Giải Pháp Quản Lý Nguồn Nước, Hạn Chế Suy Giảm Nguồn Nước, Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Và Xử Lý Các Nguồn Gây Ô Nhiễm Ở Lưu Vực Sông Hồng

Nam đã bắt đầu tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông. Theo đó, 08 Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông trực thuộc Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã được thành lập là sông Hồng-Thái Bình, Cầu, Nhuệ-Đáy, Cả, Vu Gia- Thu Bồn, Đồng Nai, Srêpok và sông Cửu Long. Từ năm 2002, Chính phủ Việt Nam đã cơ cấu lại ngành nước và chuyển chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn sang Bộ Tài nguyên và Môi trường, và sau đó trách nhiệm quản lý lưu vực sông cũng được chuyển giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mô hình tổ chức lưu vực sông đã thay đổi khi Chính phủ ban hành Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 về quản lý lưu vực sông, theo đó các Uỷ ban lưu vực sông - một hình thức tổ chức lưu vực sông mới đã được hình thành, như là một bước tiến về hoàn thiện thể chế và pháp lý cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông có hiệu quả. Theo đó, Uỷ ban lưu vực sông có chức năng giám sát, điều phối hoạt động của các bộ, ngành, địa phương liên quan để thực hiện quy hoạch lưu vực sông, đề xuất ban hành các chính sách, kiến nghị về các giải pháp bảo vệ môi trường nước, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông. Tuy nhiên, câu hỏi liệu Uỷ ban lưu vực sông có phải là một cơ cấu hợp lý, có quyền lực thực sự để có thể vượt qua các thách thức, hoạt động hiệu quả theo mục tiêu quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên các lưu vực sông trong bối cảnh và xu hướng phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam hay không. Bởi hầu hết dòng sông lớn có chung lưu vực với các nước láng giềng, nhưng Việt Nam lại không thể chủ động kiểm soát được việc sử dụng và tiêu hao nguồn nước chủ yếu ngoài lãnh thổ.

Xét về mặt quyền hạn và quan hệ thể chế, Ủy ban lưu vực sông giống như là cơ quan tham mưu, thừa hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường (đối với sông lớn và liên tỉnh) và/hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với sông nội tỉnh), hơn là một tổ chức độc lập để có đủ quyền và khả năng điều phối các bên liên quan có cùng lợi ích hoặc xung đột lợi ích ở các cấp khác nhau (trung ương, tỉnh, địa phương; giữa các bộ, ngành) trên một lưu vực sông. Vì vậy, quyền lực của một Ủy ban lưu vực sông mạnh là phải đảm bảo cho Ủy ban lưu vực sông có vị thế và tiếng nói để đàm

phán và phối hợp hiệu quả với Ủy ban nhân dân các tỉnh, các Bộ (gồm cả Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Tài chính, và cơ quan ngang Bộ, nhất là các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn) về quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông và cả năng lực hợp tác và đàm phán quốc tế với các nước cùng chia sẻ lưu vực sông do Ủy ban quản lý.

- Việc tổ chức cấp nước ở các địa phương chưa thống nhất. Sự phối hợp và chỉ đạo của các ngành Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch đầu tư chưa chủ động và chưa chặt chẽ. Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn ở cấp Huyện chưa được thực hiện thống nhất theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuỷ lợi và Trung tâm Nước sạch chưa rò ràng và còn chồng chéo.

Giải pháp tháo gỡ là tăng cường sự phối hợp các cấp ở trung ương, giữa trung ương và địa phương. Cùng với đó là nâng cao năng lực của chính quyền địa phương về quản lý tài nguyên nước. Quản trị nhà nước cần được tách khỏi công tác khai thác và sử dụng, và từ vai trò thực hiện trực tiếp chuyển sang vai trò quản lý, điều tiết, giám sát thị trường ở cấp quốc gia. Hoạt động của các chính quyền địa phương phải đóng vai trò trung tâm để đạt hiệu quả trong quản lý tài nguyên nước tổng hợp, quản lý ven biển tổng hợp và trong cung cấp dịch vụ nước, tăng cường năng lực địa phương cho vận hành, bảo dưỡng và tìm cách kêu gọi những hỗ trợ thích đáng cho hệ thống cấp nước.

- Để nâng cao năng lực các cơ quan quản lý liên quan đến nguồn nước, thì các nhà quản lý, các nhà khoa học, các cán bộ đều phải quán triệt và hiểu sâu sắc về an ninh môi trường nói chung, an ninh nguồn nước nói riêng cũng như quyền của người dân trong việc tiếp cận nguồn nước sạch.

- Tăng cường trách nhiệm giải trình, mức độ minh bạch để người dân có thể tiếp cận các số liệu về hiệu quả hoạt động. Đặc biệt là cần tăng cường và nâng cao năng lực dự báo các diễn biến về thời tiết, khí hậu, các bệnh liên quan đến nguồn nước để người dân kịp thời đối phó. Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (tháng

10/2010), trên 90% người dân được hỏi cho rằng họ có quá ít thông tin về môi trường và cho rằng lỗi đó là thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương.

- Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững. Vì vậy, cùng với các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, cần huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, từ nhân dân để hình thành quỹ phụ vụ trực tiếp cho việc giải quyết các vấn đề về nước cũng như việc sử dụng nước của người dân. Cũng cần nhấn mạnh rằng, cần xây dựng một kế hoạch cung cấp tài chính lâu dài cho ngành thủy lợi là một việc quan trọng góp phần đảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững.

3.2.3. Giải pháp quản lý nguồn nước, hạn chế suy giảm nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nước và xử lý các nguồn gây ô nhiễm ở lưu vực sông Hồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Tháng 4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước, trong đó nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên nước đã được đưa lên hàng đầu, tiếp đó là các nhiệm vụ về khai thác sử dụng và phát triển tài nguyên nước.

Bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, trước hết là phải bảo vệ, giữ gìn chất lượng, trữ lượng các nguồn nước bởi đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống con người, bảo đảm sự phát triển trong xã hội loài người.

An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 11

Để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước, giảm thiểu khó khăn về suy thoái tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng nói riêng và hệ thống các lưu vực sông tại Việt Nam nói chung, trong Chiến lược tài nguyên nước đều coi trong các biện pháp công trình và phi công trình (các biện pháp về quản lý).

Biện pháp công trình

- Trong bối cảnh lượng nước phục vụ nông nghiệp ngày đặc biệt cao ở đồng bằng sông Hồng, vấn đề tiết kiệm nước chủ yếu xuất phát từ việc gìn giữ nguồn nước và sử dụng hợp lý nước nông nghiệp để có nhiều nước hơn cho các ngành công nghiệp khác và cho sinh hoạt. Giải pháp tối ưu là nâng cấp hệ thống thủy lợi cũ và mở rộng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, trồng các loại giống cây có khả năng chịu hạn và chịu lụt cao để phát triển kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng.

- Xây dựng các hồ chứa để điều tiết nguồn nước và vận hành theo quy trình hợp lý, đồng thời xây dựng các công trình khai thác lấy nước mặt, nước dưới đất ở trung và hạ lưu sông Hồng nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng nước và duy trì dòng chảy môi trường.

- Cùng với đó, cần phát triển các hệ thống thu gom và xử lý các loại chất thải. Đối với sông nội đô tại đồng bằng sông Hồng cần tăng cường nạo vét, làm cống hộp lớn để chuyển tải và dẫn thêm nguồn nước sạch ở sông hồ vào nhằm pha loãng nguồn nước bẩn này đến trạm xử lý.

- Đẩy mạnh trồng rừng, nâng cao độ che phủ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất nhằm điều hòa nguồn nước, giảm lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt.

- Hệ thống thoát nước thường phát triển chậm hơn hệ thống cấp nước và cấp điện. Nguyên nhân là do chính quyền đô thị và cả người dân cho rằng thoát nước còn có thể đợi nhưng cấp điện và cấp nước thì không, mà quên mất rằng sự phát triển lệch pha của hệ thống hạ tầng sẽ gây tốn kém hơn nhiều khi phát triển đồng bộ. Giải pháp trước mặt là từng bước cải tạo, xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải và chống ngập úng tại các thành phố lớn, đặc biệt tại Hà Nội. Có kế hoạch xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước và thoát nước tại các khu đô thị, giãn dân…đang trong quy hoạch và đang trong quá trình xây dựng.

- Đối với hệ thống hồ nội thành, cần tiếp tục triển khai các biện pháp khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm hồ như: xây dựng hệ thống cống xung quanh hồ để thu gom nước thải; cải tạo, đảm bảo vệ sinh lòng hồ…để các hồ có thể tự bổ sung nước trong mùa khô và tự làm sạch hồ.

- Viêc tăng trư ởng nhanh của các công trình cấp nước tập trung là cần thiết,

vì những vùng dân cư tập trung đông, vùng khó khăn nguồn nước... Công trình cấp nước tập trung là giải pháp kinh tế và kỹ thuật. Cần được sớm đưa vào xây dựng, vận hành.

Biện pháp quản lý

- Gần 50% diện tích lưu vực sông Hồng nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Tại thượng nguồn, Trung Quốc cho xây dựng nhiều đập thủy điện với quy mô lớn, vừa

và nhỏ trên thượng nguồn sông Đà, sông Thao, sông Lô Gâm. Điều này đã và sẽ gây nhiều bất lợi cho hạ lưu nên cần sớm nghiên cứu các trạm thủy văn trên các sông này gần biên giới hơn và quan trắc để kiếm tra chất lượng nguồn nước ở hạ nguồn sông.

- Kiểm tra, quản lý, kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm nước.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, phòng chống ô nhiễm nguồn nước ngầm, bảo đảm dòng chảy tối thiểu của các sông.

+ Đối với kiểm soát nước thải xả vào nguồn nước, việc xin cấp phép nước xả thải đã có quy định. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được cấp còn rất ít so với số lượng các đối tượng phải xin cấp phép.

+ Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, thanh tra, kiểm tra các hoạt động bảo vệ môi trường. Đảm bảo các nguồn thải được xử lý phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường quy định trước lúc thải ra môi trường. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường 2014.

+ Tập trung chỉ đạo hoàn thành mục tiêu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm mỗi trường nghiêm trọng, đặc biệt là các cơ sở nằm trên lưu vực sông Hồng theo quyết định số 64/3003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục kiểm tra, phát hiện các nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các lưu vực sông để đưa vào diện xử lý.

+ Hạn chế và tiến tới cấm sử dụng các loại chất độc hại trong nông nghiệp, thủy sản. Quy hoạch các khu công nghiệp, không để tình trạng xả chất thải vào các hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là hệ thống cung cấp nước hay xả trực tiếp ra hệ thống ao hồ, môi trường dân sinh.

+ Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong quản lý nguồn nước và làm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. Bởi trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp là những chủ thể chủ yếu sử dụng nguồn nước cũng như là chủ thể có hành vi gây ra hoạt động xả thải làm ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy, cần đề cao vai

trò của các doanh nghiệp, khuyến khích những sáng kiến thực tiễn, thực tiễn góp phần giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm ngay từ trong phạm vi các doanh nghiệp.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa cơ quan quản lý môi trường với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, với Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thực hiện các quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự.

- Tăng cường công tác thẩm định, hệ thống đánh giá về môi trường cần được thực thi một cách hiệu quả hơn để xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. Cần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thẩm định, đặc biệt ở cấp địa phương thông qua việc đào tạo, tập huấn và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn công việc.

Tăng cường thẩm quyền cưỡng chế cho cơ quan quản lý đối với việc thực thi các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá, cam kết bảo vệ môi trường… Phối hợp với các nước trong khu vực xây dựng và ban hành những thỏa

thuận, điều ước về đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới.

- Các công cụ tài chính cũng cần được áp dụng triệt để, chặt chẽ để giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm và khuyến khích việc sử dụng nước một cách hiệu quả hơn.

Các quy định đưa ra giá nước và tăng giá nước không do các công ty cấp nước quyết định mà do Ủy ban nhân dân quyết định, trong khi các Ủy ban nhân dân không có nhiều động lực để tăng giá. Nên đề xuất việc tăng giá tiền sử dụng nước cần có sự tham gia của doanh nghiệp cấp nước có tính đến chi phí bảo dưỡng và phát triển.

Vì nguồn thu từ phí nước thải không đáng kể nên việc vận hành hệ thống thoát nước chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn ngân sách địa phương, nhưng ngân sách địa phương lại luôn thiếu hụt vì chỉ riêng trong lĩnh vực dịch vụ hạ tầng thôi thì còn phải trợ cấp cho cấp nước và giao thông công cộng do phí các dịch vụ này

cũng rất thấp, ngoài ra phải chi cho các loại hình dich vụ công cộng không thu phí, như hè đường, chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh v.v.. Do không đủ kinh phí vận hành và bảo trì nên hệ thống thoát nước bị xuống cấp nhanh chóng.

Tại Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 về phí bảo vệ môi trường nước thải có quy định thu phí nước thải sinh hoạt (là nước thải ra môi trường từ các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân mà không thuộc diện nước thải công nghiệp) trả theo hình thức hàng tháng, nhưng trên thực tế vẫn chưa triển khai rộng, có nơi đã thu phí nước thải sinh hoạt nhưng với mức phí rất thấp, dù quy định này đã có từ Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003.

Phí thoát nước (được tính bằng 10% giá nước) nhìn chung chỉ đủ đáp ứng 10

– 20% chi phí vận hành, bảo dưỡng mạng lưới thu gom nước thải, chưa kể đến chi phí vận hành trạm xử lý nước thải (nếu có) và các chi phí đầu tư quy đổi hằng năm (khấu hao). Cần có hướng nghiên cứu áp dụng khung giá nước thải mới, hướng tới bù đắp đủ chi phí vận hành của hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

Nếu được thực thi một cách có hiệu quả, sau một thời gian các quy định nói trên sẽ tạo ra cơ chế khuyến khích đầu tư vào các công cụ sạch hơn. Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn. Cần sửa đổi, ban hành phí xả nước thải của theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; phí xả nước thải phải bằng hoặc lớn hơn chi phí xử lý ô nhiễm và có cơ chế thực thi việc thu phí cũng như xử phạt khi không nộp phí.

- Cần có kế hoạch phát triển dân số tại khu vực đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là vùng nông thôn. Bởi thực tế đã chứng minh, khi một tiểu vùng, một khu vực hay cả một quốc gia dân số ngày càng đông thì thách thức về nước càng trở nên nghiêm trọng mà theo sau đó là tình trạng suy giảm chất lượng nước. Một khi chất lượng nước được bảo đảm, sự khan hiếm nước có thể được quản lý một cách hiệu quả hơn. Vì thế, cần giải pháp quản lý sự tăng trưởng ngay từ đầu để hạn chế những rủi ro do áp lực dân số gây ra.

- Cần chỉnh sửa lại, có tính toán dựa trên trở ngại mà chính sách “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” được Chính Phủ phê duyệt đề án vào năm 2009 đã gặp phải gồm:

Thiếu cách tiếp cận phù hợp: Hiện nay, các quy định thường đặt ra yêu cầu quá cao, buộc giảm thiểu ngay hoặc giải quyết dứt điểm ô nhiễm tại các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy điều này đã không hiệu quả.

Lợi ích chính sách chưa rò ràng. Chưa có cơ chế khuyến khích để các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, chư có sự khác nhau giữa chính sách, giữa doanh nghiệp thực hiện và không thực hiện, giữa giá phải trả nếu không thực hiện. Do đó, chưa tạo ra lợi ích làm đọng lực thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới sản xuất sạch hơn.

Quản lý môi trường ở nước ta chủ yếu vẫn theo cách tiếp cận quản lý cuối đường ống. Các tiêu chuẩn, quy định quản lý chủ yếu để phục vụ cho kiểm soát đầu ra cuối cùng, kiểm tra và xử phạt cũng chỉ căn cứ kết quả đầu cuối. Chính vì vậy, lựa chọn của doanh nghiệp thường nghiêng về xử lý cuối đường ống nhằm đối phó với chính sách hiện tại.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

3.2.4. Công tác cải tiến quản lý nguồn nước ngầm, nước mặt, đảm bảo quyền sử dụng nước và giảm thiểu xu hướng khai thác nước quá mức

- Công tác quản lý, quy hoạch

+ Quản lý chặt chẽ việc cấp phép khai thác nước và giám sát chất lượng nước.

+ Cần có quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các hoạt động thăm dò, khai thác nước ngầm, kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác nước bừa bãi. Cấp lưu vực là cấp tốt nhất để giải quyết vấn đề tiếp cận nguồn nước cho các nhu cầu có tính cạnh tranh. Quy hoạch lưu vực sông có thể là một biện pháp tổng hợp rất hữu ích cho công tác quản lý nước, vì có thể xóa bỏ ranh giới hành chính giữa các cấp chính quyền và ngành.

+ Cần có chính sách bảo vệ lưu vực các dòng sông, giảm thiểu hiện tượng nhiễm mặn đồng bằng, thiếu nước mùa khô, trong đó đặc biệt quan tâm đến hợp tác quốc tế trong quản lý lưu vực sông Hồng. Đối với sông tạo nên hệ thống sông Hồng, cần có sự phối hợp điều hành nước của các hồ chứa thủy lợi và thủy điện.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển tầm chiến lược cho ngành cấp nước đô thị,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022