Tiêu Chí Ứng Xử Vợ Chồng: Chung Thủy; Nghĩa Tình.

Phụ lục 3


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------


Số: 4843/QĐ-BVHTTDL Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2017


QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH THÍ ĐIỂM “BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH”

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình;

Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”.

Điều 2. Giao Vụ Gia đình làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn và triển khai thí điểm thực hiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”; tổ chức đánh giá, sơ kết, hoàn thiện “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” báo cáo Bộ trưởng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.



Nơi nhận:

- Như Điều 4;

- Văn phòng Chính Phủ;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy;

- Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh/thành phố;

- Lưu: VT, GĐ, HN (80).

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG


Trịnh Thị Thủy

BỘ TIÊU CHÍ ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH

(Ban hành theo Quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)


I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Mục đích

Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm mục đích:

a) Góp phần xác định và từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức, văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

b) Củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạo đức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội;

c) Nâng cao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình hướng tới sự ổn định, văn minh cho toàn xã hội.

2. Đối tượng áp dụng

Tiêu chí ứng xử được áp dụng cho các thành viên trong gia đình (theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13) bao gồm: vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại.

3. Tiêu chí ứng xử chung

a) Tôn trọng: Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của

nhau.


b) Bình đẳng: Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

c) Yêu thương: Có tình cảm gắn bó tha thiết, quan tâm chăm sóc nhau.

d) Chia sẻ: Cùng nhau vun đắp tình cảm, chia sẻ với nhau vui buồn, khó

khăn, hoạn nạn.

4. Hình thức áp dụng Bộ tiêu chí

a) Dựa trên Bộ tiêu chí khung, Vụ Gia đình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn và triển khai thí điểm thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

b) Trên cơ sở Bộ tiêu chí khung này, các địa phương có thể bổ sung, cụ thể hóa mức đạt của tiêu chí cho phù hợp với đặc điểm văn hóa, dân tộc, phong tục, tập quán riêng của địa phương mình.

c) Các thành viên trong gia đình tự nguyện tuân thủ Bộ tiêu chí ứng xử này theo hướng dẫn của Vụ Gia đình và tiêu chí bổ sung, cụ thể của địa phương nơi cư trú.

II. TIÊU CHÍ ỨNG XỬ CỤ THỂ TRONG GIA ĐÌNH

1. Tiêu chí ứng xử vợ chồng: Chung thủy; Nghĩa tình.

a) Đối tượng áp dụng:

Vợ chồng được pháp luật công nhận (theo quy định tại khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13).

b) Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

- Vợ chồng có tình cảm trước sau như một, không thay đổi;

- Chăm sóc nhau; cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con, làm việc nhà, đóng góp tài chính gia đình;

- Lắng nghe, cùng nhau thảo luận những vấn đề chung, hòa nhã với nhau.

2. Tiêu chí ứng xử của cha mẹ với con, ông bà với cháu: Gương mẫu; Yêu thương.

a) Đối tượng áp dụng:

- Cha mẹ bao gồm: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng;

- Ông bà bao gồm: ông ba nội, ông bà ngoại.

b) Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

- Cha mẹ, ông bà làm gương tốt cho con, cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói;

- Quan tâm, chăm sóc con cháu khi con cháu còn nhỏ; trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con cháu; giáo dục, động viên con cháu giữ gìn nền nếp, gia phong; có tình cảm gắn bó tha thiết.

3. Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: Hiếu thảo; Lễ phép.

a) Đối tượng áp dụng:

- Con bao gồm: con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể.

- Cháu bao gồm: cháu nội, cháu ngoại.

b) Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

- Con, cháu có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự kính trọng, biết ơn, giúp đỡ cha mẹ, ông bà;

- Thăm hỏi, chăm sóc động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu.

4. Tiêu chí ứng xử của anh, chị, em: Hòa thuận; Chia sẻ.

a) Đối tượng áp dụng:

- Anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha.

- Anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.

b) Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể:

- Anh, chị, em tôn trọng, bảo nhau điều hay, lẽ phải.

- Anh chị bao dung đối với em, em kính trọng anh chị;

- Cùng chia sẻ với nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn./.

Phụ lục 4

PHIẾU KHẢO SÁT

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY


Thưa ông/bà (anh/chị)!


Nhằm làm rõ ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng Sông Hồng hiện nay, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa tại địa phương, chúng tôi tổ chức cuộc khảo sát xin ý kiến của người dân về vấn đề này.

Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của ông/bà (anh/chị)

Mọi ý kiến góp ý của ông/bà (anh/chị) hoàn toàn phục vụ mục đích nghiên cứu, không có mục đích khác.

Mỗi câu hỏi có thể chọn nhiều phương án trả lời, ông/bà (anh/chị) chỉ cần đánh dấu () vào ô mà mình chọn hoặc ghi trực tiếp vào dòng kẻ chấm (…..)

Xin chân thành cảm ơn những ý kiến quý báu của ông/bà (anh/chị).


A. THÔNG TIN CHUNG

Xin ông bà cho biết vài nét về bản thân 1 Năm sinh 2 Nơi cư trú 3 Giới tính 3 1

Xin ông/bà cho biết vài nét về bản thân:


1. Năm

sinh

2. Nơi cư trú

3. Giới tính

3. Nghề nghiệp

4. Trình độ học vấn

………

a. Hà Nội

b. Bắc Ninh

c. Ninh Bình

d. Thái Bình

a.Nam

b.Nữ

a. Cán bộ CCVC

b. Nông dân

c. Công nhân

d. HS, sinh viên

e. Nghề nghiệp khác:

…………………..

a. TN Tiểu học

b. TN THCS (Cấp II)

c. TN THPT (Cấp III)

d. Cử nhân

e.Trình độ khác:

…..................……………

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay - 23


B. NỘI DUNG

1. Ông/bà (anh/chị) đã từng biết về chuẩn mực đạo đức Nho giáo nào dưới đây?

a. Tam cương (quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng)

b. Ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín)

c. Hiếu đễ

d. Tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh)

2. Ông/bà (anh/chị) biết đến các chuẩn mực đạo đức Nho giáo thông qua con đường nào?

a. Dạy dỗ của gia đình

b. Học tập trong nhà trường

c. Phong tục, tập quán của quê hương

d. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

e. Các phương tiện thông tin đại chúng

f. Ý kiến khác…………………………

3. Theo ông/bà (anh/chị), gia đình văn hóa là gia đình như thế nào?

a. Cha mẹ yêu thương, có trách nhiệm với con cái

b. Con cái hiếu kính với cha mẹ

c. Vợ chồng yêu thương, chung thủy, hòa thuận

d. Anh em tình nghĩa, đoàn kết, giúp đỡ nhau

e. Có quan hệ tình nghĩa, gắn bó với cộng đồng

f. Trật tự trên dưới, cha mẹ nói gì con cái phải nghe, chồng nói gì vợ phải nghe, anh nói gì em phải nghe g. Ý kiến khác:……………………………………………

4. Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử của cha mẹ đối với con cái trong gia đình hiện nay thường biểu hiện ở những điểm nào sau đây?

a. Chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ con

b. Tạo mọi điều kiện để con được ăn học đầy đủ

c. Chăm chỉ làm việc và tích lũy để dành dụm tài sản cho con

d. Lo lắng cho tương lai sự nghiệp và việc dựng vợ gả chồng của con

e. Thường coi trọng con trai hơn con gái

g. Thường bao bọc, làm thay con cái

h. Thường áp đặt ý kiến của mình đối với con

f. Thường sử dụng đòn roi trong giáo dục con

i. Ý kiến khác:...................................................................................................

5. Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử của con cái đối với cha mẹ trong gia đình hiện nay thường biểu hiện ở những điểm nào sau đây?

a. Phụng dưỡng cha mẹ khi già yếu

b. Vâng lời và đáp ứng mọi nguyện vọng của cha mẹ

c. Không làm gì để cha mẹ phải lo lắng, phiền lòng

d. Coi trọng việc tổ chức lễ tang, cúng giỗ khi cha mẹ mất

e. Sẵn sàng hy sinh hạnh phúc bản thân vì cha mẹ

f. Thiếu chính kiến, lệ thuộc vào cha mẹ trong cuộc sống

g. Bất hiếu, bỏ mặc cha mẹ lúc già yếu

h. Bao che cho cha mẹ cả những việc làm sai trái

i. Ý kiến khác:...................................................................................................

6. Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử giữa chồng và vợ trong gia đình hiện nay thường biểu hiện ở những điểm nào sau đây?

a. Gắn bó, coi trong thủy chung

b. Quan tâm, chăm sóc nhau

c. Chia sẻ với nhau các vấn đề trong cuộc sống

d. Nhường nhịn nhau, giữ gìn êm ấm gia đình

e. Bình đẳng với nhau trong mọi công việc gia đình

f. Vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng và gia đình chồng

g. Chồng thường áp đặt ý kiến của mình đối với vợ

h. Chồng có hành vi bạo lực nếu vợ không nghe lời

i. Chồng làm việc ngoài xã hội, việc trong gia đình là trách nhiệm của vợ j. Ý kiến khác:...................................................................................................

7. Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử giữa anh - chị - em trong gia đình hiện nay thường biểu hiện ở những điểm nào sau đây?

a. Hòa thuận, thương yêu, đoàn kết

b. Nương tựa, giúp đỡ nhau

c. Anh cả có uy tín trong gia đình và được các em kính trọng

d. Anh cả áp đặt và mệnh lệnh với các em

e. Anh cả chịu nhiều áp lực trong gánh vác công việc gia đình

f. Chị em gái trong gia đình không được coi trọng bằng anh em trai g. Ý kiến khác:...................................................................................................

8. Theo ông/bà (anh/chị), ứng xử của gia đình đối với cộng đồng xã hội hiện nay thường biểu hiện ở những điểm nào sau đây?

a. Tình nghĩa, gắn bó mật thiết với xóm giềng

b. Giáo dục các thành viên trong gia đình giữ gìn trật tự cộng đồng

c. Thực hiện nghiêm túc các hương ước làng xã

d. Tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương

e. Coi trọng lợi ích gia đình, dòng họ hơn lợi ích cộng đồng

f. Lôi kéo họ hàng vào giải quyết những mâu thuẫn cá nhân

g. Ý kiến khác:…………………………………………………………..

9. Theo ông/bà (anh/chị), trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, cần phát huy những chuẩn mực đạo đức truyền thống nào trong ứng xử gia đình?


a. Tình yêu thương, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái

b. Đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ

c. Tình nghĩa, thủy chung trong quan hệ vợ - chồng

d. Hòa thuận, đoàn kết trong quan hệ anh- chị - em

e. Tình nghĩa với xóm giềng

Rất cần

Cần thiết Ít cần

Không

thiết

thiết

cần thiết

f. Ý kiến khác:…………………………………………….

10. Theo ông/bà (anh/chị), trong xây dựng gia đình văn hóa hiện nay, cần khắc phục những vấn đề nào trong ứng xử gia đình?


a. Cha mẹ coi trọng con trai hơn con gái

b. Cha mẹ dạy con theo hướng áp đặt, sử dụng đòn roi

c. Chồng áp đặt và bạo hành khi vợ không nghe lời

d. Anh cả có nhiều quyền uy và trách nhiệm đối với các em

e. Coi trọng lợi ích gia đình, dòng họ hơn lợi ích cộng đồng

Rất cần

Cần thiết Ít cần

Không

thiết

thiết

cần thiết

f. Ý kiến khác:…………………………………………….

11. Theo ông/bà (anh/chị), sự phát triển kinh tế thị trường ở địa phương hiện nay tác động như thế nào đến đạo đức gia đình?

a. Góp phần củng cố các giá trị đạo đức gia đình

b. Làm băng hoại các giá trị đạo đức gia đình

c. Tác động vừa tích cực, vừa tiêu cực đến đạo đức gia đình

d. Không ảnh hưởng đến đạo đức gia đình

e. Ý kiến khác................................................................

12. Theo ông/bà (anh/chị), trách nhiệm của chính quyền địa phương thể hiện như thế nào trong công tác gia đình?


a. Tuyên truyền các gia đình giữ gìn giá trị

Rất quan tâm

Quan tâm

Ít quan tâm

Không quan tâm

đạo đức truyền thống


b. Vận động các gia đình thực hiện nghiêm túc luật bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình và xử lý các hành vi vi phạm



c. Lồng nghép giáo dục đạo đức truyền thống vào các chủ trương, chính sách trong công tác gia đình

d. Khen thưởng các tấm gương gia đình “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Gia đình hòa thuận, hạnh phúc”



e. Ý kiến khác:.............................................................................................

13. Trong giáo dục đạo đức gia đình hiện nay, ông/bà (anh/chị) chú trọng giáo dục vấn đề gì nhất?

a. Giáo dục đạo đức gia đình hiện đại (quyền dân chủ, bình đẳng)

b. Giáo dục đạo đức gia đình truyền thống (lễ phép, vâng lời)

c. Kết hợp giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống với hiện đại

d. Ý kiến khác.........................................................................

14. Theo ông/bà (anh/chị), để phát huy những giá trị và khắc phục những hạn chế của đạo đức truyền thống trong việc xây dựng GĐVH ở địa phương hiện nay thì cần phải làm gì?

a. Nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân, đội ngũ cán bộ

b. Tổng kết thực tiễn và khen thưởng các tấm gương gia đình tiêu biểu

c. Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội

d. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước

e. Phát huy dân chủ trong gia đình

g. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho gia đình

h. Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh

i. Tăng cường giáo dục đạo đức gia đình

k. Ý kiến khác:……………………………………………………


Phụ lục 5

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO ĐỐI VỚI XÂY DỰNG GĐVH Ở VÙNG ĐBSH HIỆN NAY

Phụ lục 5.1. Chuẩn mực đạo đức Nho giáo đã từng biết

Câu trả lời

Tên tỉnh khảo sát

Trung bình

Hà Nội

Bắc Ninh

Ninh Bình

Thái Bình

Số phiếu chọn/Tổng

số phiếu

Tỷ lệ

%

Số phiếu chọn/Tổng

số phiếu

Tỷ lệ

%

Số phiếu chọn/Tổng

số phiếu

Tỷ lệ

%

Số phiếu chọn/Tổng

số phiếu

Tỷ lệ

%

Số phiếu chọn/Tổng

số phiếu

Tỷ lệ

%

Tam cương

105/150

70

108/150

72

47/150

31.3

54/150

36

314/600

52.3

Ngũ thường

75/150

50

72/150

48

64/150

42.7

68/150

45.3

279/600

46.5

Hiếu đễ

129/150

86

119/150

79.3

108/150

72

112/150

74.7

468/600

78

Tứ đức

128/150

85.3

124/150

82.7

109/150

72.7

115/150

76.7

476/600

79.3


Phụ lục 5.2. Các chuẩn mực đạo đức Nho giáo được biết đến thông qua con đường


Câu trả lời

Tên tỉnh khảo sát

Trung bình

Hà Nội

Bắc Ninh

Ninh Bình

Thái Bình

Số phiếu chọn/Tổng

số phiếu

Tỷ lệ

%

Số phiếu chọn/Tổng

số phiếu

Tỷ lệ

%

Số phiếu chọn/Tổng

số phiếu

Tỷ lệ

%

Số phiếu chọn/Tổng

số phiếu

Tỷ lệ

%

Số phiếu chọn/Tổng

số phiếu

Tỷ lệ

%

Dạy dỗ của gia đình

137/150

91.3

139/150

92.7

128/150

85.3

130/150

86.7

534/600

89

Học tập trong nhà trường

60/150

40

41/150

27.3

45/150

30

49/150

32.7

195/600

32.5

Phong tục, tập quán của quê

hương

130/150

86.7

105/150

70

80/150

53.3

94/150

62.7

409/600

68.2

Chủ trương, chính sách của Đảng

và Nhà nước

14/150

9.3

16/150

10.7

11/150

7.3

13/150

8.7

54/600

9

Các phương tiên thông tin đại

chúng

91/150

60.7

117/150

78

67/150

44.7

64/150

42.7

339/600

56.5

Ý kiến khác

0/150

0

0/150

0

0/150

0

0/150

0

0/600

0

Xem tất cả 205 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí