uống phổ biến. Chính vì vậy, các vùng nông thôn với lịch sử, truyền thống và di sản ẩm thực riêng biệt rất phù hợp với sự phát triển thành công du lịch ẩm thực. Du lịch giúp duy trì di sản ẩm thực bằng việc khuyến khích cộng đồng địa phương bảo tồn di sản truyền thống, các kỹ năng và phong tục tập quán. Ẩm thực địa phương không chỉ là bản sắc vùng cần được lưu giữ mà là tiềm năng cần được phát huy cho trải nghiệm chân thực của điểm đến du lịch; các địa phương sản xuất đồ ăn thức uống là những không gian du lịch có thể được chuyển đổi trở thành “các không gian tiêu thụ”, gắn với sự phát triển bền vững của du lịch và môi trường sản xuất thực phẩm (Everett & Aitchison, 2008; Kim & Iwashita, 2016; Kim and Ellis, 2015; Broadway, 2017). Như vậy, nghiên cứu ẩm thực du lịch từ tiếp cận địa lý khám phá sự đa dạng hơn về chủ đề so với hai tiếp cận trên, mở rộng được hơn phạm vi nghiên cứu du lịch ẩm thực.
Luận án này sẽ áp dụng các lý thuyết chức năng trong nhân học để tìm hiểu tổng thể về ẩm thực Bến Tre, xem xét đặc trưng văn hóa, quan hệ xã hội của cư dân địa phương thể hiện qua các món ăn, đồ uống và cách ứng xử trong ăn uống. Bên cạnh đó, luận án cũng sẽ áp dụng tiếp cận nhân học văn hóa và tiếp cận địa lý học để tìm hiểu mối quan hệ giữa ẩm thực và điểm đến trong du lịch; vai trò của ẩm thực như là một thành tố văn hóa có giá trị, có thể khai thác vào hoạt động du lịch; cũng như mối quan hệ của ẩm thực du lịch với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và phát triển của cả vùng.
1.3. Địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Địa giới và không gian văn hoá
Theo Nguyễn Duy Oanh, Bến Tre nguyên là một sóc của người Khơ-me tên Sóc Tre (Srok Tréy hay Trây), từ thời Thuỷ Chân Lạp. Trong đó, Tréy có nghĩa là cá (Nguyễn Duy Oanh, 2017, tr.13). Cũng có giả thiết cho rằng Sóc Tre là vùng có nhiều tre, ghe thuyền ghé bến chở tre đi các nơi, từ đó mà thành danh: “Bến Tre ngày xưa người Khơ-me chiếm trước và gọi là Sóc Tre… vì trong xứ trên các giồng có tre mọc đầy. Sau đó người An Nam lập chợ buôn bán và gọi là chợ Bến Tre, tức bờ sông hay bến bằng tre” (Imp.L.Ménard, 1903).
Ngược dòng lịch sử, vào năm 1757 một phần vùng Bến Tre ngày nay (cù lao Bảo và cù lao Minh) được sáp nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định. “Vậy
là từ đây (1757), Bến Tre được sáp nhập vào bản đồ nước Nam, thuộc châu Định Vĩnh, dinh Long Hồ, phủ Gia Định” (Nguyễn Duy Oanh, 2017, tr.61).
Năm 1779, Bến Tre là tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định. “Năm 1779, vùng đất Bến Tre gồm cù lao Bảo, cù lao Minh có tên là Tổng Tân An, thuộc Châu Định Viễn, dinh Long Hồ, Phủ Gia Định. Năm 1780, dinh Long Hồ đổi tên là trấn Vĩnh Thanh” (Nguyễn Tấn Nghĩa, 2009, tr.11).
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Về Ẩm Thực Và Ẩm Thực Trong Du Lịch
- Một Số Nhận Xét Chung Về Tổng Quan Tài Liệu Liên Quan Đến Luận Án
- Mối Quan Hệ Giữa Văn Hoá Ẩm Thực Với Hoạt Động Du Lịch
- Ẩm Thực Của Người Việt Ở Bến Tre
- Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay - 9
- Đặc Điểm Nguyên Liệu Ẩm Thực Bến Tre
Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.
Năm 1808 đời Gia Long, Bến Tre là huyện Tân An, phủ Định Vĩnh, trấn Vĩnh Thanh. “Ngày 12 tháng Giêng năm Gia Long thứ 7, tức năm Mậu Thìn (1808), Gia Định trấn đổi thành Gia Định thành. Các dinh đổi thành trấn. Các huyện hay châu thăng thành phủ. Các tổng thăng thành huyện” (Nguyễn Duy Oanh, 2017, tr.65).
Năm 1823, huyện Tân An thăng thành phủ Hoằng An (thuộc trấn Vĩnh Thanh), tổng Tân Minh thăng thành huyện Tân Minh và tổng An Bảo thăng thành huyện Bảo An. Năm 1832, Nam Kỳ được chia thành 6 tỉnh, vùng đất Bến Tre là phủ Hoằng An nằm trong tỉnh Vĩnh Long, gồm 2 huyện Bảo An (cù lao Bảo), Tân Minh (cù lao Minh).
Năm 1884, phủ Hoằng Đạo thành phủ Hoằng Trị. Đất Bến Tre là phủ Hoằng An và phủ Hoằng Trị thuộc tỉnh Vĩnh Long. Năm 1852 hợp nhất 2 phủ, lấy tên chung là phủ Hoằng Trị, gồm 4 huyện: Tân Minh, Duy Minh, Bảo An và Bảo Hựu. Lúc này, cù lao An Hoá vẫn thuộc tỉnh Định Tường.
Năm 1867, sau khi chiếm Nam Kỳ xong, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 7 tỉnh với 24 sở tham biện, cù lao An Hoá nằm trong sở tham biện Kiến Hoà (lỵ, sở đóng tại Chợ Gạo) thuộc tỉnh Mỹ Tho. Cù lao Bảo và cù lao Minh thuộc sở tham biện Bến Tre. Tháng 12 năm 1867, sở tham biện Bến Tre chia làm 2 là sở tham biện Mỏ Cày và sở tham biện Bến Tre. Năm 1871, hai sở tham biện sáp nhập lại gọi là sở tham biện Bến Tre. Năm 1900, sở tham biện được gọi là tỉnh. Đơn vị hành chính tỉnh Bến Tre bắt đầu từ đó, gồm 2 cù lao Bảo và cù lao Minh có tất cả 21 tổng, còn cù lao An Hoá vẫn thuộc tỉnh Mỹ Tho gồm 2 tổng Hoà Quới và Hoà Thinh (Nguyễn Tấn Nghĩa, 2009, tr.11).
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ cắt cù lao An Hoá nhập vào tỉnh Bến Tre. Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn
tách cù lao An Hoá nhập lại về Mỹ Tho. Năm 1956, lại đổi tên tỉnh Bến Tre thành Kiến Hoà gồm cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hoá. Lúc này, phía cách mạng vẫn sử dụng tên tỉnh Bến Tre cho đến giải phóng và đến ngày nay.
Thành phố Bến Tre trực thuộc tỉnh Bến Tre nằm trên cù lao Bảo, chung với các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri. Thành phố có hình tam giác; Bắc và Đông giáp huyện Châu Thành; Nam giáp huyện Giồng Trôm; Tây giáp sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Mỏ Cày Bắc. Thành phố Bến Tre được thành lập theo Nghị quyết số 34/2009/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ; với tổng diện tích tự nhiên là 6.748,62 ha. Thành phố Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 85km, cách thành phố Mỹ Tho 15km, cách thành phố Cần Thơ 114km. Thành phố có Quốc lộ 60 đi qua nối với các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch dọc biển Đông, có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng, hình thành tuyến phòng thủ ven biển. Là một mắc xích quan trọng trong việc nối kết chuỗi các đô thị thành phố Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Vĩnh Long, thành phố Bến Tre có kinh tế phát triển nhất trong tỉnh. Các xí nghiệp may mặc, chế biến thực phẩm tập trung chủ yếu tại phường 8 và phường Phú Khương. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 14,92%. Trong cơ cấu kinh tế năm 2019 của tỉnh, thương mại - dịch vụ chiếm 62,71%, công nghiệp - xây dựng chiếm 33,88%, nông lâm thuỷ sản chiếm 3,41%.
Huyện Châu Thành, là huyện cửa ngõ của Bến Tre bao gồm phần đất nằm ở trên cù lao Bảo và đến cù lao An Hóa. Châu Thành có vị trí đặc trưng của một huyện ở vùng hạ lưu của miền đồng bằng châu thổ sông Cửu Long với cảnh quan cồn, bãi và sông rạch chằng chịt. Nhờ lượng lớn phù sa của ba dòng sông Tiền, Hàm Luông, Ba Lai bồi đắp nên đất đai ở Châu Thành rất màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để các loại cây phát triển tươi tốt quanh năm. Huyện có vị trí Bắc giáp sông Tiền và thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), Nam giáp thành phố Bến Tre, Đông giáp huyện Bình Đại, Tây giáp huyện Chợ Lách. Với diện tích 224,82 km2, dân số 175.893.000 người, Châu Thành là nơi xuất phát của các trục giao thông thuỷ bộ quan trọng. Từ huyện Châu Thành theo QL60 đi về phía Nam 8Km là đến Thành Phố Bến Tre; theo QL 60 và QL1 đi về phía Bắc 80Km là đến Thành phố Hồ Chí Minh. Châu Thành đã giữ một vị thế địa chính trị - kinh tế mà không
một huyện nào của Bến Tre có được. Vị thế này đã đem đến cho Châu Thành một lợi thế cạnh tranh về du lịch so với các địa phương khác trong tỉnh Bến Tre.
1.3.2. Thành phần dân tộc và phân bố dân cư
Vùng đất Bến Tre có người Khơ-me định cư khoảng từ thế kỷ V trước Công Nguyên. Qua nhiều biến cố lịch sử, các nhóm người Khơ-me bỏ đi nơi khác, Bến Tre dần vắng bóng người, trở nên hoang hoá (Nguyễn Chí Bền, 2015, tr.12). Đến thế kỷ XVII, cùng với các tỉnh trong khu vực, cư dân Bến Tre có nguồn gốc đa phần là cư dân vùng Ngũ Quảng chuyển cư bằng đường bộ và đường biển (Vũ Hồng Thanh chủ biên, 2020, tr.33).
Ở cù lao An Hoá, năm 1679, cùng với lưu dân người Việt là nhóm người Hoa của Dương Ngạn Địch (Vũ Hồng Thanh chủ biên, 2020, tr.33) và nhóm người Hoa di dân tự do tìm kế mưu sinh (Lư Hội, 2008). Theo thống kê dân số của Toà Hành chính tỉnh năm 1929, dân số Bến Tre là 315.500 người trong đó người Việt 309.00 người; người Minh Hương 1.500 người; người Tàu 5.000 người (Nguyễn Duy Oanh, 2009, tr.47). Như vậy, từ thời kỳ đó, dân Bến Tre đã chủ yếu là người Việt và người Hoa, có ít người Khơ-me sinh sống.
Dân số tỉnh Bến Tre năm 2019 là 1.288.463 người, có quy mô dân số lớn thứ 7 trong vùng ĐBSCL, chiếm 7,2% dân số vùng và 1,4% dân số cả nước. Mật độ dân số 533 người/km2 (mật độ dân số tại vùng ĐBSCL 440 người/km2). Số dân sinh sống ở vùng nông thôn chiếm 83% dân số cả tỉnh (UBND tỉnh Bến Tre, 2020, tr.3). Trong đó người Kinh 1,251,364 người chiếm tỷ lệ 99,9%; người Hoa
5.183 người, chiếm tỷ lệ 0,30%; người Khơ-me 773 người, chiếm tỷ lệ 0,04%; các dân tộc khác với tổng số là 188 người bao gồm: Tày 46 người, Thái 32 người, Mường 42 người; Nùng 22 người, Hmông 2 người, Ê đê 11 người, Bana 02 người, Ngái 01 người, Chăm 45 người, Cơ ho 01 người, Hrê 07 người, Raglai 07 người, Thổ 08, Xtiêng 05 người, Dao 03 người, Mạ 01, Chơro 02, Churu 02 người, Xơ Đăng 2 người, Châu Mạ 06 người, Chăm 53 người (Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre, 2018).
Dân tộc thiểu số ở Bến Tre thường là những người từ nơi khác theo vợ, theo chồng đến làm ăn, sinh sống, không ở thành vùng riêng mà sống đan xen cùng với người Việt. Người Việt và người Hoa ở Bến Tre phát triển theo xu
hướng hoà nhập vào đời sống của cộng đồng dân cư. Người Hoa từng bước được người Việt hoá một cách tự nguyện cả về phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá và đời sống kinh tế (Lư Hội, 2008).
Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành là hai địa phương có người dân tộc ít người sinh sống lớn nhất và nhì tỉnh. Thành phố Bến Tre có 1.729 người, trong đó theo dân tộc: Hoa: 1682 người; Khơ-me 31 người; Tày 7 người; Chăm 6 người; Nùng 3 người. Huyện Châu Thành có 1194 người dân tộc ít người sinh sống cụ thể như: Hoa 1012 người; Khơ-me 127 người, Tày 10 người; Chăm 15 người; Nùng 6 người; Mường 8 người; Thái 8 người, X’tiêng: 1 người; Êđê 5 người (Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre, 2018).
Địa giới và không gian văn hoá trên là những cơ sở quan trọng luận án tập trung vào lãnh thổ hành chính của tỉnh hiện nay để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc khai thác văn hoá ẩm thực trong phát triển du lịch ở Bến Tre. Dựa trên hệ thống nguồn lực thuộc không gian văn hoá tỉnh, cũng như thành phần dân cư, luận án tìm hiểu vai trò của người Việt trong công cuộc khai phá và sự ảnh hưởng của đặc điểm dân cư với việc hình thành văn hoá ẩm thực ở Bến Tre.
Tiểu kết chương 1
Du lịch là một ngành được quan tâm nghiên cứu rộng rãi trên thế giới, trong đó có sự hiện diện của các nghiên cứu nhân học về du lịch, du lịch ẩm thực. Trong khi đó, ở Việt Nam, du lịch chủ yếu được nghiên cứu theo tiếp cận kinh tế du lịch và địa lý du lịch nhằm đánh giá tài nguyên du lịch, thực trạng du lịch của cả nước, các vùng miền và địa phương, từ đó dự báo phát triển, đề xuất giải pháp để phát triển du lịch theo hướng bền vững. Ẩm thực cũng là một chủ đề được các nhà nhân học trên thế giới quan tâm từ khá sớm, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tập quán ăn uống, giá trị văn hóa của ẩm thực. Còn ở Việt Nam, các công trình về ẩm thực thường quan tâm giới thiệu ẩm thực, đặc trưng ẩm thực của của một số vùng miền, tộc người, trong đó có người Việt ở Nam Bộ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào quan tâm cụ thể đến tổng thể về ẩm thực và đặc trưng ẩm thực của người Việt ở tỉnh Bến Tre cũng như việc khai thác các giá trị văn hóa của ẩm thực trong hoạt động du lịch ở địa phương này.
Để nghiên cứu ẩm thực của người Việt và vai trò của ẩm thực trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre, đề tài áp dụng lý thuyết kinh điển của nhân học liên quan đến ẩm thực là thuyết chức năng, cùng với tiếp cận nhân học văn hóa và địa lý học. Với cơ sở lý thuyết và tiếp cận này, đề tài hướng tới xem xét đặc trưng văn hóa, quan hệ xã hội của cư dân địa phương thể hiện qua ẩm thực và tập quán ăn uống, cũng như vai trò của ẩm thực như là một thành tố văn hóa có giá trị, có thể khai thác vào hoạt động du lịch và phát triển của cả vùng.
Chương 2
ẨM THỰC NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH BẾN TRE
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa Bến Tre trong mối quan hệ với ẩm thực
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Bến Tre nằm ở cuối sông Cửu Long, tiếp giáp Biển Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 85km về phía Tây. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 2.360 km2 với bờ biển dài 65 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Phía Đông giáp với Biển Đông. Tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Bến Tre và 8 huyện (UBND Tỉnh Bến Tre, 2020, tr.2). Với vị trí địa lý như vậy, Bến Tre có lợi thế trong việc tiếp đón khách du lịch qua cửa ngõ từ sân bay Tân Sơn Nhất và các tỉnh lân cận. Đây cũng là cơ sở cho việc phát triển liên kết du lịch vùng.
Bến Tre cũng là địa bàn tập trung nhiều đầu mối giao thông thuận tiện như đường biển, đường sông, đường bộ. Nhờ đó, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá của người dân nơi đây sớm được thúc đẩy, như một nghiên cứu đã khẳng định: “Vị trí, điều kiện tự nhiên sẽ tạo ra cho người Bến Tre tư thế sẵn sàng mở cửa để đón nhận tinh hoa văn hoá của vùng, các địa phương khác” (Nguyễn Chí Bền, 2015, tr.17). Tuy nhiên, cũng giống như nhiều vùng đất ở Nam Bộ khác, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Bến Tre chi phối đến phương thức sống và tính cách của con người nơi đây. Nhà văn Trần Hiếu Minh khi nói về người dân Nam Bộ cho rằng: “Đây đã là sơn cùng thuỷ tận rồi. Đến đây chỉ có hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại đấu tranh để mà sống. Con người đến đây là con người liều, con người ngang tàng nghĩa khí” (dẫn theo Nguyễn Chí Bền, 2015, tr.17).
Bên cạnh vị trí địa lý, khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nguồn thực phẩm bởi khí hậu nóng hay lạnh, môi trường khô hay ẩm quyết định trực tiếp đến hệ động thực vật trong tự nhiên và cả việc con người có thể sản xuất thông qua nuôi trồng các nguồn nguyên liệu cho việc chế biến món ăn, đồ uống. Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa mưa nắng rõ rệt, nhiệt độ quanh năm ít thay đổi. Mỗi năm có hai mùa: mùa nắng và mùa mưa. Từ tháng
5 đến tháng 11 dương lịch, gió nồm từ hướng tây thổi lên đông bắc. Gió này đem hơi nước biển vào lục địa nên thường hay mưa nhưng ít khi có bão. Tháng 12 đến tháng 5, gió thổi từ hướng bắc xuống nam” (Nguyễn Duy Oanh, 2017, tr.25). Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26 - 27oC, độ ẩm trung bình 76 - 86%, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Tây - Tây Nam và gió mùa Đông - Đông Bắc. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Lượng mưa trung bình năm từ 1250 – 1500 mm. Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đây chính là yếu tố làm đa dạng các loại nguyên liệu thực phẩm dùng trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi Bến Tre cũng gặp những khó khăn. Vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa gây ra hạn mặn, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Về địa hình thổ nhưỡng, địa hình của tỉnh Bến Tre bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1 đến 2m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5m. Bến Tre sử dụng nước ngọt từ sông Tiền và sông Hậu nhưng do địa hình thấp so với mực nước biển trung bình nên nước sông dễ bị nhiễm mặn, có nhiều khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt. Trong đó, phần cao nhất thuộc khu vực huyện Chợ Lách và một phần huyện Châu Thành. Phần đất có độ cao trung bình, tập trung tại huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm. Phần đất trũng, phân bố ở Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Địa hình bờ biển của tỉnh Bến Tre chủ yếu là các bãi bồi rộng với thành phần chủ yếu là bùn hoặc cát. Khi thuỷ triều rút, các bãi bồi nổi lên và trải rộng ra biển hàng nghìn mét, tạo thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản. Bến Tre có 4 nhóm đất chính là đất cát, đất phù sa, đất phèn và đất mặn.
Trong đó, nhóm đất mặn chiếm diện tích lớn nhất trong các loại đất của tỉnh, 43,11%; nhóm đất phù sa chiếm 26,9%; nhóm đất phèn chiếm khoảng 6,74%; và nhóm đất cát, chủ yếu là loại đất giồng, chiếm diện tích thấp nhất 6,4% (UBND tỉnh Bến Tre, 2020, tr.10). Thổ nhưỡng, phù sa sông Cửu Long cấu tạo hai cù lao: Cù lao Bảo và Cù lao Minh, thành một vùng phì nhiêu nên Bến Tre cũng có diện tích trồng lúa khá lớn. Cây lương thực chính là lúa, hoa màu như khoai lang, ngô và các loại rau như vùng Thạnh Phú, Ba Tri. Mía được trồng nhiều tại các vùng đất phù sa ven sông rạch như Mỏ Cày, Giồng Trôm. Bến Tre có nhiều