rằng các nhà nhân học có xu hướng tự cho rằng mình là những nhà nghiên cứu điền dã gan dạ, dũng cảm nên không muốn bị dính líu gì với du khách. Hơn nữa, các nhà nhân học có thể cho rằng chủ đề này có thể tạo nên một lĩnh vực nghiên cứu phù phiếm về văn hóa (ăn chơi) mà họ muốn né tránh. Thứ ba, du lịch có thể được cho là một cái gì đó hiện đại, một phương thức sống chỉ gần đây mới có được sự hợp pháp hóa của nhân học. Sau hết, các nhà nhân học đơn giản là có thể không ý thức được mức độ và tác động của du lịch, đặc biệt tại những xã hội mà họ tiến hành nghiên cứu.
Nhưng ai cũng dễ dàng thấy rằng du lịch thực sự là một chủ đề thích đáng cho ngành nhân học. Bởi du lịch gắn liền với sự di chuyển, cho nên nó cũng gắn với sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa hay là tiểu văn hóa, một lĩnh vực quan tâm của nhân học – ngành vốn đi tìm hiểu về sự tiếp biến văn hóa. Năm 1979, Erik Cohen một nhà xã hội học, nhân học đã công bố nghiên cứu “The impact of tourism on the hill-tribes of northern Thailand”, mở đầu cho một loạt các nghiên cứu của ông về du lịch và các tộc người ở Thái Lan sau này. Những năm 1970 cũng xuất hiện một loạt các nghiên cứu nhân học về du lịch như De Kadt (1979),
Finney và Watson (1975), Knox và Suggs (1979). Các nghiên cứu ở thời kỳ này tập trung phân tích tác động du lịch đến các cộng đồng khác nhau, trong đó nhấn mạnh nhiều đến tác động tiêu cực như việc người dân địa phương thực sự không được hưởng lợi nhiều về mặt kinh tế từ du lịch trong khi diễn ra những sự đứt gãy về mặt văn hoá, những ảnh hưởng xấu về mặt môi trường.
Có lẽ sự thiết lập của Nhân học du lịch được khẳng định rõ ràng hơn với công trình của Valene Smith chủ biên “Hosts and guests: The anthropology of tourism” (Chủ nhà và khách: Nhân học du lịch) xuất bản lần đầu năm 1977 và tái bản lần 2 năm 1989. Đây được xem là công trình tiên phong của các nhà Nhân học Mỹ đối với nghiên cứu du lịch. Cuốn sách cung cấp cơ sở lý thuyết ban đầu và 12 ví dụ nghiên cứu về tác động của du lịch ở nhiều nơi trên thế giới, qua đó giúp người đọc hiểu bản chất của du lịch trong sự so sánh mang tính toàn cầu.
Sau này, ra đời một số công trình giới thiệu chung về phân ngành nhân học du lịch như: Nash (1981) “Tourism as an Anthropological Subject” nêu lên tầm quan trọng của việc nghiên cứu du lịch, khái niệm du lịch và du lịch trong xã hội loài người, nguyên nhân để con người đi du lịch và những hệ quả của du lịch
mang lại cũng như xem xét và đưa ra các lý thuyết sơ khai về du lịch; Peter Burns (1999) “An Introduction to Tourism and Anthropology” giới thiệu tới người đọc quá trình Nhân học quan tâm nghiên cứu du lịch, khách du lịch cũng như những ý tưởng chính, vấn đề chính trong nhân học du lịch.
Tổng quan các nghiên cứu nhân học du lịch, Stronza (2001), cho rằng từ trước đến nay các nghiên cứu của ngành thường chia làm hai chủ đề: một là tìm hiểu nguồn gốc của du lịch, hai là xem xét tác động của du lịch. Tuy nhiên, ngay cả khi kết hợp cùng nhau, hai tiếp cận này dường như chỉ cho một phân tích không hoàn chỉnh về du lịch. Bởi hầu hết các vấn đề nghiên cứu hướng đến việc tìm hiểu về nguồn gốc của du lịch thường có xu hướng tập trung vào du khách và đa số các nghiên cứu quan tâm đến tác động của du lịch thì lại tập trung vào người địa phương. Ngoài ra, nhân học du lịch chủ yếu quan tâm đến tác động của du lịch đến cộng đồng địa phương mà bỏ qua tác động của du lịch lên chính du khách. Câu hỏi du khách bị tác động như thế nào bởi những gì họ thấy, họ làm và trải nghiệm trong suốt cuộc hành trình vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Nhân học du lịch cũng chưa phát triển được các mô hình, khung phân tích về tác động của du lịch đối với cộng đồng địa phương. Lỗ hổng này nên được khoả lấp bằng cách nêu ra các câu hỏi mới trong các nghiên cứu nhân học du lịch khi xem xét đóng góp xã hội, kinh tế và môi trường của các loại hình du lịch hiện đại ngày nay.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
1.1.2.1. Các nghiên cứu về ẩm thực và ẩm thực trong du lịch
Ẩm thực, tập quán ăn uống của các tộc người, các vùng miền ở nước ta đã sớm được quan tâm nghiên cứu không chỉ bởi các nhà Dân tộc học/Nhân học mà còn do nhiều học giả từ các ngành khoa học xã hội nhân văn khác thực hiện. Ngay từ trong các tác phẩm như Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt Sử ký toàn thư, hay các tác phẩm của Hải Thượng Lãn Ông, nhiều món ăn, đồ uống của các dân tộc, vùng miền đã được nhắc tới. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là sau năm 1975, ngày càng có nhiều ấn phẩm giới thiệu chung về các món ăn truyền thống và nghệ thuật nấu món ăn của dân tộc Việt Nam (Thạch Lam 1968, Vũ Bằng 1990, Băng Sơn 1993…).
Có thể bạn quan tâm!
- Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay - 1
- Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay - 2
- Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Nghiên Cứu
- Một Số Nhận Xét Chung Về Tổng Quan Tài Liệu Liên Quan Đến Luận Án
- Mối Quan Hệ Giữa Văn Hoá Ẩm Thực Với Hoạt Động Du Lịch
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội Và Văn Hóa Bến Tre Trong Mối Quan Hệ Với Ẩm Thực
Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.
Hiện nay đã có nhiều sách và tài liệu nghiên cứu liên quan đến văn hóa ẩm thực như Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Các món ăn miền Bắc của Băng Sơn và
các tác giả khác (2006), Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Các món ăn miền Trung của Mai Khôi (2006), Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Các món ăn miền Nam của Mai Khôi và các tác giả khác (2009). Nguyễn Nhã (2009) qua công trình Bản sắc văn hóa ẩm thực Việt, cũng đề cập đến văn hóa ẩm thực Việt nói chung và ẩm thực các vùng miền nói riêng. Công trình Phong cách ăn Việt Nam của Từ Giấy (1996) lại tập trung xem xét cách thức ăn uống của người Việt theo góc độ y học và dinh dưỡng học. Nguyễn Quang Lê (2003) trong công trình Văn hóa ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam tìm hiểu các món ăn đồ uống và cách thức thể hiện văn hóa ẩm thực Việt trong các lễ hội truyền thống. Trần Ngọc Thêm (2004) trong công trình Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam và Vũ Ngọc Khánh (2002) với tác phẩm Văn hóa ẩm thực Việt Nam đều bàn luận về văn hóa ẩm thực theo các vùng miền.
Nhiều công trình đã sưu tầm và giới thiệu về ẩm thực Việt Nam, ẩm thực của các vùng, miền, chẳng hạn như tác giả Thượng Hồng (2003) với công trình Món ngon Sài Gòn; tác giả Xuân Huy với Văn hóa ẩm thực và món ăn Việt Nam (2004); Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở, trang phục, ẩm thực của các dân tộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Mai Khôi, Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Các món ăn Miền Nam (2001). Các công trình này không chỉ đề cập đến xuất xứ và nghệ thuật chế biến các món ăn mà còn nhấn mạnh cách thưởng thức món ăn của từng vùng miền khác nhau.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện các công trình có tính chuyên sâu dưới góc nhìn văn hoá của các nhà nghiên cứu văn hoá, dân tộc học, sử học như: Trần Quốc Vượng (2010) Văn hoá ẩm thực Việt Nam từ lý luận và thực tiễn; Ngô Đức Thịnh (2010) Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam; Nguyễn Thị Huế, Văn hóa ẩm thực Việt Nam (2012). Vương Xuân Tình (2004), Tập quán ăn uống của người Việt ở vùng Kinh Bắc; Trần Quốc Vượng (1997), Văn hoá ẩm thực trên nền cảnh môi trường sinh thái, nhân văn Việt Nam và ba miền Bắc Trung Nam… Trần Phỏng Diệu (2014), Văn hoá ẩm thực người Việt đồng bằng Sông Cửu Long (dự án) đã nghiên cứu về ẩm thực ĐBSCL – cái nhìn địa văn hoá, từ cơ cấu bữa ăn đến đặc tính văn hoá ẩm thực và ẩm thực ĐBSCL. Đề tài cung cấp một bức tranh tổng quan về ẩm thực của ĐBSCL nhưng chưa làm rõ được các yếu tố cấu thành văn hoá ẩm thực của vùng.
Ngoài ra, còn có các bài viết về ẩm thực như Nguyễn Chí Bền “Đặc sắc văn hóa từ các món ăn thảo dã của người Việt Nam ở Nam Bộ”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học “Bản sắc Việt Nam trong ăn uống” (1997). Cũng trong kỷ yếu này có bài “Thực chất và biến dạng của các món ăn Nam Bộ” của tác giả Sơn Nam và nhiều bài viết của các tác giả khác. Tác giả Trần Phỏng Diều (2014) với bài viết “Ẩm thực Đồng bằng sông Cửu Long - những thích nghi và biến đổi”…
Về mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch, những năm gần đây bắt đầu xuất hiện một số công trình, bài viết như: tác giả Như Hoa đã sưu tầm và biên soạn công trình Ẩm thực - Cẩm nang ẩm thực và du lịch Việt Nam; Hoàng Thị Như Huy (2008) Mối tương quan giữa du lịch và ẩm thực; Trần Thị Hoa (2011) Khai thác giá trị ẩm thực Việt Nam cho quảng bá du lịch… Trong số các bài viết mang tính sơ thảo bước đầu về mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch, đáng chú ý nhất là bài tạp chí của Vương Xuân Tình (2018), Phan Thị Thu Hiền (2016). Các bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan về định nghĩa, khái niệm du lịch ẩm thực, các hoạt động phát triển du lịch ẩm thực của các tổ chức quốc tế, của một số quốc gia trên thế giới và thực trạng du lịch ẩm thực ở Việt Nam hiện nay. Từ đó các tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp du lịch ẩm thực Việt Nam phát triển bền vững thời gian sắp tới.
Các nghiên cứu khoa học cấp Bộ cũng có đề cập đến hoạt động xúc tiến các món ăn tiêu biểu như công trình: Một số giải pháp xúc tiến các món ăn tiêu biểu của Việt Nam đối với thị trường khách du lịch Tây Âu do tác giả Lê Anh Tuấn và các cộng sự triển khai năm 2009, đã hệ thống hóa các món ăn tiêu biểu của Việt Nam và đề xuất các giải pháp để xúc tiến các món ăn đó hướng tới và thu hút khách từ thị trường khách Tây Âu; Đề tài Giải pháp phát triển văn hóa ẩm thực nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến với thủ đô Hà Nội của nhóm nghiên cứu thuộc ngành Xã hội học trường Đại học sư phạm Hà Nội, là công trình nghiên cứu khá công phu và có những đóng góp không nhỏ trong việc quảng bá, phát triển văn hóa ẩm thực của thủ đô Hà Nội nhằm thu hút khách du lịch quốc tế. Công trình Ẩm thực Hà Nội trong kinh doanh và phát triển du lịch của tác giả Mai Thị Thu, đã nghiên cứu về vai trò, tiềm năng du lịch của ẩm thực trong phát triển du lịch của Hà Nội đồng thời phân tích một hình thức du lịch mới của thủ đô - du lịch ẩm thực. Đề tài đã có những đóng góp trong việc phát triển du lịch Việt Nam nói chung và
phát triển du lịch Hà Nội nói riêng đặc biệt là việc phát triển văn hóa ẩm thực. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ giới hạn ở phạm vi Hà Nội, chưa khái quát làm nổi bật những giá trị của văn hóa ẩm thực Việt nói chung.
Lê Anh Tuấn (2016) với đề án “Nghiên cứu giá trị văn hoá ẩm thực Việt phục vụ phát triển du lịch” đã tiếp cận theo hướng: Hệ thống hóa các giá trị văn hóa ẩm thực Việt; Coi văn hóa ẩm thực Việt là một thành tố của sản phẩm du lịch và sử dụng các giá trị văn hóa ẩm thực Việt để khai thác như một yếu tố hấp dẫn, thu hút khách đi du lịch; Coi giá trị văn hóa ẩm thực Việt là tài nguyên du lịch từ đó khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực để phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Trên cơ sở lý luận và phân tích, soi chiếu thực tiễn, đề tài đã đưa ra định hướng khai thác, phát huy các giá trị của văn hóa ẩm thực Việt, đề xuất 13 giải pháp cụ thể để tăng cường khai thác và phát huy hiệu quả các giá trị của văn hóa ẩm thực Việt trong phát triển du lịch và những kiến nghị và đề xuất đối với các chủ thể liên quan.
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu mang tính học thuật bao gồm những chuyên đề nghiên cứu hoặc các khoá luận, luận văn tốt nghiệp nghiên cứu ở dạng khái quát về văn hoá ẩm thực, văn hoá ẩm thực với hoạt động du lịch như đề tài: Văn hóa ẩm thực truyền thống với hoạt động du lịch ở Hà Nội của tác giả Nguyễn Việt Hà (2008) đã đề cập đến các giá trị văn hóa ẩm thực của Hà Nội và việc khai thác giá trị đó để phát triển du lịch. Mạc Thị Mận (2012) “Phát huy văn hoá ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển du lịch”; Phan Vũ Diệu Bình (2014) “Phát triển ẩm thực Phật Giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế”; Nguyễn Kim Ngọc Diệp (2017) “Khai thác văn hoá ẩm thực địa phương trong các khách sạn 4 sao tại Nghệ An; Lê Thị Vân (2018) “Ẩm thực truyền thống Hạ Long phục vụ khách du lịch”…
Hội thảo khoa học quốc tế “Ẩm thực Cung đình và Dân gian Huế kết hợp với du lịch” trong Festival Huế 2016 do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức như một thông điệp khẩn cấp về việc bảo tồn Ẩm thực Cung đình Huế, một ẩm thực cung đình duy nhất của Việt Nam còn để lại trong chính sử, sách điển chế và còn sót những chứng nhân có cơ hội sưu tầm cách chế biến cùng nguồn gốc cụ thể. Đây còn là thông điệp về phát triển ẩm thực dân gian vô cùng
độc đáo do yếu tố lịch sử, địa lý gần như độc nhất vô nhị ở Việt Nam, giao lưu với văn hóa ẩm thực Việt, Chăm, Hoa và các nước ASEAN, có triển vọng phát triển ngành du lịch Việt Nam cũng như quảng bá văn hoá Ẩm thực Việt với bạn bè thế giới.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về du lịch
Ngành Du lịch Việt Nam ra đời từ năm 1960, nhưng phải từ khi đất nước mở cửa và hội nhập, hoạt động du lịch mới bắt đầu vận hành rõ nét. Kể từ thập niên 1990 đến nay đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu của các ngành du lịch, kinh tế, văn hoá về phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch hay khai thác các giá trị văn hoá – lịch sử cho phát triển du lịch trên cả nước và ở cả từng vùng, từng địa phương. Cụ thể, tác giả Nguyễn Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1998) đã tổng quan cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch, khái quát hoá sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam và giới thiệu vùng du lịch Việt Nam. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007) khái quát về lịch sử và phương pháp nghiên cứu, định nghĩa, vai trò, phân loại các tiêu chuẩn, định mức đánh giá tài nguyên, tác động của du lịch đến 3 loại tài nguyên, các định hướng quản lý quyền sử dụng và quyền sở hữu, tạo mới và bảo vệ tài nguyên. Trương Quang Hải (2015) nghiên cứu giá trị của một số di sản thiên nhiên nổi bật cho phát triển du lịch, thế mạnh tài nguyên nhân văn của Tây Nguyên, cách khai thác các giá trị đó phục vụ cho phát triển du lịch bền vững.
Các công trình nghiên cứu về phát triển văn hoá – xã hội hiện nay như: Hội Khoa học lịch sử (2015), Hồ Bá Thâm (2012), Trần Thị Kim Xuyến (2010), Nguyễn Quý Thanh (2016) lại đề cao việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hoá khai thác các giá trị văn hoá – lịch sử để phát triển du lịch và bảo tồn những giá trị văn hoá – lịch sử trong quá trình khai thác phát triển du lịch.
Phạm Trung Lương và các cộng sự (2002), “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” (đề tài cấp Nhà nước), trên cơ sở phân tích thực trạng du lịch Việt Nam, đã đưa ra các giải pháp cho phát triển du lịch bền vững dựa vào ba yếu tố là môi trường, kinh tế và xã hội nhằm góp phần tôn tạo, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch, phát triển cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015) với đề án “Phát triển sản phẩm du
lịch đặc thù vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long” đã khảo sát thực trạng về nguồn tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch và thực trạng hoạt động du lịch tại ĐBSCL. Qua kết quả phân tích, đề án kết luận yếu tố làm cho du lịch ĐBSCL khác biệt với các vùng khác trong nước đó là “Thế giới sông nước Mê Kông”, những giá trị cần được khai thác để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù bao gồm: 1) Giá trị cảnh quan sông nuớc gắn với đời sống sinh hoạt truyền thống và sinh kế của cộng đồng vùng hạ lưu sông Mê Kông; 2) Giá trị hệ sinh thái đất ngập nước vùng hạ lưu sông Mê Kông và 3) Giá trị văn hóa truyền thống và tâm linh. Từ những giá trị lợi thế riêng có của vùng ĐBSCL, đề án đã đề xuất các loại hình sản phẩm đặc thù bao gồm 02 loại: 1) Sản phẩm đặc thù của vùng (cấp Quốc gia): du lịch sông nước, du lịch sinh thái và tìm hiểu di sản văn hóa; và 2) Sản phẩm đặc thù nội vùng (cấp vùng): nghỉ dưỡng biển, tham quan và trải nghiệm Vàm cỏ.
Đào Duy Huân (2015) “Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch TP. Cần Thơ” đã áp dụng mô hình lý thuyết “5 áp lực cạnh tranh” của Porter vào đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch TP. Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh so sánh năng lực cạnh tranh du lịch TP. Cần Thơ với các tỉnh An Giang, Tiền Giang và Bến Tre.
Ngoài ra, có thể kể đến công trình của Trần Văn Thông (2002) đã làm rõ những vấn đề lý luận và giới thiệu bức tranh chung về quản lý và phát triển du lịch Việt Nam. Các nghiên cứu của Bùi Thị Hải Yến (2012) “Về du lịch cộng đồng”; Phan Huy Xu - Võ Văn Thanh (2016) “Bàn về văn hoá du lịch Việt Nam”; Phan Huy Xu - Võ Văn Thanh (2018) “Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn”, “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam” Nguyễn Anh Tuấn (2003)… đã phân tích cơ sở lý luận cho phát triển du lịch, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hiệu quả kinh tế - xã hội cho du lịch phát triển.
Ngoài những công trình mang tính lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch nói trên, trong những năm qua, đã có nhiều luận án viết về du lịch của các vùng và các địa phương. Có thể kể đến như Nguyễn Duy Mậu (2011) “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”; Đinh Kiệm (2012) “Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng duyên hải cực nam Trung Bộ đến năm 2020”; La Nữ Ánh Vân (2012) “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững”, Nguyễn Hoàng Phương (2017) “Phát
triển du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế”…
Trong nhiều năm qua, cũng đã có khá nhiều hội thảo khoa học chuyên ngành bàn về lĩnh vực này, tiêu biểu như: Hội thảo quốc tế “Các loại hình du lịch hiện đại” do trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Du lịch tổ chức; Hội thảo quốc gia “Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch 4.0” do trường Đại học Hoa Sen tổ chức; Hội thảo quốc gia “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0” do Hiệp hội du lịch Việt Nam phối hợp với Đại học Khánh Hòa tổ chức; Hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch bền vững - Vai trò của nhà quản lý, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo” do đại học Kinh tế quốc dân tổ chức… Các cuộc hội thảo này đã tập hợp được nhiều bài viết của các chuyên gia đến từ các nước, các nhà nghiên cứu Việt Nam xoay quanh vấn đề đánh giá thực trạng du lịch Việt Nam và đưa ra các loại hình du lịch, vai trò của nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trong phát triển du lịch bền vững cũng như đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động mới.
Trong khi du lịch được các ngành kinh tế, du lịch và nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn nghiên cứu như vậy, nghiên cứu về du lịch của Nhân học ở Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Mặc dù biến đổi kinh tế, văn hoá – xã hội ở các tộc người thiểu số (TNTS) là một chủ đề lớn của ngành nhưng khi nghiên cứu, các nhà nhân học/dân tộc học Việt Nam mới chỉ đề cập, xem xét tiềm năng của một số thành tố văn hoá tộc người đối với phát triển du lịch (Trần Thị Mai Lan, 2011; Trần Hữu Sơn, 2015). Về tác động của du lịch tới TNTS, mới có vài bài viết nhỏ của một số nhà nghiên cứu lâu năm bàn luận về ảnh hưởng của du lịch tới thiết chế xã hội truyền thống của người Hmông (Trần Hữu Sơn, 2006) hay du lịch và bảo tổn văn hoá dân tộc (Trần Hồng Liên, 2014). Về phát triển mô hình du lịch sinh thái dựa trên cộng đồng, đã có một nghiên cứu theo tiếp cận địa lý và liên ngành được thực hiện tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Phạm Thị Cẩm Vân, 2019). Gần đây, du lịch cộng đồng ở các TNTS bắt đầu được quan tâm nên xuất hiện một số bài tạp chí bàn luận về mô hình phát triển ở một số địa phương (Nguyễn Công Thảo, 2019; 2020).
Có thể xem các nghiên cứu của Allan (2011), Achariya Choowongler (2015) tại một số bản du lịch của người Thái, thị trấn Mai Châu, Hoà Bình và nghiên cứu của Dương Bích Hạnh (2006) về các cô gái Hmông bán hàng thổ