Yếu Tố Truyền Thống Qua Chủ Đề Ký Ức


liệt của chiến tranh. Các cốt đồ mã là những khối rỗng bám vào hai cột gỗ hai bên ẩn dụ những linh hồn đồng đội đã ngã xuống. Tác phẩm gợi cho người xem về một không gian tâm linh, về sự ám ảnh của chiến tranh, về sự tưởng nhớ tới những con người đã xả thân cứu nước. Tuy nhiên, tác phẩm Sắp đặt này có phần rườm rà, minh họa và hạn chế ở tính tương tác. Nếu Sắp đặt Rằm tháng bảy là không gian tưởng nhớ tới những người xấu số trong trận Mỹ ném bom tại phố Khâm thiên và những cô hồn cơ nhỡ theo quan niệm dân gian; thì Sắp đặt Đồng đội Hối tụ là sự tri ân, tưởng niệm đến những người lính đã “sẵn sàng chết để bảo vệ sự sống”, lúc tuổi mới chớm đôi mươi: “Chưa kịp yêu một người con gái/ Lúc ngã vào lòng đất vẫn con trai” (Trần Mạnh Hảo). Đặc biệt, hình tượng những người lính đã hy sinh được tác giả xây dựng thông qua lối tạo hình dân gian - những hình nhân xếp hàng dài, tạo thành tuyến nhân vật với nhịp điệu uyển chuyển tựa như đoàn quân ra trận mà linh hồn họ đã kết tụ, bất tử. Những linh hồn ấy mãi được trân trọng, tưởng nhớ, mà người đương đại chỉ sợ vô tình làm kinh động đến vong linh họ: “Đò xuôi Thạnh Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm” (Lê Bá Dương). Tác phẩm Sắp đặt Rằm tháng bảy, Đồng đội Hối tụ đã sử dụng hiệu quả yếu tố truyền thống, đồ thủ công và quan niệm dân gian trong việc tạo lập một không gian tâm linh, huyền ảo.

Hướng đến không gian tâm linh, tác phẩm Sắp đặt Rằm tháng Bảy (H.4.2.22, tr.214), Nguyễn Bảo Toàn sử dụng ánh sáng nến kết hợp với “hình nhân - bùa chú” bằng gốm, tạo dựng một không gian ánh sáng và màu sắc linh thiêng gắn liền với tín ngưỡng và không khí cầu nguyện của lễ “Xá tội vong nhân” truyền thống. Đồng thời, những ám ảnh mà ông từng chứng kiến về cái chết của những người dân vô tội tại phố Khâm Thiên trong đợt ném bom B52 của giặc Mỹ năm 1972 cũng là lý do thúc đẩy tác phẩm Sắp đặt Rằm tháng Bảy ra đời. Nguyễn Bảo Toàn cũng rất thành công trong nhiều tác


phẩm Sắp đặt sử dụng thẩm mỹ tạo hình, trang trí truyền thống với màu sắc tượng trưng theo quan niệm dân gian về chủ đề tín ngưỡng và ký ức lịch sử.

Phản ánh vấn đề văn hóa, tín ngưỡng, việc sử dụng những nén nhang, kết hợp với những bức tranh kiến tạo tác phẩm Sắp đặt Đồng lúa (H.4.1.17, tr.211) của Nguyễn Minh Thành, tạo ra những ký hiệu kép trong tác phẩm. Những nén nhang là thứ phổ biến, chất liệu bản địa, không thể thiếu khi thực hiện nghi lễ tín ngưỡng của người Việt, có tác dụng như một phương tiện mang ký hiệu “thông linh” truyền thông tin, kết nối lời hảo cầu của con người trong quá trình giao tế với thần linh. Những nén nhang cắm ngược sử dụng trong tác phẩm Sắp đặt Đồng lúa tiếp tục tạo ra ký hiệu thẩm mỹ thông qua màu sắc, hình khối..., ẩn dụ về chiến tranh, về những đau thương mất mát, về sự hy sinh đổ xương máu và tinh thần kiên cường, bất khuất chống lại ngoại xâm của một dân tộc nhỏ bé trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong văn hóa, văn học và nghệ thuật, cây tre được xem là biểu tượng với sức sống mãnh liệt, mang nhiều phẩm chất cao quý của dân tộc. Hoặc ở khía cạnh khác, người xem cũng có thể liên tưởng đến mặt trái của cuộc cải cách ruộng đất năm 1953, với khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, một số người đã bị tố, bị quy kết oan uổng là thành phần địa chủ, do sở hữu nhiều ruộng đất, khi ông “Đội” thực hiện nhiệm vụ “xâu chuỗi, bắt rễ” như nhà văn Triệu Bôn đã mô tả sinh động trong cuốn Những cơn co giật của đất. Từ những hệ thống ký hiệu trong Sắp đặt, công chúng có thể thỏa sức liên tưởng theo nhận thức, trải nghiệm, chiêm nghiệm của bản thân mỗi người.

Lấy cảm hứng từ đời sống tín ngưỡng dân gian, với lối tạo hình giản lược, tác phẩm Sắp đặt Hạt gạo, giọt nước, tiếng chuông ngân (1997) (H.4.1.18, tr.212), mang đậm giá trị thẩm mỹ và tín ngưỡng bản địa. Xây dựng tác phẩm Sắp đặt này với những chân dung đại diện cho ba thế hệ, ba tầng lớp tiêu biểu trong xã hội Việt Nam. Các hình tượng chân dung được tạc ngay trên thân gỗ, bố cục theo những lớp lang trên dưới một cách đồng hiện,


giữ nguyên chất cảm thô mộc của thớ gỗ. Gạo, bát nước, ba chiếc chuông nhỏ được treo trên những ô khoét sâu vào thân gỗ, là thành phần kiến tạo tác phẩm. Tác phẩm Sắp đặt này mang vẻ đẹp tạo hình giản lược, dung dị với những vật dụng đời thường vô cùng gần gũi, phổ biến trong đời sống đã trở nên sống động, trong một đời sống thẩm mỹ mới. Tác phẩm Sắp đặt Hạt gạo, giọt nước, tiếng chuông ngân khiến cho người xem liên tưởng đến cội nguồn lịch sử dân tộc và phần nào nhận thức về sự thiêng liêng từ những thứ hết đỗi thân thuộc mà chứa đựng cả vật chất và tinh thần thiết yếu, làm nên cuộc sống. Chú thích tác phẩm này, Đặng Thị Khuê viết: “Giọt nước, hạt gạo, tiếng chuông ngân - ba thứ đó làm nên đời sống, làm nên sự tồn tại cộng đồng, làm nên sự trường tồn văn hóa, làm nên văn minh và những giá trị đích thực của chính tâm hồn”. Đây là phần gợi ý cốt lõi của tác phẩm mà tác giả muốn đưa ra để người xem cùng chiêm nghiệm, suy ngẫm. Phải chăng, tín ngưỡng dân gian của người Việt, gợi cho ta liên tưởng ba cột này ẩn dụ ba “cây hương lớn” biểu tượng của cột thông linh, nối giữa đất với trời, nối giữa ước vọng của con người với các đấng thần linh, nối tâm tưởng với cõi thiên đàng?

Cảm hứng xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, tác phẩm Sắp đặt Vòng quay cuộc đời (2016) (H.4.1.19, tr.212) của Phan Lê Chung đã sử dụng tổ hợp các hình nhân thế mạng và quan niệm về màu sắc để biểu đạt ý tưởng. Các hình nhân thế mạng được phun màu ngũ sắc với quan niệm âm dương ngũ hành, tương khắc tương sinh và hơn nữa nó tương ứng với năm phương và gắn liền với mệnh của mỗi người. Những hình nhân thế mạng trong Sắp đặt Vòng quay cuộc đời chuyển động xoay tròn liên tục nhờ gắn với thiết bị mô tơ phía dưới. Thông qua hình tượng hình nhân thế mạng và màu sắc cùng với chuyển động trên trục xoay, thông điệp của tác phẩm hướng về vấn đề tâm linh, về số phận của những hình nhân luôn đổi thay tùy thuộc vào con người nơi trần gian (ghi tên ai thì trở thành người đó). Tác phẩm Vòng quay cuộc đời đã đánh thức người xem nhiều suy ngẫm, trong đó có sự hi sinh thầm lặng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.


và số phận phụ thuộc hoàn toàn vào người khác của các hình nhân thế mạng mà tín ngưỡng dân gian đã sáng tạo, khi soi chiếu vào cuộc sống đương đại.

Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 12

Tạo dựng một không gian tín ngưỡng hướng đến Phật giáo, Sắp đặt Om ma ni pad me hum (2016) của Nguyễn Đức Phương đã sử dụng những đồ vật mộc mạc như cột gỗ, các bức tranh vẽ bột màu hình ảnh các vị thần linh trên những tấm gỗ tựa như tranh thờ miền núi (H.4.1.20, tr.213). Đặc biệt, hai chiếc cổng được dựng lên từ những thanh gỗ mộc, sơn đỏ, tạo thành hai chiếc cổng với bố cục đăng đối rõ nét. Toàn bộ tác phẩm Sắp đặt toát nên một vẻ đẹp dung dị, sơ khai, cổ kính với không khí trầm mặc hướng về tín ngưỡng. “Om ma ni pad me hum” là một câu thần chú trong Phật giáo, đã trở thành biểu tượng mang hình chữ “Vạn” giàu ý nghĩa cát tường, tốt lành, gắn liền với quý tướng của Phật. Sắp đặt Om ma ni pad me hum được bố cục đăng đối, gợi cho người xem liên tưởng tới triết lý “sắc sắc - không không” và giáo lý nhân văn “tự do, hòa đồng, bác ái” của Phật giáo, hiện thân nơi vẻ đẹp hình thức dung dị, gần gũi thiên nhiên.

Khai thác yếu tố tạo hình, chất liệu bản địa và bí quyết thủ công truyền thống, tác phẩm Sắp đặt Chắp tay sen và nụ cười Phật (2009) (H.4.1.14, tr.210) của tác giả Lê Thừa Tiến, triển lãm tại Casula Powerhouse, Australia, đã tạo dựng một không gian mang đậm tư tưởng, triết lý Phật giáo. Sử dụng giấy bồi truyền thống, hình tượng đầu phật cỡ lớn với nụ cười thánh thiện treo trên hồ nước hình tròn, ba đôi tay chụm lại tạo thành hình tượng bông sen đặt trên bàn, bố cục phân lớp không gian hướng dọc, kết hợp âm thanh và ánh sáng, tạo nên một không gian đầy ẩn dụ. Các hình tượng được tạo khối giản lược, gợi chứ không tả. Công chúng có thể chiêm nghiệm, tĩnh tâm hướng thiện trong sự thâm nhập không gian và suy xét mối quan hệ của tổ hợp hiện vật trong tác phẩm. Những vết thương tâm hồn do mê lầm, tai họa bởi chính con người gây ra hay bởi thiên nhiên phẫn nộ mà con người phải hứng chịu như được gột rửa, thanh tẩy trong tư tưởng bác ái, độ lượng và nhân văn. Tác


phẩm Chắp tay sen và nụ cười Phật thu hút được sự chú ý đông đảo của công chúng và sự đánh giá cao của giới nghiên cứu ở trong nước và quốc tế.

Sử dụng YTTT trong Sắp đặt để phản ánh truyền thống, dù ở khía cạnh tôn vinh hay thậm chí phản bác truyền thống, là một lợi thế. Họa sĩ Vũ Đình Tuấn từng nhận xét: “Phản ánh vấn đề truyền thống, không gì bằng lấy chính hệ thống ký hiệu của truyền thống để biểu đạt”. Trong khu vực châu Á, một số nghệ sĩ cũng đã sử dụng YTTT của họ để kiến tạo Sắp đặt mang lại hiệu quả nghệ thuật và ảnh hưởng tích cực tới nhận thức xã hội. Điển hình là các Sắp đặt với chủ đề phản ánh đậm nét văn hóa, lịch sử như: Nối dài Vạn Lý Trường Thành 10.000 mét của Sài Quốc Cường (quốc tịch Mỹ, gốc Trung Quốc). Trong Sắp đặt này, tác gải đã sử dụng hình tượng con rồng gắn liền với Vạn Lý Trường Thành, công trình kiến trúc đáng tự hào của người Trung Quốc. Tương tự, tác phẩm Sắp đặt của nghệ sĩ người Hàn Quốc, làm sống lại một làng nghề gốm truyền thống, đã bị mai một bằng cách sử dụng chính những sản phẩm gốm của làng nghề và trưng bày một Sắp đặt quy mô lớn dọc theo con đường quanh làng, thu hút nhiều khách du lịch ở trong và ngoài nước biết tới. Nhờ đó, làng nghề gốm cổ lại hồi sinh, được nhiều khách quốc tế biết đến, nhận thức và đời sống của người dân tại đó được cải thiện rõ rệt.

Như vậy, YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này biểu hiện rõ nét thông qua chủ đề văn hóa, tín ngưỡng, mang lại giá trị nghệ thuật đặc sắc. Xu hướng khai thác YTTT, lấy cảm hứng từ nghi lễ dân gian, lễ hội, các đồ vật cúng tế... nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống và mô phỏng đời sống tâm linh, tâm lý của con người đương đại, khá phổ biến trong NTSĐVN giai đoạn này. Đồng thời, cũng có thể nhận biết YTTT qua chủ đề ký ức.

2.2.2. Yếu tố truyền thống qua chủ đề ký ức

Bên cạnh các chủ đề phản ánh văn hóa, tín ngưỡng, môi trường, vấn nạn xã hội, thì chủ đề ký ức chiến tranh, ký ức lịch sử dân tộc cũng được rất nhiều nghệ sĩ quan tâm. Lịch sử của Việt Nam gắn liền với công cuộc dựng


nước và giữ nước, do đó ký ức chiến tranh ám ảnh nhiều thế hệ, gần nhất là thế hệ trải qua cuộc hai cuộc trường kỳ kháng chiến ác liệt chống Pháp và chống Mỹ. Chủ đề phản ánh ký ức chiến tranh, ký ức lịch sử dân tộc trong các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 được thể hiện vô cùng phong phú. Theo tác giả Nguyễn Thế Sơn: di sản dân tộc bao gồm cả “ký ức cộng đồng”. YTTT đã góp phần quan trọng trong vai trò tạo thẩm mỹ, kỹ thuật, thủ pháp xây dựng hình tượng biểu đạt hiệu quả nội dung Sắp đặt. Nổi bật là Sắp đặt Việt Nam cuộc chiến hóa thạch (1999) của Lê Thừa Tiến, thông qua những hình nhân được đổ khuôn, bồi giấy với khối hình giản lực, dung dị, khắc họa hình tượng một thế hệ từng là nạn nhân của chiến tranh, đều bị thương tật què, cụt, đang ngồi chăm chú trước màn hình phóng to hình ảnh người mẹ thảm thiết ôm đứa con bé bỏng chết gục trên tay (H.4.2.1, tr.215). Một cảnh tượng hãi hùng, một sự thật lịch sử đáng lên án. Tiếp cận ở góc nhìn khác, Sắp đặt Da cam (2004) của Nguyễn Minh Phương là ba tuyến nhân vật màu đỏ, dị dạng, đang hí hoáy viết và nhoài người phía trước nơi có những đồ chơi giấy gấp hình con hạc gắn liền với ước mơ tuổi thơ (H.4.2.2, tr.215). Thông qua 3 tuyến nhân vật trong Sắp đặt, Da cam đã giấy lên một thông điệp mạnh mẽ tố cáo việc quân đội Mỹ từng sử dụng chất độc màu da cam tại Việt Nam, mà hệ quả là nhiều thế hệ người Việt vẫn đang phải hứng chịu. Ở khía cạnh rộng hơn, Sắp đặt Da cam là lời cảnh tỉnh con người về hệ quả phi nhân đạo, tàn khốc của chiến tranh. Chủ đề ký ức chiến tranh cũng xuất hiện trong khá nhiều Sắp đặt của Nguyễn Bảo Toàn. Sử dụng chủ yếu đồ mã, đồ gốm, tạo hình và trang trí dân gian, tạo dựng không gian tâm linh, tưởng nhớ.

Cảm hứng xuất phát từ truyền thuyết dân tộc, tác phẩm Sắp đặt Huyền sử (2007) (H.4.2.3, tr.216), được xây dựng từ câu chuyện Âu Cơ - Lạc Long Quân, kể về nguồn gốc con rồng cháu tiên của người Việt, sinh ra từ một bọc “Đồng bào”. Để thực hiện tác phẩm này tác giả Đinh Khắc Thịnh cùng nhóm cộng sự đã tạo dựng 100 quả trứng khổng lồ (khoảng 150cm x 130cm/ quả) từ


những khối bê tông rỗng, cốt thép, sơn màu trắng, trải dài trên bờ biển Lăng Cô, Huế. Tổ hợp đồ vật kết hợp kết hợp với không gian bãi biển, minh họa ký ức lịch sử dân tộc, gợi người xem liên tưởng đến công cuộc chinh phục núi rừng và biển cả, dựng nước và giữ nước. Tác phẩm Sắp đặt này như một dấu ấn khẳng định chủ quyền lâu đời của dân tộc trên mảnh đất nằm bên bờ đại dương. Thật đáng tiếc, cơn bão một năm sau đó đã cuốn phăng toàn bộ Sắp đặt này vào lòng biển cả, không để lại dấu vết.

Khai thác YTTT để phản ánh ký ức cộng đồng làng xã xưa, sử dụng những hiện vật, sản phẩm của làng quê truyền thống như đòn gánh, thóc để xây dựng tác phẩm Sắp đặt Những bà mẹ quê (2017) (H.4.2.4, tr.216). Tác phẩm này được triển khai theo bố cục tụ tâm nổi bật, ảnh hưởng từ bố cục thường thấy trong tranh dân gian Ngũ hổ. Ký ức được tái hiện với hình tượng những chiếc đòn gánh dựng đứng, thành hình tròn trên bãi thóc, ẩn dụ cho hình tượng những người mẹ quê, một thời gắn bó với vật dụng quen thuộc, một nắng hai sương trên cánh đồng. Tác giả đã rất tâm huyết và dụng công trong việc sưu tập lại những chiếc đòn gánh cũ và thuyết phục những bà nông dân tự tay viết những lời tâm sự, lời ước nguyện và cả những trải lòng với tâm lý từng cam chịu của người phụ nữ nông thôn trước định kiến xã hội và một số người chồng gia trưởng, nghiện ngập, vũ phu thời trước.

Thông qua những hiện vật thủ công truyền thống, sự tương tác của những nhân chứng sống, bố cục chịu ảnh hưởng tích cực từ nghệ thuật thuật dân gian, tác phẩm Sắp đặt Những bà mẹ quê đã tái hiện sinh động ký ức chân thực của phụ nữ nông thôn Việt Nam xưa trong đời sống đương đại.

Biểu hiện chủ đề ký ức lịch sử, tác phẩm Sắp đặt Chén và đũa 1945 (H.4.2.5. tr.217) của Lê Đức Hải - Lê Ngọc Thanh sử dụng 1.945 chiếc bát phủ sơn mài, trong lòng ghi những con số, trên mỗi chiếc bát thếp vàng đặt một đôi đũa sơn son, trải dài trên diện tích hình chữ nhật của mặt sàn nhà triển lãm tại Huế năm 2011. Tác phẩm Sắp đặt này kết hợp hai màu truyền


thống đỏ - vàng, tương phản mạnh, làm nổi bật thông điệp ám ảnh về nạn đói làm chết khoảng 2 triệu người dân Việt Nam năm 1945, khi phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay. Tác phẩm Sắp đặt này thuộc Sắp đặt phi định trường, được kiến tạo từ một hệ thống ký hiệu của đồ vật và màu sắc. Nếu bát và đũa thiết lập ký hiệu về đời sống ẩm thực, những con số trong lòng bát, tạo nên ký hiệu ám chỉ sự kiện lịch sử đau thương, thì màu đỏ và vàng lại tạo nên ký hiệu về sự ẩn dụ giàu sang vương quyền và no đủ. Tổ hợp đồ vật và hệ thống ký hệu về màu sắc đối lập được khai thác từ chất liệu truyền thống để kiến tạo Sắp đặt Chén và đũa 1945, không chỉ nhắc nhớ thế hệ đương đại về lịch sử đau buồn trong quá khứ của dân tộc mà còn thức tỉnh tính nhân văn và lối ứng xử hướng thiện trong mỗi con người.

Nếu một số Sắp đặt vừa nêu mang nội dung phản ánh ký ức thông qua những họa tiết, thẩm mỹ và những đồ vật từ đời sống sinh hoạt, những hình tượng trong vốn mỹ thuật cổ; thì hầu hết Sắp đặt của tác giả Oanh Phi Phi được kiến tạo từ chất liệu sơn ta truyền thống, quá trình thực hiện Sắp đặt cũng chính là quá trình biểu hiện ký ức tiếp cận lịch sử chất liệu sơm mài. Trong đó, các Sắp đặt tiêu biểu như: Hộp đen, Specula, Palimpsets, là những thực hành nghệ thuật mở ra một hướng đi mới cho sơn mài truyền thống.

Hộp đen (2005) là tác phẩm Sắp đặt sơn mài đầu tiên của Oanh Phi Phi, gồm 16 hộp gỗ phủ sơn mài (H.4.2.6, tr.217), trưng bày tại triển lãm “Không gian triển lãm hộp đen” năm 2008, tại Hà Nội. Lịch sử của sơn mài là sự chuyển hóa từ chất liệu sơn ta gia dụng với kỹ thuật cổ truyền của nghề thủ công bản địa, kết hợp với lối biểu đạt khoa học mẫu mực của hội họa Pháp, tạo ra một chất liệu lai ghép độc đáo, trở thành chất liệu hội họa nhập vào phả hệ nghệ thuật quốc tế - một chất liệu khác hẳn với hội họa phương Tây và không còn giống với lịch sử quá khứ của chính nó tại bản địa. Tác phẩm Sắp đặt Hộp đen là cái nhìn phản chiếu về lịch sử của sơn mài làm phương tiện biểu đạt, phát triển những ẩn dụ trong quá trình làm việc với sơn ta và chuyển hóa quá trình này vào trong khuôn khổ ý niệm. Do đó, để giải mã ý nghĩa của

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí