Cái Đẹp Nghệ Thuật Truyền Thống Độc Đáo Của Áo Dài Việt Nam Trong Hội Lim- Bắc Ninh

sinh với cô gái họ Hoàng, cô xuất hiện trong bài với những nét phác họa:

Áo tà nguyệt bạch Ôm nghiêng cặp sách Vai nhỏ tóc dài".

d. Cái đẹp nhân văn đậm chất Việt Nam, Cái đẹp hài hòa âm dương trong văn hóa phương Đông.

Áo dài là một trong số những từ thuần Việt (như nước mắm, phở, nem…), từ lâu, đã được người nước ngoài sử dụng từ nguyên tiếng Việt, không qua dịch thuật, và trên văn bản, được viết hoa, không dấu: AO DAI. Như thế, áo dài đã trở thành biểu tượng về cái đẹp trong văn hóa mặc của người Việt, được thế giới biết đến, công nhận, ngợi khen, ngưỡng vọng…

Tìm về ngọn nguồn của tà áo dài duyên dáng Việt Nam hôm nay, phải tìm về văn hóa mặc của phụ nữ nông dân châu thổ sông Hồng, với nền văn minh lúa nước đặc trưng của vùng văn hóa gốc: châu thổ Bắc Bộ.

Khi các nghệ sĩ nhà hát chèo Việt Nam lưu diễn ở Châu Âu, và nói chung, ở Phương Tây, điều làm “bắt mắt” công chúng phương Tây nhất lại chính là vẻ đẹp dung nhan, sắc vóc của các cô đào chèo, với xống áo mớ ba mớ bảy của họ, trong vai những nhân vật chèo cổ dân gian nức tiếng ở Việt Nam: Thị Màu,Thị Kính, Thị Phương, Xúy Vân, Mẹ Đốp, Đào Huế, Đào Nấp…Dù họ là đào lệch hay đào chín, “chín” hiền ngoan, chung thủy, ăn ở phúc đức đầy đặn, đẹp nết đẹp người như Thị Kính, Thị Phương, hay “lệch” như Thị Màu, Xúy Vân,…thật nồng nã, đáo để, chênh chao, thì tất cả đều phải mặc áo xống cho thật đẹp. Và do thế, gốc tích văn hóa trang phục của đào chèo trên sân khấu chèo cổ sân đình, từ xa xưa đã được các nhà nghiên cứu văn hóa “chỉ định” là bộ váy áo tứ thân (phổ biến hơn so với áo năm thân, đều được gọi chung là áo dài), thường được phụ nữ mặc vào dịp lễ hội của châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa điển hình nhất về nghề trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa mặc của Việt Nam: Từ TK XIX đến 1945, ở miền Trung và miền Nam , cũng như ở một số vùng miền Bắc, người ta đã “bình dân hóa” cái áo dài. Phụ nữ Việt đã mặc áo dài ngay cả khi lao động

nặng nhọc: như gánh gồng, cấy lúa, tát nước, gặt hái, chợ búa…Chính là vùng văn hóa này, về cơ bản, đã sinh ra cái áo tứ thân mớ ba mớ bảy.

Thói quen buộc chéo của hai vạt áo tứ thân ngoài biểu trưng của chiếc thắt lưng, của sự nén lại, ấn xuống theo tinh thần hướng nội nghĩ bằng bụng Việt Nam. Nó còn nhắc nhở người phụ nữ luôn nhớ tới bổn phận, giới tính mình với bao nhiêu ràng buộc, bao nhiêu cấm kỵ của xã hội phong kiến, của nếp gia đình, chồng chúa vợ tôi. Và cái nút buộc phận số trước eo thon của thân hình "dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên" kia còn có ý che đi cái đẹp thân xác, giấu đi nét nở nang taọ hóa của thẩm mỹ người đàn bà. Hai vạt trước buộc chéo vào nhau của áo tứ thân đã buộc người phụ nữ vào chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, vào bổn phận thấp hèn, đầu hè xó bếp của thân phận đàn bà xưa như chiếc lạt buộc đóm mạ mà Nguyễn Du đã phải kéo lên: "Đau đớn thay phận dàn bà".

Chiếc áo dài hôm nay thoát từ chiếc áo tứ thân dân tộc nhưng đã biết các phá tan hai nút buộc của hai vạt trước, nối chúng lại thành một vạt dài lênh đênh theo thân hình uốn lượn "Đứt thôi lại nối thấp đà lại cao" của thân thể người đàn bà Việt Nam mà tung bay với tinh thần đề cao, tụng ca phụ nữ. Chiếc áo dài thon thả hôm nay chính là phản ánh tinh thần giải phóng phụ nữ, đưa vẻ đẹp người đàn bà Việt Nam lên đỉnh điểm mây trời, khoe dáng vẻ và tâm hồn phái đẹp cho cỏ hoa còn phải mê man, ghen ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Người Việt bao giờ cũng mang hình ảnh dòng sông trên người trong hai vạt áo dài tung bay sau trước. Hai khúc sông hòa theo nhịp bước trên đường thiên lý của lịch sử, hai vạt áo tiền hô hậu ủng tạo thế âm dương hài hòa cân bằng, khiến con người như được chắp thêm đôi cánh của hư và thực, quả là nét đẹp vô cùng của văn hóa Việt Nam.

Khi người bước đi, vạt áo dài trước đã bay về phía tương lai, khi đôi chân đang thì hiện tại và vạt áo dài sau vừa trở thành quá khứ mất rồi. Mặc chiếc áo dài trắng bước đi, người Việt Nam đã đồng thời mang theo mình ba thì của thực tại, thì tương lai và quá khứ tung bay trước sau, nâng đỡ đôi chân hiện tại một cách hào hoa làm nên triết lý áo dài Việt Nam thâm thúy và lãng mạn biết chừng nào ?

Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam vào các hoạt động văn hóa du lịch - Vũ Thị Ánh Ngọc - 5

Ẩn mình trong chiếc áo dài đầy ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc ấy, người Việt Nam tìm lại gốc gác mình, tìm lại những vật tổ lông của mình là con chim bay trên trời kết hợp với giao long bay dưới nước.

Chiếc áo dài làm con người vừa là mình, vừa giống như chim bay trên mặt đất và giống cá bơi trên cạn, lại vừa là mây bay, vừa là gió thổi, là hài hòa kết hợp văn hóa núi và văn hóa nước, văn hóa trời và văn hóa đất, văn hóa chim và văn hóa rồng, thành văn hóa áo dài muôn năm Việt Nam.

Vẻ đẹp gốc của những tà áo tứ thân, mớ ba mớ bảy, vốn là vẻ đẹp chân quê, trước tiên là ở dáng áo dài buông xuôi theo thân người mặc. Áo buông bỏ, may khá rộng, nhưng không buông thõng, mà được thắt khít khao vào lưng ong người mặc, bằng hai dải thắt lưng màu hoa thiên lý và xanh lục. Bên trong áo dài là áo cánh màu rực rỡ: vàng chanh, hồng đào, mỡ gà, hồ thủy… lồng vào nhau, theo “mớ ba mớ bảy”( Nam Bộ nóng, chỉ mặc lồng hai áo, gọi là “áo cặp”). Bên trong áo cánh là yếm lót mình, với các màu: đỏ thắm (dành cho lễ hội), yếm nâu, trắng…, thường là khâu tay, phụ nữ Việt hay mặc trong những ngày làm ruộng, hoặc quanh quẩn trong nhà, hầu chồng, chăm con…Đường viền vai áo thật tròn, ôm lấy bờ vai, và cổ áo chính là cổ yếm. Yếm và áo được gái quê Kinh Bắc mặc đẹp đến mức thành ca dao, dân ca cho quan họ hát huê tình đã vài trăm năm ở quê hương Kinh Bắc, làng quan họ yêu nhau thắm thiết, quyến quyện, đến độ cởi nhẫn, cởi nón, cởi áo, rồi cả…cởi yếm cho nhau, về nhà dối mẹ, bảo qua cầu, nhẫn rơi, nón bay, áo yếm cũng… bay bằng hết. Ngộ chưa? Dễ thương đến thế là cùng, cái câu chuyện xống áo huê tình trong tình yêu đôi lứa làng

Nếu hiểu thời trang là một loại hình văn hóa, thì chiếc áo dài - liệu có thực sự cần tiếp tục kinh qua một quá trình biến tấu hoặc cách điệu triền miên như thời gian gần đây, mới đủ để vinh danh là „chiếc áo dài truyền thống“ ?

Non một thế kỷ định hình và qua nhiều thế hệ những bàn tay hoa, chiếc áo dài mới đạt đến một chuẩn mực tối ưu như ngày nay trong nghệ thuật tạo dáng. Không chỉ giúp tăng sức quyến rũ cho từng đường nét, chiếc áo còn khéo làm phai nhạt đi ít nhiều nhược điểm, nếu có - về mặt thể hình của người phụ nữ, do

tạo hóa lắm lúc cũng không tránh khỏi xao xuyến nên trót lơ đãng trong khâu tạo nắn.

Chiếc áo với hai tà mỏng manh ra đời là để biến một lỗi lầm trở nên đáng yêu, đã khéo hài hòa cái chất trữ tình Eva nguyên thủy, nẩy sinh từ yêu cầu hiện thực song “bất khả“ của cuộc sống. Từ đấy, luôn đi kèm với loại quần hai ống - dài và rộng, giập chéo vào nhau cũng bằng chất liệu vải mềm - chiếc áo tự bao giờ đã thoát rời cái kén thời trang xa xỉ để trở thành một sản phẩm quốc hồn quốc túy.

Áo dài kén chọn đối tượng mặc nên với dáng vóc thon thả, phụ nữ Việt Nam chừng như là khách hàng tối thượng, chủ nhân độc quyền của thứ trang phục rất riêng của dân tộc mình. Sự độc quyền vô hình chung đã nhân hóa chiếc áo truyền thống thành một thứ biểu tượng gọi hồn, đánh thức bao nỗi khát khao hướng về ở những ai hơn một lần mãi ngắm. Chiếc áo tự thân luôn ủ ấp một nỗi niềm : gợi nhắc vô vàn kỷ niệm, hoài cảm một hình bóng cũng như lưu luyến một quê nhà

Màu sắc và chất liệu vải áo còn có tính năng định vị nhân cách, phản ánh tiết trời cùng lúc gởi trao nhiều sứ mệnh. Như một thỏa ước không trói buộc - nhưng nếu thiếu sự cân nhắc, trong chọn lựa chất liệu và màu áo hay chọn lựa bất tuân yếu tố dung hợp với quan hệ tiếp xúc, nơi đến nơi đi… ắt sẽ nẩy sinh từng mối nghi hoặc qua ánh mắt của mọi người. Không thể khoác chiếc áo dài hoa rực rỡ trên đường đến viếng cố nhân ở chốn thâm sơn cùng cốc hoặc thổn thức tiễn đưa …người đi trong thứ gấm vóc bội phần lộng lẫy giữa mùa đông buốt giá.

TIỂU KẾT

Quan niệm về cái đẹp từ thưở ban đầu đã khá phức tạp và tốn giấy mực của biết bao nhà nghiên cứu. Nhưng tựu chung lại những cái đẹp chuẩn mực luôn được coi trọng và tôn vinh. Áo dài Việt Nam trải qua quá trình hình thành không đơn giản để có được những nét đẹp tinh túy của văn hóa mặc cho một dân tộc. Theo thời gian, nét đẹp riêng biệt ấy vẫn được trân trọng và hưởng ứng. Điều đó dủ thấy cái đẹp của áo dài Việt Nam thuyết phục con mắt nhân loại biết nhường nào.

Không phải ngẫu nhiên mà Bà James Sterson, một sứ giả Mỹ đã nói rằng: Không một đất nước nào có một trang phục dân tộc vừa đẹp, truyền thống mà lại có chiều sâu văn hóa như tà áo Dài Việt Nam. Và cũng không ngạc nhiên khi một người Việt Nam trả lời rằng tà áo Dài là một trong những hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Thật khó mà dịch từ "áo Dài" sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo Dài như ở Việt Nam. Vì Áo dài Việt Nam mang đậm dấu ấn bản sắc Văn Hóa Việt.


CHƯƠNG II:

THỰC TIỄN HÌNH ẢNH CÁI ĐẸP ÁO DÀI VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI


2.1 Cái đẹp Nghệ thuật truyền thống độc đáo của áo dài việt Nam trong Hội Lim- Bắc Ninh

2.1.1 Giới thiệu chung về Bắc Ninh và Hội Lim

Bắc Ninh là một tỉnh Việt Nam thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc Ninh năm 1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội ngày nay.

Văn hóa-xã hội, di tích lịch sử

Bắc Ninh là "Vùng đất Văn hiến" nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ. Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, nơi phát tích vương triều Lý Đền Đô, Chùa Dận...

Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng, v.v.

Lễ hội

Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh diễn ra hơn 300 lễ hội lớn nhỏ khác

nhau. Chính vì vậy có nhiều dịp để du khách được chiêm ngưỡng trang phục truyền thống đặc trưng mang màu sắc lễ hội, trong đó áo tứ than là phục trang chính gây được sự chú ý của du khách. Một số lễ hội nổi tiếng được liệt kê dưới đây:

Lễ hội Lim (Thị trấn Lim, huyện Tiên Du) được tổ chức vào 13 tháng giêng hàng năm, tổ chức thi hát quan họ.

Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng, thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010, và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.

Lễ hội Phù Đổng (của bốn xã trong đó có xã Phù Đổng huyện Tiên Du) ngày 9- tháng 4 để kỷ niệm vị anh hùng dân tộc Phù Đổng Thiên Vương.

Lễ hội Thập Đình (của mười xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình) để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công).

Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương ngày 10 - tháng 3 ở làng Tiểu Than(làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình.

Lễ hội Đền Tam Phủ xã Cao Đức, huyện Gia Bình.

Lễ hội Đồng Kỵ ngày 4 - tháng Giêng.

Lễ hội Chùa Dâu ngày 8 - tháng 4.

Có câu:

Mùng bẩy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín hội Gióng

Mồng mười hội Bưởi đâu đâu cũng về

Lịch một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Ninh

*Tháng giêng:

Mùng 4:

Hội rước pháo, thi pháo, tế bánh dầy, diễn trò ôm cột, dô Ông Đám, múa hoa làng Đồng Kỵ ở phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn.

Hội xem hoa mẫu đơn, diễn trò "Từ Thức gặp tiên" ở chùa Phật Tích

(Phật Tích - Tiên Du).

Hội thi kéo co giữa nam và nữ làng Hữu Chấp ở xã Phong Khê, huyện Yên Phong.

Hội rước lợn ỷ và đuổi cuốc làng Trà Xuyên ở xã Khúc Xuyên, huyện Yên Phong.

Hội hát Quan họ làng Ó (Hội Ó) ở phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Tối họp chợ âm phủ và bán gà đen.

Hội làng Vó (tức Quảng Bố) ở xã Quảng Phú, huyện Lương Tài có tục đánh cá làm gỏi để tế thần Đông Hải Đại Vương.

Mùng 4 -5: Hội đuổi cuốc ở làng Xuân Đài (Vạn Ninh, Gia Bình).

Mùng 6:

Hội hát quan họ các làng Ném (Khắc Niệm) ở xã Khắc Niệm, TP Bắc Ninh và Khu Khả Lễ ở phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Từ năm 1999, làng Ném Thượng đã khôi phục tục "chém lợn tế thần" theo sự tích một vị tướng cuối đời Lý

Hội rước chạ Khả Lễ , Bái Uyên ở xã Liên Bão, huyện Tiên Du.

Mùng 6-7: Hội thi mã Đông Hồ ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành.

Mùng 7:

Hội hát Quan họ làng Đống Cao, xã Phong Khê, huyện Yên Phong.

Mùng 5- 7: Hội "Bách nghệ" làng Như Nguyệt ở xã Tam Giang huyện Yên Phong. Biểu diễn các nghề của tứ dân "Sĩ, nông, công, thương".

Mùng 6 -15: Hội "chen" làng Nga Hoàng (Yên Giả Quế Võ) có diễn trò trai gái, già trẻ chen nhau.

Mùng 8 -10:

Hội Phú Mẫn ở thị trấn Chờ , huyện Yên Phong.

Hội hát Quan họ làng Bò Sơn (Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh) có diễn trò đập nồi niêu.

Mùng 9:

Hội làng Tam Sơn ở xã Tam Sơn, Thị xã Từ Sơn.

Hội thi nấu cơm làng Tư Thế ở xã Trí Quảng, huyện Thuận Thành.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí