Ảnh Hưởng Của Các Biến Liên Quan Người Chăm Sóc Và Người Được Chăm Sóc Tới Tự Chủ Chăm Sóc


sàng khi gặp khó khăn. Với quan niệm này, niềm tin giá trị gia đình được xem như một yếu tố động lực, thúc đẩy người chăm sóc hiểu và chấp nhận trách nhiệm chăm sóc như một trải nghiệm tất yếu và thông thường của cuộc sống, khuyến khích họ tự tin, nỗ lực làm tốt công việc chăm sóc, hướng tới nâng cao mức độ tự chủ chăm sóc NCT. Trong các nghiên cứu trong bối cảnh các quốc gia châu Á, thì cho thấy kết quả phần nào tương đồng, khi mà giá trị đạo đức con cái – khía cạnh văn hóa cũng bắt nguồn từ quan điểm về sự có đi có lại giữa cha mẹ - con cái hoặc giữa các mối quan hệ gần gũi khác trong gia đình được chứng minh khuyến khích các hành vi hỗ trợ tích cực với người được chăm sóc (Meyer và cộng sự, 2015; Dong & Xu, 2016). Điều này có thể lý giải rằng, tại các quốc gia châu Á, với văn hóa phương Đông đề cao các giá trị cốt lõi gia đình, đề cao chủ nghĩa tập thể, định hướng và cân bằng các mục tiêu cá nhân để hướng về lợi ích tập thể, họ được khuyến khích và thúc đẩy duy trì niềm tin giá trị gia đình đó trong mọi vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, do vậy họ dễ dàng hơn chấp nhận vai trò trách nhiệm chăm sóc. Qua đó giúp giảm thiểu tác động của tác nhân gây căng thẳng xuất phát từ xung đột công việc – chăm sóc của họ, hướng tới kết quả tự chủ chăm sóc NCT tại gia đình.

Trong ba khía cạnh về tự chủ chăm sóc thì giá trị gia đình cũng cho thấy tác động mạnh nhất tới khía cạnh về hành vi của người chăm sóc. Người chăm sóc nắm giữ niềm tin giá trị gia đình lớn sẽ cho thấy mức độ tự chủ tốt hơn về khía cạnh hành vi, điều đó có nghĩa rằng giá trị gia đình trở thành một yếu tố động lực, thúc đẩy những hành vi tích cực xoay quanh công việc chăm sóc, giúp họ chủ động kiểm soát tốt mọi vấn đề liên quan tới công việc chăm sóc và nỗ lực hết sức để có thể làm tốt công việc chăm sóc của họ.

Xét về tác động gián tiếp của giá trị gia đình tới mức độ tự chủ chăm sóc thông qua biến trung gian xung đột công việc –chăm sóc, xung đột công việc – chăm sóc được chứng minh đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa cả niềm tin về trách nhiệm gia đình và tự chủ chăm sóc và giữa niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình và tự chủ chăm sóc. Điều này có nghĩa rằng, khi người chăm sóc nắm giữ niềm tin giá trị gia đình lớn, ưu tiên gia đình sẽ cảm thấy bớt áp lực đối với việc vừa đáp ứng nhu cầu công việc (mục tiêu cá nhân) vừa đảm nhiệm vai trò chăm sóc (mục tiêu gia đình), họ có thể dễ dàng hơn chấp nhận vai trò chăm sóc của họ, và đặt mục tiêu chăm sóc lên trên mục tiêu công việc, có thể sẵn sàng hy sinh các mục tiêu cá nhân để dành thời gian và ưu tiên cho công việc chăm sóc hoặc tìm mọi cách để cân bằng giữa nhu cầu công việc và nhu cầu chăm sóc người thân của họ. Khi cảm thấy duy trì được sự cân bằng giữa hai vai trò này,


giảm thiểu áp lực do sự xung đột khi đảm nhận đồng thời cả hai vai trò sẽ giúp bản thân họ tự tin hơn, gắn kết hơn với công việc chăm sóc mà họ đảm nhiệm, khuyến khích họ tích cực tham gia chủ động, nỗ lực để làm tốt vai trò chăm sóc của họ, hướng tới kết quả tự chủ chăm sóc. Kết quả này tương tự như kết quả của Aycan (2008); Mortazavi và cộng sự (2009) về mối quan hệ giữa giá trị văn hóa liên quan chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân và xung đột công việc – gia đình; và nghiên cứu về ảnh hưởng của xung đột công việc –gia đình tới kết quả chăm sóc hay kết quả trong công việc nói chung như mức độ gánh nặng chăm sóc (Gordon và cộng sự, 2012) hay thái độ hành vi tích cực của người lao động trong công việc (Opie & Henn, 2013; Wang và cộng sự, 2010; Grover & Crooker, 2006 và Kirchmeyer, 1995). Tuy một số nghiên cứu cho kết quả trái chiều nhưng đa số các nghiên cứu này tại châu Âu, bối cảnh nghiên cứu tương đối khác so với những quốc gia phương Đông khi mà nền tảng văn hóa gia đình vẫn đóng vai trò không thể thay thế qua các thế hệ, do vậy ảnh hưởng của niềm tin giá trị gia đình tới quá trình chăm sóc hay sự cân bằng giữa các vai trò trách nhiệm khác nhau trong cuộc sống có xu hướng thể hiện tích cực và rõ nét hơn.

5.1.3. Ảnh hưởng của các biến liên quan người chăm sóc và người được chăm sóc tới tự chủ chăm sóc

Kết quả nghiên cứu cho thấy ba yếu tố ảnh hưởng lớn tới mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại gia đình bao gồm tình trạng sức khỏe của NCT được chăm sóc, thời gian chăm sóc, độ tuổi của người chăm sóc và thu nhập hộ gia đình người chăm sóc.

Sức khỏe của người cao tuổi được đo lường theo mức độ phụ thuộc vào các hoạt động sinh hoạt và chức năng hàng ngày. Kết quả cho thấy mức độ phụ thuộc càng lớn thì càng làm giảm mức độ tự chủ của người chăm sóc đối với cả ba khía cạnh về hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc. Một số nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự như Wang (2013), Sahai và cộng sự (2018) như đã đề cập trong tổng quan lý thuyết. Như vậy rõ ràng rằng, khi chăm sóc nhóm người cao tuổi với tình trạng sức khỏe phụ thuộc lớn vào các thành viên chăm sóc, thì người chăm sóc sẽ cảm thấy khó khăn hơn đối với việc hiểu và kiểm soát các yếu tố xoay quanh công việc chăm sóc, họ sẽ không cảm thấy tự tin đối với công việc chăm sóc người thân của họ.

Xét về thời gian chăm sóc, kết quả kiểm định cho thấy thời gian chăm sóc càng dài thì mức độ tự chủ của người chăm sóc càng tốt hơn, đặc biệt đối với nhóm người chăm sóc đã trải nghiệm công việc chăm sóc với thời gian trên một năm. Thời gian chăm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.


sóc dài hơn đồng nghĩa với việc người chăm sóc đã dần thích nghi tốt hơn với vai trò chăm sóc, hiểu hơn về công việc chăm sóc người thân của họ, do vậy họ có thể kiểm soát tốt hơn công việc chăm sóc, kết quả làm tăng mức độ tự chủ của họ.

Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình - 13

Xét về độ tuổi, nhóm người chăm sóc có độ tuổi thấp hơn 40 tuổi thì mức độ tự chủ chăm sóc cao hơn so với nhóm người chăm sóc hơn 40 tuổi, kết quả này có thể giải thích rằng những người chăm sóc lớn tuổi thường có thể chất kém và tâm lý không ổn định (Andrén & Elmståhl, 2007) trong khi đó những người chăm sóc trẻ có thể có ít kinh nghiệm hơn trong công việc chăm sóc nhưng họ có thể dễ dàng linh hoạt điều chỉnh theo tình huống và học hỏi thêm các kỹ năng hay kiến thức để chăm sóc người thân. Do vậy, họ cảm thấy có thể kiểm soát tốt hơn đối với công việc chăm sóc người thân của họ.

Ngoài ra, thu nhập hộ gia đình người chăm sóc cũng cho thấy có sự khác biệt giữa người chăm sóc thuộc nhóm thu nhập hộ gia đình cao và nhóm thu nhập hộ gia đình thấp hơn mức thu nhập hộ trung bình tại Việt Nam năm 2020 (15 triệu). Thu nhập hộ gia đình thể hiện sự đảm bảo về nguồn lực tài chính đối với người chăm sóc NCT tại gia đình. Do vậy, để có thể kiểm soát tốt được công việc chăm sóc, thì người chăm sóc cũng cần được đảm bảo một nguồn lực tài chính nhất định để hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn trong công việc chăm sóc.

5.2. Một số kiến nghị đề xuất để nâng cao tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại gia đình

Khuyến nghị đối với cá nhân, hộ gia đình

Đối với cá nhân người chăm sóc, kết quả cho thấy người chăm sóc cho đối tượng cao tuổi tại gia đình đạt được sự kiểm soát tốt nhất đối với công việc chăm sóc thể hiện qua mức độ hiểu biết về công việc chăm sóc, về các vấn đề xung quanh liên quan tới công việc chăm sóc để giảm thiểu những khó khăn khi chăm sóc người cao tuổi tại nhà. Trong khi đó, đối với hai khía cạnh về hành vi và thái độ thì người chăm sóc cho thấy mức độ thấp hơn. Điều đó có nghĩa rằng, để có thể làm tốt công việc chăm sóc, đạt được sự kiểm soát chủ động đối với công việc chăm sóc, thì bản thân người chăm sóc cần tập trung hướng tới việc duy trì thái độ tích cực đối với công việc chăm sóc, đồng thời chủ động hiểu và tiếp cận các hệ thống dịch vụ hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình.

Các giải pháp duy trì thái độ tích cực đối với công việc chăm sóc có thể xuất phát từ chính ý nghĩa của việc duy trì niềm tin giá trị gia đình. Kết quả luận án cũng cho thấy niềm tin giá trị gia đình có tác động tích cực tới tự chủ chăm sóc. Bản thân người chăm


sóc cần hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu của công việc chăm sóc, cần có sự chủ động gắn bó kết nối với các thành viên gia đình khác, và bao gồm cả người được chăm sóc. Điều này, xét một góc độ nào đó, sẽ giúp người chăm sóc cảm thấy được ý nghĩa của việc duy trì niềm tin trách nhiệm gia đình hay sự kết nối gắn bó giữa các thành viên gia đình. Kết quả về lâu dài, nó sẽ trở thành động lực nội tại, giúp người chăm sóc có thể đối mặt với những khó khăn của công việc chăm sóc chính các thành viên gia đình, dễ chấp nhận vai trò chăm sóc và khuyến khích họ nỗ lực làm tốt công việc chăm sóc của mình. Hơn thế nữa, khi người chăm sóc phải đảm nhiệm cùng lúc nhiều vai trò, thì chính niềm tin giá trị gia đình cũng sẽ giúp bản thân họ cảm thấy bớt những áp lực, căng thẳng khi phải cân bằng giữa những vai trò đó, kết quả sẽ giúp họ làm tốt hơn công việc chăm sóc của họ.

Ngoài ra, để đạt được sự tự chủ, kiểm soát tốt công việc chăm sóc thì người chăm sóc cần chủ động hơn trong công việc chăm sóc, thông qua việc nâng cao hiểu biết, học hỏi các kỹ năng chăm sóc người thân, duy trì kết nối với các bác sỹ hoặc các chuyên gia chăm sóc hoặc khám chữa bệnh. Sự chủ động này sẽ giúp người chăm sóc tự tin hơn khi ra các quyết định liên quan tới việc chăm sóc người thân trong gia đình, giúp họ có thể kiểm soát tốt các tình huống có thể xảy ra trong quá trình chăm sóc.

Đối với hộ gia đình, kết quả nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ từ phía gia đình chưa được xem là một nguồn lực hiệu quả giúp cải thiện mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc. Bản thân các thành viên gia đình luôn là người gần gũi nhất, hiểu nhất hoàn cảnh chăm sóc người thân, tính cách cũng như tình trạng bệnh tật của người thân. Do vậy, các thành viên gia đình không nên chỉ đóng vai trò khích lệ về tinh thần đối với người chăm sóc, họ cần huy động các nguồn lực tối đa để có thể hỗ trợ người chăm sóc trong việc nâng cao những hiểu biết, kỹ năng chăm sóc người thân, hoặc những hiểu biết liên quan tới đặc điểm tính cách, nhu cầu hay tình trạng sức khỏe của người thân. Ngoài ra, các thành viên gia đình cũng có thể hỗ trợ tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ tại nhà hoặc các chuyên gia chăm sóc, khám chữa bệnh để giúp bản thân người chăm sóc chính có thể chủ động và kiểm soát tốt hơn đối với công việc chăm sóc.

Bên cạnh đó, về mặt dài hạn đứng dưới góc độ gia đình, việc đảm bảo duy trì thực hiện các trách nhiệm gia đình, hay sự kết nối gắn bó gia đình là một yếu tố cốt lõi, sẽ đóng góp phần nào giải quyết những áp lực và nâng cao hiệu quả trong chăm sóc một thành viên nào đó trong gia đình khi gặp vấn đề về sức khỏe, hay cụ thể là những người cao tuổi trong gia đình. Việc duy trì này không chỉ dừng lại trong phạm vi hẹp là mối


quan hệ giữa cha mẹ và con cái, mà cần mở rộng đối với các thành viên gia đình lớn khác như người thân, anh em, họ hàng. Bản thân cha mẹ, cần có sự định hướng, giáo dục sớm đối với con cái, để giúp chúng hiểu được ý nghĩa của giá trị gia đình, coi các trách nhiệm đối với các thành viên khác trong gia đình là tất yếu và việc duy trì gắn kết với các thành viên trong gia đình là điều không thể thiếu. Chỉ khi những nền tảng giá trị văn hóa này được duy trì trong cá nhân mỗi hộ gia đình, thì về mặt lâu dài, khi những người cao tuổi trong gia đình đối mặt với nhu cầu chăm sóc, thì các giải pháp hướng tới chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng mới thực sự hiệu quả với sự tham gia tích cực của nguồn lực chăm sóc chính chính là các thành viên gia đình.

Khuyến nghị đối với Nhà nước và các tổ chức cộng đồng

Thứ nhất, kết quả chỉ ra rằng hỗ trợ xã hội hiện nay (bao gồm cả sự hỗ trợ từ Nhà nước và các tổ chức chương trình cộng đồng) chủ yếu hướng đến thúc đẩy tự chủ chăm sóc trên khía cạnh hành vi, tức khuyến khích người chăm sóc thực hiện những hành vi cụ thể để làm tốt vai trò chăm sóc của họ, tuy nhiên sự hỗ trợ này cần tập trung hơn nữa vào những giải pháp giúp người chăm sóc có thể duy trì tinh thần thái độ tích cực và mở rộng hiểu biết của họ về tình trạng bệnh tật cũng như các vấn đề khác xoay quanh công việc chăm sóc. Ngoài ra, các chính sách Nhà nước hay các tổ chức cộng đồng cũng cần hướng tới nhiều hơn đối với nhóm nguồn lực hỗ trợ từ những người xung quanh. Đây là nhóm nguồn lực với mạng lưới rộng, và luôn sẵn sàng đối với người chăm sóc tại gia đình. Các chính sách tập trung nhiều hơn vào nhóm nguồn lực này sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn khi chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng.

Thứ hai, kết quả cũng chỉ ra vai trò quan trọng của việc duy trì các nền tảng giá trị văn hóa gia đình, sự gần gũi gắn bó giữa các thành viên gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc. Nghiên cứu định hướng cho các nhà hoạt động chính sách, các dịch vụ tư vấn chăm sóc cộng đồng hướng tới việc sử dụng các can thiệp và kỹ thuật phù hợp khi tiếp xúc trực tiếp với người chăm sóc gia đình, giúp họ có sự chuẩn bị sớm và hiểu về vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của công việc chăm sóc, vai trò của các thành viên trong gia đình cần luôn giúp đỡ, hỗ trợ và gắn bó với nhau khi đối mặt với khó khăn, từ đó có thể thúc đẩy thái độ và kết quả chăm sóc tích cực, mà cụ thể trong nghiên cứu này là nâng cao mức độ tự tin và khả năng kiểm soát tốt công việc chăm sóc của người chăm sóc, cải thiện mức độ tự chủ chăm sóc của họ. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra tầm quan trọng trong việc ủng hộ các thành viên chăm sóc gia đình, những can thiệp phù hợp sẽ giúp giảm thiểu căng


thẳng trong công việc chăm sóc và cải thiện mức độ hạnh phúc của họ (Newell và cộng sự, 2012; Leopold, Raab & Engelhard, 2014).

Đặc biệt, xung đột công việc – chăm sóc làm trung gian giữa giá trị gia đình và mức độ tự chủ chăm sóc càng cho thấy việc duy trì, thúc đẩy các nền tảng giá trị gia đình là yếu tố không thể thiếu trong chăm sóc NCT, khi mà người chăm sóc phải đảm nhiệm đồng thời hai vai trò: lao động ngoài xã hội và người chăm sóc tại gia đình. Động lực xuất phát từ niềm tin trách nhiệm với người thân trong gia đình, niềm tin về sự gắn bó hỗ trợ giữa các thành viên gia đình sẽ giúp họ cân bằng tốt hơn giữa hai vai trò đó, mức độ xung đột giữa hai vai trò mà họ cảm nhận thấy được giảm thiểu, nhờ đó giúp họ tự tin, kiểm soát tốt công việc chăm sóc thông qua việc hiểu các yếu tố khác về môi trường xung quanh liên quan đến công việc chăm sóc, từ đó sẽ tăng mức độ tự chủ khi chăm sóc NCT tại gia đình. Do vậy, với kết quả của luận án này, các chính sách chăm sóc NCT có thể khuyến khích tập trung với đối tượng người chăm sóc chính là những người thân trong gia đình, tuy nhiên cần có những giải pháp đi kèm bao gồm: thứ nhất, cần phát triển mạng lưới nhân viên điều dưỡng vừa hỗ trợ hướng dẫn chăm sóc NCT tại nhà vừa đóng vai trò tư vấn tâm lý giúp họ có sự chuẩn bị sớm và hiểu được vai trò chăm sóc, về trách nhiệm và sự gắn bó với các thành viên trong gia đình, điều đó không chỉ giúp họ có động lực chăm sóc người thân tốt hơn mà còn khuyến khích họ cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ tốt hơn từ các thành viên khác trong gia đình khi đối mặt với các vấn đề khó khăn trong công việc chăm sóc; thứ hai, về lâu dài, để giảm áp lực tài chính đối với người chăm sóc khi họ vừa phải cân bằng hai vai trò lao động ngoài xã hội và chăm sóc NCT trong gia đình thì Chính phủ cần tạo điều kiện để công việc chăm sóc có thể được coi là nghề mang lại thu nhập thường xuyên cho bản thân người chăm sóc, họ được đào tạo để đạt được các chứng chỉ nghề nghiệp đối với công việc chăm sóc.

Ngoài ra, nhìn dưới góc độ lâu dài, sự giao thoa giữa những giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây là yếu tố tất yếu khi kinh tế xã hội phát triển, tuy nhiên cần có những giải pháp cụ thể hướng tới việc duy trì các giá trị văn hóa nền tảng, đặc biệt là giá trị gia đình. Trong các chính sách về chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng, thì các thành viên trong gia đình luôn thể hiện vai trò cốt yếu để đảm bảo và duy trì chất lượng chăm sóc, do vậy đây cũng được xem là giải pháp mang tính chiều sâu và dài hạn mà các tổ chức cộng đồng hay Nhà nước cần hướng tới để có thể đối mặt với xu hướng già hóa nhanh chóng trong những năm tới đây.


Thứ ba, Nhà nước và các tổ chức cộng đồng cần xác định rõ các nhóm đối tượng người chăm sóc cần được tập trung hỗ trợ. Hiện tại, các chiến lược hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình còn khá đơn lẻ, chưa tập trung và chưa xác định được các đối tượng chủ yếu cần sự hỗ trợ và mức độ hỗ trợ đối với từng nhóm. Do vậy, để nâng cao mức độ tự chủ cho người chăm sóc, các chính sách cần tập trung hướng tới các nhóm đối tượng cụ thể khác nhau. Người chăm sóc, đặc biệt là người lớn tuổi, thu nhập hộ gia đình thấp (dưới 15 triệu) cần được hỗ trợ đào tạo chuyên nghiệp về cách thức chăm sóc và hiểu về hành vi của người cao tuổi, đồng thời cung cấp thông tin hỗ trợ để họ có thể duy trì, kết nối với các bác sỹ, chuyên gia trong lĩnh vực khám chữa bệnh hoặc chăm sóc cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ phụ thuộc đối với các hoạt động chức năng sinh hoạt cơ bản của người cao tuổi càng lớn thì mức độ tự chủ của người chăm sóc càng giảm. Do vậy, các chiến lược can thiệp cần tập trung nâng cao kỹ năng, kiến thức liên quan đến đặc thù nhu cầu chăm sóc, tình trạng bệnh tật của người cao tuổi tại gia đình. Nhà nước cũng như các tổ chức phi chính phủ khác cũng cần xây dựng các chương trình hỗ trợ nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người chăm sóc như ra mắt ứng dụng hướng dẫn chăm sóc người cao tuổi tại nhà, video hướng dẫn chăm sóc người cao tuổi, kênh chương trình truyền hình riêng,…từ đó sẽ trực tiếp góp phần nâng cao mức độ tự chủ của người chăm sóc người cao tuổi tại gia đình.


PHẦN KẾT LUẬN

Luận án này đã làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại Việt Nam, trong đó tập trung vào sự hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ rõ trong các nguồn lực hỗ trợ đối với người chăm sóc thì sự hỗ trợ từ những người xung quanh và hỗ trợ từ cộng đồng, tổ chức Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng cải thiện mức độ tự tin, hiểu biết và nâng cao khả năng kiểm soát tốt công việc chăm sóc, hướng tới kết quả tự chủ chăm sóc của người chăm sóc. Đối với niềm tin giá trị gia đình, kết quả luận án đã cho thấy việc duy trì niềm tin về trách nhiệm gia đình hay niềm tin sự hỗ trợ, gắn kết gia đình đối với người chăm sóc tác động tích cực tới mức độ tự chủ chăm sóc của họ. Đặc biệt đối với nhóm người vừa đảm nhận hai vai trò: lao động ngoài xã hội và chăm sóc NCT tại gia đình, thì cơ chế này được làm rõ thông qua vai trò biến trung gian xung đột công việc – chăm sóc. Cụ thể, niềm tin giá trị gia đình sẽ tác động mạnh mẽ làm giảm thiểu mức độ xung đột công việc

–chăm sóc mà NCS nhận thấy, qua đó ảnh hưởng tích cực tới mức độ tự chủ chăm sóc của họ. Kết quả thu được của luận án sẽ gợi mở những giải pháp cho những nhà quản lý và hoạch định chính sách an sinh xã hội, hướng tới thúc đẩy các chiến lược chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng hiệu quả hơn.

Đánh giá về các kết quả đạt được của luận án

Đóng góp về mặt lý luận

Kết quả luận án đã bổ sung góc nhìn mới cho lý thuyết quá trình căng thẳng của Pearson và cộng sự (1990) khi đề cập tới kết quả tích cực liên quan tới việc đạt được sự kiểm soát đối với công việc chăm sóc của người chăm sóc, cụ thể là tự chủ chăm sóc (caregiver empowerment). Luận án tập trung nhiều hơn vào kết quả liên quan tới sự phát triển bản thân của người chăm sóc (personal growth), trong đó việc đạt được sự tự chủ chăm sóc thể hiện một phần khía cạnh phát triển này (Sakanashi & Fujita, 2017). Hay nói cách khác bản thân người chăm sóc có thể hình thành, phát triển sức mạnh nội tại (self-empowerment), cụ thể ở đây là sự kiểm soát chủ động theo ba khía cạnh của tự chủ chăm sóc là thái độ, hiểu biết, hành vi khi đối mặt với các khó khăn liên quan tới công việc chăm sóc.

Luận án cũng làm rõ tác động của hai yếu tố hỗ trợ xã hội và giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại gia đình. Khi xem xét ảnh hưởng của nguồn lực xã hội tới kết quả chăm sóc, luận án đã làm rõ tác động của hỗ trợ xã hội tới kết quả chăm sóc tích cực, cụ thể trên khía cạnh tự chủ chăm sóc và làm rõ tác động của

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí