Hạn Chế Và Đề Xuất Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo


phương. Bởi lẽ, cộng đồng địa phương là người có vai trò quyết định sự tồn tại sống động, bền vững của di sản văn hóa và đây chính là cơ sở tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa đối với KDL quốc tế. Các gợi ý cơ bản bao gồm:

+ Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, sự phối hợp giữa các cơ quan trong phát triển du lịch gắn với TNDL văn hóa nhằm đảm bảo có sự điều phối, định hướng của các tổ chức nhà nước trong phát triển du lịch và phân chia lợi ích phù hợp, đặc biệt là lợi ích đối với cộng đồng địa phương.

+ Tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo tồn, phát huy giá trị TNDL văn hóa phục vụ du lịch; Xây dựng các chế tài, quy định phù hợp nhằm bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm khi khai thác TNDL văn hóa phục vụ mục tiêu kinh doanh; khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội và kinh tế đối với cộng đồng dân cư bản địa.

+ Tăng cường sự phối hợp và chia sẻ lợi ích phù hợp cho cộng đồng địa phương; ban hành các văn bản, quy chế để đảm bảo người dân sẽ thực hiện tốt công tác bảo tồn, khôi phục giá trị TNDL văn hóa; giữ gìn bầu không khí văn hóa tại địa phương; Hỗ trợ người dân nâng cao năng lực thực hiện các hoạt động phát triển du lịch tại địa phương đồng thời có thái độ phù hợp với KDL quốc tế.

Thứ tư, chú trọng công tác nghiên cứu thị trường khách du lịch văn hóa; xác định những đặc điểm cơ bản của từng thị trường từ đó xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, chính sách phù hợp để khai thác có hiệu quả, lâu dài các thị trường mục tiêu

Một trong những hạn chế của phát triển DLVH ở Việt Nam hiện nay đó là sự hiểu biết chưa đầy đủ về đặc điểm của các thị trường KDL văn hóa ở cả hai nhóm đại chúng và chuyên biệt. Chính sự hạn chế này dẫn tới việc các sản phẩm DLVH của Việt Nam thiếu đi sức hấp dẫn đối với khách. Trong kết quả của luận án, ở phần đánh giá mức độ hấp dẫn, thuộc tính thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của KDL văn hóa cũng được xếp hạng ở mức độ thấp nhất và bị đánh giá là không hấp dẫn. Điều này phản ánh thực tế rằng, tài nguyên, sản phẩm DLVH của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của KDL quốc tế.

Thông qua những phân tích của đề tài, có thể thấy rằng, đặc điểm sở thích, tiêu chí và đánh giá của KDL quốc tế về TNDL văn hóa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó, khoảng cách văn hóa quốc gia là một yếu tố có ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải khoảng cách văn hóa quốc gia có ảnh hưởng tới tất cả các tiêu chí


và đánh giá của KDL quốc tế. Trong nghiên cứu này, khoảng cách văn hóa quốc gia có ảnh hưởng khá đáng kể đến các thuộc tính mang tính trừu tượng nhưng lại không có ảnh hưởng đến những thuộc tính mang tính cụ thể của TNDL văn hóa. Điều này được giải thích rằng đối với một số thuộc tính mang tính chất cụ thể như số lượng tài nguyên, số lượng loại hình tài nguyên, sự dễ dàng trong tiếp cận tới tài nguyên thì KDL hoàn toàn có thể tìm hiểu được qua các phương tiện thông tin, truyền thông, vì thế, việc xác định các tiêu chí sức hấp dẫn từ các thuộc tính mang tính cụ thể của TNDL văn hóa có thể được hình thành từ việc thu thập thông tin hay các yếu tố cá nhân khác mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khoảng cách văn hóa quốc gia. Ngược lại, đối với các thuộc tính mang tính trừu tượng như sự độc đáo, vẻ đẹp, sự nổi tiếng, tính sống động, sự phù hợp với nhu cầu du lịch, sự thú vị của phong tục tập quán, sự dễ chịu trong sự thân thiện, hiếu khách của người bản địa thì việc cảm nhận, đánh giá về các giá trị thuộc tính phụ thuộc khá nhiều vào quan điểm của mỗi du khách trong mối liên hệ với những đặc điểm về xã hội, tâm lý và văn hóa cá nhân riêng của họ. Các yếu tố thông tin sẽ khó có thể phản ánh được đầy đủ các giá trị hấp dẫn trừu tượng này, vì vậy mà, các yếu tố khoảng cách văn hóa quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhận thức về những tiêu chí và đánh giá về sức hấp dẫn từ các thuộc tính trừu tượng của TNDL văn hóa ở điểm đến theo như kết quả phân tích là hoàn toàn hợp lý. Kết quả này cung cấp gợi ý về việc thực hiện các chiến lược truyền thông, quảng bá nhằm giới thiệu các giá trị của TNDL văn hóa phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Sự khác biệt trong việc xác định tiêu chí và đánh giá về sức hấp dẫn từ các thuộc tính TNDL văn hóa của KDL đến từ các quốc gia có khoảng cách văn hóa quốc gia khác nhau đối với Việt Nam đã giúp hiểu rõ về một yếu tố có ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi của người tiêu dùng. Những hiểu biết này sẽ giúp chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm, chương trình, kế hoạch tiếp cận, quảng bá phù hợp với từng thị trường. Do đó, cần chú trọng, đầu tư mạnh mẽ hơn cho những nghiên cứu mang tính chuyên sâu về đặc điểm thị trường, hành vi và các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi của KDL văn hóa ở các thị trường trọng điểm mà du lịch Việt Nam hướng tới. Các nghiên cứu thị trường cần phải được thực hiện trên cơ sở phối hợp đồng bộ, thống nhất và có phân cấp giữa các tổ chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, về văn hóa và các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan. Điều này sẽ tạo ra sự thống nhất trong các thông tin về thị trường và tránh được sự lãng phí nguồn lực, thông tin và tài chính. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu phải được xem như là căn cứ quan trọng để


Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa nghiên cứu ở Việt Nam - 19

xây dựng quy hoạch, chiến lược, định hướng phát triển DLVH nhằm đảm bảo yếu tố phù hợp với các thị trường trọng điểm của Việt Nam.

5.3.2.2. Gợi ý đối với nhà kinh doanh du lịch

Đối với các doanh nghiệp du lịch, sức hấp dẫn của TNDL văn hóa là một trong những yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp tạo ra sản phẩm du lịch. Kết quả của luận án đã cho thấy những sự khác biệt nhau trong nhận thức về sức hấp dẫn của KDL tới từ các quốc gia có đặc điểm văn hóa khác biệt nhau. Do đó, nếu không có sự hiểu biết rõ về đặc điểm hành vi, nhu cầu, sở thích của từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau nhằm cùng cấp các sản phẩm, hình thức trải nghiệm du lịch di sản văn hóa phù hợp thì các doanh nghiệp sẽ lại tiếp tục câu chuyện sản phẩm “trùng lắp”, hình thức “đơn điệu” và chắc chắn về lâu dài, sức hấp dẫn của du lịch văn hóa ở Việt Nam sẽ ngày một giảm dần và doanh nghiệp cũng khó có thể phát triển bền vững. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đề xuất một vài gợi ý đối với các nhà kinh doanh du lịch ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, bản thân các nhà kinh doanh du lịch cần chú trọng hơn tới công tác nghiên cứu, phân đoạn thị trường KDL văn hóa để có thể hiểu biết rõ về đặc điểm, hành vi, sở thích, mục đích của từng nhóm KDL. Đây sẽ là cơ sở căn bản để doanh nghiệp xây dựng các chương trình quảng cáo, xúc tiến, tạo ra các các sản phẩm du lịch văn hóa phù hợp với nhu cầu của mỗi thị trường. Có thể vận dụng các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố để ứng dụng trong trong phân tích thị trường KDL văn hóa đến Việt Nam.

Thứ hai, doanh nghiệp cần tìm các phương thức để đa dạng hóa hình thức tham quan, trải nghiệm du lịch tại các điểm văn hóa; thiết kế các sản phẩm phù hợp với đặc điểm hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Theo đánh giá chung, các hình thức trải nghiệm tài nguyên văn hóa của Việt Nam còn khá đơn điệu, trùng lặp, không phát huy được thế mạnh của mỗi vùng miền. Do đó, bên cạnh sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong công tác quy hoạch, phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng phải luôn tìm ra phương cách để có thể phát huy được thế mạnh riêng, tạo ra những trải nghiệm sâu sắc, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, gia tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch văn hóa do doanh nghiệp cung cấp.

