Mô Hình Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu


2.6 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

2.6.1 Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu trước, mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa mô hình nghiên cứu của chất lượng cuộc sống của Sirgy (2001) và Lee (2015), thỏa mãn chung với công việc theo thang đo của Trần Kim Dung (2009), kết quả công việc theo thang đo của Nguyễn Đình Thọ (2011) để khảo sát mối quan hệ giữa các yếu tố chất lượng cuộc sống công việc, thỏa mãn với công việc và kết quả công việc nhân viên.

H1a


H2a

Sự hài lòng

trong công việc

Kinh tế và gia đình

H1b

H2b

H2e

Tôn tại và tự thể hiện

H1c

H2c

Kết quả công việc

H1d

H2d

An toàn và sức khỏe

Xã hội và tự hoàn thiện bản thân


Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu

2.6.2 Giả thuyết nghiên cứu

Nhóm các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc

Giả thuyết H1a: Nhu cầu an toàn và nhu cầu sức khỏe có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc.

Giả thuyết H1b: Nhu cầu kinh tế và gia đình có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc.

Giả thuyết H1c: Nhu cầu tự thể hiện và tôn trọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc.


Giả thuyết H1d: Nhu cầu xã hội và tự hoàn thiện bản thân có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc.

Nhóm các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc

Giả thuyết H2a: Nhu cầu an toàn và nhu cầu sức khỏe có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công việc.

Giả thuyết H2b: Nhu cầu kinh tế và gia đình có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công việc.

Giả thuyết H2c: Nhu cầu tự thể hiện và tôn trọng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công việc.

Giả thuyết H2d: Nhu cầu xã hội và tự hoàn thiện bản thân có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công việc.

Giả thuyết H2e : Sự hài lòng trong công việc có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công việc.

Nhóm sự khác biệt

Giả thuyết H3a : Có sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc của các nhân viên làm việc ở các ngân hàng khác nhau

Giả thuyết H3b : Có sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc của các nhân viên làm việc ở các phòng ban khác nhau

Giả thuyết H3c : Có sự khác biệt về kết quả công việc của các nhân viên làm việc ở các ngân hàng khác nhau

Giả thuyết H3d : Có sự khác biệt về kết quả công việc của các nhân viên làm việc ở các ngân hàng khác nhau.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về định nghĩa và cách thức đo lường các khái niệm nghiên cứu như chất lượng cuộc sống trong công việc, sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc. Chương này cũng trình bày mối quan hệ giữa các khái niệm trong các nghiên cứu trước và tóm lược các nghiên cứu trước đó có liên quan. Sau đó, dựa trên mô hình gốc được đề xuất bởi Sirgy (2001) và Lee (2015), thỏa


mãn chung với công việc theo thang đo của Trần Kim Dung (2009), kết quả công việc theo thang đo của Nguyễn Đình Thọ (2011), tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu với đối tượng khảo sát là các nhân viên ngân hàng trên địa bàn Bình Dương.

Mô hình nghiên cứu gồm 6 thành phần với 13 giả thuyết. Thang đo QWL với 4 thành phần gồm nhu cầu an toàn và sức khỏe (4 biến quan sát), nhu cầu kinh tế và gia đình (3 biến quan sát), nhu cầu tôn trọng và tự thể hiện (6 biến quan sát), nhu cầu xã hội và tự hoàn thiện bản thân (6 biến quan sát). Thang đo thỏa mãn chung với công việc với 5 biến quan sát để đánh giá mức độ cảm nhận hài lòng chung đối với công việc. Thang đo kết quả làm việc với 4 biến quan sát để đánh giá kết quả làm việc của nhân viên.

Tác giả tóm tắt các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa chất lượng sống trong công việc, sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc. Thứ nhất, Chan, 2007; Lee, 2015; Totawar, 2014) chỉ ra các yếu tố chất lượng cuộc sống công việc có mối quan hệ với thỏa mãn với công việc. Thứ hai, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2011) cho rằng các yếu tố QWL có ảnh hưởng tích cực đến kết quả làm việc. Cuối cùng, hài lòng với công việc có ảnh hưởng tích cực đến kết quả làm việc của nhân viên (Trần Kim Dung, 2005), Mui (2015).


3 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm trong mô hình, xây dựng mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3 sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu để đánh giá các thang đo và kiêm định mô hình lý thuyết với các giả thuyết đã được trình bày.

3.1 Quy trình nghiên cứu.


Thang Đo Chính Thức

Phân Tích Nhân Tố Khám Phá (EFA)

Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Thang Đo Cronbach

Định Lượng Chính Thức ( n= 235)

Định Lượng Sơ Bộ ( n= 52)

Nghiên cứu được thực hiện theo hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và định lượng, nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. Đơn vị phân tích là nhân viên ngân hàng. Đối tượng khảo sát là các nhân viên ngân hàng tại Bình Dương. Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức được thực hiện tại Bình Dương vào tháng 9/2018.

Thang Đo Nháp

Mục Tiêu Nghiên Cứu

Thảo Luận Nhóm ( n =10)

Cơ Sở Lý Thuyết


Tương Quan Hồi Quy Tuyến Tính Và Kiểm Định Giả Thuyết

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

3.2 Thiết kế nghiên cứu.

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thông qua thảo luận nhóm để bổ sung thang đo và điều chỉnh các thuật ngữ dùng trong thang đo với sự tham gia của 10 nhân viên ngân hàng làm việc trong các phòng ban khác nhau bao gồm các trưởng phòng và nhân viên tín dụng, giao dịch viên, hỗ trợ tín dụng tại Bình Dương.


Mô hình gốc cho nghiên cứu này được đề xuất bởi Sirgy (2001). Sau đó mô hình được phát triển trong nghiên cứu của Lee và cộng sự (2015) với đối tượng khảo sát là các nhân viên làm việc trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu với đối tượng khảo sát là nhân viên ngân hàng tại Bình Dương. Bởi vì có sự khác biệt về QWL, sự hài lòng và kết quả công việc nên thang đo các khái niệm này cần được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.

Lý thuyết về phương pháp nghiên cứu cho thấy thảo luận nhóm là một trong các công cụ thích hợp trong việc điều chỉnh và bổ sung thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu (Morgan, 1996 được trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013). Do đó, phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng.

Thảo luận nhóm được thực hiện qua hai bước:

Bước một: Tác giả giải thích các khái niệm nghiên cứu và đặt ra các câu hỏi mở cho 10 thành viên tham gia buổi thảo luận (một câu hỏi mở cho mỗi khái niệm nghiên cứu). Các thành viên được yêu cầu đưa ra ý kiến trả lời cho các câu hỏi mở (khoảng 5 đến 10 ý kiến cho mỗi câu hỏi mở). Tiếp đó, tác giả tổng hợp ý kiến từ các thành viên. Sau khi tổng hợp ý kiến, tác giả giữ nguyên biến quan sát do các ý kiến nêu ra đều đã được Sirgy (2001) sử dụng trong nghiên cứu trước đó và đã được Lee (2015) tổng hợp lại. Cụ thể, thang đo chất lượng sống của nhân viên ngân hàng có 19 biến quan sát, thang đo sự hài lòng trong công việc có 5 biến quan sát, thang đo kết quả công việc có 4 biến quan sát. Khi hoàn thành danh sách, tác giả chuyển qua bước 2.

Bước hai: Thảo luận nhóm: (Dàn bài thảo luận nhóm được trình bày tại phụ lục 1). Tác giả tiếp tục thảo luận nhóm với 10 thành viên trên để ra quyết định giữ lại hay loại bỏ biến quan sát của thang đo và điều chỉnh cách sử dụng thuật ngữ thang đo. Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính được thể hiện phụ lục 2: Biên bản kết quả thảo luận nhóm, có thể chia QWL thành 4 thành phần như sau:

o Nhóm các thuộc tính về nhu cầu an toàn và sức khỏe: Các nhân viên quan tâm đến không gian làm việc (Rộng rãi, sạch sẽ), điều kiện làm việc an toàn về thể chất và


đảm bảo an toàn sức khỏe, môi trường làm việc với cấp trên và đồng nghiệp dễ chịu.

o Nhóm thuộc tính về nhu cầu kinh tế và gia đình: Các nhân viên quan tâm về mức lương công bằng và tương xứng với năng lực, công việc cho phép nhân viên dành thời gian rảnh của mình cho bạn bè và gia đình, chứ không làm thêm công việc khác để tìm kiếm thêm thu nhập.

o Nhóm thuộc tính thuộc về nhu cầu tôn trọng và tự thể hiện: Một trong những yếu tố được các đối tượng tham gia quan tâm nhất. Các đối tượng quan tâm đến các công việc phù hợp và tương xứng năng lực (Kiến thức và kỹ năng), nhu cầu được quản lý trao quyền để tự ra quyết định, hệ thống khen thưởng và đánh giá hiệu quả làm việc, nỗ lực phấn đấu để được đồng nghiệp đánh giá cao và được cấp trên xem xét thành nhân viên tiềm năng trong tổ chức.

o Nhóm thuộc tính về nhu cầu xã hội và tự hoàn thiện bản thân: Nhân viên quan tâm đến việc được tham gia các khóa đào tạo để có định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển bản thân trong tương lai, nhân viên còn quan tâm đến việc cấp trên hỗ trợ và được giúp đỡ lại đồng nghiệp giải quyết các tình huống khó, để thông qua đó họ có thể học hỏi kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc. Đối với thang đo hài lòng trong công việc và kết quả công việc, tất cả đối tượng đều đồng ý với các thành phần thang đo do tác giả đề xuất.

o Cụ thể, các thang đo được điều chỉnh như sau:

Thang đo chất lượng sống trong công việc: Qua tổng hợp ý kiến từ những thành viên tham gia buổi thảo luận, một số thuật ngữ được điều chỉnh lại như sau: (1) thay đổi cách xưng hô từ “tôi” trong các phát biểu thành từ “anh/chị” , (2) thay thế cụm từ “tổ chức của tôi” thành “ngân hàng của anh/chị” để đối tượng khảo sát dễ hiểu ý nghĩa của phát biểu hơn. Thang đo chất lượng sống trong công việc của nhân viên ngân hàng được điều chỉnh và trình bày trong bảng 3.1.


Bảng 3.1. Thang đo chất lượng cuộc sống trong công việc



Thành

phần


Ký hiệu


Thang đo

Nhu cầu an toàn và sức khỏe

ATSK1

Không gian làm việc của anh/chị rộng rãi, thoáng mát

ATSK2

Môi trường làm việc của anh/chị sạch sẽ, dễ chịu

ATSK3

Nơi làm việc của anh/chị an toàn và đảm bảo sức khỏe

ATSK4

Không khí nơi làm việc của anh/chị vui vẻ

Nhu cầu kinh tế và gia đình

KTGD1

Mức lương công bằng và tương xứng với năng lực của anh/chị

KTGD2

Công việc cho phép anh/chị có nhiều thời gian cho gia đình

KTGD3

Công việc cho phép anh/chị có nhiều thời gian cho bạn bè, xã hội.


Nhu cầu tôn trọng và tự thể hiện

TTTH1

Anh/chị được đánh giá là nhân viên tiềm năng trong công việc

TTTH2

Công việc hiện tại phù hợp với năng lực của anh/chị


TTTH3

Công việc của anh/chị cho phép anh/chị tự quyết định cách để hoàn

thành


TTTH4

Ngân hàng của anh/chị có hệ thống đánh giá kết quả công việc rò ràng và

công bằng

TTTH5

Ngân hàng của anh/chị có chính sách khen, thưởng tốt

TTTH6

Anh/chị cảm thấy công việc hiện tại mình đang làm có ý nghĩa


Nhu cầu xã hội và hoàn thiện bản thân

XHHT1

Quản lý hỗ trợ anh/chị trong công việc

XHHT2

Đồng nghiệp của anh/chị rất hợp tác trong công việc

XHHT3

Ngân hàng định hướng về nghề nghiệp cho anh/chị

XHHT4

Các khóa đào tạo trong ngân hàng có ích cho công việc của anh chị

XHHT5

Ngân hàng tạo cơ hội để phát triển nghề nghiệp cho anh/chị

XHHT6

Công việc cho phép anh/chị rèn luyện nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc của các nhân viên ngân hàng tại Bình Dương - 6

Nguồn: Sirgy (2001), kết quả nghiên cứu định tính. Thang đo sự hài lòng trong công việc: Thang đo này không có bổ sung thêm biến quan sát nhưng có điều chỉnh cách sử dụng thuật ngữ thang đo. Thứ nhất, thay đổi cách xưng hô từ “tôi” trong các phát biểu thành từ “anh/chị”. Thứ hai, thay thế từ “tổ chức” thành “ngân hàng” để người được khảo sát dễ hiểu, phù hợp với công việc của đối tượng khảo sát. Thang đo sau khi điều chỉnh được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thang đo sự hài lòng trong công việc



Ký hiệu

Thang đo

HL1

Anh/chị vui mừng chọn ngân hàng này để làm việc

HL2

Nếu được chọn lại nơi làm việc, Anh/chị vẫn chọn ngân hàng này

HL3

Nhìn chung, anh/chị cảm thấy rất hài lòng khi làm việc ở ngân hàng này

HL4

Anh/chị cho rằng, ngân hàng này là nơi tốt nhất để anh chị làm việc

HL5

Anh/chị coi ngân hàng này như ngôi nhà thứ hai của mình

Nguồn: Trần Kim Dung ( 2009) Thang đo kết quả công việc: Thang đo này không có bổ sung thêm biến quan sát nhưng thay đổi cách xưng hô từ “tôi” trong các phát biểu thành từ “anh/chị”. Thang đo kết quả công việc sau khi điều chỉnh được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thang đo kết quả công việc



Ký hiệu

Thang đo

KQ1

Anh/chị tin rằng, anh/chị là một nhân viên làm việc hiệu quả

KQ2

Anh/chị luôn hài lòng với chất lượng công việc anh/chị đã làm

KQ3

Cấp trên của anh/chị tin rằng anh/chị là một người làm việc có hiệu quả

KQ4

Đồng nghiệp của anh/chị luôn đánh giá anh/chị là một người làm việc có hiệu

quả

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2011)

3.2.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng

Sử dụng bảng câu hỏi với 52 nhân viên ngân hàng tại nơi tác giả làm việc nhằm đánh giá sơ bộ thang đo với hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (xem bảng khảo sát sơ bộ ở phụ lục 2). Sử dụng hệ số Cronbach alpha để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến -tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chọn phải có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên.

Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng. Các biến có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ bị loại. Các biến có chênh lệch giữa trọng số nhân tố lớn nhất và trọng số nhân tố nhân tố bất kỳ < 0,3 cũng bị loại.

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022