Yếu Tố Truyền Thống Qua Chủ Đề Phản Biện Xã Hội


tác phẩm Sắp đặt này cần có góc nhìn liên văn bản, diễn giải mối quan hệ của hệ thống ký hiệu nhằm chỉ ra tính tương thích của chất liệu bản địa trong bối cảnh đương đại, nó không còn bó hẹp trong chất liệu gia dụng hay hội họa, mà nó đã trở thành phương tiện biểu hiện tạo nghĩa của nghệ thuật đương đại. Và hơn thế, sơn mài đã “vượt ra khỏi bản gốc của một chất liệu địa phương, sơn mài hoàn toàn tương thích cho một quá trình chuyển dịch tiến tới viễn cảnh toàn cầu hơn” [74, tr.11].

Xuất phát từ ẩn dụ về hóa thạch và ký ức trong quá trình thực hiện sơn mài, phủ nhiều lớp sơn lên bề mặt gỗ, phủ cát và đành bóng hoàn thiện. Tác giả quan niệm: “Mỗi công đoạn trong suốt quá trình lao động nhọc nhằn ấy đều lưu lại dấu tích của những biến đổi và trải nghiệm cá nhân bên trong người nghệ sĩ lẫn bên ngoài môi trường xung quanh khi tạo hình tác phẩm, ký ức hay hình ảnh tâm trí cũng được tạo ra từ một quá trình tương tự” [74, tr.5]. Quá trình ấy cũng có thêm vào và bớt đi, chịu ảnh hưởng của không chỉ bản thân vật thể và sự kiện có thực mà ký ức ấy lưu giữ, mà còn bị biến đổi bởi yếu tố thời gian và nhận thức, tương tự như công đoạn mài cát của sơn mài. Bản thân Hộp đen đã ẩn dụ một ký hiệu về sự bí ẩn/ kỳ bí, gợi cho người xem sự tò mò muốn khám phá điều khuất lấp bên trong. Cảm giác bề mặt trơn nhẵn và sự trống rỗng như gương, tương phản với cảm nhận từ kết cấu nhiều tầng lớp ánh lên vẻ lộng lẫy và độ sâu thẳm, gợi cho người xem liên tưởng đang nhìn xoáy sâu vào các tầng ký ức. Tác phẩm Sắp đặt Hộp đen được bố tự do hướng ngang, trải dài trên mặt sàn, ánh sáng chiếu mờ, tích hợp một loạt ký hiệu ẩn dụ ý nghĩa về sự bí ẩn (hộp đen), sự đề kháng của tâm thức dân tộc hậu thuộc địa. Chất liệu sơn ta mỹ nghệ trở thành sơn mài - một chất liệu hội họa là kết quả sáng tạo, sự phản kháng thẩm mỹ thực dân từ thế hệ sinh viên Đông Dương, thể nghiệm của nghệ nhân Đinh Văn Thành, sự “lơ đãng” đáng quý của vị hiệu trưởng có tâm hồn nghệ sĩ V. Tardieu, và đặc biệt là thẩm quyền công bố chất liệu sơn mài tại nhiều triển lãm quốc tế thời kỳ ông làm hiệu trưởng, đã hợp thức hóa chất liệu này trong phả hệ nghệ thuật quốc tế.


Tập trung vào chủ đề ký ức và lưu dấu ký ức từ quy trình thực hiện ra tranh sơn mài, tạo ra một lối đi riêng với những “vùng trải nghiệm”, vượt thoát khỏi định nghĩa thuần túy của hội họa hay điêu khắc hiện đại, sử dụng chất liệu, kỹ thuật, tinh thần thẩm mỹ truyền thống làm phương tiện tạo nghĩa kiến tạo Nghệ thuật Sắp đặtHộp đen mang nội hàm cả bề dày lịch sử của chất liệu, ký ức từ quá trình kiến tạo, tự soi chiếu và trải nghiệm cá nhân, qua đó tích hợp hệ thống ký hiệu, chuyển hóa thành ẩn dụ và ý niệm trong nội dung tác phẩm.

Sắp đặt Specula (2008) của Oanh Phi Phi tiếp tục đưa tranh sơn mài tiến xa hơn trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Specula là tổ hợp những bức tranh sơn mài truyền thống với màu sắc trừu tượng (H.4.2.9, tr.219), tạo dựng không gian ba chiều hình mái vòm của hang động, của cổng làng hay nhà nguyện, ...tùy thuộc vào sức liên tưởng và những khơi gợi ký ức của công chúng. Thuật ngữ “Specula” là từ đề cập đến thiết bị y tế sử dụng khi tiến hành kiểm tra bên trong khoang cơ thể, mang hàm ý suy diễn về một cuộc “nội soi” tưởng tượng. Người xem có thể thâm nhập vào không gian của Sắp đặt để trải nghiệm giữa mái vòm bao bọc tranh sơn mài, màu sắc lung linh và ánh sáng kỳ ảo thay đổi theo từng góc nhìn. Sắp đặt này nhằm tạo dựng một không gian thưởng thức hội họa trong một cảm giác mới lạ, khám phá vẻ đẹp kỳ bí, câu chuyện lịch sử kỳ bí từ bên trong bản thể của chất liệu sơn mài bản địa, thay vì nhìn ngắm bức tranh từ bên ngoài. Tác giả diễn giải: “Cái hang biểu tượng mà tôi dựng bằng sơn mài này xét cho cùng cũng chính là một cấu tạo các sắc tố hình thành từ quá trình oxy hóa, cùng với nước, các kim loại hiếm và chất nhựa nuôi dưỡng từ đất - một kết hợp hoàn toàn tương đồng với bản chất kết cấu của hang động thật” [74, tr.7]. Nếu hang động hình thành từ quá trình kết tủa và xói mòn trong tự nhiên, thì tương tự quá trình làm tranh sơn mài là phủ các lớp sơn rồi mài đi để lộ diện bản thể của nó từ tác động của nghệ sĩ.

Khai thác vẻ đẹp của cấu trúc nhà gỗ truyền thống kết hợp với chạm khắc trang trí đương đại, Sắp đặt Lạc chốn (H.4.2.7, tr.218) của Bùi Công


Khánh sử dụng tới 30 tấn gỗ mít để tạo dựng một nếp nhà theo lối cổ, có đủ hệ thống cột, chân tảng, vì kèo, quá giang, trụ, xà, thượng lương với hai mái dốc, trưng bày tại Sàn Art thành phố Hồ Chí Minh. Nếp nhà trong Sắp đặt này chỉ là một lát cắt trong kiến trúc nhà ở truyền thống, thường có số gian lẻ như: 3, 5, 7 gian. Gian giữa thường là không gian dành để thờ cúng tổ tiên với ban thờ, hoành phi, câu đối bày theo bố cục đăng đối hai bên. Bản thân các gian nhà trong kiến trúc tổng thể cũng tạo thành bố cục đăng đối, thông qua gian thờ ở chính giữa. Đặc biệt, trên kết cấu vì kèo và những bức thuận được chạm khắc nhiều bức phù điêu trang trí mang hình ảnh đương đại như: súng, rìu kết hợp với hoa văn truyền thống. Họa tiết trang trí là những vũ khí, gợi liên tưởng tới một dân tộc với lịch sử không ngừng chống ngoại xâm. Sắp đặt Lạc chốn làm tái hiện lại một truyền thống kiến trúc gắn liền với lịch sử dân tộc với nét đẹp tinh hoa hòa quyện giữa kết cấu truyền thống và những họa tiết trang trí hiện đại, đánh thức người xem về giá trị truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vấn đề xung đột văn hóa và thực trạng đô thị hóa, bê tông hóa kiến trúc đang diễn ra ồ ạt trong xã hội đương đại.

Tái hiện ký ức lịch sử, tác phẩm Sắp đặt Tên tôi là... (1999) (H.4.2.10, tr.219) của Trần Hậu Yên Thế triển khai theo lối bố cục phân lớp không gian hướng ngang, tổ hợp đồ vật như tranh, nón, bát nến được phân bố trên bề mặt cát trải dài cùng với tranh bày xung quanh phòng triển lãm. Trong Sắp đặt này, ý tưởng xuất phát từ chính cái tên của tác giả, gợi nhớ đến ký ức thời chiến tranh về số phận. Thời kỳ mà ước vọng “bình an” của một thế hệ đã trở thành những cái tên phổ biến đặt cho con cái mình như: Hòa, Bình, Thắng, Lợi, An, Yên...Vẫn biết trong chiến tranh, việc sinh tử của mỗi người phụ thuộc vào cả cái ngẫu nhiên và cái định mệnh ứng với từng quẻ tự nhiên, an bài trong Kinh dịch vậy. Do đó, dễ dàng nhận thấy những hình vẽ người trong tư thế co ro, ẩn tránh bom đạn dưới hầm xuất hiện khắp trên mặt đất, xen kẽ những chiếc nón bày thành hàng, những ngọn nến vây quanh, tạo nên một những hào, quẻ trong Kinh dịch. Ở góc nhìn nghệ thuật thị giác, tùy theo cảm nhận phong phú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.


của người xem, tác phẩm Sắp đặt này có thể liên hệ với nhiều hình tượng, ý nghĩa: những chiếc nón có thể ẩn dụ mầm sống hay ngôi mộ, đất cát tựa như lòng đất mẹ từng nuôi dưỡng, chở che cho muôn loài...Nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã cảm nhận sâu sắc khi viết về lòng đất mẹ - về chiếc hầm cá nhân thời chiến sau cơn mưa: Dày hơn mọi bức tường thành/ Khoét lòng mình để trời xanh trú nhờ. Loạt tác phẩm Sắp đặt Hóa thạch (H.3.1.15, tr.189) của Vương Văn Thạo cũng là những ví dụ tiêu biểu. Những hình tượng, biểu tượng, hình ảnh quen thuộc như cổng làng, xích lô, gánh hàng rong, tiếng rao đêm...những thứ đang có nguy cơ bị mai một, được hóa thạch, lưu giữ, tái hiện trong đời sống nghệ thuật đương đại.

Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 - 13

Qua những phân tích vừa nêu, có thể nhận biết YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này qua chủ đề ký ức chiến tranh, ký ức lịch sử dân tộc mang ý nghĩa riêng biệt gắn liền với câu chuyện của dân tộc. Xu hướng khai thác YTTT thông qua tiếp cận truyền thuyết, ký ức cộng đồng, sự kiện lịch sử và trải nghiệm cá nhân để xây dựng tác phẩm. Hình thức biểu hiện mới, sử dụng hiện vật, chất liệu bản địa, kỹ thuật, bí quyết, quan niệm dân gian, triết lý phương Đông, kể những câu chuyện của dân tộc, tạo cho NTSĐVN giai đoạn này một ấn tượng thị giác mạnh, ý nghĩa sâu sắc, gợi cho công chúng liên tưởng đến nhiều sự kiện lịch sử, chiều sâu đa nghĩa của thông điệp nghệ thuật. YTTT cũng biểu hiện rõ nét trong chủ đề phản biện xã hội.

2.2.3. Yếu tố truyền thống qua chủ đề phản biện xã hội

Có thể nói, chủ đề phản biện xã hội là chủ đề mới, rất hiếm gặp trong nghệ thuật tạo hình truyền thống. Tuy ít ỏi nhưng khi nó được các nghệ sĩ dân gian thể hiện với lối ẩn dụ, thì chúng trở nên rất đặc sắc, ấn tượng. Ví dụ như: tranh Đám cưới chuột (Đông Hồ); phù điêu Đôi chuột chầu cua (bệ đá thờ vua Đinh). Bên cạnh các chủ đề khác, YTTT biểu hiện rõ nét trong NTSĐVN qua chủ đề phản biện xã hội đương đại, tạo hiệu quả tích cực tác động đến nhận thức của cộng đồng. Một xã hội sẽ trở nên trì trệ, bảo thủ nếu không có sự phản biện xã hội. Nghệ thuật tránh né phản biện xã hội là nghệ thuật tháp


ngà, sáo rỗng. Thông qua hình thức, chất liệu dân gian, thủ pháp ẩn dụ, cảm hứng từ đời sống xã hội đương đại để thể hiện chủ đề, NTSĐVN có YTTT đã và đang làm tốt vai trò của mình đồng hành cùng sự tiến bộ xã hội.

Nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng, Việt Nam có cơ hội tiếp nhận tri thức từ nhiều nền văn hóa từ Đông sang Tây, đặc biệt là Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo và tín ngưỡng bản địa, đã tạo cho người Việt có được tư duy tạo hình dân gian, trang trí thủ công phong phú, một truyền thống văn hóa nghệ thuật độc đáo. Hình tượng con rùa là một trong bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng, được dân gian tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Trong bộ tứ linh này, duy chỉ con rùa là có thật, mang triết lý âm dương và nhiều ý nghĩa cao đẹp theo quan niệm dân gian. Nó đã trở thành biểu tượng, linh vật phổ biến trong đời sống văn hoá của người Việt xưa và nay.

YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 không chỉ dừng lại ở việc tạo thẩm mỹ, mà nó còn tạo ra hệ thống ký hiệu ẩn dụ thông qua các mối quan hệ tương hỗ của YTTT với tổ hợp đồ vật; mối quan hệ của tổ hợp đồ vật với không gian. Trong phần này, luận án sẽ tiến hành phân tích, chứng minh nhằm làm sáng tỏ biểu hiện YTTT qua chủ đề phản biện xã hội.

Qua kết cấu, cách thể hiện và tên tác phẩm Sắp đặt Phượt (2016) của Nguyễn Mạnh Hùng đã phát huy ý niệm về không gian, thời gian, sự chuyển động, biểu tượng, gợi mở ý tưởng về những vấn đề nảy sinh trong xã hội Việt Nam (H.4.3.1, tr.220). Chọn địa điểm đắc địa để trưng bày bên ngoài khuôn viên đại sứ quán Thụy Điển ở Hà Nội, đã tạo ra một thông điệp mạnh mẽ về vấn đề phản biện xã hội đương đại, thu hút đông đảo công chúng. Tác phẩm Sắp đặt Phượt với thông điệp phản biện xã hội mạnh mẽ thông qua mối quan hệ giữa tổ hợp đồ vật, bốn con rùa di chuyển về bốn hướng, ẩn dụ về sự bất đồng, những mâu thuẫn xã hội gay gắt không có lợi cho sự phát triển chung và hiện vật vỏ ô tô phế thải, hoặc người xem cũng có thể liên tưởng đến lợi ích nhóm hay vấn đề giao thông ở một quốc gia đang phát triển. Tiếp cận từ góc độ ký hiệu học, tác phẩm Phượt đã thiết lập một hệ thống ký hiệu với sự


tham gia của yếu tố tạo hình truyền thống với hình tượng 4 con rùa, được tạo hình khối giản lược theo quan niệm dân gian kết hợp với yếu tố hiện đại. Trong đó, nổi bật là hình tượng rùa Con vật linh, thọ cao; Xe ô tô Phương tiện hiện đại; Trong đó, các cặp đối lập, tạo ký hiệu mạnh mẽ như: Tạo hình rùa Thủ công, dân gian; Tạo dáng ô tô Công nghiệp, hiện đại; Tốc độ di chuyển của rùa Chậm; Tốc độ di chuyển của ô tô Nhanh; Hướng di chuyển của rùa 4 hướng đối lập; Hướng di chuyển của ô tô Một hướng. Toàn bộ hệ thống ký hiệu vừa nêu ẩn dụ sự mâu thuẫn cao độ, bất nhất, giằng xé, kìm hãm lẫn nhau...Qua đó, người tham dự có thể thỏa sức liên tưởng đến nhiều vấn đề như: giao thông; tốc độ phát triển xã hội; lợi ích nhóm hay vấn đề thủ cựu, cực đoan và sự cấp tiến, thái quá trong cặp phạm trù triết học: hai mặt của một vấn đề, mâu thuẫn trong sự thống nhất. Tác phẩm Phượt đã rất thành công trong việc khai thác, kết hợp yếu tố nội sinh với yếu tố ngoại sinh với thủ pháp tương phản mạnh mẽ. Bốn con rùa được tạo hình khối phóng to, đổ khuôn compsite, đặt dưới vỏ xe ô tô, vị trí thay cho bốn chiếc bánh xe. Hình khối căng đầy của những con rùa và hình khối sắc nét của chiếc vỏ xe ô tô tạo nên một thẩm mỹ dị lạ, tương phản mạnh mẽ.

Trong tác phẩm Sắp đặt Chen lấn (H.4.3.2, tr.220) của Nguyễn Ngọc Lâm cũng vậy, khai thác ngôn ngữ khối của điêu khắc truyền thống ngoài việc đóng góp vẻ đẹp thẩm mỹ với lối tạo hình giản lược, khúc triết của ngôi đình làng, nổi bật ở giữa với hình dáng uy nghi, lộng lẫy của sắc vàng truyền thống. Tiếp cận từ góc nhìn ký hiệu học, có thể thấy: hình tượng ngôi đình làng Không gian công cộng, linh hồn của làng; Tạo hình giản lược, khúc triết Dân gian; Bố cục theo quan niệm âm dương ngũ hành Lan tỏa, ảnh hưởng; Hình tượng những ngôi nhà nhỏ vây quanh Cuộc sống xô bồ, ngột ngạt; Màu vàng (thếp vàng lá) Sang trọng, tôn quý. Các yếu tố tạo nên sự đối lập đáng kể, góp phần tạo nghĩa như: Ngôi đình cao to >< những ngôi


nhà nhỏ bé; Màu sắc lộng lẫy (kim loại vàng) >< Màu sắc mộc mạc, tự nhiên (những mẩu gỗ phế liệu). Từ hệ thống ký hiệu vừa nêu trong mối quan hệ chi phối, qua lại lẫn nhau, có thể thấy Sắp đặt Chen lấn nổi lên nhiều ý nghĩa như: Tôn vinh di sản dân tộc; Vấn đề quy hoạch và quản lý đô thị; Vấn đề giao thông; Vấn đề ứng xử với di sản truyền thống và giải pháp ưu việt, thái độ của nghệ sĩ đối với đời sống đương đại của cộng đồng...

Có thể nói, một xã hội muốn phát triển thì không thể thiếu phản biện xã hội. Nó được xem như một hệ thống cảnh báo giúp cho cuộc sống giảm bớt sự chủ quan trong hành động, tiệm cận khoa học và chân lý. Những câu thơ của Tản Đà đến nay vẫn khiến người đọc nhiều suy ngẫm: “Dân hai lăm triệu ai người lớn/ Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”. Thơ và kịch từ thập kỷ 80 của Lưu Quang Vũ có sức dự báo và phản tỉnh xã hội sâu sắc đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Về nội dung phản biện xã hội của Nghệ thuật Sắp đặt, Nguyễn Minh Thành trong tham luận gửi Hội thảo tại Viện Mỹ thuật đã nhìn nhận có phần nghi vấn: “Nghệ thuật đương đại Việt Nam bắt đầu từ triết lý chung chung về con người...” [106, tr.157].

Chất vấn về quyền bình đẳng, định kiến cố hữu, tác phẩm Sắp đặt Barie I (2008) của Đặng Thị Khuê, trưng bày tại triển lãm “Bình đẳng là gì?” thuộc chương trình Trao đổi Văn hóa - Nghệ thuật giữa Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Học viện Mỹ thuật Umea, Thụy Điển. Tác phẩm gồm một vòng tròn cắt chữ “Barie” dán ở vị trí trung tâm trên mặt sàn nhà, tỏa ra xung quanh là 6 chiếc barie làm bằng chất liệu tre bản địa, sơn màu tạo thành khúc đỏ - trắng hoặc khúc đỏ - vàng nhạt của màu tre mộc (H.4.3.4, tr.221), đính bàn tay gỗ, đôi bàn chân gỗ đặt hướng về trước, được tạo hình giản lược với vẻ đẹp, mộc mạc, dung dị. Lối ra vào Triển lãm đặt một chiếc barie nhỏ, chỉ bớt lại lối đi rất hẹp. Ở Sắp đặt này, tác giả sử dụng ký hiệu ẩn dụ về sự ngăn cản/ dừng lại từ chiếc barrie hay ngưỡng cửa trong kiến trúc cổ, biểu hiện ý nghĩa liên tưởng đến góc độ tâm lý khá phức tạp (đặc biệt là phụ nữ Việt Nam), họ dường như còn mang trong ý thức một rào chắn vô hình bởi những định kiến và quan


niệm cổ xưa của xã hội về phụ nữ mà chính họ không dám xóa bỏ hoặc bước qua. Những chiếc barie được xếp hình tròn nên nó có chiều hướng chuyển động xoay quanh một vị trí trung tâm, trong một quỹ đạo nhất định, ám chỉ một vòng luẩn quẩn, tù bức của thói quen cố hữu. Người xem có thể tự do tham dự vào không gian của tác phẩm, tương tác di chuyển những chiếc barie phía trước - do đó sẽ làm nảy sinh trong họ hàng loạt câu hỏi xoay quanh những vấn đề cốt lõi của tác phẩm. Sự tổ chức không gian khá hợp lý, người xem có thể dễ dàng thâm nhập vào không gian của tác phẩm, có khi bị cuốn theo bởi quán tính nhưng rồi “chợt tỉnh ra” và ngẫm lại những điều vô lý. Điều thú vị ở tác phẩm này là chiếc barie nhỏ chắn gần hết lối ra vào triển lãm mà dường như không ai để ý đến, song nó như một thử nghiệm tâm lý đối với tất cả công chúng tham dự. Đối với một rào cản như thế ở lối đi lại đông người, thường có nhiều tình huống có thể xảy ra: (1. Người tham dự xoay dọc chiếc barie để lối đi rộng hơn; 2. Họ đặt chiếc barie lên phía trước rộng hơn; 3. Họ quẳng chiếc barie ra chỗ khác). Tuy nhiên, kết quả là hầu hết mọi người đã chấp nhận lách qua một lối hẹp để ra vào triển lãm mà không dám kiên quyết vứt bỏ nó.

Tóm lại, tác phẩm Sắp đặt Barrie I sử dụng chủ yếu là những đồ vật làm từ chất liệu quen thuộc như tre, gỗ được tạo tác với cách thức giản dị, gần với cách hiểu thông thường. Bố cục theo quan niệm âm dương ngũ hành kết hợp với ký hiệu về ý nghĩa văn hóa, lịch sử phía sau những đồ vật quen thuộc ẩn dụ tâm lý cố hữu cần được giác ngộ. Nó cũng là một thử nghiệm điều tra tâm lý đối với công chúng khi tham dự. Có thể nói, tác phẩm Sắp đặt Barie I là một ẩn dụ về cái phi lý, nghộ nghĩnh mà đau xót của thói quen cố hữu cần được xóa bỏ: Trước khi bước đi ta tự tay mình đặt Barie phía trước. Thông điệp của Sắp đặt Barie I là lời cảnh tỉnh: Vượt lên thói quen và quán tính để tự khẳng định mình.

Đề cập đến vấn nạn xã hội, tác phẩm Sắp đặt Nấc thang (2008) tạo ra một hệ thống ký hiệu ẩn dụ về quyền lực (tiền), ký hiệu ẩn dụ về quyền chức (ghế), hàm chứa một thông điệp về những vấn nạn xã hội đang tồn tại như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024