Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 6

Nhân vật “em” của Trí nhớ suy tàn luôn sống với hoài niệm, chìm sâu trong kí ức - nơi có hình ảnh cây bằng lăng, con đường, có hình ảnh của người bạn trai cũ. Nhân vật hiện tại mà lại sống bằng thời điểm của ngày xưa, tồn tại giữa cuộc đời thực mà như hư ảo, mộng mị. Trong dòng thời gian trôi nổi nhiều chiều, lang thang trong tiềm thức kiếm tìm những điều mới mẻ, cô gái ấy dần dần lãng quên đi cả thực tại và cả quá khứ đầy kỉ niệm. Tất cả rơi rụng, cô rơi vào trạng thái “Trí nhớ suy tàn”.

Trong văn học đương đại, các nhà văn rất chú ý đến việc tạo ra những kiểu không gian, thời gian khác biệt so với truyền thống. Sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo trong việc khắc hoạ hình tượng không gian, thời gian, họ không chỉ nhằm mục đích “lạ hóa” hấp dẫn thị hiếu độc giả mà ở đây còn có một dụng ý khác. Theo Hoàng Cẩm Giang “thông qua bút pháp kỳ ảo, các tác giả rất có ý thức làm dày tác phẩm bằng những trầm tích văn hóa dân tộc và nhân loại và đồng thời cũng thể hiện một cảm quan thực sự về nhân sinh, về thế giới” [25;100].

Nguyễn Bình Phương xây dựng không gian, thời gian kỳ ảo như một phương tiện để thể hiện những vấn đề về nhân sinh, về thế giới. Việc ảo hoá không gian, thời gian để tạo ra tính huyền kỳ cho câu chuyện đã giúp tác giả mở rộng, khơi sâu thế giới nghệ thuật của mình, cũng đồng thời mở rộng khả năng phản ánh hiện thực của tác phẩm. Sự lồng ghép, đan xen của yếu tố kỳ ảo trong không gian và thời gian nghệ thuật giúp nhà văn phản ánh sâu sắc một hiện thực đầy bất trắc có thể xảy ra và gợi lên những ám ảnh về số phận con người. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, không gian và thời gian có mối quan hệ tương ứng. Ứng với không gian mang sắc màu địa phủ, âm giới, không gian núi rừng hoang vu là thời gian phi tuyến tính, không xác thực; ứng với không gian chập chờn trong vô thức là kiểu “thời gian trắng”, thời gian xáo trộn trong còi vô thức. Không gian mang sắc màu âm giới, hay núi rừng hoang vu mang đậm những yếu tố hư ảo tương ứng với thời gian bất

định, không xác thực. Không gian biến đổi lúc hư lúc thực và kéo theo nó là dòng thời gian cũng biến hoá nhiều chiều đa dạng, phức tạp; vừa cụ thể vừa khái quát, vừa thực tế vừa mơ hồ. Chú ý xây dựng không gian không xác thực và thời gian phi tuyến tính, nhà văn đã tạo nền cho sự xuất hiện của các nhân vật kỳ ảo trở nên khác lạ hơn, ám ảnh hơn.

Sử dụng kiểu không gian, thời gian kỳ ảo là một dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương nhằm khám phá thiên nhiên, khám phá thế giới tinh thần của con người. Tác giả đi sâu vào nhận thức về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, mối quan hệ xã hội của con người và mối quan hệ trong mỗi bản thể con người: đề cập đến những vùng sâu kín nhất của con người là ý thức, vô thức và tâm linh. Với cách xây dựng không gian, thời gian kỳ ảo, Nguyễn Bình Phương đã phủ nhận cách đọc hiểu giản đơn về tác phẩm, đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm nhiều hơn. Đó cũng là cách nhà văn thể hiện niềm tin vào năng lực tiếp nhận văn học và khả năng “đồng sáng tạo” của độc giả.

Chương 2

NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG

TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG


Theo Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm nhân vật được định nghĩa là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học... một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống... thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người... luôn gắn chặt với một chủ đề tác phẩm” [34;126]. Nhân vật luôn là trung tâm của sáng tác văn học, là hình chiếu tư tưởng và năng lực nghệ thuật của nhà văn. Trong sự biến đổi của kỹ thuật dòng tiểu thuyết đương đại (cấu trúc lắp ghép phân mảnh, sự luân chuyển ngôi kể, đa dạng hóa các loại giong trần thuật...) xu hướng xây dựng hình tượng nhân vật cũng thay đổi. Các tác giả Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Việt Hà ... ít chú ý lấy nguyên mẫu của nhân vật trong đời sống mà thiên về hướng “mờ hóa, vô danh hóa”. Họ thường “dị hoá” nhân vật về hình thức và tính cách. Nguyễn Bình Phương cũng xóa bỏ khoảng cách giữa cái bình thường và cái dị biệt “cái không bình thường dễ dàng được chấp nhận và trở thành cái nhật thường, đó là bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương khi xây dựng các nhân vật kỳ ảo” [43;53]. Với quan niệm: “không xây dựng những nhân vật điển hình”, Nguyễn Bình Phương đã mạnh dạn đổi khác so với cách xây dựng nhân vật của tiểu thuyết sử thi trước đó. Nhà văn tạo nên hệ thống nhân vật mang tính đặc thù: nhân vật người điên, nhân vật hư ảo, nhân vật biến hình, nhân vật chuyển kiếp, nhân vật ma quái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Trong văn học trung đại, nhân vật kỳ ảo thường tồn tại dưới hình thức bóng ma, oan hồn (trong Truyền kỳ mạn lục, Lĩnh Nam chích quái...). Đến văn học đương đại, nhân vật kỳ ảo xuất hiện dưới các dạng tồn tại mới như Bào thai trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Quang lùn, bé Hon trong

Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Mai Trừng trong Còi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Từ Lộ, Dã Nhân, Cá bơn trong Giàn thiêu của Vò Thị Hảo... So với các cây bút văn xuôi hiện nay, Nguyễn Bình Phương có hướng “đầu tư” nhiều hơn cho nhân vật kỳ ảo cả về số lượng và dạng thức biểu hiện.

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 6

2.1. Nhân vật người điên

Trong năm cuốn tiểu thuyết của nhà văn, cuốn nào cũng có nhân vật người điên. Tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ xuất hiện nhiều người điên; có khi là cả một lũ điên, một làng “nhiều người điên”; khi là người điên ở hiện thực, cũng có khi là bóng dáng của người điên trong vô thức... Có những người điên hoàn toàn, có người chỉ điên từng lúc do bị “tàn khuyết về mặt tâm lý”...

Nghiên cứu về nhân vật người điên trong văn học, Đoàn Cầm Thi đã khái quát thành hai loại nhân vật điên trong văn chương:

1. Kiểu điên – “vĩ đại” là “những bậc hiền triết chỉ tồn tại với thiên hướng duy nhất là tra tấn vũ trụ và thời đại mình” như Don Quichotte của Xecvantec hay Thằng Ngốc của Lỗ Tấn;

2. Kiểu điên – “con bệnh” là “hậu quả của sự ức chế, không thỏa mãn về tình dục, tình yêu” như Nga trong Lá ngọc cành vàng của Nguyễn Công Hoan và Thảo trong Người sót lại của rừng cười của Vò Thị Hảo... [47;39].

Nhân vật điên của Nguyễn Bình Phương không thuộc về hai loại trên. Nhà văn sáng tạo thế giới nhân vật người điên của mình theo một bút pháp riêng: không có kiểu điên - vĩ đại; người điên cũng không phải là “con bệnh” reo hò nhảy múa man dại, hành động kỳ quặc vô lý... Nhân vật người điên của Nguyễn Bình Phương vẫn có tâm hồn, có phần bản thể trong suy nghĩ và hành động. Họ là những kẻ dị tật, tàn khuyết về tâm lý.

Đây là “những người điên” trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy:

Người bị tâm thần như Hưng do ảnh hưởng của chiến tranh. Người là nhà văn bị nhiễm ảo tưởng về tài năng nghệ thuật của mình dần dần bị suy tổn tinh thần. Nhân vật điên điển hình hơn cả là Tính. Tính có ngoại hình kỳ dị:

“Tóc dài, lưng dài, chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt. Lông mày nhạt, hình vòng cung ôm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Đi như vượn, ngồi như gấu” [6;7]. Khi mẹ mang thai Tính, người cha trong cơn nghiện rượu đã đạp trúng bụng mẹ song bà không bị sảy thai, Tính vẫn ra đời, nhưng đã phải mang một tâm hồn khuyết tật trong một môi trường tha hoá. Tính lớn lên trong tiếng ngặm đít chén lách cách của cha mỗi khi thèm rượu. Từ bé, Tính sợ hãi lẩn trốn ánh trăng, chỉ thích theo ông Điện đi chọc tiết lợn, dần dần Tính thích nhìn thấy máu nên đã chọc tiết bao nhiêu con lợn, cầm kéo đâm vào cổ thằng bé điên tới chết để thấy máu phun ra thành những tia ở yết hầu của nó, rút dao đâm mạnh vào cổ ông Khoa... Tính ngày càng trượt vào bản năng thú tính do cái vô thức điều khiển: “Bà Liên đi sau lẩm nhẩm: Nó thành thú mất”; “bóng Tính lờ mờ, gù gù như bóng đười ươi”. Tính cưới vợ, người con gái đẹp nhất làng nhưng vẫn không khỏi điên. Khi Tính chết thì "người Tính nổi rò, xanh lét, kỳ quái” [6;102].

Tính bị điên là do hậu quả của bạo lực ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Biết đâu, Tính đã bị chấn động thần kinh từ lúc còn là bào thai. Lớn lên hắn sống trong một môi trường đầy rẫy những con người bị bóp méo về tinh thần. Xung quanh Tính: ông Phước nghiện rượu quanh năm chửi mắng vợ; Hưng thương binh giả, "B quay"; ông Điện, ông Thụy chuyên nghề giết lợn; ông Khoa kiếm sống bằng nghề hoạn lợn; bà Liên suốt đời nhẫn nhục, cam chịu... Đó là môi trường bị nhiễm độc về tinh thần với đầy rẫy những căn bệnh: bạo lực, hèn nhát, giả dối, vụ lợi, hoang tưởng... Tính “điên” từ môi trường bị huỷ diệt ấy.

Kiểu điên của Tính khác các kiểu điên khác: “điên” mà vẫn tồn tại như người bình thường, lao động kiếm sống, lấy vợ, sống cùng gia đình. Phần điên trong con người Tính chỉ những người sống cùng Tính mới nhận biết được. Mẹ Tính biết từ bé hắn đã thích giết công cống. Hiền vợ Tính biết chồng thích chơi với đám người điên gồm lão già điên, cô gái Thổ, mụ điên

và thằng bé điên. Lớn lên, không biết chữ, Tính làm nghề đập đá, khi đập đá, Tính lại tưởng mình đang được giết: “Đá này, sống lại này. Đá này, sống lại này” đập đá mà nhìn thấy máu. Tính luôn bị ám ảnh bởi con dao chọc tiết lợn, thích máu, có những hành động phi lý: “Đêm... Tính vùng dậy, xô cửa ra sân, nhặt đá đáp lên trời” [6;26].

Trong khung cảnh đêm khuya khi mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, con người cũng nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả, Tính lại trằn trọc không ngủ được. Trong người Tính đầy cảm giác bứt rứt đến điên loạn muốn làm một cái gì đó để giải thoát. Và Tính đã đáp đá lên trời như thế. Qua Tính, Nguyễn Bình Phương đã nhìn thấu nỗi đau trong tâm hồn những người điên, sự dày vò về tinh thần của họ. Độc giả cũng cảm nhận được tận cùng nỗi đau ấy để chia sẻ với những thiệt thòi bất hạnh của một lớp người kém may mắn trong xã hội. Bởi người điên không phải lúc nào cũng là những kẻ đáng sợ cần xa lánh. Kẻ điên ẩn hình ngay trong người tỉnh. Người tỉnh có khi cũng có một phần “điên” nếu khuyết thiếu phần “tính bản thiện” trong tâm hồn, suy nghĩ và hành động. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương “điên” là hậu quả của môi trường phi nhân tính. Người điên là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh cần được cảm thông, chia sẻ; song, họ cũng là tội ác xã hội cần ngăn chặn. Đó chính là tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác giả đối với kiểu nhân vật này.

Qua nhân vật người điên, Nguyễn Bình Phương cũng cho ta thấy thế giới mà chúng ta đang sống chưa phải đã tròn đầy, tươi đẹp. Nó còn có những phần khiếm khuyết, còn những số phận thiệt thòi, những mảnh đời không nguyên vẹn cần được thấu hiểu và cải thiện. Nguyễn Bình Phương nhìn Tính để khám phá về số phận con người ở những miền đất heo hút còn mang dấu ấn của thời “Thoạt kỳ thuỷ”. Tính thoát khỏi các chuẩn mực đúng, sai, tích cực, tiêu cực như các nhân vật tiểu thuyết trước đây. Tính đáng thương hay đáng ghét? Tính đúng hay sai? Những cảm giác đó độc giả sẽ không thể phán xét rạch ròi bằng lí trí đơn thuần mà phải cảm nhận về một cuộc đời, một số

phận nghiệt ngã bằng cả tình thương của trái tim mình. Tính không giống Đônkihôtê điên loạn về lý tưởng hiệp sĩ, cũng không giống thằng Ngốc trong Nhật ký người điên của Lỗ Tấn bị ám ảnh bởi cảm giác sắp bị ăn thịt. Tính “điên” trong cuộc sống của một người “tỉnh”; đi đập đá kiếm tiền, lấy vợ như bao người đàn ông bình thường. Nhưng Tính lại giết người và tự giết mình như một kẻ điên: “Tính quặt đầu dao, ấn mạnh vào cổ mình. Máu từ cổ Tính trào ra, ấm, nóng. Tính buông dao, ngón trỏ vuốt vuốt dòng máu đang tràn theo khuy áo. Tính cười khoái trá, khuỵu đầu gối, mặt gục lên chiếc vại đựng nước. Bả vai Tính rung rung” [6;159]. Hành động cuối cùng của Tính là đỉnh điểm của ham muốn giết chóc trong chuỗi vô thức của kẻ điên hay là sự bừng tỉnh và sám hối của một con người có ý thức bị đắm chìm? Có lẽ là cả hai. Hành động tự huỷ diệt của Tính là hậu quả của cuộc sống của con người bị huỷ hoại.

Nguyễn Bình Phương đã tìm những con đường giải thoát khác nhau cho những người “điên” và Tính. Con đường thứ nhất, là tình thương. Tình thương lớn nhất là tình mẫu tử. Bị chồng đánh, mẹ Tính vẫn bảo vệ được đứa con trong bụng. Tính chào đời, người mẹ ấy luôn tin yêu đứa con trai duy nhất của mình. Cả đời bà chịu nhẫn nhục vì người chồng tệ bạc, vũ phu để tiếp tục sống với mong muốn được chở che cho con, được gây dựng hạnh phúc cho con. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng ấy không đủ sức để đưa Tính thoát ra khỏi số phận của một người điên. Con đường thứ hai, Nguyễn Bình Phương để Tính tìm đến với tình yêu, tình cảm có sức mạnh cảm hoá nhất. Tính lấy vợ - một người vợ hiền dịu xinh đẹp nhưng Tính vẫn điên. Đó cũng không phải là hướng giải thoát. Con đường thứ ba, nhà văn để nhân vật tìm đến với lao động, Tính làm nghề đập đá nhưng vừa đập đá vừa tưởng tượng mình đang chọc dao vào cổ lợn. Lao động không giúp Tính hoá giải được số phận. Tính vẫn gặp những người điên, Tính giết người rồi tự giết mình. Vậy

thì đâu là cách giải thoát cho Tính? Câu hỏi gợi lên thật nhức nhối. Làm sao có thể "giải điên" được trong một môi trường u tối, lạc hậu như thế?

Trong Thoạt kỳ thuỷ, còn có nhân vật người đàn bà điên trong tác phẩm “Và cỏ” của nhà văn Phùng. Có thể nói “Và cỏ” là sự tiếp nối của Thoạt kỳ thuỷ, báo hiệu hình tượng nhân vật người điên lại xuất hiện và sẽ có nhiều biểu hiện mới. Trong Người đi vắng, dấu vết của bạo lực cũng dẫn đến tổn thương vĩnh viễn về tâm lý: lão Việt kể chuyện bố lão đá mẹ lão vào bụng khi bà ấy mang thai thằng em khiến cậu ta ngơ ngơ ngẩn ngẩn đến tận bây giờ [4;183]; ngoài em lão Việt còn có một số nhân vật người điên khác như Luân điên, một gã tâm thần ở cổng cơ quan Thắng và nhân vật Trương cũng tự dưng bị điên.

Trong cuốn Trí nhớ suy tàn có hình ảnh một người đàn bà điên mặc áo vàng hiện lên trong tâm tưởng của nhân vật “em”. Hai lần nhân vật “em” mơ thấy hình ảnh người đàn bà điên này.

Như vậy, trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có cả một thế giới nhân vật điên thuộc các độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn cư trú khác nhau. Tại sao ở nhiều nơi (và nhất là vùng Linh Nham) trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương lại có nhiều người điên đến thế? Có thể lí giải sự xuất hiện hàng loạt nhân vật điên này bằng cái nhìn cuộc sống của nhà văn Nguyễn Bình Phương nhận thấy trong cuộc sống còn nhiều mảnh đời không lành lặn, nhiều tâm hồn bị tàn khuyết về tâm lí, hậu quả của hoàn cảnh sống nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất, thấp kém về tri thức, sự tàn phá của chiến tranh, sức huỷ hoại của những thói hư danh, tham vọng không tưởng... làm “tàn khuyết tâm lí” con người. Việc hành sát súc vật thô sơ cũng gây ám ảnh bạo lực, nó gián tiếp huỷ hoại nhân tính của con người. Tất cả tạo nên không khí nặng nề, bức bối, ngột ngạt dẫn tới xuất hiện “hội chứng điên”. Để điều trị “cắt cơn” cho con bệnh và chống sự lây lan, huỷ hoại của nó đâu chỉ cần một vài ba lần “bắt mạch”, “kê đơn”, “bốc thuốc” mà là cả một vấn đề cải thiện xã

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí