Hệ số tương giữa kết quả công việc với sự hài lòng trong công việc là 0,933 và giá trị sig. bằng 0,000 (< 0,05) nên tồn tại mối tương quan giữa hai biến trên.
4.3.3 Phân tích mô hình hồi quy.
4.3.3.1 Phân tích ảnh hưởng của các thành phần chất lượng sống trong công việc đến sự hài lòng trong công việc.
Sau khi tiến hành loại biến quan sát ở các bước kiểm định thang đo Cronbach alpha (loại biến TTTH1, TTTH6), tác giả tiến hành hồi quy mô hình (1) với HL (hài lòng trong công việc) là biến phụ thuộc và các biến độc lập là ATSK (Nhu cầu an toàn và sức khỏe), KTGD (Nhu cầu kinh tế và gia đình), TTTH (Nhu cầu tôn trọng và thể hiện bản thân), XHHT (Nhu cầu xã hội và tự thể hiện bản thân). Các biến được đưa vào phân tích hồi quy bằng phương pháp Enter.
Tác giả kiểm tra những vi phạm các giả thuyết trong mô hình hồi quy tuyến tính. Thứ nhất, từ biểu đồ Scatterplot (Xem phụ lục 6) ta thấy rằng các giá trị phân dư phân tán ngẫu nhiên chứ không tạo ra hình dạng nào, chứng tỏ giả định liên hệ
tuyến tính thỏa mãn.
Thứ hai, nhìn vào biểu đồ Histogram (Phụ lục 6), phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1 (Std. dev = 0.991). Bên cạnh đó, biểu đồ P-P plot (Phụ lục 6) cho thấy các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát vào đường chéo, nghĩa là dữ liệu phần dư có phân phối chuẩn.
Thứ ba, sử dụng đại lượng thống kê Durbin-Watson. Đại lượng này có giá trị
2.032 (Nằm trong khoảng từ 1 đến 3) nên có thể kết luận rằng tính độc lập của phần dư được đảm bảo.
Thứ tư, dò tìm đa cộng tuyến của mô hình. Từ bảng 4.7, cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Với kết quả của các bước dò tìm ở trên ta thấy mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng không vi phạm các giả định cần thuyết trong mô hình hồi quy tuyến tính.
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mô hình chất lượng sống trong công việc và sự hài lòng trong công việc
Hệ số Beta chưa chuẩn hóa | Hệ số Beta đã chuẩn hóa | T | Sig. | Thống kê đa cộng tuyến | |||
B | Độ lệch chuẩn | Hệ số beta | Tolerance | VIF | |||
Hằng số | -,286 | ,193 | -1,481 | ,140 | |||
ATSK | ,248 | ,030 | ,359 | 8,237 | ,000 | ,853 | 1,172 |
KTGD | ,151 | ,031 | ,211 | 4,879 | ,000 | ,872 | 1,147 |
TTTH | ,282 | ,045 | ,276 | 6,303 | ,000 | ,850 | 1,176 |
XHHT | ,370 | ,044 | ,355 | 8,439 | ,000 | ,919 | 1,088 |
R1 = ,0791 | 2 R1 = ,626 | R12 hiệu chỉnh = ,620 | |||||
F = 96,325 | Sig. = ,000 | ||||||
Durbin Waston = 2,032 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu
- Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo Bằng Cronbach Alpha.
- Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc của các nhân viên ngân hàng tại Bình Dương - 8
- Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc của các nhân viên ngân hàng tại Bình Dương - 10
- Chương 5. Kết Luận Và Hàm Ý Quản Trị.
- J. Paul Peter Gilbert A. Churchill, Jr. Tom J. Brown ,1993. Caution In The Use Of Difference Scores In Consumer Research. Journal Of Consumer Research, Volume 19, Issue 4, 1 March 1993, Pages 655
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nguồn: Phụ lục 6 Kết quả cho thấy mô hình có R12 hiệu chỉnh = 0,620. Có nghĩa sự phù hợp của mô hình là 62,0% hay các biến độc lập (ATSK, KTGD, TTTH, XHHT) giải thích được 62,0% phương sai của biến phụ thuộc (sự hài lòng trong công việc). Kiểm định F trong ANOVA cho thấy mức ý nghĩa p (trong SPSS ký hiệu là sig.) = 0,000
(<0,05). Với mức ý nghĩa 5%, các biến đưa vào đều phù hợp với mô hình.
Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy các biến độc lập đều có giá trị sig.<0,05 nên các biến độc lập (ATSK, KTGD, TTTH, XHHT) có ý nghĩa giải thích tác động đến sự hài lòng trong công việc. Riêng hằng số của mô hình có Sig. =0,140
> 0,05 điều này có nghĩa hằng số của mô hình không có ý nghĩa thống kê. Hệ số beta chuẩn hóa của các biến ATSK, KTGD, TTTH, XHHT lần lượt là 0,359; 0,211; 0,276; 0,355 và đều dương nên cả bốn biến này đều có mối quan hệ dương với biến phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc. Hay các giả thuyết H1a , H1b , H1c , H1d đều được chấp nhận. Thêm vào đó, ta có hệ số beta chuẩn hóa của ATSK cao nhất (0,359) hay nhu cầu an toàn và sức khỏe (ATSK) tác động mạnh nhất đến sự hài lòng trong công việc.
4.3.3.2 Phân tích ảnh hưởng của các thành phần chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc
Tác giả tiếp tục hồi quy mô hình (2) với KQ (kết quả công việc) là biến phụ thuộc và các biến độc lập là ATSK (Nhu cầu an toàn và sức khỏe), KTGD (Nhu cầu kinh tế và gia đình), TTTH (Nhu cầu tôn trọng và thể hiện bản thân), XHHT (Nhu cầu xã hội và tự thể hiện bản thân). Các biến được đưa vào phân tích hồi quy bằng phương pháp Enter.
Tương tự mục 4.3.3.1, tác giả tiến hành dò tìm vi phạm các giả thuyết trong mô hình hồi quy tuyến tính. Với kết quả hồi quy mô hình (2) được trình bày trong Phụ lục 6 ta thấy mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng không vi phạm các giả thuyết trong mô hình hồi quy tuyến tính. Vì vậy ta có thể dùng mô hình này để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy Kết quả hồi quy mô hình chất lượng sống trong công việc và kết quả công việc
Hệ số Beta chưa chuẩn hóa | Hệ số Beta đã chuẩn hóa | T | Sig. | Thống kê đa cộng tuyến | |||
B | Độ lệch chuẩn | Hệ số beta | Tolerance | VIF | |||
Hằng số | -0,346 | 0,199 | -1,737 | 0,084 | |||
ATSK | 0,214 | 0,031 | 0,305 | 6,898 | ,000 | 0,853 | 1,172 |
KTGD | 0,164 | 0,032 | 0,224 | 5,13 | ,000 | 0,872 | 1,147 |
TTTH | 0,234 | 0,046 | 0,225 | 5,07 | ,000 | 0,85 | 1,176 |
XHHT | 0,461 | 0,045 | 0,434 | 10,191 | ,000 | 0,919 | 1,088 |
R2= ,785 | 2 R2 = ,617 | R22 hiệu chỉnh = ,610 | |||||
F = 92,451 | Sig. = ,000 | ||||||
Durbin Waston = 1,938 |
Nguồn: Phụ lục 6 Kết quả cho thấy mô hình có R22 hiệu chỉnh = 0,610. Có nghĩa độ thích hợp của mô hình là 61,0% hay biến độc lập (ATSK, KTGD, TTTH, XHHT) giải thích được
61,0% phương sai của biến phụ thuộc (kết quả công việc). Kiểm định F trong ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0,000 (<0,05). Với mức ý nghĩa 5%, các biến đưa vào đều phù hợp với mô hình.
Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy các biến độc lập đều có giá trị sig.<0,05 nên các biến độc lập (ATSK, KTGD, TTTH, XHHT) có ý nghĩa giải thích tác động đến kết quả công việc. Riêng hằng số của mô hình có Sig. =0,084 > 0,05 điều này có nghĩa hằng số của mô hình không có ý nghĩa thống kê. Hệ số beta chuẩn hóa của các biến ATSK, KTGD, TTTH, XHHT lần lượt là 0,305; 0,224; 0,225; 0,434 và đều dương nên cả bốn biến này đều có mối quan hệ dương với biến phụ thuộc là kết quả công việc. Hay các giả thuyết H2a , H2b , H2c , H2d đều được chấp nhận. Thêm vào đó, ta có hệ số beta chuẩn hóa của XHHT cao nhất (0,434) hay nhu cầu xã hội và tự thể hiện bản thân tác động mạnh nhất đến kết quả công việc.
4.3.3.3 Phân tích ảnh hưởng của các thành phần chất lượng sống trong công việc đến kết quả công việc
Tác giả tiếp tục hồi quy mô hình (3) với KQ (kết quả công việc) là biến phụ thuộc và các biến độc lập là sự hài lòng trong công việc. Các biến được đưa vào phân tích hồi quy bằng phương pháp Enter.
Tương tự mục 4.3.3.1, tác giả tiến hành kiểm tra sự vi phạm các giả thuyết trong mô hình hồi quy tuyến tính. Với kết quả hồi quy mô hình (3) được trình bày trong Phụ lục 6 ta thấy mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng không vi phạm các giả thuyết trong mô hình hồi quy tuyến tính. Vì vậy ta có thể dùng mô hình này để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Bảng 4.9. Kết quả hồi quy mô hình sự hài lòng trong công việc và kết quả công việc
Hệ số Beta chưa chuẩn hóa | Hệ số Beta đã chuẩn hóa | T | Sig. | Thống kê đa cộng tuyến | |||
B | Độ lệch chuẩn | Hệ số beta | Tolerance | VIF | |||
Hằng số | 0,217 | 0,082 | 2,658 | 0,008 | |||
HL | 0,95 | 0,024 | 0,933 | 39,477 | ,000 | 1,000 | 1,000 |
R3= ,933 | 2 R3 = ,870 | 2 R3 hiệu chỉnh = ,869 | |||||
F = 1558,457 | Sig. = ,000 | ||||||
Durbin Waston = 2,106 |
Kết quả cho thấy mô hình có R32 hiệu chỉnh = 0,869. Có nghĩa độ phù hợp của mô hình là 86,9% hay biến độc lập hài lòng trong công việc (HL) giải thích được 86,9% phương sai của biến phụ thuộc (kết quả công việc). Kiểm định F trong ANOVA cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0,000 (<0,05). Với mức ý nghĩa 5%, các biến đưa vào đều phù hợp với mô hình.
Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy biến độc lập HL có giá trị sig. ,00
<0,05 nên biến độc lập (HL) có ý nghĩa giải thích tác động đến kết quả công việc. Hệ số beta chuẩn hóa của biến HL là 0,933 và dương nên biến này có mối quan hệ dương với biến phụ thuộc là kết quả công việc. Hay các giả thuyết H2e được chấp nhận.
4.3.4 Tổng hợp hệ số hồi quy và các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
Giả thuyết H1a được chấp nhận, thành phần nhu cầu an toàn và sức khỏe ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc (Sig. =,000<0,05). Giả thuyết H1b được chấp nhận, Nhu cầu kinh tế và gia đình có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc (Sig. =,000<0,05). Giả thuyết H1c được chấp nhận (Sig.
=,000<0,05), Nhu cầu tự thể hiện và tôn trọng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc. Giả thuyết H1d được chấp nhận (Sig.=,000<0,05) cho thấy
Nhu cầu xã hội và tự hoàn thiện bản thân có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc. Giả thuyết H2a được chấp nhận (Sig. =,000<0,05) cho thấy rằng thỏa mãn nhu cầu an toàn và sức khỏe càng cao thì kết quả công việc của nhân viên càng cao. Giả thuyết H2bđược chấp nhận(Sig. =,000<0,05), cho thấy rằng Nhu cầu kinh tế và gia đình có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công việc. Giả thuyết H2c được chấp nhận (Sig.=0,000<0,05) cho thấy rằng thỏa mãn Nhu cầu tự thể hiện và tôn trọng càng cao thì kết quả công việc càng cao và ngược lại. Giả thuyết H2d được chấp nhận (Sig. =0,000<0,05), cho thấy rằng thỏa mãn nhu cầu xã hội và tự hoàn thiện bản thân càng cao thì kết quả công việc càng cao và ngược lại. Cuối cùng, giả thuyết H2e được chấp nhận (Sig.=,000<0,05) cho thấy rằng hài lòng trong công việc càng cao thì kết quả công việc càng cao.
Bảng 4.10. Hệ số hồi quy của mô hình
Hài lòng trong công việc | Kết quả công việc | |
Hài lòng trong công việc | ||
Trực tiếp | - | 0,933 |
Gián tiếp | - | - |
Tổng cộng | - | 0,933 |
Nhu cầu an toàn và sức khỏe | ||
Trực tiếp | 0,359 | 0,305 |
Gián tiếp | - | 0,335 |
Tổng cộng | 0,359 | 0,640 |
Nhu cầu kinh tế và gia đình | ||
Trực tiếp | 0,211 | 0,224 |
Gián tiếp | - | 0,197 |
Tổng cộng | 0,211 | 0,421 |
Nhu cầu tôn trọng và thể hiện bản thân | ||
Trực tiếp | 0,276 | 0,225 |
Gián tiếp | - | 0,258 |
Tổng cộng | 0,276 | 0,483 |
Loại tác động | Hài lòng trong công | Kết quả công việc |
việc | ||
Nhu cầu xã hội và tụ hoàn thiện bản thân | ||
Trực tiếp | 0,355 | 0,434 |
Gián tiếp | - | 0,331 |
Tổng cộng | 0,355 | 0,765 |
Nguồn : Tác giả tổng hợp
0,359
0,211
Sự hài lòng cong việc
Kinh tế và gia đình
0,933
Thể hiện và tôn trọng
Kết quả công việc
0,355
0,434
An toàn và sức khỏe
0,305
0,224
0,276
0,225
Xã hội và hoàn thiện bản thân
Hình 4.1. Kết quả hệ số mô hình hồi quy
4.3.5 Kiểm định sự khác biệt.
4.3.5.1Kiểm định sự khác biệt đối với biến sự hài lòng trong công việc
Tác giả sử dụng phân tích ANOVA một chiều để kiểm tra sự khác biệt về sự hài lòng trong công việc của các nhân viên làm việc ở các ngân hàng khác nhau và các phòng ban khác nhau.
Bảng 4.11. Tổng hợp kiểm định sự khác biệt của biến sự hài lòng trong công việc
Kiểm định | Sig | Kết luận | |
Ngân hàng | Levene's Test | ,000 | Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của những nhân viên làm việc tại các ngân hàng khác nhau |
Welch | ,018 | ||
Phòng ban | Levene's Test | ,016 | Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ hài lòng của những nhân viên có chức danh khác nhau |
Welch | ,031 |
Nguồn: phụ lục 7 Thông qua phân tích ANOVA đối với các ngân hàng khác nhau ta thấy rằng kiểm định Levene có Sig =,000 < 0,05, kiểm định Welch có Sig =,018 < 0,05, nên có thể kết luận có sự khác biệt về mức độ hài lòng của những nhân viên làm việc tại các ngân hàng khác nhau hay giả thuyết H3a được chấp nhận. Tương tự, đối với các phòng ban khác nhau ta thấy rằng kiểm định Levene có Sig =,016 < 0,05, kiểm định Welch có Sig =,031 < 0,05, nên có thể kết luận có sự khác biệt về mức độ hài lòng của những nhân viên làm việc tại các phòng ban khác nhau hay giả thuyết H3b được chấp nhận. Điều này có thể được lý giải là do mỗi ngân hàng có một chính sách lương bổng phúc lợi khác nhau và môi trường làm việc cũng khác nhau. Mỗi ngân hàng thường xây dựng định hướng phát triển khác nhau do đó các nhân viên của mỗi ngân hàng cũng có những cảm nhận khác nhau về nơi mà họ làm việc. Đặc điểm công việc khác nhau của các ở các phong ban cũng tạo nên các sự hài lòng
khác nhau của các nhân viên.
4.3.5.2Kiểm định sự khác biệt đối với biến kết quả công việc
Tác giả sử dụng phân tích ANOVA một chiều để kiểm tra sự khác biệt về kết quả công việc của các nhân viên làm việc ở các ngân hàng khác nhau và các phòng ban khác nhau.
Bảng 4.12. Tổng hợp kiểm định sự khác biệt của biến kết quả công việc