Thứ ba, doanh nghiệp cần đặt mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là một nhiệm vụ trọng tâm, đóng góp vào việc gia tăng sức hấp dẫn của sản phẩm


du lịch văn hóa ở Việt Nam. Về kiến thức, doanh nghiệp cần chuẩn hóa các kiến thức văn hóa lịch sử, giá trị của tài nguyên văn hóa cho đội ngũ những người tham gia vào thiết kế, giới thiệu, cung cấp sản phẩm. Về kỹ năng, những bộ phận chuyên môn tại các doanh nghiệp phải có đủ kỹ năng về quản trị, marketing, phát triển sản phẩm, thiết kế, điều hành, hướng dẫn cung cấp cho khách du lịch những chương trình du lịch hấp dẫn. Về nhận thức, thái độ: các doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới việc nâng cao nhận thức của người lao động về giá trị của tài nguyên và tuyên truyền tới người lao động về lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, tự hào với những giá trị của văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, người lao động cần được trang bị ý thức: phục vụ văn minh, lịch thiệp, hiếu khách, nhiệt tình… Đó là những yếu tố căn bản giúp mang đến cho KDL những trải nghiệm hài lòng từ đó góp phần làm gia tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch, của điểm đến du lịch Việt Nam.

Thứ tư, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm gắn kết mục tiêu kinh tế với bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên văn hóa hướng tới phát triển bền vững. Bản thân doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên văn hóa. Cụ thể là: (1) phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp thuế và các quỹ bảo tồn di sản văn hóa; (2) Thường xuyên tuyên truyền trong nội bộ doanh nghiệp về ý thức trách nhiệm đối với môi trường, với tài nguyên (3) Phối hợp với người dân và chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên văn hóa (4) Tạo điều kiện tối đa để người dân địa phương được tham gia vào phát triển du lịch (5) Lồng ghép các mục tiêu tuyên truyền, kêu gọi khách du lịch ứng xử văn hóa với các tài nguyên du lịch của Việt Nam (6) Hỗ trợ và tham vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong hoạch định các chiến lược phát triển du lịch văn hóa.

5.4. Hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

5.4.1. Hạn chế của mô hình đo lường khoảng cách văn hóa quốc gia

Văn hóa là phạm trù đa nghĩa, do đó, việc xác định khoảng cách văn hóa giữa hai quốc gia là khá phức tạp. Việc lựa chọn bất cứ một lý thuyết hay mô hình đo lường văn hóa nào chắc chắn cũng sẽ có những mặt hạn chế nhất định. Trong đề tài này, tác giả sử dụng lý thuyết đo lường văn hóa của Hofstede và cách xác định khoảng cách văn hóa quốc gia theo Jackson (2001). Tuy đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của khác biệt văn hóa đến hành vi người tiêu dùng du lịch do ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và dễ dàng có thể kết hợp với các


dữ liệu định lượng khác nhưng việc sử dụng các chỉ số đo lường có sẵn chắc chắn sẽ không phản ánh được đầy đủ bối cảnh đa dạng, phức tạp cả về không gian và thời gian của các nền văn hóa, đồng thời, cũng chưa xác định được chính xác quan điểm của nhóm người tiêu dung du lịch trong bối cảnh cụ thể. Điều này dẫn tới, các kết quả xem xét mối quan hệ giữa khoảng cách văn hóa quốc gia và việc đánh giá sức hấp dẫn của TNDL văn hóa sẽ có một vài điểm chưa phù hợp với đặc điểm của từng thị trường cụ thể. Từ hạn chế này, tác giả có những đề xuất cụ thể về hướng nghiên cứu tương lai:

Một là, sử dụng những lý thuyết đo lường văn hóa khác để kiểm định mối quan hệ và sự khác biệt trong ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia (bằng các cách đo lường khác nhau) tới nhận thức và hành vi của người tiêu dùng du lịch.

Hai là, nếu sử dụng lý thuyết Hofstede thì sẽ sử dụng thang đo của Hofstede nhưng điều tra trực tiếp ở trong bối cảnh nghiên cứu cụ thể.

5.4.2. Hạn chế khi sử dụng thang đo và phương pháp đo lường đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến khi xác định sức hấp dẫn của những loại hình tài nguyên du lịch văn hóa cụ thể

Mặc dù nghiên cứu đã tổng hợp khá đầy đủ các nghiên cứu trước đây và phỏng vấn định tính để liệt kê, phân loại, xác định các thuộc tính của TNDL văn hóa để xác định tiêu chí và thuộc tính đo lường đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến. Tuy nhiên, do chỉ xác định các giá trị, tính chất chung của TNDL văn hóa ở một điểm đến là một quốc gia nên nếu sử dụng thang đo và phương pháp đo lường này ở những loại hình tài nguyên cụ thể thì sẽ có thể sẽ có một số điểm chưa phù hợp. Vì thế, tác giả đề xuất những nghiên cứu trong tương lai có thể xem xét đến việc xây dựng thang đo lường và phương pháp đo lường nhằm xác định mức độ hấp dẫn của mỗi loại hình TNDL văn hóa cụ thể để có thể áp dụng phù hợp hơn.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 5

Chương 5 của đề tài đã tổng hợp và giới thiệu tóm tắt về kết quả nghiên cứu đề tài đã được phân tích ở chương 4, trên cơ sở đó thực hiện thảo luận về những điểm mới mà luận án đã phát hiện và khẳng định những ý nghĩa thú vị về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài. Những thảo luận và hàm ý được phân tích xoay quanh những điểm mới cơ bản đó là:

- Những điểm mới về phương pháp và nhân tố đo lường đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến

- Những điểm mới về ảnh hưởng của các yếu tố khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Từ kết quả lý luận và thực tiễn đã được phân tích, chương 5 của luận án cũng đã thể hiện những nội dung đề xuất phù hợp với sự phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa ở Việt Nam.

Cuối cùng, chương 5 cũng đã thể hiện những bàn luận của tác giả về hạn chế của luận án và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ở chủ đề này. Trong đó, 2 nhóm hạn chế về việc sử dụng mô hình và chỉ số đo lường khoảng cách văn hóa quốc gia và hạn chế về việc sử dụng thang đo và phương pháp đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa theo các loại hình tài nguyên cụ thể đã được đề cập. Đây là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo ở chủ đề này.


KẾT LUẬN

Mô hình nghiên cứu của luận án dựa trên nền tảng lý thuyết và chỉ số đo lường văn hóa quốc gia của Hofstede (2010), kết hợp với quá trình tâm lý của cá nhân khi xác định sức hấp dẫn của TNDL. Mục tiêu của luận án là khám phá ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến. Để đạt được mục tiêu trên, luận án đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đó là:

Tổng hợp, điều chỉnh các nhân tố và phương pháp đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa qua tiêu chí và đánh giá của KDL làm cơ sở cho việc kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình nghiên cứu.

Kiểm định ảnh hưởng từ khoảng cách của 6 yếu tố văn hóa quốc gia theo lý thuyết Hofstede tới việc đánh giá của KDL quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí và đánh giá về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Kiểm định sự kiểm soát của các yếu tố cá nhân người tiêu dùng du lịch bao gồm độ tuổi, trình độ, thu nhập, kinh nghiệm quá khứ ở điểm đến và động cơ du lịch của khách tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Những kết quả đóng góp của luận án

Bằng việc sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính (phương pháp phỏng vấn chuyên gia) và nghiên cứu định lượng (phương pháp điều tra bằng bảng hỏi), luận án đã cho thấy một số điểm mới và ý nghĩa về lý luận và thực tiễn như sau:

+ Kết quả đóng góp về mặt lý luận

(1) Luận án đã lựa chọn được cách xác định tiêu chí và thuộc tính đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến qua đánh giá của KDL quốc tế phù hợp với mục đích nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy khám phá thú vị về sự năng động, thay đổi phù hợp với bối cảnh, đặc trưng của điểm đến khi KDL quốc tế đánh giá sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở những điểm đến khác nhau. Kết quả về sự bổ sung, điều chỉnh tiêu chí và thuộc tính khi KDL đánh giá về sức hấp dẫn của của TNDL văn hóa chính là một đóng góp mới có ý nghĩa về mặt lý luận của luận án.

(2) Luận án đã phát triển được các nhân tố đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa qua đánh giá của KDL quốc tế. Việc phân định rõ các nhóm nhân tố sức hấp dẫn mang tính trừu tượng, sức hấp dẫn mang tính cụ thể của TNDL văn hóa và sức hấp dẫn mang tính cảnh quan, bầu không khí xung quanh TNDL văn hóa sẽ tạo ra sự hiểu biết đầy đủ hơn về đặc điểm sở thích, nhu cầu của KDL quốc tế. Kêt quả này là phù hợp và cần thiết để giải thích sâu sắc hành vi tiêu dùng của KDL văn hóa đang có rất nhiều thay đổi so với trước kia. Đặc biệt, trong luận án này, khám phá mới về các nhân tố có liên quan đến các nhóm thuộc tính hấp dẫn: Cụ thể – Trừu tượng – Cảnh quan của


TNDL văn hóa là cơ sở cần thiết để tác giả thực hiện kiểm định mối quan hệ của khoảng cách văn hóa quốc gia đến việc xác định tiêu chí và đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

(3) Luận án đã xác định được chi tiết ảnh hưởng của mỗi yếu tố khoảng cách văn hóa quốc gia theo mô hình của Hofstede (2010) tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến. Những kết quả phân tích cho thấy chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố khoảng cách văn hóa (Chủ nghĩa cá nhân

- CDIDV, Tránh sự rủi ro - CDUAI, Thể hiện đam mê cá nhân - CDIND, Nam tính - CDMAS, Định hướng dài hạn - CDLTO, Khoảng cách quyền lực - CDPDI) tới đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa là rất khác nhau và điều này có những điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây. Đóng góp này có thể là cơ sở để các nhà nghiên cứu thị trường hiểu rõ hơn về đặc điểm sở thích, hành vi của KDL quốc tế và từ đó ứng dụng trong phân tích thị trường, xây dựng chính sách, chiến lược phù hợp để tiếp thị điểm đến, giới thiệu sản phẩm DLVH hóa ở mỗi thị trường khác nhau.

(4) Luận án đã xác định rõ mỗi nhân tố sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa qua đánh giá của KDL quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau bởi khoảng cách văn hóa quốc gia. Từ việc xác định được rõ mối quan hệ của khoảng cách văn hóa quốc gia với từng nhân tố đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến, các nhà quản lý điểm đến, kinh doanh du lịch có thể có cơ sở tốt hơn cho việc xây dựng hình ảnh điểm đến hay quảng bá hình DLVH của quốc gia phù hợp với mỗi thị trường.

+ Kết quả đóng góp về mặt thực tiễn

Luận án sử dụng chỉ số Hofstede và công thức của Jackson (2001) nhằm xác định ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa đã đóng góp một kết quả nghiên cứu mới mẻ đối với sự phát triển thực tiễn của DLVH ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một nguồn dữ liệu cần thiết hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng các chính sách, định hướng phù hợp với các thị trường KDL.

Luận án đã tổng hợp và xác định được các thuộc tính nhằm đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa đánh giá của KDL quốc tế, phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Kết quả này cũng sẽ là một đóng góp có ý nghĩa rất lớn về mặt thực tiễn bởi lẽ đây là cơ sở để các nhà nghiên cứu thị trường có thể sử dụng làm căn cứ cho các nhiệm vụ nghiên cứu của mình.

Kết quả điều tra đã giúp tác giả xếp hạng mức độ quan trọng của các tiêu chí và đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ mỗi thuộc tính của TNDL văn hóa ở Việt Nam. Điều này đã giúp hiểu rõ hơn về sở thích, nhận định của KDL quốc tế đối với sức hấp dẫn của điểm đến Việt Nam, làm cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp lữ hành đa dạng hóa sản phẩm DLVH, các cơ quan quản lý thực hiện quy hoạch DLVH.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 04/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí