An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 12

trong đó đặt ra các mục tiêu rò ràng để giảm nước thất thoát và cung cấp các cơ sở hạ tầng mới cho ngành.

+ Xây dựng một kế hoạch cải cách và cung cấp tài chính dài hạn cho việc khai thác nguồn nước.

+ Nước và cung cấp dịch vụ nước để giải quyết các vấn đề như bền vững tài chính; các yêu cầu hiện đại hóa và định hướng dịch vụ; nâng cao hiệu quả sử dụng nước; các chỉ tiêu chất lượng nước và môi trường. Kiến nghị giải pháp lên Quốc hội xem xét tăng mức chi sự nghiệp môi trường lên trên mức 2% tổng chi ngân sách hàng năm nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường nói chung, môi trường nước nói riêng trong tình hình mới (chi ngân sách thường xuyên hiện nay là 1%).

+ Phí dịch vụ nước cần được chỉnh sửa để dần dần phản ánh đúng chi phí kinh tế phải bỏ ra cho việc cấp nước, việc vận hành, duy tu bảo dưỡng và các đầu tư sau này nhằm nâng cao dịch vụ cấp nước, chất lượng nước và đảm bảo tính hiệu quả, bền vững hệ thống. Giá bán nước sạch cần tính đến đặc điểm từng nguồn nước, điều kiện kinh tê – xã hội từng vùng, từng địa phương, từng khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trong khu giá nước do Bộ Tài chính ban hành bảo đảm người dân có thể chi trả.

+ Khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân có khả năng cung cấp dịch vụ hiệu quả tham gia lĩnh vực cấp nước để nước sạch đưa về tới từng hộ gia đình. Nhưng do các dịch vụ này có tính chất độc quyền tự nhiên nên vẫn cần khu vực nhà nước điều tiết một cách thận trọng, tránh tình trạng doanh nghiệp tư nhân cung cấp nước sạch sẽ độc quyền và tự ý điều chỉnh nâng mức giá.

- Về sử dụng tiết kiệm nước

+ Đối với một số lưu vực sông gặp khó khăn về tài nguyên nước: Cần xây dựng mục tiêu sử dụng nước tiết kiệm trong tất cả các đối tượng sử dụng nước nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, dịch vụ... sao cho có hiệu quả hơn. Cần có sự chung tay tiết kiệm của từng cá nhân đối với nước sinh hoạt.

+ Đối với việc tiết kiệm nước trong nông nghiệp: Kinh nghiệm chỉ đạo của

Cục Quản lý Tưới tiêu và Cấp nước nông thôn ở Trung Quốc về tiết kiệm nước được báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về Tưới tiêu lần thứ 19 ở Bắc Kinh năm 2005 cho thấy: Trong chương trình hoàn chỉnh và hiện đại hóa các hệ thống thủy nông ở Trung Quốc đã tăng thêm được 6,67 triệu ha được tưới và tiết kiệm hàng năm được 20 tỷ m3 nước. Ở Việt Nam nếu cũng thực hiện chương trình này như Trung Quốc thì chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao thêm được diện tích tưới tiêu và tiết kiệm được rất nhiều nước.

+ Về việc miễn giảm thủy lợi phí cần cân nhắc và có các giải pháp để sao hạn chế được việc xuống cấp của các hệ thống thủy nông và lãng phí nước trong tưới tiêu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

+ Các ngành sử dụng nước khác nhau cũng cần có chương trình sử dụng nước tiết kiệm. Riêng đối với Thủy điện thì cần có quy trình vận hành hợp lý để vừa đảm bảo yêu cầu ngành điện và phục vụ các yêu cầu sử dụng nước ở hạ lưu cũng như duy trì dòng chảy sinh thái, tránh tình trạng mùa mưa thì xả, mùa khô thì giữ nước.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ

An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 12

Hiện nay, các chương trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn chậm, thiếu những công nghệ cấp nước với giá phù hợp cho những vùng sâu, vùng nghèo. Bởi hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ về nguồn nước nói riêng và môi trường nói chung vẫn còn dàn trải, chưa được đầu tư đúng mức, trang thiết bị tại các cơ sở nghiên cứu còn lạc hậu cùng với tình trạng chảy máu chất xám…đã góp phần cho tình trạng số lượng các sáng chế, công trình khoa học về nguồn nước, xử lý nước sạch quy mô cấp quốc gia chưa nhiều, tầm quốc tế lại là số ít. Hiện vẫn chưa có doanh nghiệp cung cấp công nghệ xử lý nước thải, kiểm soát chất thải ngang tầm khu vực và thế giới. Nên các doanh nghiệp có hoạt động xả thải sẽ phải tính toán đến chi phí nhập khẩu thiết bị, máy móc, công nghệ xử lý.

Giải pháp đề ra là phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao trong các đơn vị nghiên cứu trên cả nước và đầu tư trọng tâm, nhân rộng công nghệ mang tính ứng dụng cao nhưng chi phí có thể tiếp cận được.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu dây chuyền xử lý nước thải tại các nhà máy…Bên cạnh đó, cần có định hướng công nghệ rò ràng, cụ thể, dễ áp dụng cho các loại hình xử lý chất thải làng nghề, nước thải, rác sinh hoạt và phế thải nông nghiệp, chăn nuôi… với chi phí thấp và khuyến khích áp dụng.

3.2.5. Bảo đảm tính cộng đồng và tính công bằng trong quản lý sử dụng nước

Thực trạng tiếp cận nước sạch cho thấy những khó khăn (địa lý, tài chính, nhận thức) trong việc thực hiện quyền tiếp cận nước sạch, tính không bền vững và thiếu hiệu quả trong hệ thống cấp nước, sự thiếu công bằng rò rệt trong khả năng tiếp cận nước sạch. Cần kết hợp nhiều nỗ lực để nâng cao tiêu chuẩn của các công trình nước sạch, mở rộng mạng lưới tuyên truyền, nâng cao nhận thức sức khỏe môi trường, thay đổi nhận thức, hành vi trong quản lý và sử dụng nước, nhất là ở các cộng đồng nông thôn. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng quản lý tài nguyên nước tổng hợp là cơ hội để cộng đồng tham gia cùng thực hiện quyền, cũng như việc lập kế hoạch và thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch các Chương trình cần cho sự tham gia đầy đủ của người dân với tư cách vừa là người thực hiện, vừa là người được thụ hưởng kết quả từ các Chương trình này.

Hầu hết các tỉnh và các ngành không xây dựng kế hoạch truyền thông tổng thể về nước sạch. Tần suất các hoạt động truyền thông không đều và chưa thường xuyên phần lớn hoạt động tập trung vào dịp Tuần lễ Quốc gia nước sạch, thời gian còn lại triển khai phân tán, thiếu hệ thống, chủ yếu do các ngành, các hội, các dự án thực hiện tại địa bàn xây dựng công trình cấp nước tập trung… Tỷ lệ phân bổ ngân sách cho truyền chỉ chiếm từ 1,4% đến 3% tổng ngân sách hàng năm của Chương trình phân bổ cho mỗi tỉnh. Hầu hết các đoàn thể ở cấp tỉnh trở xuống không được cấp kinh phí trực tiếp thực hiện các hoạt động truyền thông…

- Cần phải nâng kinh phí hoạt động đầu tư cho truyền thông và số lượng các hoạt động tuyên truyền ở các cấp để hướng tới thay đổi hành vi cộng đồng. Người dân phải được giáo dục nâng cao ý thức về việc sử dụng và bảo quản tài nguyên nước. Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nước, tạo cơ chế và điều kiện để người dân hỗ trợ giám sát, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi

gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước. Hướng dẫn người dân các biện pháp sử dụng nước an toàn, sử dụng các nguồn nước thay thế (nước mưa, nước bề mặt).

- Qua tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sức khỏe môi trường cho người dân nhằm đảm bảo sự thay đổi hành vi phù hợp với các nguồn cấp nước. Trong đó, chú trọng đến các biện pháp đa dạng hóa các phương thức truyền thông môi trường, đặc biệt là công tác phát động các cuộc thi tìm hiểu về nước mà có nhiều chương trình đã thành công, có sức lan tỏa trước đây như cuộc thi về “Dòng sông quê hương” (2009); “Môi trường và phát triển” (2007 – 2008) 3.…

Đa dạng hóa các hình thức tham gia của cộng đồng, bởi vai trò của cộng đồng rất quan trọng, thể hiện ở khía cạnh: phát hiện sự cố môi trường, phát hiện và đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra tại địa phương, cơ sở. Phát động phong trào tình nguyện bảo vệ môi trường trong thanh niên, học sinh, sinh viên và các thành phần khác trong xã hội.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực: thu gom, vận chuyển rác thải, cơ sở xử lý rác thải; thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại; xử lý nước thải sinh hoạt tập trung…

- Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trường.

- Phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí, kết hợp truyền thông trực tiếp và truyền thông đại chúng theo hướng sáng tạo về cách tiếp cận đối tượng, sáng tạo về cách triển khai và huy động được sự cùng tham gia của các bên liên quan.

Việc huy động lực lượng cộng đồng bảo vệ môi trường sẽ tạo thành công chính cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường nói chung cũng như tài nguyên nước nói riêng. Đây cũng là hoạt động thực hiện quan điểm lấy dân làm gốc theo chỉ thị 36/CT-BCT (năm 1998) và gần hơn là Nghị quyết số 41/NQ-TW (năm 2001) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã xác định bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người. Đây

cũng là một trong năm nguyên tắc bảo vệ môi trường được Luật bảo vệ môi trường, 2005 đưa ra tại Điều 4 rằng bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

3.2.6. Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành

- Bảo vệ nguồn nước trong ngành công nghiệp và năng lượng

Vấn đề bảo vệ môi trường nước trong ngành công nghiệp là bảo đảm kiểm soát phân bố công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm công nghiệp theo đặc thù ô nhiễm và thực hiện sản xuất sạch hơn. Cụ thể là vấn đề kiểm soát đầu vào công nghiệp, tạo cơ hội cho sản xuất sạch hơn phát huy hiệu quả. Cần giảm thiểu số lượng xả thải vào môi trường mà chưa qua xử lý.

- Bảo vệ nguồn nước trong ngành xây dựng

Lồng ghép các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước trong quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn. Xây dựng các chế tài nhằm kiểm soát chặt vấn đề xả thải tại các công trường xây dựng, các điểm thi công và trên các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng. Tăng cường mật độ cây xanh trong các đô thị, trồng thêm cây xanh trên các đường phố, mở rộng các công viên. Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có, xóa các điểm ngập úng cục bộ, thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.

- Bảo vệ nguồn nước trong ngành giao thông vận tải

Lồng ghép các vấn đề bảo vệ nguồn nước trong quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng về mặt môi trường nước của phương tiện giao thông vận tải đường thủy. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng xăng, dầu nhập khẩu, pha chế và sản xuất trong nước đảm bảo đúng tiêu chuẩn theo quy định, đặc biệt chú trọng tới hàm lượng chì trong xăng và hàm lượng sunfa trong dầu. Tăng cường quản lý nguồn thải dầu mỡ và sự cố tràn dầu trong hoạt động giao thông đường thủy.

- Bảo vệ nguồn nước trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. Cần quy hoạch phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư và xây dựng các hệ thống giết mổ tập trung.

Quản lý chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiêu hủy gia súc, gia cập bị dịch bệnh theo đúng yêu cầu quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đối với sản xuất nông nghiệp. Đây là lĩnh vực cần nhiều nước cho việc tưới tiêu, và xả thải trực tiếp không qua xử lý. Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật.

Đối với khai thác và nuôi trồng thủy sản. Cần có quy hoạch và phương thức nuôi trồng thủy sản hợp lý về mặt môi trường. Tránh các hoạt động khai thác và nuôi trồng làm ảnh hưởng đến môi trường nước tự nhiên tại các khu vực đặc thù.

- Bảo vệ nguồn nước trong ngành du lịch

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về môi trường du lịch. Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường trong hoạt động du lịch trên cơ sở quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch…

Tăng cường tuyên truyền quảng cáo bằng nhiều hình thức về bảo đảm chất lượng môi trường và tài nguyên di lịch là một trong những biện pháp quảng cáo xúc tiến du lịch hiệu quả nhất và bền vững nhất.

Tăng cường hợp tác liên ngành và hợp tác quốc tế về mọi mặt nói chung và bảo vệ môi trường nước trong du lịch nói riêng thông qua hoạt động hợp tác với các tổ chức về du lịch như Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội du lịch châu Âu (ETC)…hoặc các tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường như Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)…

KẾT LUẬN


Một tiến trình dài trong lịch sử từ Tuyên bố Stockholm 1972 đến nay, một điều có thể dễ dàng nhận ra là thế giới đang nỗ lực trong việc chung tay giải quyết các vấn đề môi trường và phát triển. Từ những nhận thức sơ khai ban đầu, con người đã phát triển nó qua các thời kỳ, điều đó được thể hiện rò qua các sự kiện lớn như RIO 92, RIO+10 và RIO + 20. Qua nội dung trao đổi tại các Hội nghị, đã thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân loại, cùng nhau tiến tới một xã hội theo đúng nghĩa phát triển bền vững, cùng nhau xóa đói giảm nghèo, cùng nhau giải quyết biến đổi khí hậu và cùng nhau phát triển…Tuy nhiên, thế giới với gần 8 tỷ người, với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ lớn, nhỏ, mức độ phát triển khác nhau thì để đạt được sự đồng thuận trong phát triển bền vững nói chung và bảo đảm an ninh nguồn nước nói riêng là điều vô cùng khó khăn, cần sự nỗ lực hơn nữa từ các quốc gia, đặc biệt là từ các nước phát triển để đưa ra hướng giải quyết trong tương lai.

Hội nghị Thượng đỉnh tại Jonhanesburg – Nam Phi, 2002, nước dã được xếp vị trí hàng đầu trong phát triển. Liên Hiệp quốc cũng đã lấy ngày 22-3 hàng năm là ngày quốc tế về nước để mọi người và các cơ quan chức năng nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước.

Việt Nam là quốc gia không còn giàu có về tài nguyên nước. Vấn đề nguồn nước cạn kiệt, giảm chất lượng, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, hạn hán, nước biển xâm nhập đồng bằng... ngày càng trở thành nguy cơ lớn đe dọa đối với nguồn nước sinh hoạt và nước sản xuất tại nhiều địa phương, khiến cho mỗi đe dọa an ninh nguồn nước được đặt lên hàng đầu.

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149km, đoạn chảy trên lãnh thổ Việt Nam có chiều dài là 519km và có chung 80km sông Hồng ở đường biên giới giữa hai quốc gia. Vùng đất hình thành quanh hạ lưu sông Hồng được gọi là vùng đồng bằng sông Hồng có tổng lượng sử dụng từ 130 – 150 tỷ m3/năm, như vậy là 50% diện tích sông Hồng nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Với ưu thế là quốc gia thượng nguồn, Trung Quốc đã tiến hành đắp đập giữ nước, thậm chí nắn dòng chảy của sông Hồng ở thượng nguồn. Nếu như thiếu nước, Việt Nam sẽ không thể phát triển

được, chưa kể đến việc sẽ phải nhượng bộ quốc gia trên thượng nguồn con sông về nhiều mặt để có nước. Giải pháp hợp tác quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng đặt ra rất quan trọng và cấp bách, Việt Nam cần chủ động và có biện pháp cụ thể hợp tác khai thác tài nguyên nước với Trung Quốc trên lưu vực sông, tiến tới xây dựng các hiệp định, quy chế quản lý, chia sẻ và bảo vệ tài nguyên nước.

Ngày 28/7/2010, Nghị quyết tuyên bố quyền tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường là quyền cơ bản con người, đứng độc lập với các quyền cơ bản khác được Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua. Nghị quyết thể hiện rằng tuyên bố quyền đối với nước uống, điều kiện vệ sinh sạch và an toàn là một quyền con người mà cần thiết cho việc thụ hưởng đầy đủ các quyền đối với cuộc sống. Nghị quyết thể hiện mối quan tâm sâu sắc rằng: 884 triệu người thiếu tiếp cận với nước uống an toàn; gần hai tỷ người sống trong các khu vực căng thẳng về nước; ba tỷ người không có nước dùng trong vòng một km từ ngôi nhà của họ; cứ tám giây có một trẻ em chết do bệnh truyền qua đường nước, trong khi có thể phòng ngừa được nếu được tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh đầy đủ. Để xu hướng này có sự thay đổi, việc công nhận quyền con người được tiếp cận nước sạch sẽ tạo tiền đề để Liên Hợp quốc hoạch định chính sách giải quyết các yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng nước trên thế giới và nhiệm vụ đặt ra đối với các quốc gia, tổ chức quốc tế cần có sự hợp tác trong đảm bảo an ninh nguồn nước và cần có sự giải thích rò hơn nội dung quyền tiếp cận nước sạch, nguyên tắc chung và nguyên tắc riêng áp dụng cho từng quốc gia.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí