hỗ trợ tới từng khía cạnh của tự chủ bao gồm hiểu biết, thái độ, hành vi. Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra nhóm nguồn lực hỗ trợ nào trong ba nhóm hỗ trợ chính (hỗ trợ từ gia đình, hỗ trợ từ những người xung quanh, hỗ trợ từ cộng đồng tổ chức Nhà nước) sẽ đóng góp nhiều nhất tăng mức độ tự chủ của người chăm sóc. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội tới mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc là thuận chiều. Trong ba khía cạnh của tự chủ chăm sóc bao gồm hiểu biết, thái độ, hành vi thì hỗ trợ xã hội ảnh hưởng lớn nhất tới khía cạnh hành vi của người chăm sóc. Hay nói cách khác, với sự hỗ trợ từ gia đình, những người xung quanh hay các tổ chức cộng đồng Nhà nước thì sẽ giúp người chăm sóc tự tin hơn và cảm thấy kiểm soát tốt hơn các vấn đề liên quan tới công việc chăm sóc. Đặc biệt trên khía cạnh hành vi, sự hỗ trợ này là một động lực giúp người chăm sóc chủ động hơn với vai trò chăm sóc của họ thông qua việc thực hiện những hành động cụ thể để làm tốt vai trò chăm sóc. Ngoài ra, trong ba nhóm hỗ trợ xã hội chính thì hỗ trợ từ những người xung quanh và hỗ trợ từ cộng đồng và tổ chức Nhà nước là hai nhóm hỗ trợ cải thiện mức độ tự chủ chăm sóc cho người chăm sóc lớn nhất, trong khi đó nhóm hỗ trợ từ gia đình lại ảnh hưởng ít nhất tới mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc.
Khi xem xét ảnh hưởng của nguồn lực cá nhân hình thành dựa trên niềm tin giá trị gia đình, sự thiếu nhất quán về các kết quả được chứng minh cho thấy có những yếu tố khác tham gia vào mối quan hệ giữa giá trị gia đình và kết quả chăm sóc, bao gồm cả khía cạnh tự chủ chăm sóc mà chưa được nhiều nghiên cứu làm rõ (Dilworth-Anderson và cộng sự, 2004). Do vậy, luận án xem xét bản chất mối quan hệ này trong bối cảnh người chăm sóc phải đảm nhận cùng lúc hai vai trò: lao động chăm sóc và lao động trên thị trường lao động. Họ sẽ phải đối mặt với tác nhân gây căng thẳng thứ cấp (theo lý thuyết của Pearson và cộng sự, 1990) đó là sự xung đột giữa vai trò công việc và vai trò chăm sóc. Kết quả luận án đóng góp cho giải thích cơ chế tác động của giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc thông qua biến trung gian xung đột công việc –chăm sóc, giúp hiểu rõ hơn khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ này trong bối cảnh người chăm sóc phải đảm nhận cùng lúc hai vai trò: vai trò chăm sóc trong gia đình và vai trò lao động ngoài xã hội. Cụ thể, kết quả kiểm định cho thấy giá trị gia đình vừa có tác động trực tiếp, vừa có tác động gián tiếp tới mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc thông qua biến trung gian xung đột công việc –chăm sóc. Giá trị gia đình có tác động tích cực, đóng vai trò như yếu tố động lực thúc đẩy mức độ tự chủ của người chăm sóc. Cơ chế này được giải thích một phần qua biến trung gian xung đột công việc –chăm sóc. Niềm tin giá trị gia đình lớn sẽ trở thành yếu tố động lực giúp họ cảm thấy cân bằng tốt hơn giữa hai vai
trò lao động tạo thu nhập và công việc chăm sóc, dễ chấp nhận vai trò trách nhiệm chăm sóc của mình hơn do vậy mức độ xung đột họ cảm nhận sẽ thấp hơn, từ đó sẽ khuyến khích họ tự tin hơn với vai trò chăm sóc, chủ động tham gia, gắn bó với công việc chăm sóc, hướng tới kết quả nâng cao mức độ tự chủ chăm sóc của họ.
Đóng góp về mặt thực tiễn
Việt Nam với tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng sẽ tạo áp lực ngày càng lớn cho hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt về vấn đề chăm sóc người cao tuổi tại hộ gia đình. Do vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình, trong đó tập trung vào các yếu tố hỗ trợ xã hội, giá trị gia đình sẽ đóng góp về mặt thực tiễn cho các giải pháp thúc đẩy kết quả tự chủ chăm sóc tại gia đình, từ đó sẽ không chỉ giúp giảm áp lực cho NCS khi đảm nhận nhiều vai trò mà còn khuyến khích họ chủ động tham gia, gắn bó và hiểu các yếu tố môi trường xung quanh liên quan tới công việc chăm sóc, giúp cải thiện hiệu quả chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng.
Việc tập trung nghiên cứu mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc, sẽ giúp các giải pháp thực tiễn tập trung nhiều hơn vào việc phát triển năng lực nội tại của người chăm sóc, liên quan trực tiếp tới công việc nhiệm vụ chăm sóc của họ. Đối với bản thân người chăm sóc, để có thể đạt được kết quả tốt liên quan tới công việc chăm sóc, thì cần có sự chủ động khi chăm sóc người thân; cần hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu của công việc chăm sóc, có sự chủ động gắn bó kết nối với các thành viên gia đình khác, bao gồm cả người được chăm sóc. Ngoài ra, chủ động hơn trong công việc chăm sóc thể hiện qua việc nâng cao hiểu biết, học hỏi các kỹ năng chăm sóc người thân, duy trì kết nối với các bác sỹ hoặc các chuyên gia chăm sóc hoặc khám chữa bệnh, có như vậy mới có thể đạt được sự tự chủ khi chăm sóc người cao tuổi tại gia đình.
Luận án cũng chỉ ra vai trò quan trọng của duy trì các giá trị văn hóa gốc rễ, cụ thể ở đây là niềm tin giá trị gia đình. Đối với mỗi thành viên hộ gia đình (bao gồm cả gia đình hạt nhân và mở rộng như người thân, anh em, họ hàng) và các tổ chức cộng đồng, Nhà nước cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc duy trì các giá trị cốt lõi này. Đây là giải pháp mang tính chiều sâu và dài hạn, cần được thực hiện sớm trong việc định hướng giáo dục đối với các thế hệ trẻ, khi mà sự du nhập của văn hóa phương Tây ngày càng rõ nét. Hơn thế nữa, niềm tin giá trị gia đình cũng cho thấy đóng vai trò quan trọng giảm thiểu những căng thẳng liên quan tới những người chăm sóc phải đảm nhận cùng lúc hai vai trò: vai trò chăm sóc và vai trò lao động trên thị trường lao động – điều mà hầu hết thực tiễn người chăm sóc đều đang phải đối mặt. Do vậy, rõ ràng rằng, việc thúc
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Số Hồi Quy Của Các Biến Độc Lập Tác Động Lên Biến Phụ Thuộc
- Kết Quả Phân Tích Sâu One-Way Anova – Phân Tích Sự Khác Biệt Về Mức Độ Tự Chủ Chăm Sóc Phân Theo Độ Tuổi Của Người Chăm Sóc
- Ảnh Hưởng Của Các Biến Liên Quan Người Chăm Sóc Và Người Được Chăm Sóc Tới Tự Chủ Chăm Sóc
- Ông/bà Vui Lòng Cho Biết Mức Độ Tự Chủ Của Ông/bà Đối Với Công Việc Chăm Sóc Người Thân Bằng Cách Khoanh Tròn Vào Điểm Số Phù Hợp. Viết Tắt: Kcb,
- Ông/bà Vui Lòng Cho Biết Mức Độ Hỗ Trợ Nhận Thấy Từ Các Nguồn Dưới Đây Khi Ông/ Bà Cần Sự Giúp Đỡ Liên Quan Tới Công Việc Chăm Sóc. Trong Đó 1.chưa
- Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình - 17
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
đẩy các giá trị văn hóa này sẽ góp phần hỗ trợ các chính sách chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng trong tương lai đạt hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra, đối với các nguồn lực hỗ trợ cho người chăm sóc, luận án cho thấy cần có sự định hướng tốt hơn đối với các nguồn lực hỗ trợ này. Hướng tới sự tự chủ chăm sóc đồng nghĩa với việc các nguồn lực này cần hướng tới cả ba khía cạnh thái độ, hiểu biết, hành vi để nâng cao năng lực nội tại của người chăm sóc. Và trong ba nhóm nguồn lực hỗ trợ chính, thì cần hiểu rõ vai trò quan trọng của sự hỗ trợ từ những người xung quanh của người chăm sóc. Các chính sách thực tiễn do vậy cũng cần tập trung nhiều hơn đối với nhóm nguồn lực hỗ trợ này, những giải pháp về hỗ trợ chăm sóc có trả lương từ nhóm nguồn lực này đã được áp dụng tại một số các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt khi triển khai các chương trình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng.
Đánh giá các hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu tiếp theo
Đối tượng nghiên cứu là người chăm sóc cho người cao tuổi tại gia đình, do vậy việc tiếp cận các đối tượng nghiên cứu này là tương đối khó khăn. Luận án chủ yếu tập trung điều tra thông qua các bệnh viện lớn trên cả nước, do vậy có thể thiếu những ý kiến mang tính đại diện cho những người chăm sóc người cao tuổi sống ở các khu vực nông thôn hoặc những khu vực khó tiếp cận với các cơ sở y tế chính thống.
Ngoài ra, một hạn chế nữa đối với luận án là do các biến số chủ yếu mang tính cảm quan của người chăm sóc, do vậy, các kết quả có thể có những sai số nhất định, các nghiên cứu trong tương lai có thể tiếp tục nghiên cứu các mối quan hệ này bằng các nghiên cứu định tính chuyên sâu hơn hoặc phát triển các thang đo mang tính khách quan hơn để có thể đo lường các biến số trong nghiên cứu một cách chính xác và hiệu quả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdou, C. M., Dunkel Schetter, C., Campos, B., Hilmert, C. J., Dominguez, T. P., Hobel,
C. J., Glynn, L. M., & Sandman, C. (2010). Communalism predicts prenatal affect, stress, and physiology better than ethnicity and socioeconomic status. In Cultural Diversity and Ethnic Minority Psychology (Vol. 16, Issue 3, pp. 395–403). Educational Publishing Foundation. https://doi.org/10.1037/a0019808
2. Adelman, R. D., Tmanova, L. L., Delgado, D., Dion, S., & Lachs, M. S. (2014). Caregiver burden: a clinical review. Jama, 311(10), 1052–1060.
3. Andrén, S., & Elmståhl, S. (2007). Relationships between income, subjective health and caregiver burden in caregivers of people with dementia in group living care: a cross- sectional community-based study. International Journal of Nursing Studies, 44(3), 435– 446.
4. Aranda, M. P., & Knight, B. G. (1997). The Influence of Ethnicity and Culture on the Caregiver Stress and Coping Process: A Sociocultural Review and Analysis1. The Gerontologist, 37(3), 342–354. https://doi.org/10.1093/geront/37.3.342
5. Aycan, Z. (2008). Cross-Cultural Approaches to Work-Family Conflict. Handbook of Work-Family Integration, 353–370. https://doi.org/10.1016/B978-012372574-5.50022-3
6. Baron, R. M., & Kenny, D. A. (1986). The moderator–mediator variable distinction in social psychological research: Conceptual, strategic, and statistical considerations. Journal of Personality and Social Psychology, 51(6), 1173.
7. Bauer, J. M., & Sousa-Poza, A. (2015). Impacts of Informal Caregiving on Caregiver Employment, Health, and Family. Journal of Population Ageing, 8(3), 113–145. https://doi.org/10.1007/s12062-015-9116-0
8. Boele, F. W., Hoeben, W., Hilverda, K., Lenting, J., Calis, A. L., Sizoo, E. M., Collette,
E. H., Heimans, J. J., Taphoorn, M. J. B., Reijneveld, J. C., & Klein, M. (2013). Enhancing quality of life and mastery of informal caregivers of high-grade glioma patients: A randomized controlled trial. Journal of Neuro-Oncology, 111(3), 303–311. https://doi.org/10.1007/s11060-012-1012-3
9. Broese van Groenou, M. I., de Boer, A., & Iedema, J. (2013). Positive and negative evaluation of caregiving among three different types of informal care relationships. European Journal of Ageing, 10(4), 301–311. https://doi.org/10.1007/s10433-013-0276- 6
10. Carlson, D. S., & Frone, M. R. (2003). Relation of behavioral and psychological involvement to a new four-factor conceptualization of work-family interference. Journal of Business and Psychology, 17(4), 515–535. https://doi.org/10.1023/A:1023404302295
11. Carretero, S., Garcés, J., Ródenas, F., & Sanjosé, V. (2009). The informal caregiver’s
burden of dependent people: Theory and empirical review. Archives of Gerontology and Geriatrics, 49(1), 74–79. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.archger.2008.05.004
12. Cassel, J. (1976). The contribution of the social environment to host resistance: the Fourth Wade Hampton Frost Lecture. American Journal of Epidemiology, 104(2), 107–123. https://doi.org/10.1093/oxfordjournals.aje.a112281
13. Chang, B. L., Brecht, M.-L., & Carter, P. A. (2001). Predictors of social support and caregiver outcomes. Women & Health, 33(1–2), 39–61.
14. Chen, H. M., Huang, M. F., Yeh, Y. C., Huang, W. H., & Chen, C. S. (2015). Effectiveness of coping strategies intervention on caregiver burden among caregivers of elderly patients with dementia. Psychogeriatrics, 15(1), 20–25. https://doi.org/10.1111/psyg.12071
15. Cheng, S.-T., & Chan, A. C. M. (2006). Filial piety and psychological well-being in well older Chinese. The Journals of Gerontology. Series B, Psychological Sciences and Social Sciences, 61(5), P262-9. https://doi.org/10.1093/geronb/61.5.p262
16. Conde-Sala, J. L., Garre-Olmo, J., Turró-Garriga, O., Vilalta-Franch, J., & López- Pousa, S. (2010). Differential features of burden between spouse and adult-child caregivers of patients with Alzheimer’s disease: An exploratory comparative design. International Journal of Nursing Studies, 47(10), 1262–1273. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.ijnurstu.2010.03.001
17. Cooper, C. L. (1982). Culture’s Consequences: International differences in work related values, Geert Hofstede, Sage Publications, London and Beverly Hils, 1980. No. of pages:
475. Price £18.75. Journal of Organizational Behavior, 3(2), 202–204. https://doi.org/https://doi.org/10.1002/job.4030030208
18. Dam, V. C., Tran, T. M. O., Duong, H., Khuong, A. T., & Nguyen, T. T. (2009). An assessment of healthcare for the elderly in Vietnam.
19. Dębska, G., Pasek, M., & Wojtyna, E. (2017). Does anybody support the supporters? Social support in the cancer patient-caregiver dyad. Family Medicine & Primary Care Review, 19, 110–113. https://doi.org/https://doi.org/10.5114/fmpcr.2017.67863 NV - 2
20. Dilworth-Anderson, P., Goodwin, P. Y., & Williams, S. W. (2004). Can Culture Help Explain the Physical Health Effects of Caregiving over Time among African American Caregivers? Journals of Gerontology - Series B Psychological Sciences and Social Sciences, 59(3), 138–145. https://doi.org/10.1093/geronb/59.3.S138
21. Dong, X., & Xu, Y. (2016). Filial Piety among Global Chinese Adult Children: A Systematic Review. Research & Reviews: Journal of Social Sciences, 2.
22. Dunst, C. J., Trivette, C. M., & Jenkins, V. (1984). Family Support Scale: Reliability and Validity. Winterberry Assessment Scales & Instruments, 1–4.
23. Epps, F. R. (2012). An analysis of cultural values, religiosity and family member’s
caregiving on the positive appraisal of caring for the elderly [Southern University and Agricultural and Mechanical College]. https://db.vista.gov.vn:2071/docview/1011002723?accountid=47774
24. Gates, L. B., & Akabas, S. H. (2012). Meeting the Demands of Work and Responsibilities of Caring for a Child With Asthma: Consequences for Caregiver Well-Being. Journal of Social Service Research, 38(5), 656. https://search.proquest.com/scholarly- journals/meeting-demands-work-responsibilities-caring/docview/1095525794/se- 2?accountid=47774
25. Gordon, J. R., Pruchno, R. A., Wilson-Genderson, M., Murphy, W. M., & Rose, M. (2012). Balancing Caregiving and Work: Role Conflict and Role Strain Dynamics. Journal of Family Issues, 33(5), 662–689. https://doi.org/10.1177/0192513X11425322
26. Gordon, J. R., & Rouse, E. D. (2013). The Relationship of Job and Elder Caregiving Involvement to Work-Caregiving Conflict and Work Costs. Research on Aging, 35(1), 96–117. https://doi.org/10.1177/0164027511424293
