Kiểm Định Độ Tin Cậy Của Thang Đo Bằng Cronbach Alpha.


Thang đo chất lượng sống trong công việc gồm 19 biến quan là ATSK1, ATSK2, ATSK3, ATSK4, KTGD1, KTGD2, KTGD3, TTTH1, TTTH2, TTTH3, TTTH4, TTTH5, TTTH6, XHHT1, XHHT2, XHHT3, XHHT4, XHHT5, XHHT6.

Kết quả chạy Cronbach alpha cho thang đo chất lượng sống trong công việc có hệ số Cronbach alpha lần lượt là thang đo nhu cầu an toàn và sức khỏe (ATSK) 0,859; Thang đo nhu cầu kinh tế và gia đình ( KTGD) 0,767; Thang đo nhu cầu tôn trọng và tự thể hiện (TTTH) 0,889;Thang đo nhu cầu xã hội và hoàn thiện bản thân (XHHT) 0,874 nên thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 nên tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo.

Thang đo sự hài lòng trong công việc gồm 5 biến quan sát là HL1, HL2, HL3, HL4, HL5. Cả 5 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Hệ số Cronbach alpha = 0,937 (> 0,6) nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các biến này tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo.

Thang đo kết quả công việc có 4 biến quan sát là KQ1, KQ2, KQ3, KQ4. Cả 4 biến đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 nên được chấp nhận. Hệ số Cronbach alpha = 0,873 (> 0,6) nên thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy. Các biến này tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố ở bước tiếp theo. Xem chi tiết kết quả tại phụ lục 4

Kết quả phân tích nhân tố khám phá:

Kết quả phân tích EFA đối với các thành phần chất lượng cuộc sống trong công việc, sự hài lòng trong coog việc và kết quả công việc cho thấy 28 biến quan sát được trích thành 6 nhân tố. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều > 0.5 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố. Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0.3 nên đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Kết quả KMO và Barlett: hệ số KMO = 0,719 đạt yêu cầu > 0.5 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi- Square của kiểm định Barlett với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05; do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Hệ số Eigenvalue = 1,1>1 đạt yêu cầu, điểm dừng tại nhân tố thứ 6 với


phương sai trích đạt 78,794% > 50%. Kết quả phân tích EFA đối với các thành phần chất lượng cuộc sống trong công việc, sự hài lòng trong coog việc và kết quả công việc cho thấy các nhân tố hoàn toàn phù hợp với bộ dữ liệu, các giá trị của thang đo chấp nhận được. (Phụ lục 4)

3.2.3 Nghiên cứu chính thức.

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với thang đo Likert 5 mức độ. Tác giả sử dụng hai hình thức thu thập dữ liệu là phát phiếu câu hỏi cho nhân viên sau đó thu lại ngay sau khi họ trả lời xong và hình thức thứ hai là gửi thư điện tử để người nhận tự trả lời. Mẫu gồm các nhân viên làm việc tại các ngân hàng VCB, VIETTIN, SHB, BIDV, PG, SHINHAN, LV, VAB. Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy thang đo (Cronbach alpha) và phân tích nhân tố khám phá EFA.

3.2.3.1Mẫu nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu.

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu chọn những phần tử nào đó mà họ có thể tiếp cận được. Đối tượng khảo sát là các nhân viên ngân hàng tại Bình Dương.

Kích thước mẫu.

Tác giả sử dụng phân tích khám phá EFA và phân tích hội quy bội trong bài nghiên cứu này. Theo đó, dựa vào nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006) được trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lường là 5:1, nghĩa là cần ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất là tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lường đạt từ 10:1 trở lên. Tabachnick và Fidell (2007) được trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013) cho rằng kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức:

n ≥ 8p + 50 Trong đó: n: cỡ mẫu.

p: số biến quan sát của mô hình.


Theo Green (1991) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013) cho rằng công thức trên tương đối phù hợp nếu p < 7. Trong trường hợp p > 7, công thức trên trở nên hơi quá khắt khe vì nó đòi hỏi kích thước mẫu lớn hơn mức cần thiết.

Dựa trên cơ sở này tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 235 nhân viên ngân hàng là hợp lý.

3.2.3.2Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha.

Sử dụng Cronbach alpha, ta có thể loại bỏ các biến không phù hợp, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0,7-0,8]. Nếu α ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1994 được trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2013). Mặt khác, Nunnally và Bernstein (1994) cho rằng, cần xem xét hệ số tương quan của biến đo lường với tổng biến còn lại của thang đo, nếu biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu.

3.2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập nhiều biến quan quan sát thành một tập ít biến quan sát hơn, các nhân tố có ý nghĩa hơn.(Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Trị số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là giá trị được dùng để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố. Phân tích thích hợp khi trị số KMO nằm trong [0,5-1], còn nếu giá trị này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Để kiểm tra sự tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể ta dùng kiểm định Bartlett. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig. < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Theo tác giả Nguyễn Đình Thọ (2013) thì khi phân tích nhân tố EFA theo phương pháp trích Principal Component với phép xoay Varimax. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ tiếp tục bị loại. Các biến có chênh lệch giữa hệ số tải nhân tố lớn nhất và hệ số tải nhân tố bất kỳ < 0,3 cũng bị loại. Thang đo được


chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2003) để đảm bảo giá trị trong nghiên cứu thực tiễn.

3.2.3.4Phân tích hồi quy.

Trong mô hình hồi quy bội, chúng ta cần kiểm tra các giải thuyết :

Thứ nhất, giả thuyết liên hệ tuyến tính của các giá trị phần dư. Ta kiểm tra thông qua biểu đồ phân tán Scatterplot. Nếu giả định quan hệ tuyến tính được thỏa mãn thì phần dư phải phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường hoành độ 0. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Thứ hai, giả thuyết các giá trị của phần dư có phân phối chuẩn. Ta kiểm tra dựa vào biểu đồ Histogram và biểu đồ Normal P-P plot. Từ biểu đồ Histogram, một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Với P-P Plot, các điểm phân vị trong phân phối của phần dư sẽ tập trung thành một đường chéo nếu phần dư có phân phối chuẩn. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Thứ ba, giả thuyết các giá trị phần dư độc lập với nhau. Để kiểm tra giả thuyết này tác giả xem xét trị số Durbin-Watson. Giá trị kiểm định Durbin Wastson nằm trong khoảng từ 1 đến 3 thì không có hiện tượng tương quan của các phần dư , nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Thứ tư, giả thuyết là các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau.Vì vậy, khi ước lượng mô hình hồi quy bội chúng ta phải kiểm tra giả thuyết này thông qua kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Để không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa biến độc lập thì VIF phải nhỏ hơn 10 và độ chấp nhận của biến (tolerance) ≥ 0,5 (Lê Quang Hùng, 2016).

Ngoài ra, trong phân tích này có hai vấn đề cơ bản cần lưu ý là quan hệ tương quan và các tham số thống kê bao gồm:


Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted coefficient of ditemination): Đo lường phương sai của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập có tính đến số lượng biến phụ thuộc và cỡ mẫu. Hệ số này càng cao, độ chính xác của mô hình càng lớn và khả năng giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc càng chính xác. R2 hiệu chỉnh được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Hệ số Beta (Standardized Beta Coefficent): Hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh một cách trực tiếp về mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Kiểm định mức ý nghĩa của hệ số Beta: Sử dụng trị thống kê t để kiểm tra mức ý nghĩa của hệ số Beta. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định nhỏ hơn 0,05; ta có thể kết luận hệ số Beta có ý nghĩa về mặt thống kê.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình với tập dữ liệu: Sử dụng thống kê F để kiểm định mức ý nghĩa thống kê của mô hình. Giả thuyết H0 là các hệ số Beta trong mô hình đều bằng 0. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định nhỏ hơn 0,05; ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 hay nói cách khác là mô hình phù hợp với tập hợp dữ liệu khảo sát.

3.2.3.5 Xây dựng bảng khảo sát

Dựa trên thang đo đã được xây dựng, tác giả xây dựng phiếu khảo sát ban đầu (Phụ lục 3) bao gồm 2 phần: phần một là danh sách các phát biểu về QWL (19 biến quan sát), hài lòng trong công việc (5 biến quan sát) và kết quả công việc (4 biến quan sát). Phần 2 là thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát bao gồm ngân hàng, phòng ban, chức danh, giới tính, tình trạng hôn nhân và thu nhập. Tất cả được đo lường theo thang đo Likert 5 mức độ với 1 nghĩa là “Hoàn toàn không đồng ý”, đến 5 nghĩa là “Hoàn toàn đồng ý” với câu phát biểu. Sau khi khảo sát sơ bộ với 52 nhân viên ngân hàng thì phiếu khảo sát ban đầu này được sử dụng làm phiếu khảo sát chính thức vì không có hiệu chỉnh.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu dùng xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu và mô hình lý thuyết. Chương này cũng trình bày kết quả phỏng vấn định tính, kết quả định lượng sơ bộ để điều chỉnh thang đo. Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu chính thức, hồi quy mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Chất lượng cuộc sống công việc được đo lường bằng thang đo của Sirgy và ctg (2001) và Lee (2015) có 4 thành phần (với 19 biến quan sát) bao gồm nhu cầu an toàn và sức khỏe, nhu cầu kinh tế và gia đình, nhu cầu tự tôn trọng và thể hiện, nhu cầu xã hội và tự hoàn thiện bản thân. Hài lòng trong công việc được đo lường bằng thang đo hài lòng với công việc của Trần Kim Dung (2009) bao gồm 5 biến quan sát. Kết quả làm việc được đo lường bằng thang đo của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2011) với 4 biến quan sát.


4 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

Chương 3 đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu và kết quả đánh giá sơ bộ thang đo. Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu định lượng chính thức bao gồm: Đặc điểm của mẫu khảo sát, đánh giá thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu. Ngoài ra, chương này còn kiểm định sự khác biệt của hài lòng trong công việc, kết quả công việc đối với các ngân hàng và các phòng ban khác nhau.

4.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát.

Cuộc khảo sát cho nghiên cứu chính thức đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng 3/2018. Bảng khảo sát chính thức được trình bày tại phụ lục 4. Với 300 bảng khảo sát gửi đi, tác giả thu về 252 bảng khảo sát. Trong quá trình nhập và xử lý dữ liệu có 17 bảng lỗi. Những bảng lỗi chủ yếu là không trả lời hết hoặc trả lời tất cả tham số như nhau hoặc theo qui luật. Kết quả có 235 bảng khảo sát hợp lệ cấu thành mẫu cho nghiên cứu chính thức này. Cơ cấu mẫu điều tra thể hiện trong bảng 4.1. Theo bảng cơ cấu mẫu, ứng viên được chọn khảo sát phân bố tương đối đều ở các ngân hàng và ngân hàng có số nhân viên tham gia khảo sát lớn nhất trong mẫu chính thức là ngân hàng SHB (23,4%); bộ phận tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất (42,6%). Các thành viên tham gia khảo sát chủ yếu là nhân viên (82,6%). Giới tính tương đối đồng đều giữa nam, nữ với tỷ trọng nữ chiếm 54% , tỷ lệ nhân viên đã kết hôn là 51,9% khá cân bằng và mẫu khảo sát chủ yếu là nhân viên tín dụng nên mức thu nhập chủ yếu ở mức hơn 12 triệu đồng.


Bảng 4.1. Cơ cấu mẫu trong nghiên cứu chính thức



Đặc điểm mẫu

Phân loại

Số lượng

Cơ cấu (%)


Tên ngân hàng

VCB

15

6,4

SHB

55

23,4

PG

27

11,5

VIETTIN

43

18,3

LV

7

3,0

SHINHAN

31

13,2

VAB

43

18,3

BIDV

14

6,0


Phòng ban

Tín dụng

100

42,6

Hành chính – IT

22

9,4

Thẩm định – định giá

28

11,9

Hỗ trợ tín dụng

14

6,0

Giao dịch – kiểm soát

37

15,7

Kế toán – kho quỹ

34

14,5

Chức danh

Quản lý

41

17,4

Nhân viên

194

82,6

Giới tính

Nam

108

46,0

Nữ

127

54,0

Tình trạng hôn nhân

Độc thân

113

48,1

Đã kết hôn

122

51,9


Thu nhập

7tr <

32

13,6

7 – 12tr

95

40,4

12tr >

108

46,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của chất lượng cuộc sống trong công việc đến sự hài lòng và kết quả công việc của các nhân viên ngân hàng tại Bình Dương - 7

Nguồn:Phụ lục 6

4.2 Kiểm định thang đo

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha)

Thang đo đã được đánh giá sơ bộ ở chương 3. Trong chương 4, thang đo chính thức đã được kiểm định lại một lần nữa và đã loại bỏ biến TTTH6 của thang đo nhu cầu tôn trọng và thể hiện bản thân. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo được trình bày trong bảng 4.2

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí