Phương Pháp Phân Loại Nợ Và Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro

Tuân theo những yêu cầu được ban hành trong Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, BIDV đã xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan và các giới hạn tín dụng cho từng loại đối tượng. Cụ thể như sau:

- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có.

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có. Như vậy, nếu một ngân hàng đã cấp khoản cho vay một khách hàng đạt mức tối đa 15% vốn tự có thì ngân hàng đó chỉ có thể cấp bảo lãnh cho cùng khách hàng tối đa 10% vốn tự có (trong đó bảo lãnh ngân hàng thì tổng số dư bảo lãnh cho một khách hàng có thể dạt tối đa 15% vốn tự có).

- Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan14

không được vượt quá 50% vốn tự có.

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có.

- Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.

- Tổng mức cho thuê tài chính đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 80% vốn tự có của công ty cho thuê tài chính.


2.2.2.3 Phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Căn cứ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy định về phân loại nợ,


An toàn trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 5

14 Nhóm khách hàng có liên quan: Được xác lập trên cơ sở quan hệ sở hữu (VD: một khách hàng cá nhân sở hữu tối thiểu 25% hoặc một khách hàng pháp nhân sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ của một khách hàng pháp nhân khác), quan hệ quản trị, điều hành (VD: một khách hàng cá nhân giữ chức danh CT HĐQT, TQĐ trong một khách hàng pháp nhân khác, hoặc quan hệ thành viên giữa hai hay nhiều khách hàng có quan hệ vay vốn với tổ chức tín dụng.

trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, BIDV đã ban hành quyết định số 2090/QĐ- TDDV3 ngày 26/4/2005 trên cơ sở quyết định số 5645/QĐ-TDDV2 về việc phân loại khách hàng và phân loại nợ theo điều 6 quyết định 493/QĐ-NHNN. Tuy nhiên vào thời điểm cuối năm 2006, khi được NHNN chấp nhận thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, BIDV đã chuyển sang thực hiện phân loại nợ theo điều 7 nhằm phán ánh chính xác tình trạng của các khoản nợ hơn.

Căn cứ quyết định số 9745/NHNN-CNH ngày 14/11/2006 của NHNN về việc chấp thuận cho phép Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thực hiện chính sách dự phòng theo điều 7 Quyết định số 493/QĐ-NHNN, BIDV đã ban hành quyết định số 9365/QĐ-QLTD4 ngày 27/11/2006 về việc ban hành Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 quyết định 493/QĐ- NHNN căn cứ trên cơ sở kết quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các khoản nợ của khách hàng sẽ phân được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:

-Nợ nhóm 1- nợ đủ tiêu chuẩn (Khách hàng thuộc nhóm AAA, AA, A): gồm các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá đủ khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng hạn, các khoản bảo lãnh cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán. Đối với loại nợ này, không cần phải trích lập dự phòng rủi ro.

-Nợ nhóm 2- nợ cần chú ý (Khách hàng nhóm BBB, BB): gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại. Trích DPRR: 5%

-Nợ nhóm 3- nợ dưới tiêu chuẩn (Khách hàng nhóm B, CCC, CC): gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Trích DPRR: 20%

-Nợ nhóm 4 - nợ nghi ngờ (Khách hàng nhóm C): gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 380 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ

quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Trích DPRR: 50%‌

-Nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn (Khách hàng nhóm D): gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khỏan nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Trích DPRR: 100%.

2.3. Đánh giá thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.3.1. Kết quả đạt được

Năm 2009, tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín Fitch Ratings đã giữ nguyên xếp hạng độc lập của BIDV ở mức D/E và xếp hạng hỗ trợ ở mức 4. Theo ông Sabine Bauer - Giám đốc bộ phận định chế tài chính của Fitch đã nhận định: „‟ BIDV là một trong những ngân hàng Việt Nam vượt trội về định hướng thương mại và quản trị rủi ro‟‟. BIDV đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế trên cơ sở gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động của cả hệ thống ngân hàng. Một số kết quả đáng chú ý trong hoạt động cho vay mà BIDV đã đạt được trong thời gian qua có thể kể đến như sau:

1. Đặc điểm nổi bật và thành công nhất nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của BIDV khi đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng độc lập. Chính điều này đã nâng cao khả năng đánh giá khách hàng, làm cơ sở đối với quyết định cho vay và áp dụng các chính sách hợp lý nhằm hạn chế rủi ro đối với các khoản cho vay. Ngoài việc xem xét đánh giá chất lượng theo các chuẩn mực Việt Nam, BIDV cũng chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm chuẩn bị tốt nhất cho quá trình hội nhập quốc tế.

2. BIDV đã chủ động trong việc lựa chọn khách hàng, củng cố các mỗi quan hệ với các khách hàng truyền thống, có kết quả tốt và khả quan. Tiếp tục duy trì nền tảng khách hàng hiện có và tìm kiếm các đối tác chiến lược phục

vụ cho quá trình đa dạng hóa chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Trong giai đoạn 2005 – 2009, BIDV đã chủ động tìm kiếm, đàm phán và ký kết hợp đồng hợp tác toàn diện với các tổng công ty, các tập đoàn tài chính, Ngân hàng toàn cầu nhằm củng cố và tạo nên một nền tảng ổn định trong mọi lĩnh vực.

3. BIDV luôn gắn kết mở rộng cho vay với đảm bảo an toàn và kiểm soát chất lượng tín dụng để mang lại sự phát triển vững chắc. Tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức dưới 3%/năm trên tổng dư nợ vay, điều này thể hiện chất lượng tín dụng của BIDV là khá tốt, mặt khác tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro ngày càng được cải thiện chứng tỏ khả năng chống đỡ với những rủi ro tín dụng của ngân hàng được nâng cao.

4. BIDV đã thực hiện đổi mới công tác quản trị điều hành thông qua việc sửa đổi bổ sung các qui chế, qui trình và áp dụng có hiệu quả các công cụ kế hoạch giới hạn, cơ cấu tín dụng. Mạnh dạn đánh giá chất lượng tín dụng theo các chuẩn mực mới của NHNN. Trên cơ sở đó ngân hàng đã có những điều chình để chuyển biến trong cơ cấu dư nợ, cơ cấu khách hàng, từng bước hình thành hệ thống quản lý rủi ro đối với các khoản cho vay. Những biện pháp này thể hiện rõ trong việc hoàn thiện Sổ tay tín dụng, phân cấp ủy quyền phán quyết từ hội sở chính đến chi nhánh ngày càng minh bạch và hợp lý. Ngân hàng đã có bước tiến khá mạnh trong việc điều chỉnh cơ cấu dư nợ của khách hàng và thực hiện chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đúng định hướng và lộ trình đã được đặt ra.

5. Bên cạnh đó, BIDV đã chủ động trong việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo khách hàng, theo thành phần kinh tế đã có sự biến chuyển rõ rệt theo đúng định hướng của ngân hàng, cho vay kinh tế ngoài quốc doanh đã có sự tăng trưởng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của BIDV. Nếu như trước đây, khách hàng biết đến BIDV như một ngân hàng

chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp Nhà nước thì nay quan điểm đó đã thay đổi, BIDV đã trở thành ngân hàng của mọi thành phần kinh tế.

Với những kết quả đạt được trong việc đảm bảo an toàn hoạt động cho vay, BIDV đã và đang khẳng định là một NHTM quốc doanh lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Ngân hàng luôn chủ động mở rộng tín dụng gắn liền với kiểm soát tăng trưởng, chất lượng cho vay, gắn với việc tuân thủ các qui định của Nhà nước, các qui trình nghiệp vụ của ngành. BIDV cũng đã kiên quyết và chủ động trong khâu giải quyết các khoản nợ tồn đọng nhằm làm sạch bảng cân đối kế toán đồng thời kiên quyết ngăn ngừa các khoản nợ xấu mới phát sinh. Hệ thống kiểm soát nội bộ được đặc biệt quan tâm, hội đồng quản lý tài sản nợ - có được thành lập và hoạt động có hiệu quả đã góp phần quản trị rủi ro với các khoản cho vay.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập các cam kết của Chính phủ đang được thực thi thì tình hình cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng càng trở nên gay gắt và quyết liệt, do vậy BIDV không thể bằng long với những gì hiện có mà còn phải nỗ lực nhiều hơn để khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường thông qua việc chỉ ra các nguyên nhân hạn chế và từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục.

2.3.2. Khó khăn còn tồn tại

Một là: Công tác kiểm soát tăng trưởng, nâng cao chất lượng các khoản cho vay đã được tập trung chỉ đạo quyết liệt có trọng tâm nhưng còn thiếu tính đồng bộ từ chỉ đạo đến phối hợp giám sát và đánh giá. Việc phân loại và đánh giá thực trạng nợ xấu, phân tích nợ để quản lý và xử lý chưa được thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện. Còn tồn tại nhiều mâu thuẫn bất cập trong công tác quản lý và kiểm soát khi thiếu tính liên tục và định hướng, chưa tách bạch rõ quyền hạn và trách nhiệm trong phòng ngừa và kiểm soát rủi ro, chỉ đạo còn chưa mang tính đồng bộ….

Hai là: Việc đa dạng hóa khách hàng, ngành hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn chưa đồng bộ và hoàn thiện.Một số khoản vay lớn vẫn được tập trung vào một số ngành hàng như xây dựng cơ bản, lắp máy, dầu khí…đây sẽ là điểm không an toàn trong hoạt động cho vay nếu các ngành này gặp khó khăn.

Ba là: Vòng quay vốn của BIDV chưa cao. Nếu so sánh với một số NHTM khác thì vòng quay vốn của BIDV chỉ ở mức độ trung bình do ngân hàng vẫn tập trung vào một số ngành có thời gian thu hồi vốn lâu như : xây lắp, khai khoáng…

Bốn là: Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của BIDV ở mức khá cao và có chiều hướng tăng lên qua các năm nhưng công tác quản trị danh mục tài sản này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ, chất lượng tài sản đảm bảo chưa cao.

Năm là: Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng còn hạn chế, hệ thống thông tin tín dụng và thông tin kiểm soát rủi ro tín dụng đã được đưa vào vận hành nhưng hoạt động còn yếu kém. Kỹ năng tác nghiệp trong công tác thẩm định, phân tích dự báo và đánh giá còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp và không còn là điểm mạnh của ngân hàng.

2.2.3. Nguyên nhân

+ Khả năng quản trị điều hành của các nhà quản trị ngân hàng còn hạn chế, chưa mang tính đồng bộ, tính đột phá và tính chiến lược.

BIDV cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh khi phải xác định được vị trí nào trong thị phần cho vay và cần tập trung ở những phân khúc đối tượng nào để đạt được mục tiêu đã đề ra. Là một NHTMNN lớn nhưng hoạt động của Ban rủi ro của BIDV chưa được đánh gía cao và chú trọng đầu tư. Cần phải tăng cường tính hiệu quả của bộ phận quản lý rủi ro nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và hoạt động khác của ngân hang ở mức độ cao nhất, hiệu quả nhất.

+ Ngân hàng chưa xây dựng được cho mình một chính sách khách hàng đầy đủ.

Trong những năm qua, quy mô tổng tài sản và vốn chủ sỏ hữu của BIDV không ngừng ra tăng, thị phần tiền gửi và cho vay cũng được mở rộng. Tuy nhiên, BIDV vẫn chưa xây dựng được cho mình một chính sách khách hàng đầy đủ, các chính sách về lãi suất, phí, chính sách đầu tư, quảng bá thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức. Ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhận công tác nghiên cứu và xây dựng chính sách khách hàng, nắm bắt những thay đổi của khách hàng nhằm đưa ra những phương thức cho vay phù hợp nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của người đi vay.

+ Hệ thống thông tin tín dụng và thông tin kinh tế chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức.

Ngân hàng đã thành lập phòng thông tin kinh tế nhưng hiệu quả hoạt động của phòng này chưa cao, các thông tin đưa ra chưa mang tính dự báo và cành bảo, lực lượng cán bộ làm công tác này còn thiếu nhạy bén, nắm bắt nhanh và đầy đủ các thông tin liên quan đến hoạt động Ngân hàng và tình hình chung để cán bộ làm công tác tín dụng tham khảo và đưa ra quyết định cho vay hợp lý.

+ Do trình độ phát triển của nền kinh tế:

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển và hội nhập do vâỵ chưa hình thành đầy đủ các yếu tố của thị trường. Thị trường trong nước kém phát triển và thiếu đồng bộ, chưa hình thành nhiều kênh dẫn vốn cho nền kinh tế do vậy sức ép về nguồn cung vốn vẫn chủ yếu đặt lên các NHTM. Đặc biệt khi khách hàng chủ yếu của NHTMNN vẫn là các DNNN hoạt động kém hiệu quả, mang lại nhiều rủi ro đối với các khoản vay nợ ngân hàng. Do sự can thiệp của Nhà nước với nhóm đối tượng khách hàng này khiến cho hoạt động cho vay của BIDV còn thiếu tính chủ động, khách quan.

+ Thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Thách thức đặt ra đối với BIDV trong quá trình phát triển chính là sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi mà chưa được chuẩn bị chu đáo và đảm bảo an toàn trong hoạt động còn gặp nhiều yếu tố rủi ro. Do muốn chiếm lĩnh thị phần cho vay mà BIDV có thể mở rộng đối tượng cho vay và không đánh giá đúng khả năng thanh toán của những khách hàng đó. Chính điều này sẽ khiến cho việc tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh nhưng đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều yếu tố rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM‌


3.1. Định hướng hoạt động cho vay và các quan điểm về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay của BIDV đến năm 2015

Trong những năm tới, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh, điều này đồng nghĩa với việc sức ép về tăng trưởng tín dụng để đảm bảo đủ vốn cung cấp cho nền kinh tế là rất lớn. Thị trường tài chính, thị trường vốn vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, các kênh dẫn vốn chủ yếu cho nền kinh tế còn nhiều hạn chế thì ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn để phục vụ phát triển kinh tế. Trước tình hình đó, BIDV xác định việc đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, lành mạnh tài chính, tăng cường, củng cố năng lực cạnh tranh, trích lập đủ dự phòng, đào tạo nguồn nhân lực và thực hiện đúng lộ trình các cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB) là những việc cần phải tập trung giải quyết. Trong đó, đặc biệt hơn cả là hoạt động cho vay, BIDV cần phải đánh giá và kiểm soát các khoản cho vay theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo tiền đề vững chắc cho quá trình hội nhập.

Với mục tiêu tổng quát „’ Xây dựng một chính sách cho vay hợp lý để thực hiện thống nhất, đảm bảo hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững’’, BIDV đã đặt ra một số định hướng cụ thể sau:

Đến cuối năm 2015, qui mô tổng tài sản của toàn hệ thống đạt khoảng từ 27-30 tỷ USD, trong đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản không vượt quá 60%. Tiến hành và thực hiện phân loại, phân tích chất lượng các khoản cho vay một cách triệt để gắn với quá trình cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp khó khăn để tiếp tục sản xuất ổn định tình hình tài chính nhằm

đạt được mục tiêu đồng hành cùng khách hàng và đạt tỷ lệ dư nợ quá hạn dưới 3%.

Thực hiện triệt để quan điểm kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận tách bạch rõ ràng các hoạt động kinh doanh với chức năng phục vụ cho vay các dự án, kế hoạch của Chính phủ. Xây dựng và hoàn thiện qui trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, qui trình kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro, coi công tác rủi ro là công tác chính trong việc điều hành các hoạt động cho vay, là công việc trọng tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên.

Đẩy mạnh các hoạt động cho vay đối với khách hàng là cá nhân với những hình thức cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà đất…với những chính sách đảm bảo an toàn với các khoản vay. Tiếp tục củng cố và giữ vững thị phần truyền thống, đặc biệt là các khách hàng có mối quan hệ uy tín lâu năm với ngân hàng, đồng thời không ngừng tìm kiếm và mở rộng đối tượng khách hàng mới thông qua việc đa dạng hóa các hình thức cho vay. Chuyển mạnh và chuyển nhanh từ việc cho các tổ chức kinh tế, DNNN sang cho vay các loại hình doanh nghiệp tư nhân cá thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đa dạng hóa khách hàng và đạt mục tiêu tăng trưởng về thị phần ngân hàng bán lẻ.

Tập trung xử lý các khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu cuối kỳ năm 2010 không vượt quá 5% theo đúng chuẩn mực kiểm toán quốc tế IAS39 và BASEL II. BIDV cần phải tập trung chỉ đạo xây dựng phương án xử lý nợ xấu phát sinh theo đúng quyết định 493/QĐ-NHNN, gắn với việc nâng cao năng lực tài chính, xử lý ngoại bảng và trích lập dự phòng rủi ro. Bổ sung hoàn thiện cơ chế đánh giá kiểm soát rủi ro, thể chế hoạt động quản lý và xử lý trách nhiệm trong hoạt động cho vay. Thực hiện luân chuyển cán bộ gắn với đào tạo và đánh giá sau đào tạo nhằm nâng cao trình độ năng lực với mục đích tạo ra đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tín dụng có kỹ năng chuyên nghiệp và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

3.1.2. Các quan điểm về an toàn cho vay

Đảm bảo an toàn trong việc mở rộng cho vay gắn liền với kiểm soát tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV trong thời gian qua khoảng 20%, trong đó hoạt động chính của ngân hàng vẫn là cho vay. Mặc dù nền kinh tế của nước ta trong những năm qua có tốc độ phát triển khá cao, sức ép về vốn lớn, chính điều này khiến cho hoạt động cho vay luôn trở thành tâm điểm nóng của các ngân hàng. Đây vừa là cơ hội vừa mang lại những thách thức đối với NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Để có được sự phát triển bền vững, Ban lãnh đạo BIDV đã đưa ra quan điểm trên nhằm đảm bảo tốc độ phát triển của hoạt động cho vay đồng thời kiểm soát chất lượng các khoản vay, đảm bảo an toàn, ổn định cho hệ thống ngân hàng.

Mỗi doanh nghiệp cần phải chủ động mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh trên cơ sở phát triển các hoạt động chính, Ngân hàng cũng không phải là một ngoại lệ. Để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh, BIDV cần phải kết hợp tăng trưởng hoạt động cho vay nhưng có kiểm soát trên cử sở tác động của nền kinh tế và trong tầm khả năng của bản thân Ngân hàng. BIDV cần thực hiện tuân thủ theo các yêu cầu quốc tế, mà trong đó trọng tâm là BASEL nhằm quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro với hoạt động cho vay nói riêng.

Tuy nhiên khi mở rộng cho vay thì ngân hàng cần phải hướng hoạt động của mình vào mọi thành phần kinh tế. Đối tượng khách hàng tham gia quan hệ vay vốn của ngân hàng ngày càng đông đảo, có thể là DNNN, tư nhân, có năng lực quản lý và kinh doanh rất khác nhau. Các khoản vay của khách hàng để thực hiện dự án kinh doanh cũng ngày càng lớn, do đó việc hạn chế các rủi ro có thể gặp phải là khó khăn cho ngân hàng. Vì vậy, BIDV cũng cần phải chấp nhận và lượng hóa rủi ro đối với các khoản cho vay, đồng thời phải có những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng một cách hiệu quả nhất.

Có như vậy, BIDV mới tiếp tục duy trì là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam.

An toàn trong hoạt động cho vay gắn liền với việc nâng cao chất lượng tài sản có

Trong danh mục tài sản có của Ngân hàng thì cho vay đóng vai trò quan trọng, nhưng trước sự thay đổi của nền kinh tế thì danh mục tài sản có của ngân hàng đang có sự thay đổi về tỷ trọng, tỷ trọng danh mục tài sản có phi tín dụng ngày càng lớn. Do đó BIDV cần phải xác định việc an toàn trong hoạt động cho vay phải gắn liền với việc đảm bảo tài sản có của ngân hàng.

Quản trị danh mục tài sản có là hoạt động của bất kỳ NHTM nào. Bất kì sự thay đổi không tốt nào trong danh mục tài sản có sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu do vậy an toàn đối với các khoản cho vay chính là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo cho ngân hàng phát triển.

Tuy n hiên BIDV cũng cần phải quan tâm đến chất lượng tài sản nợ của ngân hàng. Sự biến động của tài sản nợ có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quản trị tài sản có, do vậy khi ngân hàng tính toán để có nguồn vốn có tính lỏng cao, tránh rủi ro về thanh khoản và kỳ hạn thì cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải chịu chi phí sử dụng vốn lớn do vậy chất lượng tài sản có cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, BIDV cần phải cân đối được hiệu quả trong việc quản trị tài sản nợ và có để giữ cho ngân hàng hoạt động được ổn định.

An toàn trong hoạt động cho vay nhằm đảm bảo cơ cấu thu nhập tối ưu cho ngân hàng

Hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng và có tỷ lệ cao trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Do vậy việc đảm bảo an toàn với các khoản cho vay đồng nghĩa với việc đảm bảo thu nhập tối ưu cho ngân hàng.

Rủi ro trong hoạt động cho vay là nhân tố làm tăng chi phí trong hoạt động của ngân hàng. Khi một khoản nợ xấu phát sinh cũng đồng nghĩa với

việc các chi phí để xử lý các khoản nợ xấu đó. Không những thế ngân hàng còn có nguy cơ mất cả vốn lẫn lãi, điều này sẽ tác động không tốt đến tình hình tài chính của ngân hàng. Do đó đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay chính là điều kiện để ngân hàng giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên nếu quan tâm quá nhiều đến đảm bảo an toàn với các khoản cho vay thì ngân hàng có thể bỏ qua các cơ hội kinh doanh cũng như khách hàng có tiềm năng do đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Do vậy, BIDV cần phải kết hợp việc quản trị rủi ro vốn cho vay một cách có hiệu quả, có như vậy cả hệ thống mới phát triển an toàn và vững mạnh.

3.2. Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV là một trong những NHTM đầu tiên đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại và đánh giá khách hàng đi vay. Đây là một thành công trong công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. Là cơ sở để đến năm 2011, BIDV sẽ thực hiện theo chuẩn quốc tế BASEL II nhằm quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó còn nhiếu hạn chế mà ngân hàng gặp phải tuy nhiên do tính chất hạn chế của đề tài, tác giả chỉ xin đi sâu vào một số giải pháp đối với những vấn đề trọng tâm mà BIDV đang gặp phải, đó là:

3.2.1. Nhóm giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay vốn

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh

Khi thực hiện cho vay đối với bất kỳ khách hàng nào, khoản vay nào thì cán bộ tín dụng cần coi trọng khâu kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Trong đó việc kiểm soát trước khi cho vay với công việc thẩm định phương án kinh doanh, tư cách, năng lực tài chính của khách hàng là vấn đề quan trọng nó sẽ quyết định đến chất lượng các khoản vay. Khi thực hiện

thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng, BIDV cần quan tâm đến một số khía cạnh sau:

Một là : Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng

Việc đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng có đủ năng lực pháo lý theo qui định pháp luật. Đối với khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp, tổ chức, công ty thì khi đánh giá cần phải quan tâm đến hồ sơ pháp lý của các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng. Đối với khách hàng vay vốn là cá nhân, yêu cầu đặt ra là cá nhân phải đủ tuổi công dân, không bị mất hoặc hạn chế về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và nếu vay vốn để kinh doanh thì phải có giấy phép kinh doanh.

Hai là: đánh giá uy tín của khách hàng

Uy tín không chỉ đánh giá tới thiện chí trả nợ của người vay mà còn phản ánh ý muốn kiên quyết thực hiện tất cả các giao ước trong hoạt động vay vốn. Người đi vay phải xác định là người có đức tính thật thà và có thể tin tưởng được. Tuy nhiên đây là một vấn đề khó vì uy tín là việc rất khó để xác định nhất là đối với khách hàng lần đầu tiên có quan hệ vay vốn ngân hàng. Do vậy, uy tín của người đi vay có thể phán đoán và xác minh thông qua một số thông tin sau: những thông tin về lịch sử khách hàng vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, đối với bạn bè, những dữ liệu thu thập được trong quá trình phỏng vấn…Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải quan tâm đến : những thông tin mà khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn có nhất quán hay không, các thông tin trong quá khử của khách hàng có tốt hay không, nếu Ngân hàng còn nghi ngờ về sự trung thực của khách hàng thì cần phải xem xét lại hoạt không nên tiến hành cho vay.

Ba là: đánh giá năng lực của người lãnh đạo

Năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp, do vậy để đảm bảo chất lượng các khoản cho vay thì nhất thiết phải xem xét đến khả năng quản trị, điều hành của bộ máy lãnh

đạo. Năng lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể được đánh gía trên một số khía cạnh sau: Sự phù hợp giữa công việc mà người lãnh đạo đó đảm nhận với chuyên môn của họ, cần phải xem xét công việc đó có phù hợp với trình độ chuyên môn của họ không? Người lãnh đạo đó có đủ kinh nghiệm để dẫn dắt hoạt động kinh doanh được hay không? Việc bố trí sắp xếp lao động, cách thức hạch toán, việc tuân thủ kỷ cương kỷ luật và các mối quan hệ trong nội bộ được xử lý ra sao? Đánh giá khả năng hoạch định chính sách của nhà lãnh đạo thông qua các chiến lược về thị trường, thị phần của doanh nghiệp…

Bốn là: đánh giá năng lực tài chính của khách hàng

Đây là một trong những nội dung quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện trước khi đưa ra quyết định cho vay. Để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng phải dựa vào hệ thống các báo cáo tài chính của khách hàng như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…Khi tiến hành đánh giá năng lực tài chính của khách hàng cần tính đến yếu tố hợp lệ, hợp pháp của các số liệu trên báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp để có được thông tin chính xác và trung thực về tình ình tài chính của khách hàng thoogn qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như nhóm các chỉ tiêu về thanh khoản, hệ số nợ, nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời…Tóm lại việc đánh giá tình hình tài chính của khách hàng là một vấn đề hết sức quan trọng trước khi đưa ra quyết định cho vay. Để có nhận xét đúng về tình hình tài chính của khách hàng thì việc tính toán các chỉ tiêu nhất định phải căn cứ vào số liệu của nhiều năm và có sự so sánh giữa ccas năm, giữa các doanh nghiệp trong ngành…

Năm là: đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

Đây là khía cạnh đặc biệt quan tâm vì đối với phương án vay thì nguồn thu nhập từ phương án là nguồn trả nợ chính của khách hàng. Khi thẩm định khách hàng, ngân hàng cần xác định rõ liệu nguồn lợi nhuận, dòng tiền được

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 16/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí