Âm chuẩn, tiết tấu trong đào tạo Violon ở Việt Nam - 1


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM


NGUYỄN VĂN MINH


ÂM CHUẨN, TIẾT TẤU

TRONG ĐÀO TẠO VIOLON Ở VIỆT NAM


LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


HÀ NỘI, NĂM 2017

Âm chuẩn, tiết tấu trong đào tạo Violon ở Việt Nam - 1


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM


NGUYỄN VĂN MINH


ÂM CHUẨN, TIẾT TẤU

TRONG ĐÀO TẠO VIOLON Ở VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC MÃ SỐ: 62 21 02 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.NSND NGÔ VĂN THÀNH


HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Nguyễn Văn Minh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18

1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận 18

1.2. Violon và những vấn đề về xác định âm chuẩn 35

1.3. Đặc trưng và quá trình phát triển của tiết tấu 48

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 65

CHƯƠNG 2. GIẢNG DẠY VIOLON VÀ VẤN ĐỀ ÂM CHUẨN, TIẾT TẤU..66 2.1. Thực trạng dạy - học Violon ở Việt Nam 66

2.2. Thực trạng về âm chuẩn, tiết tấu trong đào tạo Violon hiện nay 89

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 100

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY ÂM CHUẨN, TIẾT TẤU TRONG ĐÀO TẠO VIOLON 101

3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy âm chuẩn, tiết tấu trong đào tạo Violon hiện nay 101

3.2. Một số nhóm giải pháp cụ thể 109

3.3. Thực nghiệm giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy âm chuẩn, tiết tấu của đề tài 135

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 144

KẾT LUẬN 145

KHUYẾN NGHỊ 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 159

PHỤ LỤC 160

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ÂN CĐ CNTT

GS

Âm nhạc Cao đẳng

Công nghệ thông tin Giáo sư

ĐHQG Đại học Quốc gia

KHXH

NCS

TS TSKH

Khoa học xã hội Nghiên cứu sinh Tiến sĩ

Tiến sĩ khoa học

VHDL Văn hóa du lịch

VHDT Văn hóa dân tộc

VHNT Văn hóa Nghệ thuật

VHTT & DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch VHTT Văn hóa thông tin

Nxb Nhà xuất bản

Tp Thành phố

tr. Trang


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Phân biệt đặt trưng trường độ, cường độ, tốc độ, nhịp điệu Bảng 2.2: Kết quả học tập của học sinh chuyên ngành Violon tại Học

viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Bảng 2.3: Kết quả học tập của học sinh chuyên ngành Violon tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội

Bảng 3.4: Tiếp nhận và cảm thụ âm thanh có tính nhạc Bảng 3.5: Cơ chế của hệ thống thính giác trung tâm Bảng 3.6: Cơ chế chuyển hưng phấn thành cảm giác Bảng 3.7: Quy trình rèn luyện động tác

Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa tư duy kinh nghiệm và tư duy khoa học Bảng 3.9: Tiêu chí trong xác định nhận biết âm chuẩn

Bảng 3.10: Tiêu chí trong xác định nhận biết về tiết tấu




DANH MỤC HÌNH MINH HỌA


Hình 3.1: Cấu tạo của tai

Hình 3.2: Tập thể dục theo tiết tấu, nhịp Hình 3.3: Hình tượng tiết tấu

Hình 3.4: Máy đập nhịp cơ, đập nhịp điện tử Hình 3.5: Cách tập cầm cây vĩ

Hình 3.6: Tư thế cặp đàn phía trước và phía sau Hình 3.7: Tư thế tay trái và các vị trí ngón bấm


DANH MỤC CÁC VÍ DỤ ÂM NHẠC


Ví dụ 1.1: Adagio - Violin Sonata No.1 in G minor, BWV 1001

Ví dụ 1.2: Allemanda - Violin Partita No.1 in B minor, BWV 1002

Ví dụ 1.3: Fuga - Violin Sonata No.2 in A minor, BWV 1003

Ví dụ 1.4: Allemanda - Violin Partita No.2 in D minor, BWV 1004

Ví dụ 1.5: Adagio - Violin Sonata No.3 in C major, BWV 1005 Ví dụ 1.6: Preludio - Violin Partita No.3 in E major, BWV 1006 Ví dụ 1.7: Violin Concerto số 2, Op. 22 của Wieniawki

Ví dụ 1.8: Polonaise de Concerto của Wieniawki

Ví dụ 1.9: TZIGANE - Rapsodie de Concert của MAURICE RAVEL

Ví dụ 3.10: Gam và Gam rải (74, tr. 3,6)

Ví dụ 3.11: Gam hai nốt (74, tr.24)

Ví dụ 3.12 : Bài tập rèn luyện tiết tấu đơn giản


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Violon là một nhạc cụ có lịch sử lâu đời và phổ cập ở nhiều quốc gia, có vị trí quan trọng trong nền âm nhạc hàn lâm trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực độc tấu và hòa tấu giao hưởng, thính phòng. Violon được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20, cùng với nhiều nhạc cụ giao hưởng phương Tây khác và nhạc cụ này ngày càng trở nên quen thuộc và phổ biến trong đời sống âm nhạc xã hội nước ta. Ngay từ những ngày đầu thành lập (năm 1956) Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) đã đưa Violon vào chương trình giảng dạy, đào tạo chính quy.

Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, cách đây mấy chục năm, chúng ta đã từng có một nền âm nhạc phát triển, đó là sự kết hợp của những loại hình âm nhạc như nhạc kịch, giao hưởng, hợp xướng cùng với khí chất, sắc thái riêng của âm nhạc dân tộc đã tạo nên bức tranh âm nhạc sinh động với những tác giả - tác phẩm tiêu biểu. Về nghệ thuật biểu diễn, chúng ta cũng đã có những nghệ sĩ tài danh như Tạ Bôn, Bích Ngọc, Ngô Văn Thành, Bùi Công Thành, Khắc Hoan, Đỗ Phượng Như, Bùi Công Duy (Violon); Bùi Gia Tường, Vũ Hướng (Cello); Thái Thị Liên, Nguyễn Hữu Tuấn, Hoàng My, Trần Thu Hà, Đặng Thái Sơn, Tôn Nữ Nguyệt Minh (Piano); Nguyễn Phúc Linh (Fagot)... Đây có thể được xem là những dấu ấn tạo nên nền âm nhạc Việt Nam chuyên nghiệp ở đỉnh cao.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự thiếu đầu tư cho các thể loại âm nhạc kinh điển - bác học từ khâu sáng tác đến biểu diễn nên đa số người dân không có nhu cầu thưởng thức loại hình nghệ thuật này, cũng như các nghệ sĩ không có điều kiện hay động lực để trình diễn các tác phẩm của các nhạc sĩ trong và ngoài nước. Do đó, việc nghiên cứu về âm nhạc chuyên nghiệp, cả trong sáng tác, giảng dạy, trình diễn là rất cần thiết để góp phần đưa loại hình âm nhạc này đến gần hơn với công chúng, đồng thời có cơ sở lí luận trong việc đào tạo nghệ sĩ ở trình độ cao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2024