, để giúp cho việc đánh giá khả năng sinh trưởng chi tiết hơn, kích thước một số chiều đo chính của gia súc cũng cần được xem xét.

Tầm vóc của gia súc được thể hiện qua khối lượng cơ thể và kích thước các chiều đo và chúng có mối tương quan thuận với nhau. Khi kích thước các chiều đo tăng thì khối lượng cơ thể cũng tăng. Trong trường hợp thể trạng bình thường thì khối lượng gia súc thể hiện tầm vóc, tuy nhiên nhiều trường hợp ở từng giai đoạn sinh trưởng của gia súc non kích thước các chiều đo cơ thể tăng nhưng khối lượng tăng không theo tỷ lệ của kích thước, đó là giai đoạn phát triển xương. Gia súc già thì có xu hướng ngược lại, khối lượng có thể tăng nhưng kích



thước không tăng do quá trình tích luỹ mỡ. Để đánh giá ngoại hình của con vật người ta có thể dùng các phương pháp quan sát trực tiếp hoặc đo các chiều đo trên cơ thể như: Chiều cao, chiều dài, chiều rộng và chiều sâu.

Trong nghiên cứu này, để đánh giá khả năng sinh trưởng của trâu, chúng tôi tiến hành đo một số chiều chủ yếu trên cơ thể như: Cao vây, vòng ngực, dài thân chéo, đây là các chiều đo thường được sử dụng trên đại gia súc.

4.1.3.1. Kích thước chiều đo cao vây của trâu


Biến đổi về chiều đo cao vây của trâu đực và cái ở các nghiệm thức thí nghiệm theo giai đoạn được thể hiện tại Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kích thước chiều đo cao vây của trâu ở các mốc tuổi (cm)


Tuổi

Giới

NT1 NT2 NT3 NTĐC

(tháng)


Sơsinh


3


6


12


24


36


48


60

tính n Mean±SD n Mean±SD n Mean±SD n Mean±SD

Đực 166 64,11±2,42 150 63,35±2,94 98 60,69±2,59 95 58,39±3,92

Cái 175 63,94±2,92 171 62,45±3,01 112 59,31±2,99 114 58,11±3,15

Đực 166 83,07±5,22 150 81,96±4,94 98 79,03±3,98 95 78,15±2,48

Cái 175 82,01±4,28 171 80,96±4,05 112 77,67±3,50 114 77,48±3,18

Đực 165 87,81±3,78 150 86,70±3,12 98 84,38±2,85 95 82,77±2,42

Cái 175 86,91±3,43 171 86,27±3,50 112 83,34±2,95 114 82,04±3,02

Đực 160 97,48±2,49 145 96,85±2,53 97 95,09±2,52 95 94,65±2,21

Cái 169 96,84±2,22 169 96,56±2,38 112 94,33±2,53 111 94,53±3,09

Đực 154 111,77±3,13 133 111,56±3,24 88 110,03±3,87 86 109,66±3,47

Cái 156 110,61±3,32 152 110,53±3,60 98 109,48±3,63 98 109,30±3,54

Đực 98 119,12±2,93 92 118,59±2,88 68 118,63±3,28 67 116,03±3,78

Cái 105 118,66±3,40 107 118,07±3,04 86 117,84±3,94 77 115,04±2,96

Đực 73 125,22±4,17 78 124,03±4,13 56 122,66±4,29 59 122,03±4,02

Cái 69 125,36±6,51 71 123,03±3,08 54 123,04±4,15 48 120,98±2,36

Đực 52 130,17±3,03 57 129,26±2,81 38 127,13±3,32 42 124,52±3,74

Cái 41 128,90±2,53 37 126,95±2,61 34 125,94±3,63 32 122,72±4,08



Kết quả Bảng 4.6 cho thấy: Chiều đo cao vây của trâu tăng dần từ sơ sinh đến 60 tháng tuổi (Bảng 4.6), trong đó lớn nhất là NT1 (63,94 - 130,17 cm), kế tiếp đến NT2 (62,45 – 129,26 cm), NT3 (59,31 – 127,13) và thấp nhất là NTĐC (58,11 - 124,52 cm). Kết quả thu được cho thấy chiều đo cao vây của trâu qua các giai đoạn tuổi tuân theo quy luật phát triển không đồng đều của gia súc, luôn biến đổi tỷ lệ thuận với khối lượng tích lũy của nghé. Chiều đo cao vây tăng mạnh trong giai đoạn nghé từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi và tốc độ tăng giảm dần ở các giai đoạn tuổi tiếp theo đó là do gia súc dần đi giai đoạn thành thục về tính cũng như về thể vóc.

4.1.3.2. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâu

Bảng 4.7. Kích thước chiều đo vòng ngực của trâu ở các mốc tuổi (cm)


Tuổi

Giới

NT1 NT2 NT3 NTĐC


(tháng) tính

n

Mean ± SD

n

Mean ± SD

n

Mean ± SD

n

Mean ± SD

Đực

166

69,63 ± 4,74

150

67,54 ± 5,18

98

66,74 ± 4,30

95

64,63 ± 4,22

Cái

175

68,97 ± 5,51

171

66,09 ± 5,52

112

65,64 ± 5,89

114

63,98 ± 5,22

Đực

166

95,93 ± 4,92

150

95,11 ± 6,44

98

91,46 ± 5,44

95

89,68 ± 5,54

Cái

175

94,74 ± 5,06

171

94,56 ± 3,86

112

89,59 ± 4,18

114

88,32 ± 3,13

Đực

165

109,39 ± 5,20

150

108,76 ± 5,14

98

105,15 ± 5,27

95

104,49 ± 5,76

Cái

175

108,53 ± 5,41

171

107,50 ± 5,04

112

103,38 ± 4,31

114

103,60 ± 3,71

Đực

160

130,74 ± 6,32

145

129,02± 6,41

97

123,04 ± 6,78

95

121,93 ± 5,54

Cái

169

129,38 ± 5,98

169

128,05± 5,80

112

121,33 ± 7,75

111

121,42 ± 7,54

Đực

154

158,97 ± 3,67

133

156,56± 4,59

88

154,03 ± 5,70

86

152,19 ± 5,50

Cái

156

157,15 ± 5,14

152

156,07± 5,03

98

152,06 ± 9,57

98

151,03 ± 5,21

Đực

98

171,08 ± 4,61

92

171,26± 4,23

68

169,46 ± 6,28

67

169,42 ± 4,63

Cái

105

170,88 ± 4,95

107

170,70± 5,03

86

168,64 ± 6,28

77

168,92 ± 5,02

Đực

73

181,29 ± 9,65

78

181,54± 8,33

56

178,57 ± 5,49

59

177,12 ± 5,57

Cái

69

179,10 ± 5,70

71

179,20± 7,33

54

177,70 ± 5,87

48

176,08 ± 5,48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khối lượng bố, mẹ và nuôi thâm canh đến khối lượng, sinh trưởng và sản xuất thịt của trâu - Nguyễn Công Định - 11

Sơsinh


3


6


12


24


36


48



Đực

52

189,58 ± 5,55

57

187,74± 6,66

38

180,82 ± 0,22

42

182,19 ± 9,95

Cái

41

187,49 ± 7,04

37

185,95± 6,13

34

183,32 ± 6,66

32

181,72±11,42

60


Kích thước chiều đo vòng ngực là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của một phẩm giống. Chu vi vòng ngực có tương quan thuận với quá trình tăng khối lượng của trâu với hệ số tương quan r>0,80. Trong thực tế, có thể sử dụng vòng ngực để xây dựng công thức xác định khối lượng của trâu mà không cần phải cân. Chiều đo vòng ngực của trâu qua các tháng tuổi được thể hiện tại bảng 4.7.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy chiều đo vòng ngực của trâu tăng dần từ sơ sinh đến 60 tháng tuổi, trong đó lớn nhất là NT1 (68,97-189,58 cm), tiếp đến NT2, NT3 và thấp nhất là NTĐC (63,98-182,19 cm). Trong tất cả các giai đoạn tuổi chiều đo vòng ngực của trâu đực ở các nghiệm thức thí nghiệm luôn cao hơn của trâu cái.

4.1.3.3. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu


Dài thân chéo là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng theo chiều dài cơ thể của một cá thể, một phẩm giống và dựa trên cơ sở đó để có phương thức chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp với định hướng sản xuất của chúng. Dài thân chéo có tương quan chặt chẽ với quá trình sinh trưởng của con vật. Trong chăn nuôi trâu dựa vào chiều đo dài thân chéo kết hợp với vòng ngực để xây dựng các công thức tính khối lượng gần đúng cho trâu.

Kết quả theo dõi biến đổi chiều dài thân chéo của trâu được thể hiện tại Bảng 4.8. Kết quả cho thấy chiều đo dài thân chéo của trâu tăng dần từ sơ sinh đến 60 tháng tuổi, tăng lớn nhất là NT1 (54,32-145,78 cm), tiếp đến NT2, NT3 và thấp nhất là NTĐC (52,00-140,41 cm). Chiều dài thân chéo của trâu tăng nhanh ở giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi, sau đó tăng chậm dần ở các lứa tuổi tiếp theo. Sự biến đổi này phù hợp với quy luật phát triển của gia súc nói



chung và ở trâu nói riêng, khi còn non xương ngoại vi phát triển hơn xương trục và ngược lại khi tuổi gia súc càng cao thì hệ thống xương ngoại vi phát triển chậm lại

(Nguyễn Xuân Trạch và cs., 2005).

Bảng 4.8. Kích thước chiều đo dài thân chéo của trâu ở các mốc tuổi (cm)


Tuổi

Giới

NT1 NT2 NT3 NTĐC

(tháng)


Sơsinh


3


6


12


24


36


48


60

tính n Mean±SD n Mean±SD n Mean±SD n Mean±SD

Đực 166 55,96±3,23 150 54,64±3,32 98 53,67±3,15 95 52,74±4,82

Cái 175 54,32±2,83 171 53,69±3,20 112 52,46±4,69 114 52,00±4,60

Đực 166 73,35±4,87 150 71,83±4,45 98 70,16±4,32 95 69,26±3,91

Cái 175 73,00±3,93 171 71,35±3,21 112 70,11±4,16 114 68,32±4,87

Đực 165 83,18±5,62 150 82,39±3,06 98 81,63±4,10 95 80,42±3,64

Cái 175 82,40±4,90 171 82,18±4,69 112 80,66±4,19 114 80,20±4,09

Đực 160 97,34±3,15 145 96,42±3,10 97 94,47±2,98 95 93,03±2,55

Cái 169 96,72±2,63 169 96,34±3,00 112 93,68±20,63 111 92,21±3,07

Đực 154 123,94±2,53 133 123,60±2,98 88 122,45±3,39 86 121,93±3,58

Cái 156 123,60±2,54 152 123,11±2,96 98 121,64±5,02 98 120,84±3,54

Đực 98 132,45±4,45 92 131,84±4,64 68 130,84±4,44 67 129,58±5,27

Cái 105 132,54±4,94 107 130,84±4,82 86 129,06±5,54 77 127,14±4,80

Đực 73 139,40±8,01 78 137,85±6,23 56 137,73±5,08 59 136,14±4,91

Cái 69 138,19±5,19 71 136,61±4,78 54 136,78±5,21 48 134,63±4,27

Đực 52 144,69±5,16 57 143,95±5,01 38 142,89±11,56 42 140,26±5,86

Cái 41 145,78±5,67 37 142,35±4,70 34 141,85±10,03 32 140,41±5,88



Qua kích thước 3 chiều đo chính là: Cao vây, vòng ngực, dài thân chéo ta thấy khi sơ sinh vòng ngực là vòng lớn nhất, đến lúc 60 tháng tuổi trật tự này cũng vẫn không thay đổi. Nhưng tốc độ phát triển của các chiều đo là khác nhau. Cùng với sự tăng lên về thể vóc và khối lượng qua các lứa tuổi ta thấy chiều cao vây của trâu đực luôn cao hơn trâu cái cùng tuổi. Chiều dài thân chéo nói lên sự phát triển của hệ xương trục (xương sống), cùng với sự phát triển của cao vây chiều dài thân chéo có liên quan chặt chẽ đến tăng khối lượng của trâu. Vòng


ngực là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển chu vi của trâu và có tương quan chặt chẽ đến khối lượng của trâu. Như vây, nghé ở tất cả các nghiệm thức đều phát triển theo quy luật sinh trưởng gia súc nói chung và trâu nói riêng, đó là quy luật phát triển không đồng đều giữa các giai đoạn, nghé phát triển mạnh nhất ở thời kỳ mới sinh, sau đó giảm dần qua các mốc tuổi, càng nhiều tuổi thì kích thước các chiều đo càng phát triển chậm (Nguyễn Đức Thạc, 1983; Lê Đăng Đảnh và cs., 1995; Mai Văn Sánh, 1996).

4.1.4. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra


Các nhà khoa học khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng và mối quan hệ giữa khối lượng đàn con sinh ra như khối lượng sơ sinh, khối lượng các tháng tuổi với khối lượng của trâu bố mẹ đã khẳng định giữa chúng có mối tương quan thuận và chặt chẽ.

Nguyễn Đức Thạc (1983) khi nghiên cứu về sinh trưởng của nghé thấy rằng khối lượng sơ sinh có tương quan thuận với khối lượng trâu mẹ. Phân tính trên 65 lứa đẻ của đàn trâu nội Việt Nam đã thu được hệ số tương quan cao giữa khối lượng mẹ và khối lượng sơ sinh (r = 0,71).

Topanurak và cs. (1991) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng và sinh trưởng của trâu đã kết luận: Khối lượng của nghé bị ảnh hưởng bởi khối lượng trâu bố và tính biệt của nghé đặc biệt là khối lượng nghé sơ sinh.

Trong một nghiên cứu khác, Intaramongkol và cs. (1991) cũng đã chứng minh răng khối lượng nghé lúc 24 tháng tuổi bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ thể bố và tuổi trâu đực giống, trâu cái mẹ cũng như tính biệt nghé, mùa và năm sinh.

KL

KLS

KL3t

KL6t

KL12t

KL24t

KL36t

KL48t

KL60t

TrâuđựcNgố 558,41

24,67

59,23

90,37

159,16

259,40

327,34

367,16

400,82

Bảng 4.9. Ảnh hưởng của khối lượng trâu bố, mẹ đến khối lượng con sinh ra (kg)


khốilượnglớn


Trâuđựcđại trà

404,32

21,56

52,38

81,45

144,32

238,36

300,88

337,86

370,16

Trâumẹtuyển chọn

358,95

23,58

57,07

87,62

154,74

252,59

318,28

356,58

389,85

Trâumẹđạitrà

340,27

22,64

54,53

84,20

148,75

245,17

309,93

348,43

381,14



Kết quả trình bày tại Bảng 4.9 cho thấy khối lượng của trâu bố ảnh hưởng rất rõ đến khối lượng đàn con, trong khi đó trâu mẹ tuy có ảnh hưởng nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn. Sự chênh lệch về khối lượng sơ sinh của nghé sinh ra giữa trâu bố Ngố khối lượng lớn và trâu bố đại trà là 24,67 kg so với 21,56 kg, chứng tỏ khối lượng đàn con sinh ra phụ thuộc vào khối lượng của trâu bố vì chúng cùng được nuôi trong cùng môi trường và chăm sóc nuôi dưỡng.

Sự ảnh hưởng về khối lượng của trâu bố đến đàn con lớn hơn rõ rệt so với sự ảnh hưởng của trâu mẹ, mặc dầu đàn con sinh ra từ đàn trâu mẹ được tuyển chọn có khối lượng lớn hơn trung bình đàn cũng lớn hơn so với từ trâu mẹ đại trà, đó là 23,58 kg so với 22,64 kg.

Tương tự khối lượng sơ sinh, khối lượng trâu ở các giai đoạn sinh trưởng sau cũng bị ảnh hưởng lớn hơn bởi khối lượng trâu bố so với ảnh hưởng của khối lượng trâu mẹ. Khối lượng lúc 60 tháng tuổi của trâu bố Ngố khối lượng lớn và trâu bố đại trà là 400,82 và 370,16 kg; của trâu mẹ tuyển chọn và trâu mẹ đại trà là 389,85 và 381,14 kg.

Từ những kết quả trên cho thấy sự khác biệt về khối lượng giữa trâu bố Ngố khối lượng lớn với trâu bố đại trà địa phương lớn (558 kg so với 404 kg) đã làm ảnh hưởng đến khối lượng đàn nghé sinh ra rõ rệt. Đồng thời, sự sai khác về khối lượng của đàn con này cũng lớn hơn ro rệt so với đàn con sinh ra từ đàn trâu mẹ được tuyển chọn và trâu mẹ đại trà vì khối lượng giữa trâu mẹ tuyển chọn với trâu mẹ đại trà không lớn lắm (358 kg và 340 kg) nên ảnh hưởng đến khối lượng đàn nghé sinh ra ít hơn. Như vây, ảnh hưởng của tuyển chọn trâu bố, mẹ có khối


lượng lớn đã cải thiện được khối lượng và khả năng sinh trưởng của đàn con sinh ra và ảnh hưởng của trâu bố lớn hơn trâu mẹ.

4.1.5. Mối tương quan giữa khối lượng trâu bố, mẹ và đời con

4.1.5.1. Hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng bố mẹ với đời con


Từ thực tế trâu bố mẹ có khối lượng lớn thì trâu con sinh ra lớn (Nguyễn Đức Thạc và Nguyễn Văn Vực, 1985; Topanurak và cs., 1991; Yadav, 2004), chứng tỏ chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa khối lượng nghé sinh ra ở các mốc tuổi khác nhau với khối lượng của bố mẹ chúng và đều đưa ra kết luận có sự tương quan thuận giữa khối lượng nghé ở các mốc tuổi và khối lượng cơ thể của bố mẹ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn trâu nội Việt Nam tại các địa phương Ba Vì, Hà Nội và Thanh Chương, Nghệ An cũng cho thấy có mối tương quan thuận chiều và khá chặt chẽ giữa khối lượng nghé ở tất cả các mốc tuổi với khối lượng của trâu bố (Bảng 4.10) và khối lượng trâu mẹ (Bảng 4.11). Các giá trị về hệ số tương quan giữa khối lượng ở các mốc tuổi của nghé với khối lượng của bố mẹ đều đạt xác suất ở mức độ tin cậy rất cao (P<0,0001).

Bảng 4.10. Hệ số tương quan giữa khối lượng bố và con ở các mốc tuổi


Tuổi (tháng)

n

Hệ số tương quan (r)

P

Sơ sinh

1081

0,76

<0,0001

3

1081

0,62

<0,0001

6

1078

0,50

<0,0001

12

1058

0,70

<0,0001

24

965

0,60

<0,0001

36

700

0,74

<0,0001

48

508

0,54

<0,0001

60

333

0,55

<0,0001

* Chú thích: n là số lượng nghé, P là mức xác suất tin cậy hệ số tương quan.


Kết quả trình bày tại Bảng 4.10 cho thấy khối lượng trâu bố ảnh hưởng lớn đến khối lượng sơ sinh và khối lượng ở tất cả các mốc tuổi của trâu, thể hiện

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 10/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí