làm đảo lộn giá trị thẩm mỹ, mở ra một triết lý nghệ thuật mới; Chất liệu nhân tạo cũng thường thấy trong tác phẩm Sắp đặt của Andy Wahol, Dan Flavin, Walter de Maria,...
NTSĐVN được xây dựng từ chất liệu bản địa đã hiển nhiên có nhiều lợi thế và tạo ra sự khác biệt. Có thể nhận biết biểu hiện YTTT từ góc nhìn chất liệu bản địa vật thể và phi vật thể. Bên cạnh những điểm thuận lợi của chất liệu bản địa như đã phân tích, thì nó cũng có những hạn chế nhất định. Đề cập vấn đề này, tác giả Vũ Huy Thông cho rằng: “Nghệ thuật Sắp đặt không chỉ là những minh họa cho ý tưởng, cấu tứ của tác giả bằng thế giới không gian vật chất có liên hệ trực tiếp và mặc định ...ngôn ngữ mang tính biểu tượng cho những ám thị tâm lý phổ thông” [135] mà cần vượt thoát khỏi ranh giới ý nghĩa và định tính vật lý thông thường của chất liệu để thị giác hóa cảm nhận của nghệ sĩ với ý niệm mới.
2.2. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề tác phẩm
Nghệ thuật nhìn từ góc độ Ký hiệu học, tác phẩm được xem như một văn bản, bao giờ cũng gồm hai phần: Cái biểu đạt (signifiant) và cái được biểu đạt (signifie’); đồng thời tiếp cận từ góc độ Tiếp biến văn hóa, xem xét mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Trong phần này, đề tài sẽ tiến hành phân tích, chứng minh để chi ra biểu hiện của YTTT qua chủ đề của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018.
2.2.1. Yếu tố truyền thống qua chủ đề văn hóa, tín ngưỡng
YTTT xuất hiện trong nhiều chủ đề của NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018, trong đó nổi bật là chủ đề văn hóa, tín ngưỡng. YTTT luôn có vai trò gắn kết, là nền tảng cho mọi sáng tạo nghệ thuật. Trong lĩnh vực âm nhạc, hầu hết những bài hát đi cùng năm tháng, đọng lại trong lòng người yêu nhạc, đều chịu ảnh hưởng tích cực từ các giai điệu, chất liệu dân ca, hò, lý. Kiến trúc thời cận đại và hiện đại ở Hà Nội, một số công trình đã kết hợp hài hòa giữa
truyền thống với hiện đại, mang lại vẻ đẹp độc đáo như: Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Thủy tọa, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam...là những ví dụ có thể liên hệ.
Trong lĩnh vực điện ảnh, yếu tố tạo hình dân gian cũng được các đạo diễn khai thác khá hiệu quả. Tính truyền thống và hiện đại kết hợp nhuần nhuyễn, tạo nên nền điện ảnh Việt Nam, như nhận xét của tác giả Ngô Phương Lan (2005), Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, kết luận: “Trong hầu hết các phim thành công, tính dân tộc có sự giao thoa và kết hợp hài hòa với tính hiện đại” [50, tr.264]. Bàn về vấn đề phát huy bản sắc truyền thống dân tộc, các tác giả Nguyễn Mạnh Lân - Trần Duy Hinh - Trần Trung Nhàn (2002), Văn học dân gian và Nghệ thuật tạo hình điện ảnh, Nxb. Văn học, Hà Nội, nhấn mạnh: “Văn học dân gian đã và đang giúp cho điện ảnh có một ý nghĩa và phong vị nghệ thuật riêng rất độc đáo,...tỏa sáng bởi tính hiện đại và bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia” [51, tr.250].
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 8
- Yếu Tố Truyền Thống Qua Không Gian Di Sản
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 10
- Yếu Tố Truyền Thống Qua Chủ Đề Ký Ức
- Yếu Tố Truyền Thống Qua Chủ Đề Phản Biện Xã Hội
- Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 14
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Trở lại lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, YTTT đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, xuất hiện trong nhiều tác phẩm và làm nên tên tuổi của không ít nghệ sĩ trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Trong nghệ thuật thị giác đương đại, YTTT đang tiếp tục có những đóng góp đáng kể, là thành phần, chất liệu kiến tạo cho hình thức và chủ đề của tác phẩm, góp phần tạo nên đặc điểm, giá trị văn hóa, nghệ thuật của NTSĐVN giai đoạn này. Trong đó, nổi bật là việc khai thác truyền thống để để biểu đạt văn hóa, tôn vinh giá trị truyền thống và phản ánh đời sống tín ngưỡng dân gian.
Qua kết cấu và tên tác phẩm Sự gặp gỡ của những nền văn hóa (1998) (H.4.1.4, tr.206) của Đặng Thị Khuê thể hiện một câu chuyện về một thế giới đa văn hóa, thông qua ngôn ngữ Sắp đặt. Tác giả phát những chiếc mặt nạ bồi giấy (đồ mã mang từ Việt Nam sang Mỹ) cho công chúng ở nhiều quốc tịch khác nhau, yêu cầu họ tô vẽ chân dung lên đó. Sau khi thu lại, tác giả sử dụng gắn lên trên tấm kính lớn của phòng trưng bày, kết hợp với hệ thống dây sợi,
tạo bố cục hình bình hành. Kết quả thật thú vị, cùng một cốt mặt giấy bồi, mỗi hình tô, vẽ lên đó đều tự nhiên biểu hiện một diện mạo, màu sắc đặc trưng, khác biệt của từng dân tộc (Mỹ, Trung Quốc, Nhật…). Do đó, tác giả đã lấy chính kết quả của ý tưởng này đặt tên cho tác phẩm. Bên cạnh đó, bà còn đính những chiếc mặt nạ chưa vẽ lên tác phẩm, để sẵn màu, bút, công chúng có thể tiếp tục tương tác, tự tô vẽ trong quá trình tham dự. Thông điệp của tác phẩm gợi cho người xem liên tưởng tới sự bình đẳng, chung sống hòa bình của các dân tộc, cũng như sự đa dạng biểu đạt văn hóa, đa sắc màu của các nền văn hóa, nghệ thuật trong thời đại toàn cầu hóa.
Khai thác hình tượng di sản, hiện vật truyền thống để tôn vinh văn hóa truyền thống là trọng tâm mà Sắp đặt Di sản (2003), Địa linh (2016) (H.4.1.2, tr.203) hướng đến, sử dụng những mô hình ngôi nhà truyền thống bằng gốm đất nung, cắm trên những thanh sắt, xếp thành hàng lô nhô, vươn cao với ý nghĩa tôn vinh và đầy tự hào. Tương tự, tạo dựng một không gian với hình thức siêu thực, Sắp đặt Tri âm (2015), cũng hướng tới tôn vinh di sản Ca Trù văn hóa phi vật thể độc đáo của dân tộc.
Thể hiện một xã hội Việt Nam thu nhỏ, thông qua hình tượng những con rối nước, tác giả Chu Lượng đã thực hiện tác phẩm Sắp đặt Những gương mặt cuộc đời (H.4.1.4, tr.204), triển lãm tại Mỹ năm 2007. Trong tác phẩm Sắp đặt này, tượng rối nước là sản phẩm kết tinh từ nền văn minh lúa nước, thấm đẫm những giá trị tạo hình dân gian và giá trị văn hóa bản địa, được sử dụng là thành phần kiến tạo tác phẩm. Đa số những con rối đã trở thành những biểu tượng đặc trưng, giàu ý nghĩa châm biếm, phản biện như chú Tễu, thằng Bờm, những gương mặt nông dân chất phát, hiền hậu, được tạo hình theo lối dân gian, phủ sơn ta truyền thống. Chúng tương tác với nhau trong mối quan hệ của tổ hợp đồ vật, tạo nên một hình ảnh ẩn dụ về xã hội Việt Nam đương đại trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Hướng đến các giá trị văn hóa thông qua họa tiết trang trí và hình tượng cách điệu, kỹ thuật, chất liệu thủ công bản địa cũng thường xuyên xuất hiện trên hầu hết các tác phẩm Sắp đặt sử dụng giấy Trúc chỉ của Phan Hải Bằng. Trong Sắp đặt Trúc chỉ lời của
sông (2016), bột giấy Trúc chỉ tạo thành những hoa văn trang trí cho toàn bộ bề mặt tác phẩm, gồm những tấm vải dài treo trên cao, tạo nhịp điệu ẩn dụ về những dòng sông, kết hợp với nhiều lồng đèn tỏa sáng, có phần chao đèn là những chiếc mẹt tre truyền thống đặt phía dưới nền (H.4.1.5, tr.205). Hoa tiết hình thành từ bột giấy được “seo” trên nền vải, kết hợp với ánh sáng điện, tạo nên thẩm mỹ thị giác vừa lung linh, mới lạ, vừa ấm cúng, gần gũi bởi tính ứng dụng linh hoạt trên các đồ vật. Nhận xét về nghệ thuật Trúc chỉ, tác giả Phan Hải Bằng phát biểu: “Trúc chỉ hoàn toàn có thể là tác phẩm nghệ thuật tự thân mang đậm ngôn ngữ đồ họa, sẵn sàng “đối thoại” với những tín hiệu tạo hình tiếp tục đặt lên trên nó”; Trúc chỉ có thể kết hợp với các làng nghề thủ công truyền thống để cho ra đời nghệ phẩm độc đáo”. Trong Sắp đặt Trúc chỉ lời của sông, Trúc chỉ không chỉ dừng lại ở chất liệu làm nền mà đã trở thành phương tiện tạo hình nghệ thuật mang giá trị văn hoá truyền thống.
Tạo dựng một không gian Sắp đặt giàu YTTT, tác phẩm Một tâm hồn (H.4.1.7, tr.206) của Đặng Thị Khuê, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ tinh thần thẩm mỹ truyền thống, từ chất liệu tự nhiên, màu sắc tượng trưng, cho tới lối tạo hình mộc mạc theo phong cách dân gian truyền thống. Màu sắc theo quan niệm ngũ hành trong những dải khăn mang đậm văn hóa, phản ánh quan niệm thẩm mỹ chịu ảnh hưởng từ triết lý âm dương ngũ hành, hiện diện trên trang phục hội hè truyền thống của những thôn nữ nơi miền quê và đời sống làng xã cổ xưa. Những bức mành được bố cục phân lớp không gian, tạo nên cái nhìn mờ ảo, phản ánh chiều sâu nội tâm đặc trưng của người Việt. Những đôi guốc mộc, gắn liền với đời sống của người Việt một thời, được tạo hình giản lược, khúc triết, cách điệu ở phần mũi guốc, tạo nên vẻ đẹp dung dị, ẩn dụ sự có mặt của con người. Ánh sáng hắt qua mành từ trong ra, tạo một không gian mờ tỏ, nhiều lớp với cảm nhận vừa cụ thể vừa siêu hình, ẩn dụ một tâm hồn phương Đông sâu kín, đằm thắm. Tác phẩm Sắp đặt Một tâm hồn đã lấy cái hữu hình để biểu đạt cái vô hình theo quan niệm truyền thống của phương Đông. Tổng thể Sắp đặt tạo nên một hệ thống ký hiệu trong mối quan hệ chi
phối lẫn nhau nhằm mục đích biểu đạt ý nghĩa văn hóa phản ánh vấn đề “tâm hồn” trừu tượng từ cách nhìn, lối biểu hiện theo quan niệm dân gian. Nói cách khác, tác phẩm Sắp đặt Một tâm hồn đã thị giác hóa cảm nhận nội tâm đầy ấn tượng thông qua tổ hợp hiện vật thủ công truyền thống.
Tương tự, tác phẩm Sắp đặt Dấu ấn (H.4.1.9, tr.207) đã thiết lập được một không gian văn hóa thông qua tổ hợp đồ vật truyền thống, từ những bức tranh bản rập cho tới những tấm gỗ khắc mẫu các họa tiết cổ để người xem có thể tự do tương tác, trải nghiệm thực hiện bản rập. Chú thích tác phẩm Sắp đặt Dấu ấn, tác giả viết: “Khi người xem thực hành nghệ thuật qua hành vi, sự khám phá “nội tâm” và “ngoại giới” sẽ xảy ra cùng lúc ở người xem, gợi nên những suy tư về di sản: phải chăng đó là dấu ấn người xưa để lại, ghi dấu tâm hồn? Bảo lưu ký ức? Và định vị nhân cách qua nghệ thuật?”. Dấu ấn là Sắp đặt mang đậm yếu tố thẩm mỹ và văn hóa truyền thống. Qua đó, đánh thức người xem suy ngẫm và có thể đặt ra nhiều câu hỏi tương tự trong quá trình tương tác với tác phẩm.
Trong đời sống nông nghiệp, chiếc nón đã trở thành vật dụng quen thuộc, biểu tượng văn hóa của phụ nữ Việt Nam. Thực hiện tác phẩm Sắp đặt Dưới giàn Thiên Lý (H.4.1.8, tr.206), tác giả Đinh Khắc Thịnh đã sử dụng số lượng lớn những chiếc nón bố cục phân lớp không gian hướng dọc, đính những thanh gương phía dưới tại không gian ngoài trời ở Festival Huế năm 2005. Tác phẩm Sắp đặt này không chỉ mang đến sự thích thú cho người xem bởi vẻ đẹp tạo hình khối khúc triết của những chiếc nón, vẻ thơ mộng của nó trong mối quan hệ tổ hợp đồ vật, ánh sáng chuyển động lấp lánh phản chiếu từ những thanh gương, mà còn có thể dễ dàng nhận diện thông qua thẩm mỹ và giá trị văn hóa riêng biệt của người Việt. Tác phẩm Sắp đặt Dưới giàn Thiên Lý vừa chứng minh được sự mở rộng ranh giới của đồ vật thủ công trong nghệ thuật, vừa tạo ra sự quảng bá về nét đẹp văn hóa trong con mắt bạn bè quốc tế,
góp phần giúp cho công chúng biết rõ hơn về làng nghề làm nón ở Huế, tác động tích cực trở lại sự phát triển của làng nghề làm nón truyền thống.
Bên cạnh một số ký hiệu mang tính quốc tế, mỗi đồ vật lại có ký hiệu riêng tương ứng với từng nền văn hóa. Nghiên cứu về đặc tính của ký hiệu sân khấu, học giả Erika Fischer Lichte cho rằng: “Một đồ vật bất kỳ hoạt động như một ký hiệu trong một nền văn hóa...để biểu thị chính cái ký hiệu mà nó nhằm diễn tả. Nhờ cái năng lực đặc biệt này..., một đặc tính đặc trưng chung đối với những ký hiệu thẩm mỹ là ký hiệu của ký hiệu” [114, tr.341]. Như vậy, hiện vật với tạo hình và trang trí truyền thống đã mang sẵn ký hiệu thẩm mỹ và ý nghĩa, tín ngưỡng bản địa. Bản thân đồ mã đã mang sẵn ký hiệu tâm linh, khi kiến tạo Sắp đặt Thông điệp gửi cõi vĩnh hằng (2012) của Đặng Thị Khuê chẳng hạn (H.4.1.15, tr.210), nó tiếp tục tạo nghĩa cho tác phẩm, làm nên một nghĩa kép vừa mang ý nghĩa tâm linh giao tế với linh hồn người xấu số trong trận sóng thần kinh hoàng năm 2011 tại Nhật Bản vừa tạo nên một ký hiệu thẩm mỹ qua việc tạo dựng không gian nghệ thuật, bố cục màu sắc, hình khối của lửa và sự tương tác của người xem trực tiếp tham gia hóa vàng theo quan niệm tín ngưỡng của người phương Đông, tạo nên một cảm nhận thú vị, thực hư trong trải nghiệm nghệ thuật và niềm tin thông linh vô hình giữa hai cõi. Tác phẩm Sắp đặt Thông điệp gửi cõi vĩnh hằng không chỉ mang tính thời sự mà còn cho thấy khả năng biểu đạt của YTTT, hiện vật mỹ thuật, đồ thủ công truyền thống có tiềm năng biểu đạt nhiều lớp ý nghĩa trong vấn đề phản ánh đương đai, tạo cho truyền thống một đời sống mới trong biểu hiện nghệ thuật, mở rộng ranh giới thẩm mỹ và xóa nhòa ranh giới địa lý.
YTTT, hiện vật thủ công truyền thống xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm Sắp đặt của Nguyễn Bảo Toàn, Đặng Thị Khuê, Nguyễn Minh Thành, Trần Hậu Yên Thế, Đinh Khắc Thịnh, Phan Thảo Nguyên, Phan Lê Chung,... Một số tác phẩm Sắp đặt sử dụng trực tiếp các hiện vật, màu sắc, họa tiết truyền thống để xây dựng tác phẩm. Các đặc điểm tạo hình khối giản lược,
màu sắc tượng trưng của đồ mã trong tác phẩm Sắp đặt Ký tự, Nguyện cầu, Thông điệp gửi cõi vĩnh hằng, Một câu chuyện như mọi câu chuyện khác, tạo dựng một không gian mang ý niệm tâm linh từ chính những hình khối tự thân, màu sắc của đồ vật, và ý nghĩa của chúng theo quan niệm tín ngưỡng dân gian. Màu sắc đen, đỏ mang ký hiệu ẩn dụ về triết lý âm dương, tính tượng trưng, ước lệ. Ký hiệu ẩn dụ thời gian của đêm và ngày thông qua màu sắc trang trí đĩa sơn mài và những cánh tay thô mộc trong tác phẩm Sắp đặt Ngày và đêm của Đặng Thị Khuê, đã tạo cho nội dung tác phẩm nhiều ý nghĩa, mang tính gợi mở chứ không đóng khuôn, mặc định. Qua đó, người xem thỏa sức liên tưởng đến nhiều vấn đề, quan niệm trong cuộc sống như: triết lý chữ “Duyên” của Phật giáo; quan niệm tam tài về thân phận con người giữa trời cha và đất mẹ, về mối giao hòa, đối lập và chi phối lẫn nhau theo quy luật âm dương ngũ hành.
Xây dựng nội dung biểu đạt tín ngưỡng dân gian truyền thống, tác phẩm Sắp đặt Cầu mưa (2016) (H.4.1.12, tr.209) đã tạo dựng một không gian gồm hình tượng con cóc kết hợp với đồ gốm, thẻ tre, rơm, đèn dầu... Các cột gốm được tạo lập từ nhiều bình gốm xếp chồng lên nhau với hình tượng con cóc ở đầu cột. Các thẻ tre được tạo hình răng cưa, khắc họa tiết tựa như bùa chú, cắm xuống đất. Đặc biệt là hình tượng cóc vàng, kích thước lớn, đặt ở trung tâm không gian tác phẩm, có thể phun mưa và phát ra tiếng âm thanh khi người tương tác bật công tắc điện. Hành vi bật hay tắt công tắc điện của người tương tác quyết định trạng thái động hay tĩnh của tác phẩm Sắp đặt này .Sử dụng tổ hợp hiện vật thủ công, họa tiết truyền thống, khai thác hình tượng con cóc trong cốt chuyện dân gian, tác giả Nguyễn Bảo Toàn đã tạo dựng một không gian tín ngưỡng mang đậm văn hóa của nền văn minh lúa nước.
Tương tự, khai thác chủ đề tín ngưỡng dân gian, tác phẩm Sắp đặt
Nguyện cầu (2007) (H.4.1.13, tr.209) trưng bày tại sân Bảo tàng không gian
văn hóa Mường, với khung tre quy mô lớn, gắn nhiều cánh tay gỗ, ở giữa dựng cây nêu treo đồ mã đủ màu sắc, tạo nên một không gian tâm linh giữa núi rừng thiên nhiên. Hình tượng cây nêu, đồ mã, những cánh tay Phật, tất cả toát nên một ý nghĩa tín ngưỡng bản địa của người Việt, một hình thức văn hóa cổ xưa trong thực hành tín ngưỡng xua đuổi tà ma, cầu may trong mỗi dịp tiễn năm cũ đón năm mới. Tham gia tương tác với tác phẩm này, công chúng tự do hóa vàng trên không trung. Hình tượng, màu sắc đồ mã, ánh sáng lửa, khói là sợi dây quan trọng trong tác phẩm, là phương tiện biểu hiện nghệ thuật và giao tiếp với thế giới tâm linh, phản ánh tín ngưỡng dân gian của cộng đồng nông nghiệp trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Khai thác yếu tố thẩm mỹ và văn hóa truyền thống để biểu đạt ý nghĩa tín ngưỡng, tượng rối nước cũng được tác giả Chu Lượng sử dụng khá thành công trong tác phẩm Sắp đặt Nhân gian (H.4.1.16,tr.211), mang lại ấn tượng thị giác và cảm quan về một không gian tâm linh của ngày xá tội vong nhân truyền thống. Hình tượng một bà cụ với vẻ mặt hiền hậu, trang phục giản dị đang làm lễ cúng cháo cho những vong hồn cô quả, cơ nhỡ, phản ánh một tín ngưỡng dân gian bản địa, một nét văn hóa đầy tính nhân văn trong đời sống cộng đồng văn minh lúa nước. Trong tư tưởng Phật giáo, ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Vu Lan với ý nghĩa trang nghiêm, tôn kính ngày báo hiếu cha mẹ.
Nhìn chung, các tác phẩm Sắp đặt vừa phân tích ở trên đã đem đến một sức sống mới cho những con rối nước truyền thống, từ sân khấu bước sang Nghệ thuật Sắp đặt và vươn tới sân chơi quốc tế để lan tỏa những giá trị văn hóa nghệ thuật và lịch sử truyền thống.
Sử dụng đồ mã, gốm, nến, bùa chú kết hợp với các đồ vật như dép cao su, rơm rạ, cát sỏi để tạo dựng tác phẩm Sắp đặt Đồng đội với một không gian tâm linh nhằm tưởng nhớ những chiến binh tử trận. Tổ hợp đồ vật được bố cục theo chiều dọc, các hình nhân bằng gốm được tạo hình giản lược, treo lơ lửng, tạo thành nhịp điệu. Cát, sỏi nước tựa như hố bom, ẩn dụ dấu vết khốc