Bảng 4.12. Kết quả phân tích sâu One-way ANOVA – Phân tích sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc phân theo độ tuổi của người chăm sóc
(J) Do tuoi | Khác biệt giá trị trung bình (I-J) | Sai số chuẩn | Mức ý nghĩa | Khoảng tin cậy 95% | ||
Giới hạn dưới | Giới hạn trên | |||||
Dưới 30 | 30 – dưới 40 | -0.256 | .111 | .131 | -.5516 | .0390 |
40 – dưới 50 | -0.237 | .124 | .340 | -.5680 | .0921 | |
50- dưới 60 | -0.356 | .161 | .165 | -.7849 | .0709 | |
30- dưới 40 | Dưới 30 | 0.256 | .111 | .131 | -.0390 | .5516 |
40- dưới 50 | 0.018 | .094 | .000 | -.2312 | .2678 | |
50-dưới 60 | 0.01 | .139 | .000 | -.4700 | .2686 | |
40- dưới 50 | Dưới 30 | 0.237 | .124 | .340 | -.0921 | .5680 |
30- dưới 40 | -0.018 | .094 | .000 | -.2678 | .2312 | |
50 – dưới 60 | -0.119 | .149 | .000 | -.5167 | .2787 | |
50-dưới 60 | Dưới 30 | 0.356 | .161 | .165 | -.0709 | .7849 |
30- dưới 40 | -0.01 | .139 | .000 | -.2686 | .4700 | |
40- dưới 50 | 0.119 | .149 | .000 | -.2787 | .5167 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chỉ Báo – Mã Hóa Cho Thang Đo Tình Trạng Sức Khỏe Nct
- Thống Kê Mô Tả Mẫu Về Mức Độ Tự Chủ Chăm Sóc
- Hệ Số Hồi Quy Của Các Biến Độc Lập Tác Động Lên Biến Phụ Thuộc
- Ảnh Hưởng Của Các Biến Liên Quan Người Chăm Sóc Và Người Được Chăm Sóc Tới Tự Chủ Chăm Sóc
- Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình - 14
- Ông/bà Vui Lòng Cho Biết Mức Độ Tự Chủ Của Ông/bà Đối Với Công Việc Chăm Sóc Người Thân Bằng Cách Khoanh Tròn Vào Điểm Số Phù Hợp. Viết Tắt: Kcb,
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Kiểm định cho thấy so sánh giữa nhóm người chăm sóc với độ tuổi 30-dưới 40 triệu với các nhóm người chăm sóc có độ tuổi trên 40 tuổi có ý nghĩa thống kê, hơn nữa cột sự khác biệt giá trị trung bình của nhóm này so với hai nhóm người chăm sóc còn lại đều cho giá trị dương, cho thấy mức độ tự chủ chăm sóc của nhóm người chăm sóc có độ tuổi dưới 40 tuổi cao hơn so với các nhóm trên 40 tuổi.
Kết luận chung: Kiểm định cho thấy có sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc phân theo độ tuổi của người chăm sóc, cụ thể với người chăm sóc có độ tuổi thấp hơn 40 tuổi thì mức độ tự chủ chăm sóc cao hơn so với nhóm người chăm sóc hơn 40 tuổi
Ảnh hưởng của trình độ học vấn người chăm sóc tới mức độ tự chủ chăm sóc
Trình độ học vấn bao gồm 4 nhóm: Trung học cơ sở/phổ thông, Trung cấp/sơ cấp, Cao đẳng/đại học, sau đại học. Kiểm định One-way Anova được sử dụng để so sánh mức độ tự chủ chăm sóc theo nhóm trình độ học vấn của người chăm sóc như được đề cập ở trên. Trước hết, tác giả sử dụng kiểm định Levene để xem xét cụ thể sự khác biệt phương sai giữa các nhóm người chăm sóc với trình độ học vấn khác nhau.
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định Levene - kiểm định phương sai mức độ tự chủ chăm sóc phân theo trình độ học vấn của người chăm sóc
Df1 | Df2 | Mức ý nghĩa | |
2.323 | 3 | 376 | 0.075 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Theo bảng 4.16 cho thấy, kết quả kiểm định cho thấy phương sai của tự chủ chăm sóc phân theo trình độ học vấn của người chăm sóc là không khác nhau với mức ý nghĩa 0.075>0.05. Do vậy có thể tiếp tục dùng phân tích ANOVA để đánh giá cụ thể sự khác biệt về tự chủ chăm sóc theo trình độ học vấn của người chăm sóc.
Bảng 4.14. Kết quả One-way ANOVA – Phân tích sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc phân theo trình độ học vấn của người chăm sóc
Tổng bình phương | df | Bình phương trung bình | F | Mức ý nghĩa | |
Giữa các nhóm | 2.414 | 3 | .805 | 1.415 | 0.238 |
Trong cùng nhóm | 213.793 | 376 | .569 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Kết quả kiểm định cho thấy: biến phân loại theo trình độ học vấn với mức ý nghĩa 0.238>0.05 không có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả cho thấy không có sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc theo trình độ học vấn của người chăm sóc.
Kết luận chung: Kiểm định One-way Anova cho thấy không có sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc phân theo trình độ học vấn của người chăm sóc.
Ảnh hưởng của giới tính người chăm sóc tới mức độ tự chủ chăm sóc
Khi kiểm định sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc ở người chăm sóc phân theo giới tính, tác giả sử dụng T-test. Ngoài ra kiểm định Levene cũng được sử dụng để kiểm tra hiện tượng đồng phương sai. Kết quả cụ thể được thể hiện dưới đây.
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định T-Test phân tích sự khác biệt về tự chủ chăm sóc giữa các nhóm người chăm sóc phân theo giới tính
Kiểm định Levene | Kiểm định t | |||||
F | Mức ý nghĩa | t | Df | Mức ý nghĩa | Sự khác nhau trung bình | |
Giả định phương sai bằng nhau | 0.433 | .511 | -.229 | 379 | .819 | -.02124 |
Giả định phương sai không bằng nhau | -.233 | 141.485 | .816 | -.02124 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Kiểm định Levene cho thấy phương sai giữa các nhóm người chăm sóc phân theo giới tính bằng nhau với mức ý nghĩa 0.511>0.05. Kiểm định T với mức ý nghĩa > 0,05, khẳng định không có sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc theo giới tính người chăm sóc.
Kết luận chung: Kiểm định T-test cho thấy không có sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc giữa các nhóm người chăm sóc phân theo giới tính
Ảnh hưởng của nghề nghiệp người chăm sóc tới mức độ tự chủ chăm sóc
Khi xem xét sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc ở người chăm sóc phân theo nghề nghiệp, tác giả sử dụng kiểm định T-test. Ngoài ra kiểm định Levene sẽ kiểm tra hiện tượng đồng phương sai. Kết quả cụ thể được thể hiện dưới đây.
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định T-Test phân tích sự khác biệt về tự chủ chăm sóc giữa các nhóm người chăm sóc phân theo nghề nghiệp
Kiểm định Levene | Kiểm định t | |||||
F | Mức ý nghĩa | t | Df | Mức ý nghĩa | Sự khác nhau trung bình | |
Giả định phương sai bằng nhau | 0.460 | .498 | 1.282 | 381 | .200 | .10526 |
Giả định phương sai không bằng nhau | 1.253 | 231.511 | .211 | .10526 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Kiểm định Levene cho thấy phương sai giữa các nhóm người chăm sóc phân theo nghề nghiệp không bằng nhau với mức ý nghĩa 0.498<0.05. Kiểm định T với mức ý nghĩa > 0,05, khẳng định không có sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc theo nghề nghiệp người chăm sóc
Kết luận chung: Kiểm định T-test cho thấy không có sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc giữa các nhóm người chăm sóc phân theo nghề nghiệp
Ảnh hưởng của thu nhập hộ gia đình người chăm sóc tới mức độ tự chủ chăm sóc
Khi đánh giá sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc ở người chăm sóc phân theo thu nhập hộ gia đình người chăm sóc, tác giả sử dụng kiểm định T-test. Ngoài ra kiểm định Levene được thực hiện để kiểm tra hiện tượng đồng phương sai. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 4.17. Kết quả kiểm định T-Test phân tích sự khác biệt về tự chủ chăm sóc giữa các nhóm người chăm sóc phân theo thu nhập hộ gia đình
Kiểm định Levene | Kiểm định t | |||||
F | Mức ý nghĩa | t | Df | Mức ý nghĩa | Sự khác nhau trung bình | |
Giả định phương sai bằng nhau | 3,577 | 0,060 | 0,578 | 166 | 0,000 | 1,279 |
Giả định phương sai không bằng nhau | 0,508 | 44,427 | 0,614 | 1,279 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả
Kiểm định Levene cho thấy phương sai giữa các nhóm người chăm sóc phân theo thu nhập hộ gia đình bằng nhau với mức ý nghĩa 0.060>0.05. Kiểm định T với mức ý nghĩa < 0,05, khẳng định có sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc theo thu nhập hộ gia đình người chăm sóc.
Kết luận chung: Kiểm định T-test cho thấy có sự khác biệt về mức độ tự chủ chăm sóc giữa các nhóm người chăm sóc phân theo thu nhập hộ gia đình
CHƯƠNG 5: BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
5.1. Bình luận kết quả nghiên cứu
Kết quả luận án làm rõ quan hệ giữa hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình với mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại gia đình. Các số liệu phân tích cho thấy các giả thuyết có ý nghĩa thống kê, cụ thể được thể hiện cụ thể trong bảng 5.1 dưới đây.
Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả | |
Giả thuyết 1: Hỗ trợ xã hội có mối quan hệ thuận chiều với tự chủ chăm sóc | Chấp nhận |
Giả thuyết 2a: Niềm tin về trách nhiệm gia đình có mối quan hệ thuận chiều với tự chủ chăm sóc | Chấp nhận |
Giả thuyết 2b: Niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình có mối quan hệ thuận chiều với tự chủ chăm sóc | Chấp nhận |
Giả thuyết 3a: Niềm tin về trách nhiệm gia đình làm giảm xung đột công việc – chăm sóc, kết quả làm tăng mức độ tự chủ chăm sóc | Chấp nhận |
Giả thuyết 3b: Niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình làm giảm xung đột công việc – chăm sóc, kết quả làm tăng mức độ tự chủ chăm sóc | Chấp nhận |
5.1.1. Mối quan hệ giữa sự hỗ trợ xã hội và tự chủ chăm sóc
Xét về mức độ tác động của hỗ trợ xã hội đối với cả ba khía cạnh của tự chủ chăm sóc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy HTXH góp phần thúc đẩy tăng mức độ tự chủ chăm sóc của NCS trên cả ba khía cạnh: Hiểu biết, Thái độ, Hành vi. Tuy nhiên, trong ba khía cạnh này, thì hỗ trợ xã hội có tác động mạnh nhất tới khía cạnh hành vi, tiếp sau đó là khía cạnh hiểu biết. Khía cạnh thái độ là khía cạnh hỗ trợ xã hội tác động yếu nhất. Các
kết quả trước đây cũng đã cho thấy HTXH ảnh hưởng tích cực tới chất lượng cuộc sống hay sức khỏe thể chất của người chăm sóc (Shirai và cộng sự, 2009; Santo và cộng sự, 2007; Shirai, Silverberg, và Kenyon, 2009; Plata, 2006). Kết quả luận án này chỉ ra tác động tích cực của HTXH tới mức độ tự chủ của người chăm sóc, hay nói cách khác, với sự hỗ trợ từ gia đình, những người xung quanh hay các tổ chức cộng đồng Nhà nước thì sẽ giúp người chăm sóc tự tin hơn và cảm thấy kiểm soát tốt hơn các vấn đề liên quan tới việc chăm sóc, đặc biệt trên khía cạnh hành vi. Sự hỗ trợ này là một động lực giúp người chăm sóc chủ động hơn với vai trò chăm sóc của họ, hiểu và thực hiện những hành vi cụ thể để làm tốt vai trò chăm sóc. Như vậy, theo kết quả của nghiên cứu này, sự hỗ trợ xã hội không chỉ dừng lại ở góc độ hỗ trợ tinh thần, mà trở thành một nguồn lực không thể thiếu đối với người chăm sóc, giúp họ kiểm soát tốt hơn công việc chăm sóc của họ thông qua việc nâng cao hiểu biết, hành vi chủ động trong công việc chăm sóc.
Xét về mức độ tác động của hỗ trợ xã hội từ các nguồn lực khác nhau tới tự chủ chăm sóc
Kết quả cho thấy trong ba nguồn lực HTXH chính bao gồm hỗ trợ từ gia đình, hỗ trợ từ những người xung quanh và hỗ trợ từ tổ chức cộng đồng Nhà nước thì nguồn lực hỗ trợ tác động lớn nhất tới mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc là hỗ trợ từ những người xung quanh, tiếp theo đó là hỗ trợ từ cộng đồng tổ chức Nhà nước, trong khi đó hỗ trợ từ gia đình cho thấy mức độ đóng góp nhỏ nhất cho mức độ tự chủ của người chăm sóc, đặc biệt trên khía cạnh hành vi. Một số các kết quả nghiên cứu trước đây đã chứng minh được rằng sự hỗ trợ phi chính thức từ gia đình giúp giảm thiểu gánh nặng chăm sóc mà người chăm sóc cảm thấy (Adelman và cộng sự, 2014; Rodakowski và cộng sự, 2012, 2013). Hay nói một cách khác, các kết quả này chỉ ra rằng sự hỗ trợ từ gia đình chủ yếu được xem là nguồn hỗ trợ về tinh thần đối với người chăm sóc. Shiba và cộng sự (2016) cũng khẳng định rằng, người chăm sóc thường phụ thuộc sự hỗ trợ từ các tổ chức cộng đồng khi tìm kiếm thông tin về các dịch vụ chăm sóc và sự hỗ trợ hữu hình như hỗ trợ chăm sóc tại nhà mà không trông đợi sự hỗ trợ về tinh thần đối với nhóm nguồn lực này. Kết quả của luận án cũng phần nào cho thấy sự tương đồng với các nghiên cứu trước, khi mà nhóm nguồn lực tác động lớn tới khía cạnh hành vi và hiểu biết của tự chủ chăm sóc bao gồm nhóm hỗ trợ từ tổ chức, cộng đồng Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả luận án bổ sung thêm một nhóm nguồn lực hỗ trợ quan trọng, tác động mạnh nhất tới việc khuyến khích hành vi chủ động trong chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và nâng cao hiểu biết cho người chăm sóc đó là nhóm hỗ trợ từ những người xung
quanh như hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp. Phần bình luận cụ thể dưới đây sẽ giải thích sâu hơn về kết quả liên quan tới các nhóm nguồn lực hỗ trợ đối với người chăm sóc.
Sự hỗ trợ từ những người xung quanh người chăm sóc như bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp có thể được xem là một mạng lưới hỗ trợ rộng, thường xuyên và luôn sẵn sàng đối với bản thân người chăm sóc. Đặc biệt, xuất phát từ nền tảng văn hóa phương Đông, khuyến khích duy trì các mối quan hệ gần gũi gắn bó bao gồm nét văn hóa hàng xóm láng giềng được đề cập như “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, do vậy đây vẫn được xem là những nguồn hỗ trợ tương đối gần gũi và có ảnh hưởng lớn tới bản thân người chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng, mà trong bối cảnh này nó tác động đáng kể tới mức độ tự chủ người chăm sóc, đặc biệt ở khía cạnh mức độ tự chủ về hành vi.
Đối với nhóm hỗ trợ từ tổ chức, cộng đồng Nhà nước (tổ chức Nhà nước, nhóm xã hội, tình nguyện viên chăm sóc, cộng đồng chăm sóc, các tổ chức phi chính phủ,…), mặc dù kết quả thống kê mô tả cho thấy những người chăm sóc nhận được ít sự hỗ trợ từ nhóm nguồn lực này nhưng kết quả hồi quy lại chỉ rằng sự hỗ trợ từ nguồn lực này có tác động mạnh tới mức độ tự chủ của người chăm sóc. Hay nói cách khác có thể hiểu rằng, tuy mức độ bao phủ của nhóm nguồn lực hỗ trợ này còn hạn chế, tuy nhiên với việc cung cấp các hiểu biết, kỹ năng cần thiết, chuyên sâu, và các phương thức hỗ trợ chính thống chuyên nghiệp sẽ góp phần khuyến khích cải thiện mức độ tự tin, sự hiểu biết và sự kiểm soát chủ động đối với công việc chăm sóc của những người chăm sóc NCT tại cộng đồng, hướng tới mục tiêu nâng cao mức độ tự chủ chăm sóc của họ.
Vai trò hỗ trợ từ gia đình trong việc cải thiện mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc vẫn ở mức độ thấp, có thể một phần do xuất phát từ sự hạn chế về quy mô mạng lưới dẫn tới hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn lực giúp nâng cao hiểu biết, hay hạn chế về các chiến lược hướng dẫn khuyến khích người chăm sóc chủ động để đạt được sự kiểm soát đối với công việc chăm sóc của họ.
5.1.2. Mối quan hệ giữa giá trị gia đình và tự chủ chăm sóc
Khi xem xét tác động trực tiếp của giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc, kết quả kiểm định cho thấy giá trị gia đình bao gồm cả hai khía cạnh Niềm tin về trách nhiệm gia đình và niềm tin về sự hỗ trợ gắn kết gia đình đều có quan hệ thuận chiều với mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc. Một người nắm giữ niềm tin giá trị gia đình lớn, đồng nghĩa họ luôn hiểu rằng rằng các thành viên trong gia đình cần có trách nhiệm, tuân thủ những nghĩa vụ gia đình, cần duy trì sự gắn bó kết nối với các thành viên gia đình và sẵn sàng giúp đỡ hoặc coi các thành viên gia đình như một nguồn lực hỗ trợ sẵn