27. Greenhaus, J., & Beutell, N. (1985). Source of Conflict Between Work and Family Roles.
The Academy of Management Review, 10, 76–88. https://doi.org/10.2307/258214
28. Grover, S., & Crooker, K. (2006). Who Appreciates Family-Responsive Human Resource Policies: The Impact of Family-Friendly Policies on the Organizational Attachment of Parents and Non-Parents. Personnel Psychology, 48, 271–288. https://doi.org/10.1111/j.1744-6570.1995.tb01757.x
29. Han, J., Kim, K. W., Kim, T. H., Jeong, H., Park, J. Y., Youn, J., Park, J. H., Jhoo, J. H., Lee, J. J., & Kim, J.-L. (2012). The impact of social support on caregiver burden in dementia. Alzheimer’s & Dementia: The Journal of the Alzheimer’s Association, 8(4), P249.
30. Heine, S. J., Lehman, D. R., Peng, K., & Greenholtz, J. (2002). What’s wrong with cross- cultural comparisons of subjective Likert scales?: The reference-group effect. In Journal of Personality and Social Psychology (Vol. 82, Issue 6, pp. 903–918). American Psychological Association. https://doi.org/10.1037/0022-3514.82.6.903
31. Hirschman, C., & Loi, V. M. (1996). Family and household structure in Vietnam: Some glimpses from a recent survey. In Pacific Affairs (Vol. 69, Issue 2, pp. 229–248). https://doi.org/10.2307/2760726
32. House, J. S., Landis, K. R., & Umberson, D. (1988). Social relationships and health.
Science, 241(4865), 540–545. https://doi.org/10.1126/science.3399889
33. Huang, H. L., Shyu, Y. I. L., Chen, S. T., & Hsu, W. C. (2009). Caregiver self-efficacy for managing behavioural problems of older people with dementia in Taiwan correlates with care receivers’ behavioural problems. Journal of Clinical Nursing, 18(18), 2588– 2595. https://doi.org/10.1111/j.1365-2702.2008.02547.x
34. Iacobucci, D., Saldanha, N., & Deng, X. (2007). A meditation on mediation: Evidence that structural equations models perform better than regressions. Journal of Consumer Psychology, 17(2), 139–153.
35. Johns Hopkins. (n.d.). Being a Caregiver. Johns Hopkins Medicine. Retrieved May 27, 2021, from https://www.hopkinsmedicine.org/health/caregiving/being-a- caregiver#:~:text=Caregivers are referred to as,agencies and other trained professionals.&text=Most caregivers are women (66,men also serve as caregivers.
36. Jones, P. S., Winslow, B. W., Lee, J. W., Burns, M., & Zhang, X. E. (2011). Development of a caregiver empowerment model to promote positive outcomes. Journal of Family Nursing, 17(1), 11–28. https://doi.org/10.1177/1074840710394854
37. Kao, H.-F. S., & Travis, S. S. (2005). Effects of acculturation and social exchange on the expectations of filial piety among Hispanic/Latino parents of adult children. Nursing & Health Sciences, 7(4), 226–234. https://doi.org/10.1111/j.1442-2018.2005.00241.x
38. Katz, S., Ford, A. B., Moskowitz, R. W., Jackson, B. A., & Jaffe, M. W. (1963). STUDIES OF ILLNESS IN THE AGED. THE INDEX OF ADL: A STANDARDIZED MEASURE OF BIOLOGICAL AND PSYCHOSOCIAL FUNCTION. JAMA, 185, 914– 919.
39. Kim, H., Chang, M., Rose, K., & Kim, S. (2012). Predictors of caregiver burden in caregivers of individuals with dementia. J Adv Nurs, 68(4), 846–855. https://doi.org/10.1111/j.1365-2648.2011.05787.x
40. Kim, M. D., Hong, S. C., Lee, C. I., Kim, S. Y., Kang, I. O., & Lee, S. Y. (2009). Caregiver burden among caregivers of Koreans with dementia. Gerontology, 55(1), 106– 113. https://doi.org/10.1159/000176300
41. Kirchmeyer, C. (1995). Managing the work-nonwork boundary: An assessment of organizational responses. In Human Relations (Vol. 48, Issue 5, pp. 515–536). Sage Publications. https://doi.org/10.1177/001872679504800504
42. Knight, B. G., Robinson, G. S., Longmire, C. V. F., Chun, M., Nakao, K., & Kim, J. H. (2002). Cross cultural issues in caregiving for persons with dementia: Do familism values reduce burden and distress? . Ageing International, 70–94.
43. Knight, B., & Sayegh, P. (2009). Cultural Values and Caregiving: The Updated Sociocultural Stress and Coping Model. The Journals of Gerontology. Series B, Psychological Sciences and Social Sciences, 65B, 5–13. https://doi.org/10.1093/geronb/gbp096
44. Koren, P. E., DeChillo, N., & Friesen, B. J. (1992). Measuring empowerment in families whose children have emotional disabilities: A brief questionnaire. Rehabilitation Psychology, 37(4), 305–321. https://doi.org/10.1037//0090-5550.37.4.305
45. Krisor, S. M., & Rowold, J. (2014). Personal and organizational resources of family
caregivers’ well-being. Personnel Review, 43(3), 401–418.
https://doi.org/http://dx.doi.org/10.1108/PR-11-2012-0196
46. Kroeber, A. L., & Kluckhohn, C. (1952). Culture: a critical review of concepts and definitions. Papers. Peabody Museum of Archaeology & Ethnology, Harvard University, 47(1), viii, 223–viii, 223.
47. Lai, D. (2010). Filial Piety, Caregiving Appraisal, and Caregiving Burden. Research on Aging - RES AGING, 32, 200–223. https://doi.org/10.1177/0164027509351475
48. Lai, D. W. L., & Thomson, C. (2011). The impact of perceived adequacy of social support on caregiving burden of family caregivers. Families in Society, 92(1), 99–106.
49. Lawton, M. P., & Brody, E. M. (1969). Assessment of Older People: Self-Maintaining and Instrumental Activities of Daily Living1. The Gerontologist, 9(3_Part_1), 179–186. https://doi.org/10.1093/geront/9.3_Part_1.179
50. Lazarus, R. S., & Folkman, S. (1984). Stress, appraisal, and coping. Springer publishing company.
51. Lee, H. J., & Szinovacz, M. E. (2016). Positive, negative, and ambivalent interactions with family and friends: Associations with well‐being. In Journal of Marriage and Family (Vol. 78, Issue 3, pp. 660–679). Wiley-Blackwell Publishing Ltd. https://doi.org/10.1111/jomf.12302
52. Lilly, M. B., Laporte, A., & Coyte, P. C. (2007). Labor market work and home care’s unpaid caregivers: A systematic review of labor force participation rates, predictors of labor market withdrawal, and hours of work. Milbank Quarterly, 85(4), 641–690. https://doi.org/10.1111/j.1468-0009.2007.00504.x
53. Losada, A, Marquez-Gonzalez, M., Vara-Garcia, C., Barrera-Caballero, S., Cabrera, I., Gallego-Alberto, L., Olmos, R., & Romero-Moreno, R. (2019). Measuring familism in dementia family caregivers: the revised familism scale. Aging Ment Health, 1–5. https://doi.org/10.1080/13607863.2018.1562537
54. Losada, Andres, Marquez-Gonzalez, M., Knight, B. G., Yanguas, J., Sayegh, P., & Romero-Moreno, R. (2010). Psychosocial factors and caregivers’ distress: Effects of familism and dysfunctional thoughts. Aging and Mental Health, 14(2), 193–202. https://doi.org/10.1080/13607860903167838
55. Man, D. W. K., Lam, C. S., & Bard, C. C. (2003). Development and application of the Family Empowerment Questionnaire in brain injury. Brain Injury, 17(5), 437–450. https://doi.org/10.1080/0269905031000070152
56. Meyer, O. L., Nguyen, K. H., Dao, T. N., Vu, P., Arean, P., & Hinton, L. (2015). The Sociocultural Context of Caregiving Experiences for Vietnamese Dementia Family Caregivers. Asian Am J Psychol, 6(3), 263–272. https://doi.org/10.1037/aap0000024
57. Mortazavi, S., Pedhiwala, N., Shafiro, M., & Hammer, L. (2009). Work–family conflict