Đánh Giá Của Khách Du Lịch Quốc Tế Về Sức Hấp Dẫn Từ Các Thuộc Tính


Bảng 5.4. Đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính

của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam


XẾP HẠNG

Thuộc tính được đánh giá

Mean

Std.

Deviation

1

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sự nổi tiếng của TNDL văn

hóa ở Việt Nam

3,25

0,434

2

Sức hấp dẫn từ thuộc tính bầu không khí tâm lý xung

quanh TNDL văn hóa ở Việt Nam

3,20

0,037

3

Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp của TNDL văn hóa

ở Việt Nam

3,20

0,386

4

Sức hấp dẫn từ thuộc tính độc đáo của TNDL văn

hóa ở Việt Nam

3,20

0,401

5

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sự đa dạng các loại hình

TNDL văn hóa ở Việt Nam

3,14

0,268

6

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sự nguyên vẹn của TNDL

văn hóa ở Việt Nam

3,13

0,160

7

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sống động của TNDL văn hóa ở Việt Nam

3,09

0,398

8

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sự thuận lợi trong tiếp cận với TNDL văn hóa ở Việt Nam

3,05

0,496

9

Sức hấp dẫn từ thuộc tính số lượng TNDL văn hóa ở

Việt Nam

2,83

0,321

10

Sức hấp dẫn từ thuộc tính phong tục, lối sống người

địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở Việt Nam

2,73

0,266

11

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sự phù hợp với nhu cầu của KDL quốc tế của TNDL văn hóa ở Việt Nam

2,34

0,445


12

Sức hấp dẫn từ thuộc tính sự thân thiện, hiếu khách

của người địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở Việt Nam


1,91


0,295

13

Sức hấp dẫn của thuộc tính vẻ đẹp cảnh quan xung

quanh TNDL văn hóa ở Việt Nam

1,75

0,278

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa nghiên cứu ở Việt Nam - 18

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Nhìn vào bảng xếp hạng trên có thể thấy các thuộc tính sự nổi tiếng, sự độc đáo, vẻ đẹp của tài nguyên và bầu không khí văn hóa xung quanh tài nguyên được KDL quốc tế đánh giá ở mức hấp dẫn cao trong khi các thuộc tính về sự thỏa mãn nhu cầu của KDL văn hóa và cảnh quan xung quanh khu vực tài nguyên lại bị xem là ít hấp


dẫn. Kết quả này có một số điểm khác biệt so với khi KDL quốc tế xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí hấp dẫn. Trong khi ở phần đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí, sự nổi tiếng và vẻ đẹp của TNDL văn hóa được xem là ít quan trọng nhất đối với khách thì ở phần đánh giá sức hấp dẫn, hai thuộc tính này lại được khách đánh giá ở mức hấp dẫn cao nhất. Điều này có lẽ là vì sự thiếu thông tin của KDL quốc tế về các giá trị danh tiếng, vẻ đẹp của TNDL văn hóa trước khi đến Việt Nam, do đó, KDL đã không đặt ra những tiêu chí này khi lựa chọn điểm đến Việt Nam. Nhưng khi đã đến và đã trải nghiệm rõ hơn các giá trị hấp dẫn của TNDL văn hóa thì KDL quốc tế đã cảm nhận được đầy đủ và có những đánh giá tích cực hơn về sức hấp dẫn của các thuộc tính này. Ngược lại, trong khi đặt các tiêu chí về tính nguyên gốc, nguyên vẹn và cảnh quan xung quanh ở mức độ quan trọng nhất khi lựa chọn TNDL văn hóa ở Việt Nam thì khi trải nghiệm thực tế, KDL lại đánh giá mức độ hấp dẫn của các thuộc tính này rất thấp, thậm chí, thuộc tính cảnh quan xung quanh khu vực TNDL văn hóa còn bị đánh giá ở mức độ không hấp dẫn và thấp nhất trong bảng xếp hạng. Điều này phản ánh thực tế về sự kỳ vọng và chưa thỏa mãn sự kỳ vọng của KDL quốc tế đối với sự nguyên gốc, nguyên vẹn của TNDL văn hóa và vẻ đẹp của cảnh quan xung quanh TNDL văn hóa ở Việt Nam.

Các kết quả nghiên cứu về xếp hạng mức độ quan trọng của tiêu chí và đánh giá của KDL quốc tế về sự hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở Việt Nam như phân tích ở trên là một đóng góp rất quan trọng của luận án, bởi đây sẽ là cơ sở để các nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch hiểu rõ hơn về đặc điểm sở thích, nhu cầu, cảm nhận và đánh giá của KDL quốc tế về các chương trình DLVH, TNDL văn hóa khi đến du lịch Việt Nam. Sự hiểu biết này sẽ giúp cho việc xây dựng các nội dung quảng bá, giới thiệu về điểm đến, về tài nguyên, về sản phẩm DLVH cũng như thiết kế các chương trình trải nghiệm tại các điểm đến phù hợp với sở thích, tiêu chí của KDL.

5.3. Gợi ý đối với phát triển du lịch dựa vào tài nguyên văn hóa ở Việt Nam

5.3.1. Khái quát về du lịch văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam

Dựa vào TNDL văn hóa để phát triển là mục tiêu quan trọng của phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Quan điểm này được thể hiện trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 (do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg và Quyết định số 201/QĐ-TTg). Trên cơ sở nội dung đã được nêu trong Chiến lược và Quy hoạch nói trên và phân tích các vấn đề thực tiễn, tác giả rút ra những đặc điểm cơ bản của phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam như sau:


Thứ nhất, toàn cầu hóa đang là một xu thế tất yếu khách quan của thế giới đương đại và dù muốn hay không, mọi quốc gia dân tộc, mọi nền văn hóa đều chịu sự tác động của quá trình ấy. Xét về về bản chất, xu thế này tạo ra những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam.

Về mặt tích cực, toàn cầu hóa là những nguyên nhân của sự tăng trưởng DLVH, là động lực thúc đẩy sự giao lưu, tăng cường quảng bá sản phẩm văn hóa, sản phẩm du lịch. Sự phát triển của khoa học, cộng nghệ, kinh tế, cũng như quá trình đô thị hóa, di dân tự do đã làm gia tăng nhu cầu và khả năng tìm hiểu những giá trị truyền thống, độc đáo, mới lạ mang tính bản sắc ở những điểm đến du lịch. Ngày càng có nhiều KDL quốc tế coi văn hóa là động lực, mục đích chính cho những chuyến du lịch của mình tới các quốc gia. Bên cạnh đó, quá trình toàn cầu hóa kinh tế và cải cách xã hội trên thế giới cũng đang làm cho các quốc gia, dân tộc xích lại gần nhau hơn. Việc thông tin, quảng bá về các giá trị, sản phẩm văn hóa đặc sắc cũng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn bằng nhiều hình thức, nội dung và phương tiện truyền thông. Một khía cạnh khác, mối quan tâm của KDL văn hóa với các giá trị văn hóa truyền thống sẽ có thể kích thích sự phục hồi của văn hóa bản địa.

Về mặt tiêu cực, toàn cầu hóa cũng đang làm cho ranh giới văn hóa giữa các quốc gia trở bị xóa nhòa, trờ nên mờ nhạt và mong manh hơn. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại tự do, tăng trưởng và phát triển kinh tế làm cho các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn và điều này có thể làm biến đổi lối sống, phong tục, văn hóa của một số cộng đồng . Các ảnh hưởng từ bên ngoài có thể làm xuất hiện những mô hình mới, yếu tố mới trong cơ cấu xã hội của một nền văn hóa. Chẳng hạn như xã hội nam tính trước đây có thể trở nên nữ tính hơn. Nhiều cơ hội tiếp xúc, làm việc ở bên ngoài có thể khiến cho các thế hệ trẻ không còn muốn tham gia vào các nghề nghiệp truyền thống ở địa phương. Do vậy, việc phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa cần phải xác định rõ vai trò khai thác, phát huy nhưng phải gắn với bảo vệ những giá trị truyền thống, cốt lõi, tạo ra một “biên giới mềm” của Việt Nam với các nước khác. Bởi nếu không xác định được đúng vị trí của mình, phát triển DLVH đôi khi sẽ khiến cho những vấn đề tiêu cực càng trở nên mạnh mẽ hơn và sẽ dần khiến cho TNDL văn hóa của Việt Nam mất đi sức hấp dẫn lâu bền.

Thứ hai, Việt Nam có hệ thống TNDL văn hóa khá đa dạng về số lượng, quy mô, thể loại, hình thức biểu hiện. Tuy nhiên, TNDL văn hóa của Việt Nam chưa có sức hấp dẫn cao về giá trị nổi bật, tính độc đáo, sự nổi tiếng, vẻ đẹp cảnh quan xung quanh các khu vực TNDL văn hóa. Đồng thời, chưa được đánh giá cao ở các giá trị hấp dẫn như: sự thân thiện của người dân đối với khách du lịch, bầu không khí văn


hóa ở khu vực TNDL văn hóa, sự thể hiện sống động của TNDL văn hóa trong đời

sống của cộng đồng

Với bề dày lịch sử 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di sản văn hóa, kiến trúc có giá trị, trở thành lợi thế để phát triển du lịch và tiềm năng để đa dạng hóa các sản phẩm, loại hình DLVH. Theo thống kê của Cục di sản văn hóa, tính đến nay, Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là: Vịnh Hạ Long (1994), Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (2003), 1 di sản thiên nhiên và văn hóa là Quần thể danh thắng Tràng An (2014); 14 di sản văn hóa thế giới, trong đó có 5 di sản vật thể là: Cố đô Huế (1993), Phố cổ Hội An (1999), Khu di tích Mỹ Sơn (1999), Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành nhà Hồ (2011); 9 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO cộng nhận là di sản thế giới gồm: Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Quan họ Bắc Ninh (2009), Ca Trù (2009), Hội Gióng (2010), Hát Xoan (2011), Tín ngưỡng thờ Hùng Vương (2012), Đờn ca Tài tử Nam Bộ, Ví dặm Nghệ tĩnh; 03 di sản được công nhận là Di sản tư liệu của thế giới gồm: Mộc bản triều Nguyễn, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và Bia tiến sĩ Văn Miếu (Hà Nội) và Cao nguyên đá Đồng Văn là thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (GGN - Global Geopark Network). Bên cạnh đó, với bề dày lịch sử và sự đa dạng về văn hóa của 54 dân tộc, chúng ta có hàng chục ngàn di sản văn hóa vật thể (62 di tích quốc gia đặc biệt, 3.150 di tích quốc gia, 5.347 di tích cấp tỉnh), hàng triệu di vật, cổ vật có giá trị (đang được bảo quản, trưng bày tại hệ thống 125 bảo tàng) và một hệ thống dày đặc các lễ hội (7966 lễ hội, trong đó có 7039 lễ hội quốc gia), phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công, văn hóa ẩm thực, trang phục…phân bố khá đồng đều trên khắp các vùng miền (Trung tâm thông tin du lịch, 2015 trích theo nghiên cứu của Đào Minh Ngọc và cộng sự năm 2016).

Những số liệu thống kê nói trên đã minh chứng cho giá trị hấp dẫn từ sự đa dạng về thể loại, số lượng, hình thức biểu hiện của TNDL văn hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã cho thấy rằng KDL quốc tế đánh giá ở mức không cao các thuộc tính thu hút của TNDL văn hóa của Việt Nam. Cả 11 thuộc tính đều chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình. Đặc biệt, những thuộc tính như: cảnh quan xung quanh khu vực TNDL văn hóa, sự thỏa mãn nhu cầu đa dạng của KDL về văn hóa, sự sống động, giá trị đặc sắc, độc đáo, nổi bật của TNDL văn hóa còn bị đánh giá ở mức dưới trung bình, nghĩa là không có sự hấp dẫn đối với KDL quốc tế (xem thêm bảng 5.2). Kết quả này đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn những giá trị và mức độ hấp dẫn của TNDL văn hóa ở Việt Nam đối với KDL quốc tế. Đây là cơ sở để các nhà quản lý du lịch và các bên liên quan xác định những điểm mạnh, điểm yếu


nhằm phát huy tốt hơn những thế mạnh và khắc phục những điểm còn hạn chế của DLVH ở Việt Nam.

Thứ ba, tuy có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa nhưng năng lực quản lý, khai thác, phát triển sản phẩm văn hóa còn hạn chế. Do đó, mặc dù phát triển du lịch văn hóa luôn được xem là một nhiệm vụ trọng tâm của du lịch quốc gia nhưng sự phát triển này thực sự chưa mang lại hiệu quả tốt, thiếu tính bền vững và sức cạnh tranh của sản phẩm thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Nguyên nhân trước tiên là do năng lực quản lý còn hạn chế, thụ động, thiếu sự phối hợp đồng bộ dẫn đến hiệu quả quản lý thấp. Cơ quan, doanh nghiệp làm du lịch chưa biết khai thác giá trị văn hóa để làm gia tăng giá trị cho sản phẩm du lịch. Khai thác DLVH chưa thực sự gắn với bảo tồn di sản, phát triển tài nguyên. Việc thương mại hóa tràn lan trong khai thác đã khiến cho nhiều di sản bị biến đổi, mất đi các giá trị độc đáo, đặc sắc. Ở một số địa phương, người dân đã thay đổi hành vi, tập quán để phù hợp với thị trường, dẫn đến mất đi giá trị bản sắc và trở nên không còn hấp dẫn đối với KDL. Ngược lại cơ quan văn hóa và một số địa phương chưa thấy rõ được những tác động tích cực từ sự phát triển du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Một số cộng đồng đã “bảo vệ” TNDL văn hóa bằng cách cố gắng hạn chế sự tiếp cận của KDL quốc tế với TNDL văn hóa. Một vài ý kiến còn cho rằng, bảo tồn di sản nghĩa là phải cách ly di sản với cuộc sống hiện đại và vì thế đã làm mất đi tính sống động, sự tồn tại lâu bền của tài sản. Đây cũng là một trong những thuộc tính của TNDL văn hóa ở Việt Nam mà KDL quốc tế đánh giá là chưa hấp dẫn.

Nguyên nhân thứ hai của sự thiếu hấp dẫn từ sản phẩm DLVH ở Việt Nam đối với KDL quốc tế đó là do sự hạn chế của công tác nghiên cứu thị trường. Kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy, KDL văn hóa có những đặc điểm tâm lý, hành vi tiêu dùng khác biệt so với KDL tham gia các hoạt động du lịch khác. Nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng của KDL văn hóa đa dạng, phong phú hơn, xu hướng tiêu dùng sản phẩm DLVH cũng thay đổi nhanh chóng hơn. Do đó, nếu như không có những nghiên cứu thường xuyên, chuyên sâu về đặc điểm hành vi và những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi, sở thích của các thị trường KDL văn hóa (chẳng hạn như khoảng cách văn hóa quốc gia trong nghiên cứu này) thì rất khó để có thể xác định được các chiến lược, định hướng phát triển, xây dựng sản phẩm DLVH phù hợp. Hiện tại, việc quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển DLVH thường căn cứ trên cơ sở và điều kiện tồn tại của TNDL văn hóa chứ ít định hướng, xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của thị trường.


Nguyên nhân tiếp theo là do sự hạn chế trong khai thác TNDL văn hóa, tổ chức các chương trình, sản phẩm DLVH. Hầu hết những giá trị hấp dẫn của TNDL văn hóa ở Việt Nam mới chỉ được đưa vào sản phẩm theo hướng dàn trải, khai thác tối đa. Việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào TNDL văn hóa ở Việt Nam chưa có sự chọn lọc, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mỗi đoạn thị trường khác nhau. Rõ ràng, không phải cứ đưa vào chương trình thật nhiều tài nguyên có giá trị văn hóa cao là có thể thu hút được nhiều KDL. Kết quả nghiên cứu của luận án này cũng đã cho thấy, KDL tới từ các quốc gia khác nhau sẽ có những sở thích, nhận định khác nhau về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa. Vấn đề của các nhà làm du lịch đó là phải làm sao hiểu được sở thích, nhận định đó để có thể xây dựng, phát triển các chương trình phù hợp với mỗi thị trường.

Một hạn chế nữa đó là việc chưa có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa. Ở nhiều khu vực, các giá trị văn hóa bản địa được sử dụng phát triển du lịch nhưng cộng đồng địa phương không được tham gia hoặc không được hưởng lợi phù hợp. Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, vì thế họ không ủng hộ cho sự phát triển của hoạt động du lịch. Thậm chí ở nhiều nơi, để cải thiện cuộc sống, người dân sẵn sàng phá bỏ đi những công trình, di tích có giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn và có thái độ thiếu thân thiện đối với KDL. Đây chính là một trong những nguyên nhân của việc khách đánh giá các thấp các thuộc tính sự thân thiện, hiếu khách của người dân đối với KDL, bầu không khí văn hóa ở điểm đến, sự thể hiện sống động của TNDL văn hóa trong lối sống của cộng đồng dân cư bản địa.

5.3.2. Một số gợi ý đối với sự phát triển du lịch dựa vào tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam

Từ kết quả nghiên cứu và những phân tích về đặc điểm phát triển DLVH ở Việt Nam, tác giả xin nêu ra một số gợi ý đối với sự phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa ở Việt Nam.

5.3.2.1. Gợi ý đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và văn hóa

Thứ nhất, cần xác định rõ mục đích, chính sách và mục tiêu quản lý nhà nước

về du lịch văn hóa

Phân tích chuyên sâu về các góc độ khác nhau trong đặc điểm của phát triển DLVH ở Việt Nam, tác giả thấy rằng, các mục tiêu quản lý nhà nước trong phát triển DLVH hiện tại chưa được xác định rõ ràng dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong quy hoạch,


đầu tư, phát triển. Do đó, các nhà quản lý cần xác định rõ những mục đích, chính sách và mục tiêu quản lý hoạt động du lịch dựa vào TNDL văn hóa của Việt Nam để có thể trở thành định hướng cho toàn bộ các hoạt động từ cấp quốc gia cho đến các địa phương. Mục đích, chính sách phù hợp và được quán triệt tuân thủ ở tất cả các bên liên quan sẽ là cơ sở để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý khác. Trên cơ sở mục đích, chính sách có tính bao quát chung, mục tiêu quản lý lại cần cụ thể, chi tiết và phù hợp với từng nội dung chính sách và bối cảnh quản lý. Các mục tiêu phải được lượng hóa chi tiết để có thể đánh giá được mức độ hoàn thành. Một số đề xuất mục tiêu đó là:

+ Phát triển DLVH phải được là một định hướng trọng tâm cho sự phát triển bền vững của du lịch ở Việt Nam.

+ Phát triển DLVH phải đảm bảo khai thác có hiệu quả, phát huy được thế mạnh của TNDL văn hóa ở Việt Nam; mọi hoạt động khai thác, phát triển TNDL văn hóa phải đảm bảo phù hợp với bối cảnh văn hóa, lịch sử, môi trường tự nhiên, xã hội của khu vực.

+ Phát triển DLVH phải trên cơ sở đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả các bên tham gia. Đặc biệt quan tâm tới việc tạo dựng và duy trì việc làm, thu nhập cho người dân và sự phát triển của địa phương.

+ Phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa phải được xem là cơ hội để giới thiệu văn hóa Việt Nam với thế giới, khuyến khích lòng tự hào dân tộc, từ hào về các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về mặt văn hóa giữa các dân tộc.

+ Phát triển DLVH là cơ hội để giáo dục du khách và các đối tượng có liên quan hướng tới một mục đích chung là bảo tồn, giữ gìn, phát triển các giá trị đặc sắc, độc đáo của văn hóa; tôn trọng và thỏa mãn phù hợp những nhu cầu đa dạng, khác biệt của KDL quốc tế; tôn trọng và có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và những giá trị truyền thống tốt đẹp của Việt Nam.

Thứ hai, đặt mục tiêu khôi phục, bảo tồn giá trị TNDL văn hóa là trọng tâm, hàng đầu trong các định hướng, chiến lược phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa của Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy, KDL quốc tế xác định tiêu chí về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở Việt Nam quan tâm đầu tiên tới các giá trị: tính nguyên gốc của tài nguyên, sự nguyên vẹn của tài nguyên và giá trị độc đáo của TNDL


văn hóa. Do đó, bảo tồn, khôi phục giá trị nguyên gốc của TNDL văn hóa chính là một việc làm cơ bản để có thể có được những sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Các gợi ý cơ bản bao gồm:

+ Hoàn chỉnh và thống nhất hệ thống các chính sách, văn bản, quy định về công tác bảo tồn, khôi phục và quản lý các di sản văn hóa ở Việt Nam.

+ Thực hiện đồng bộ các bản chiến lược bảo tồn, quy hoạch bảo tồn nhằm đảm bảo tính phân cấp, phù hợp với các loại hình TNDL văn hóa khác nhau.

+ Tăng cường quyền lợi, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị của TNDL văn hóa.

+ Đầu tư cho chuyên môn nhằm hướng tới việc các bên tham gia đều có hiểu biết đúng đắn về nhiệm vụ bảo tồn, khôi phục giá trị di sản.

Thứ ba, nâng cao vai trò và trách nhiệm tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa theo định hướng bền vững

Kết quả phân tích cho thấy sự hình thành của những nhân tố mới đặc biệt là nhân tố có liên quan đến việc đánh giá sức hấp dẫn từ các thuộc tính cảnh quan, bầu không khí văn hóa, sự thân thiện, hiếu khách của cộng đồng dân cư bản địa ở khu vực TNDL văn hóa đối với KDL. Điều này phù hợp với sự thay đổi của tiêu dùng DLVH. Sự gia tăng của nhu cầu tìm hiểu những giá trị bản sắc, khác biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa, mong muốn trải nghiệm các giá trị văn hóa và thể hiện, thỏa mãn bản thân đã thay thế cho nhu cầu hưởng thụ vật chất (OECD, 2009). Tiêu dùng văn hóa cũng đã chuyển từ bị động (tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa) sang chủ động (tìm kiếm sự hiểu biết sâu hơn về văn hóa, hòa mình vào văn hóa bản địa ở nơi đến, trở thành một thành phần của sản phẩm DLVH) (Boniface, 2003; Isaac, 2008; Richards, 2007). Người tiêu dùng có xu hướng tích hợp các thuộc tính cảnh quan, bầu không khí, sự sống động và sự hiếu khách của cộng đồng dân cư bản địa trở thành những thuộc tính quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của TNDL văn hóa ở một điểm đến.Vì vậy, việc người dân tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch ở địa phương, tạo dựng bầu không khí văn hóa, cảnh quan văn hóa và sự thân thiện với KDL là một trong những điều kiện cơ bản để gia tăng giá trị hấp dẫn của TNDL văn hóa. Ở một khía cạnh khác, hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của TNDL văn hóa thông qua hoạt động du lịch đòi hỏi có sự phối hợp của tất cả các bên liên quan, đặc biệt, đối với phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa nhất thiết phải có sự phối hợp của cộng đồng địa

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023