TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Ở chương 4, tác giả đã thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng cách phân tích số liệu thu thập được từ cuộc điều tra 750 KDL quốc tế tới Việt Nam ở 3 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Số phiếu hợp lệ để đưa vào phân tích là 558 phiếu (chiếm 74,4% tổng số phiếu phát ra).
Các thang đo (1) động cơ du lịch của khách khi đến thăm TNDL văn hóa, (2) Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của các tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa và (3) đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa đã được kiểm tra độ tin cậy bằng Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng sau đó được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả cho thấy như sau:
(1) Động cơ du lịch của khách khi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến: từ một biến tiềm ẩn dự kiến, phân tích EFA đã cho ra 2 biến động cơ của khách khi đến thăm TNDL văn hóa ở điểm đến gồm: động cơ văn hóa (ĐCVH) và động cơ giải trí, tham quan (ĐCGT).
(2) Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến: từ một biến tiềm ẩn dự kiến phân tích EFA đã cho ra ba biến mới được đặt tên là: Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của các tiêu chí trừu tượng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa (TCTT), Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của các tiêu chí cụ thể trong việc tạo nên sức hấp của TNDL văn hóa (TCCT) và Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của các tiêu chí cảnh quan, bầu không khí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến(TCCQ).
(3) Đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến: từ một biến tiềm ẩn dự kiến, phân tích EFA đã cho ra ba biến mới được đặt tên là: Đánh của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính trừu tượng của TNDL văn hóa ở điểm đến (TCTT), Đánh của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính cụ thể của TNDL văn hóa ở điểm đến (TCCT) và Đánh của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính cảnh quan, bầu không khí ở khu vực TNDL văn hóa ở điểm đến (TCCQ).
(4) Các giả thuyết về mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình cũng đã được kiểm định và được tổng hợp trong bảng tổng hợp kết quả kiểm định mối quan hệ ảnh hưởng của các biến độc lập và biến kiểm soát đến biến phụ thuộc.
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO TÀI NGUYÊN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
Chương 5 của luận án tổng hợp, thảo luận về các kết quả nghiên cứu, những đóng góp của đề tài về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số gợi ý phù hợp đối với việc phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa ở Việt Nam.
5.1. Thảo luận về các kết quả nghiên cứu lý luận
5.1.1. Việc xác định các tiêu chí và đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến là một quá trình năng động, thay đổi phụ thuộc vào điểm đến, vào đặc thù của chuyến đi
Xuất phát từ góc độ tâm lý học, các nhà nghiên cứu đã cho rằng, để nhìn nhận, đánh giá về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở một điểm đến, KDL quốc tế sẽ có xu hướng tổng hợp và hình ảnh hóa những tính chất đơn lẻ của một vài tài nguyên mà khách biết đến hoặc đã trải nghiệm thành những thuộc tính mang tính tổng hợp và gắn nó trở thành thuộc tính chung của TNDL văn hóa ở điểm trong mối quan hệ với đặc điểm, sở thích cá nhân (Chen and Hsu, 2000; McKercher and Ho, 2004; Ark and Richards, 2006, Miquel and Raquel, 2013; Wei and Zhu, 2014; Guan and Jones, 2015, Wu và cộng sự, 2015). Đây chính là cơ sở để tác giả tổng quan và hình thành thang đo lường đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến đã được trình bày ở chương 3 của luận án. Từ tổng quan những nghiên cứu của Gearing và cộng sự, 1974; Chen and Hsu (2000); Formica (2000); McKercher and Ho (2004); Ark and Richards (2006), Formica and Uysal (2006); Miquel and Raquel, 2013; Wei and Zhu, 2014; Guan and Jones, 2015, Wu và cộng sự, 2015 Lee and Chen (2016), tác giả xác định được hai biến tiềm ẩn (một biến đo lường đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí và một biến đo lường đánh giá sức hấp dẫn của các thuộc tính TNDL văn hóa ở điểm đến của KDL quốc tế) với tổng số 36 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá. Trong đó có 34 biến quan sát được tổng quan từ những nghiên cứu trước và 2 biến quan sát được phát triển từ phỏng vấn sâu có liên quan đến sự phù hợp với các nhu cầu đa dạng của KDL quốc tế của TNDL văn hóa ở điểm đến. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy, biến quan sát được bổ sung qua nghiên cứu định tính đã được chấp nhận. Điều này được giải thích bởi nhu cầu DLVH đang ngày càng gia tăng biểu hiện ở cả số lượng và chất lượng. KDL tìm tới một điểm đến và thăm các TNDL văn hóa để thỏa mãn cùng một lúc nhiều nhu cầu khác nhau (Isaac, 2008; OECD, 2009). Chính vì thế, họ có khuynh hướng xem việc thỏa mãn được nhiều nhu
cầu khác nhau chính là một thuộc tính cần có tạo nên sự hấp dẫn của TNDL văn hóa ở các điểm đến.
Các biến quan sát đã bị loại bỏ bao gồm: hiệu quả của hoạt động bảo tồn di sản văn hóa ở điểm đến; sức chứa của TNDL văn hóa ở điểm đến; quy mô của TNDL văn hóa ở điểm đến, cấp độ được công nhận của TNDL văn hóa ở điểm đến. Kết quả này có điểm khác biệt so với những nghiên cứu xác định giá trị thuộc tính của TNDL văn hóa của các nghiên cứu ở châu Âu của ATLAS (2007); OECD (2009). Nguyên nhân thứ nhất có thể do đối tượng được điều tra trong nghiên cứu này đến từ nhiều quốc gia khác nhau trong đó, khách tới từ các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc… ít quan tâm hơn tới các giá trị có liên quan đến tính bảo tồn, quy mô, sức chứa mà thường quan tâm đến giá trị độc đáo, nổi bật, sự đa dạng của tài nguyên. Còn đối với KDL tới từ các quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ, khi đi tới các quốc gia ít có sự quen thuộc về văn hóa như Việt Nam thì khó có thể xác định được đầy đủ các thông tin có liên quan đến bảo tồn, quy mô, sức chứa, cấp độ công nhận của tài nguyên. Do đó, các biến quan sát này đã bị loại bỏ.
Kết quả nghiên cứu nói trên chính là một khám phá thú vị của đề tài khi một biến quan sát mới có liên quan đến đánh giá của KDL về việc TNDL văn hóa có khả năng thỏa mãn nhu cầu đa dạng của KDL được chấp nhận. Đồng thời, một số biến quan sát vốn có ý nghĩa trong các nghiên cứu trước đây đã không được chấp nhận ở nghiên cứu này. Điều này hàm ý rằng việc xác định các tiêu chí và sự đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa là một quá trình năng động, có thể điều chỉnh, thay đổi phụ thuộc vào đặc thù của điểm đến, của chuyến đi và phụ thuộc vào những đặc điểm của mỗi thị trường KDL quốc tế. Sự bổ sung, điều chỉnh các thuộc tính của TNDL văn hóa như kết luận nêu trên có thể được xem là một đóng góp mới của luận án bởi điều này chưa được nhắc đến trong các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, để có thể khẳng định khám phá này cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn.
5.1.2. Khách du lịch quốc tế có xu hướng phân định rõ các nhân tố hấp dẫn mang tính trừu tượng – cụ thể - cảnh quan, bầu không khí khi đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Trên cơ sở các thang đo lường đã được kiểm tra độ tin cậy, nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA từ hai biến dự kiến là “Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của các tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến” và “Đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến”, nghiên cứu này tố đã trích xuất thành 6 nhân tố. Cụ thể là:
Bảng 5.1. Tổng hợp các nhân tố đo lường Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Tên nhân tố mới | Ý nghĩa nhân tố | Biến quan sát đo lường nhân tố | |
Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của các | Đây là những tiêu chí mang tính trừu tượng, việc đánh giá mức độ quan trọng của tiêu | Mức độ quan trọng của tiêu chí sự thân thiện, hiếu khách của người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến | |
Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến đẹp | |||
tiêu chí trừu | chí trong việc tạo nên | ||
tượng trong | sức hấp dẫn của | ||
Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có tính độc đáo cao | |||
việc tạo nên sức | TNDL văn hóa phụ | ||
hấp dẫn của | thuộc rất lớn vào cảm | ||
TCTT | TNDL văn hóa | nhận, ý kiến, quan | |
Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có tính nguyên gốc cao | |||
ở điểm đến | điểm của mỗi cá nhân | ||
Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến nổi tiếng | |||
Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến phù hợp với các nhu cầu của KDL quốc tế | |||
Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan | Đây là những tiêu chí mang tính cụ thể, có thể được cảm nhận | Mức độ quan trọng của tiêu chí điểm đến có số lượng TNDL văn hóa nhiều | |
Mức độ quan trọng của TNDL văn hóa của tiêu chí điểm đến có sự đa dạng về loại hình TNDL văn hóa | |||
trọng của các | thông qua những giá | ||
tiêu chí cụ thể | trị mà khách quan sát | ||
TCCT | trong việc tạo | hoặc cảm nhận cụ thể | |
Mức độ quan trọng của tiêu chí tiếp cận với TNDL văn hóa ở điểm đến thuận lợi | |||
nên sức hấp | được và các tiêu chí | ||
dẫn của TNDL | này thường mang tính | ||
văn hóa ở điểm | phổ quát nhiều hơn là | ||
Mức độ quan trọng của tiêu chí TNDL văn hóa ở điểm đến có tính nguyên vẹn cao | |||
đến | mang tính cá nhân. |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Phân Tích Nhân Tố Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Mức Độ Quan Trọng Của Tiêu Chí Trong Việc Tạo Nên Sức Hấp Dẫn Của Tài Nguyên Du Lịch
- Hàm Giả Định Về Mối Quan Hệ Của Các Nhân Tố Trong Mô Hình Nghiên Cứu
- Mối Quan Hệ 4: Ảnh Hưởng Của Khoảng Cách Văn Hóa Quốc Gia Đến Đánh Giá Của Khách Du Lịch Quốc Tế Về Sức Hấp Dẫn Từ Các Thuộc Tính Cụ Thể
- Các Nhân Tố Đo Lường Đánh Giá Của Khách Du Lịch Quốc Tế Về Sức Hấp Dẫn Của Tài Nguyên Du Lịch Văn Hóa Chịu Ảnh Hưởng Khác Nhau Từ Khoảng Cách
- Đánh Giá Của Khách Du Lịch Quốc Tế Về Sức Hấp Dẫn Từ Các Thuộc Tính
- Hạn Chế Và Đề Xuất Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Tên nhân tố mới | Ý nghĩa nhân tố | Biến quan sát đo lường nhân tố | |
Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan | Đây là những tiêu chí nằm xung quanh hoặc bao quanh tài nguyên | Mức độ quan trọng của tiêu chí tài nguyên cảnh quan xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến đẹp | |
Mức độ quan trọng của tiêu chí bầu không khí tâm lý xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến dễ chịu | |||
trọng của tiêu | nhưng đã được tích | ||
chí cảnh quan | hợp trở thành tiêu chí | ||
TCCQ | và bầu không khí văn hóa ở | hấp dẫn của tài nguyên để khách lựa | |
khu vực TNDL | chọn nhằm đánh giá | ||
trong việc tạo | sức hấp dẫn của | ||
nên sức hấp | TNDL văn hóa | ||
dẫn của TNDL | |||
văn hóa |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích của tác giả
Bảng 5.2. Tổng hợp các nhân tố mới đo lường Đánh giá của khách du lịch về sức
hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Tên nhân tố mới | Ý nghĩa nhân tố | Biến quan sát đo lường nhân tố | |
TTTT | Đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính trừu tượng của TNDL văn hóa ở điểm đến | Là những đánh giá về thuộc tính mang tính trừu tượng và phụ thuộc vào ý kiến, quan điểm cá nhân của mỗi KDL. | Sức hấp dẫn từ thuộc tính nổi tiếng của TNDL văn hóa ở điểm đến |
Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp của TNDL văn hóa ở điểm đến | |||
Sức hấp dẫn từ thuộc tính sống động của TNDL văn hóa ở điểm đến | |||
Sức hấp dẫn từ thuộc tính độc đáo của TNDL văn hóa ở điểm đến | |||
TTCT | Đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính cụ thể của TNDL văn hóa ở điểm đến | Là những đánh giá về thuộc tính mang tính cụ thể thông qua những giá trị cụ thể mà khách quan sát hoặc cảm nhận cụ thể được và thường mang | Sức hấp dẫn từ thuộc tính nguyên vẹn của các TNDL văn hóa ở điểm đến |
Sức hấp dẫn từ thuộc tính đa dạng các loại hình TNDL văn hóa ở điểm đến | |||
Sức hấp dẫn từ thuộc tính thuận |
tính phổ quát nhiều hơn là tính cá nhân. | lợi trong tiếp cận với TNDL văn hóa ở điểm đến | ||
Đánh giá của | Là những đánh giá về | Sức hấp dẫn từ thuộc tính bầu | |
KDL quốc tế về | cảnh quan, bầu không | không khí tâm lý xung quanh | |
sức hấp dẫn từ | khí văn hóa, sự thân | TNDL văn hóa ở điểm đến | |
các thuộc tính | thiện, hiếu khách của | Sức hấp dẫn từ thuộc tính vẻ đẹp cảnh quan xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến | |
cảnh quan và | cộng động dân cư bản | ||
bầu không khí | địa ở khu vực TNDL | ||
TTCQ | của TNDL văn | văn hóa. | Sức hấp dẫn từ thuộc tính phù hợp với các nhu cầu của KDL quốc tế của TNDL văn hóa ở điểm đến |
hóa ở điểm đến | |||
Sức hấp dẫn từ thuộc tính phong tục, lối sống của người dân địa phương xung quanh TNDL văn hóa ở điểm đến |
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích của tác giả
Sự hình thành của những nhân tố mới đặc biệt là nhân tố đo lường đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính Cảnh quan và bầu không khí của TNDL văn hóa; Sự thân thiện, hiếu khách của cộng đồng dân cư bản địa là rất phù hợp với xu hướng của DLVH thời kỳ hiện đại, khi mà nhu cầu và tiêu dùng DLVH đã chuyển từ bị động (tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa, thể hiện bản thân) sang chủ động (tìm kiếm sự hiểu biết sâu hơn về văn hóa, hòa mình vào văn hóa bản địa ở nơi đến, trở thành một thành phần của sản phẩm DLVH) (Boniface, 2003; Isaac, 2008; Richards, 2007). Người tiêu dùng có xu hướng tích hợp các thuộc tính cảnh quan, bầu không khí, sự sống động và sự thân thiện, hiếu khách của cộng đồng dân cư bản địa trở thành những thuộc tính quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của TNDL văn hóa ở một điểm đến.
Việc phân định rõ các nhóm nhân tố sức hấp dẫn mang tính trừu tượng, sức hấp dẫn mang tính cụ thể của TNDL văn hóa và sức hấp dẫn mang tính cảnh quan, bầu không khí của TNDL văn hóa ở điểm đến tạo ra sự hiểu biết đầy đủ hơn về đặc điểm sở thích, nhu cầu của KDL quốc tế. Kết quả này là phù hợp và rất cần thiết để có thể giải thích sâu sắc hành vi tiêu dùng của KDL văn hóa đang có rất nhiều thay đổi so với trước kia. Đặc biệt, trong luận án này, khám phá mới về các nhân tố có liên quan đến các nhóm thuộc tính hấp dẫn: Cụ thể – Trừu tượng – Cảnh quan, bầu không khí của TNDL văn hóa là cơ sở cần thiết để tác giả thực hiện kiểm định mối quan hệ của khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.
5.1.3. Các yếu tố khoảng cách văn hóa quốc gia có ảnh hưởng khác nhau tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Các nghiên cứu trước đây của các tác giả như Crott (2004); Crott and McKetcher (2006); Leung và cộng sự (2013) đã đề cập trực tiếp đến ảnh hưởng từ khoảng cách một số yếu tố văn hóa theo lý thuyết Hofstede tới sở thích và nhận định của KDL đối với các điểm đến du lịch quốc tế. Kết quả nghiên cứu và những lập luận của họ đã cho thấy rằng, chỉ có khoảng cách tránh sự rủi ro (CDUAI) và khoảng cách chủ nghĩa cá nhân (CDIDV) là có ảnh hưởng tới sở thích của KDL quốc tế đối với điểm đến còn lại các yếu tố khác như khoảng cách yếu tố thể hiện đam mê cá nhân (CDIND), khoảng cách yếu tố nam tính (CDMAS), khoảng cách quyền lực (CDPDI), khoảng cách yếu tố định hướng dài hạn (CDLTO) không có ảnh hưởng. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy một số khía cạnh khác. Có thể nếu xét tổng hợp các tiêu chí hấp dẫn của một điểm đến (bao gồm cả các yếu tố như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài nguyên…) thì các yếu tố khoảng cách văn hóa giữa hai quốc gia có ảnh hưởng không đáng kể nhưng nếu chỉ xem xét riêng đối với yếu tố TNDL văn hóa thì ngoài CDIDV, CDUIA, khoảng cách của các yếu tố văn hóa như CDPDI, CDMAS, CDLTO cũng có những ảnh hưởng khá đáng kể. Cụ thể là:
Ảnh hưởng của khoảng cách yếu tố chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa giữa hai quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã khẳng định, yếu tố khoảng cách chủ nghĩa cá nhân (CDIDV) có mối quan hệ ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất tới việc xác định các tiêu chí và đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở một điểm đến quốc tế (ở mức +0,507 tới TCTT; +0,496 tới TCCQ; -0,849 tới TTTT, -0,117 tới TTCT và -0,092 tới TTCQ). Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi lẽ, ở góc độ hành vi cá nhân, yếu tố chủ nghĩa cá nhân/tập thể trong lý thuyết của Hofstede phản ánh mức độ con người thể hiện những cá tính, cảm nhận, chính kiến của bản thân trong cộng đồng. Khám phá mới của luận án so với những nghiên cứu trước đây chính là đã làm rõ được mức độ và chiều ảnh hưởng của CDIDV tới từng nhân tố đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa. Khác với các nghiên cứu trước thường cho rằng, khoảng cách CDIDV ảnh hưởng nghịch chiều tới sở thích, hành vi lựa chọn đối với điểm đến du lịch thì ở nghiên cứu này, CDIDV có ảnh hưởng thuận chiều tới việc xác định các tiêu chí hấp dẫn của tài nguyên nhưng lại ảnh hưởng nghịch
chiều đối với việc đánh giá mức độ hấp dẫn của TNDL văn hóa. Hơn nữa, CDIDV chỉ ảnh hưởng tới những tiêu chí và đánh giá mang tính trừu tượng và cảnh quan hay nói cách khác là những tiêu chí phụ thuộc nhiều vào cảm nhận, tưởng tượng, ý kiến của mỗi cá nhân (như sự nổi tiếng, sự độc đáo, vẻ đẹp, thái độ dễ chịu của cộng đồng bản địa, sự nguyên gốc của tài nguyên, sự phù hợp với nhu cầu của KDL quốc tế) chứ không có ảnh hưởng tới những tiêu chí và đánh giá mang tính cụ thể (như số lượng, sự đa dạng, sự thuận lợi trong tiếp cận, sự nguyên vẹn của TNDL văn hóa).
Ảnh hưởng của khoảng cách yếu tố nam tính trong văn hóa giữa hai quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Thứ hai, kết quả phân tích cũng đã chỉ rõ sự ảnh hưởng của CDMAS tới tiêu chí và đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến. Khác với những nhận định trước đây rằng chỉ số MAS khi nghiên cứu trong mối quan hệ với đánh giá của KDL quốc tế về chất lượng của một điểm đến, thường chỉ có ảnh hưởng tới hành vi đánh giá chất lượng dịch vụ (vận chuyển, lưu trú, chương trình trung thành khách hàng) của KDL, kết quả nghiên cứu này đã cho thấy, chỉ số CDMAS có ảnh hưởng thuận chiều tới Đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của các tiêu chí trừu tượng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa và ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính trừu tượng và các thuộc tính cụ thể của TNDL văn hóa ở điểm đến.
Ảnh hưởng của khoảng cách yếu tố tránh sự rủi ro trong văn hóa giữa hai quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Thứ ba, kết quả phân tích đã cho thấy chỉ số CDUAI chỉ có ảnh hưởng nghịch chiều tới hai yếu tố đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí cảnh quan, bầu không khí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến và đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính trừu tượng của TNDL văn hóa ở điểm đến.
Ảnh hưởng của khoảng cách yếu tố quyền lực trong văn hóa giữa hai quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến
Thứ tư, CDPDI có ảnh hưởng nghịch chiều tới đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí cảnh quan, bầu không khí trong việc tạo nên sức hấp