An toàn trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 7

ý các NHTM. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp .

Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.


KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, đối tượng của quá trình kinh doanh chính là hình thái tiền tệ thông qua việ cung cấp các khoản vốn, các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong khi các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác chưa phát triển thì hoạt động cho vay vẫn là một trong những hoạt động chính nhất và mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng.

Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá về thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của BIDV tác giả thấy cần phải có một qui trình chặt chẽ trong việc xếp hàng tín dụng nội bộ khách hàng nhằm tạo điều kiện cho việc ra quyết định cho vay và phân loại nợ nhằm trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay này.

Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích, so sánh và tổng hợp với căn cứ từ thực tiễn và lý luận, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

1. Đưa ra khái niệm và phân tích được một số hình thức trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. Nêu và làm rõ vai trò của nghiệp vụ cho vay vốn đối với hoạt động cho vay của các NHTM. Luận văn đã đưa ra một số chỉ tiêu định lượng và định tính, với những nhân tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn đối với những khoản cho vay của ngân hàng. Với một số mô hình đánh giá với các khoản cho vay mà hiện nay các ngân hàng trên thế giới đang áp dụng một cách phổ biến nhằm quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế BASEL II. Trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm của ba nước trên thế giới: Thái Lan, Trung Quốc, Sigapore tác giả cơ bản đã rút ra được một số bài học cho Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của NHTM.

2. Tìm hiểu những chính sách mà hiện nay BIDV đang thực hiện nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Trong đó đáng chú ý phải kể đến khi BIDV là một trong những NHTM đầu tiên của Việt Nam thưc hiện xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc đưa ra các quyết định cho vay. Bên cạnh việc tạo điều kiện nhằm phân loại các khoản nợ nhằm trích lập dự phòng rủi ro, hạn chế rủi ro tín dụng và thanh khoản cho ngân hàng. BIDV đã đi đầu trong các NHTM Việt Nam khi thực hiện theo điều 7 nhằm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong khi hầu hết các NHTM khác vẫn đang thực hiện theo điều 6 của quyết định 493/QĐ- NHNN.

3. Phân tích những kết quả mà BIDV đã đạt được trong quá trình thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo an toàn đối với các khoản cho vay. Chỉ đứng sau AGR về thị phần cho vay và thị phần tiền gửi, điều này đã thể hiện BIDV đang ngày càng thể hiện vị trí của mình trong hệ thống các NHTM. Trong bối cảnh tình hình tăng trưởng tín dụng diễn ra chung ở các ngân hàng, BIDV đã mở rộng hoạt động cho vay với các thành phần kinh tế, các đối tượng cho vay khác nhau…nhưng vẫn đảm bảo được an toàn đối với các khoản cho vay này. Với việc phân loại khách hàng, BIDV đã có những chính sách cho vay phù hợp. Chính điều này khiến cho tỷ lệ nợ xấu của BIDV ngày càng có xu hướng giảm mạnh so với các NHTM khác.

4. Bên cạnh những kết quả đạt được, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn tồn tại. Qua việc tìm hiểu những nguyên nhân khởi nguồn cho những khó khăn đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của BIDV. Một trong những giải pháp đáng chú ý là : Sử dụng một số công cụ chứng khoán hóa các khoản nợ của ngân hàng, thư bảo lãnh tín dụng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, giảm thiểu rủi ro với các khoản cho vay, bên cạnh đó sử dụng các công cụ phái sinh mà hiện nay các NHTM trên thế giới đang thực hiện, nâng cao vai trò

của công ty quản lý nợ AMC trong việc đảm bảo an toàn đối với các khoản cho vay của ngân hàng.

5. Tác giả đưa ra một số đề xuất kiến nghị với Chính phủ khi cần tạo môi trường hành lang pháp lý đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng ban hành các chính sách nhằm đảm bảo an toàn đối với các khoản cho vay. Và một trong những kiến nghị đối với NHNN Việt Nam mà theo tác giả nghĩ là thật sự cần thiết đó chính là cần phải thiết lập một cơ quan thanh gia giám sát ngân hàng hiệu quả, nó là nhiệm vụ then chốt để giữ vững sự ổn định – an toàn – hiệu quả - không gặp khủng hoảng của hệ thống ngân hàng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÁC SÁCH THAM KHẢO

1. Quản trị ngân hang thương mại, Peters. Rose, Nxb Kỹ Thuật

2. Tiền tệ, ngân hàng- Thị trường tài chính, Mishkin, Nxb - ĐH Kinh tế quốc dân.

3. Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập

( Sách chuyên khảo), Nguyễn Thị Quy, Nxb - Lý luận chính trị.

4. Ngân hàng thương mại, Bs. Phan Thu Hà (Chủ biên), Nxb - Thống kê.

5. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ - ĐH Ngoại thương.

6. Quản trị rủi ro - Authur William, Bs. Nguyễn Quang Thu (Chủ biên), Nxb

- Thống kê.

7. Quản trị Ngân hàng thuơng mại, Ts. Nguyễn Thị Mùi (Chủ biên), Nxb - Học viện Tài Chính.

8. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các Ngân hàng thương mại đến năm 2010, LA TS. Trịnh Quốc Trung - TP HCM.

9. Một số vấn đề nâng cao nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam- Số chuyên đề - T29,33 - Tạp chí Ngân hàng.

10. Tiếp cận để giảm thểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng thương mại- Nguyễn Đình Tự - Số chuyên đề - T2,3 - Tạp chí Ngân hàng.

11. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các Ngân hàng thương mại Việt Nam- Nguyễn Đại Lai - số 9 - T35,40 - Tạp chí Ngân Hàng.

12. Vai trò của Ngân hàng thương mại Nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế - Phạm Quốc Trung - 2006 - số 4 - Kinh tế và dự báo.

13. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Trần Đình Định, Nxb Tư pháp 2008.

14. An ninh tài chính trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Ts. Vũ Đình Ánh, Nxb - Văn hoá dân tộc.

15. Giáo trình tài chính tiền tệ - ĐH. Kinh tế quốc dân.


CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN

16. Luật Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng, NHNN Việt Nam

17. Qui chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN.

18. Quyết định 493/QĐ-NHNN qui định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Thống đốc NHNN.

19. Quyết định 457/QĐ-NHNN qui định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng của Thống đốc NHNN.

20. Báo cáo thường niên của BIDV năm 2007,2008 và báo cáo tổng hợp NHNN 2009.

21. Sổ tay tín dụng, BIDV.


TÀI LIỆU TIẾNG ANH

22. Joseph F.Sinkey (2002), Commercial Bank Financial Management

23. Frank Stern (1999) - Bank Management, Chicago University

24. The handbook of risk.


CÁC WEB THAO KHẢO CHÍNH

1. www.sbv.gov.vn

2. www.vneconomy.com.vn

3. www.worldbank.org.vn

4. www.imf.org

5. www.moodys.com

6. www.bis.org

7. www.adb.org

Phụ lục 1: Xem xét sáu yếu tố cơ bản trong quá trình quyết định cho vay


Tính cách

Năng lực

Tiền mặt

Tài sản thế chấp

Điều kiện

Kiểm soát

Xem xét quá trình thanh toán của khách hàng trước đây.

Năng lực của khách hàng và người bảo lãnh.

Xem xét thu nhập, cổ tức, doanh thu bán hàng của hãng kinh doanh.

Xem xét quyền sở hữu tài sản.

Xem xét vị thế hiện thời của khách hàng trong ngành và thị phần dự tính.

Xem xét các quy định áp dụng đối với hoạt động ngân hàng liên quan tới chất lượng và đặc điểm của các khoản cho vay.

Tham khảo ý kiến của các chủ nợ khác về khách hàng.

Các bản sao về thẻ bảo hiểm xã hội, giấy phép hoạt động của các công ty và hợp đồng với các đối tác cũng như các tài liệu hợp pháp khác.

Xem xét dòng tiền trước đây và dòng tiền dự tínhcủa công ty.

Xem xét tình trạng của tài sản.

So sánh tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng với các công ty có cùng quy mô khác trong ngành.

Đảm bảo những tài liệu cần thiết được thanh tra ngân hàng sử dụng trong việc kiểm soát tín dụng.

Xem xét mục đích của việc vay vốn

Xem xét lịch sử hoạt động, cơ cấu và bản chất hoạt động kinh doanh, các khách hàng và nhà cung cấp.

Xem xét các khoản dự trữ có khả năng thanh khoản của khách hàng.

Xem xét giá trị của tài sản.

Xem xét môi trường cạnh tranh đối với sản phẩm của khách hàng

Kỹ các cam kết và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan tới khoản cho vay.

Xem xét dự báo kinh doanh của khách hàng và thu nhập của cá nhân.


Xem xét các khoản phải trả, phải thu và hàng tồn kho.

Xem xét mức độ chuyên môn hóa của tài sản.

Sự nhạy cảm của khách hàng và củ ngành đối với chu kỳ kinh doanh và đối với sự thay đổi trong công nghệ.

Yêu cầu vay trước sau phải tuân thủ đúng chính sách cho vay bằng văn bản.

Mức phân hạng tín dụng của khách hàng


Cơ cấu vốn và đòn bảy tài chính

Xem xét quyền pháp lý, trở ngại và những hạn chế đối với việc nắm giữ tài sản .

Xem xét các điều kiện trên thị trường lao động trong ngành hay trong thị trường hoạt động của khách hàng

Xem xét các tài liệu không phải của các cơ quan kiểm soát tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

An toàn trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 7

Nguồn: Peter.Rose, „‟ Các khoản cho vay trong một nền kinh tế có vấn đề‟‟ . Tạp chí ICB. Canadian Banker, số 3 (tháng 6 năm 1983)


94

Phụ lục 2: Các chỉ tiêu tài chính



Chỉ tiêu

Công thức tính

I

Chỉ tiêu thanh khoản

1

Khả năng thanh toán hiện hành

= Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

2

Khả năng thanh toán nhanh

= (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn

kho)/Nợ ngắn hạn

3

Khả năng thanh toán tức thời

= Tiền và các khoản tương đương

tiền/Nợ ngắn hạn

II

Chỉ tiêu hoạt động

4

Vòng quay vốn lưu động

= Doanh thu thuần/Tài sản ngắn

hạn bình quân

5

Vòng quay hàng tồn kho

= Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho

bình quân

6

Vòng quay các khoản phải thu

= Doanh thu thuần/Các khoản phải

thu bình quân

7

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

= Doanh thu thuần/Giá trị còn lại

của TSCĐ bình quân

III

Chỉ tiêu đòn cân nợ

8

Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

= Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

9

Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu

= Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu

IV

Chỉ tiêu thu nhập

10

Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần

= Lợi nhuận gộp từ bán hàng và

cung cấp dịch vụ/Doanh thu thuần


11


Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

= (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – thu nhập thuần từ hoạt động tài chính)/Doanh thu

thuần


12

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở

hữu bình quân

= Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở

hữu bình quân

13

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

bình quân

= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

bình quân

14

Lợi nhuận trước thuế và chi phí

lãi vay/Chi phí lãi vay

= (Lợi nhuận sau thuế + chi phí lãi

vay)/Chi phí lãi vay

Phụ lục 3: Hệ thống đánh giá tín dụng trong dài hạn của Standard & Poor’s và Fitch ratings


Nhận định

chung

Xếp

hạng

Đánh giá


Nên đầu tư

AAA

Công ty có chất lượng tốt nhất, tính ổn định và độ tin cậy

cao

AA

Công ty có chất lượng, tuy nhiên có rủi ro cao hơn so với hạng AA

A

Công ty có thể bị ảnh huởng bởi biến động tình hình kinh

tế chung

BBB

Công ty trung bình, thích hợp để đầu tư ở thời điểm hiện

tại


Không nên đầu tư

BB

Công ty có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi

trong nền kinh tế

B

Công ty có tình trạng tài chính dễ thay đổi

CCC

Công ty hiện tại bị tác động và phụ thuộc vào tình trạng

kinh tế

CC

Công ty bị tác động mạnh bởi tình hình hiện tại, trái phiếu có những biến động khó dự đoán

C

Công ty bị tác động mạnh bởi tình hình hiện tại, gần nguy cơ phá sản tuy nhiên vẫn tiếp tục thanh toán các khoản nợ

D

Công ty được đánh giá là mất khả năng thanh toán hầu hết các khoản nợ

NR

Công ty không được xếp hạng công khai

Phụ lục 5: Xếp hạng khách hàng tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Nhóm khách

hàng

Mức xếp

hạng

Ý nghĩa

1

AAA

Đây là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng

hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.

2

AA

Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng nhóm AAA. Khả

năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.

3

A

Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy

nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

4

BBB

Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc

làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.


5

BB

Khách hàng xếp hạng B có ít nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

6

B

Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CCC

Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CC

Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm

nhiều khả năng trả nợ



7

C

Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.

D

Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.

Phụ lục 4: Các chỉ tiêu tài chính



Chỉ tiêu

Công thức tính

I

Chỉ tiêu thanh khoản

1

Khả năng thanh toán hiện

hành

= Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

2

Khả năng thanh toán nhanh

= (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

3

Khả năng thanh toán tức thời

= Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

II

Chỉ tiêu hoạt động

4

Vòng quay vốn lưu động

= Doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn bình quân

5

Vòng quay hàng tồn kho

= Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân

6

Vòng quay các khoản phải thu

= Doanh thu thuần/Các khoản phải thu bình quân

7

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

= Doanh thu thuần/Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân

III

Chỉ tiêu đòn cân nợ

8

Tổng nợ phải trả/Tổng tài

sản

= Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản

9

Nợ dài hạn/Vốn chủ sở

hữu

= Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu

IV

Chỉ tiêu thu nhập

10

Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần

= Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ/Doanh thu thuần


11

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu

thuần

= (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – thu nhập thuần từ hoạt động tài

chính)/Doanh thu thuần

12

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân

= Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân

13

Lợi nhuận sau thuế/Tổng

tài sản bình quân

= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình

quân


14

Lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay/Chi phí lãi

vay

= (Lợi nhuận sau thuế + chi phí lãi vay)/Chi phí lãi vay

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 16/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí