Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 2

trưng trong cấu trúc, ngôn ngữ, giọng điệu của các tiểu thuyết nói trên là cấu trúc phức hợp, cấu trúc hệ thống biểu tượng, sự khiêu khích người đọc của ngôn ngữ và tính đối thoại của giọng điệu.

Đồng thời Thụy Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Chí Hoan... cũng đã đi vào phân tích những đổi mới của Nguyễn Bình Phương trong việc phá vỡ kiểu kết cấu tiểu thuyết truyền thống để thể nghiệm sự cách tân theo hướng kết cấu xoắn kép nhiều mảnh, kết cấu phân mảnh, cấu trúc liên văn bản.....

* Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thị Quỳnh Nga, Bùi Thị Thu, Hoàng Cẩm Giang tập trung vào tìm hiểu các loại hình nhân vật tiêu biểu và phương thức xây dựng nhân vật của nhà văn. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng có bài “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỷ?” đã phát hiện ra “nhân vật của Nguyễn Bình Phương dấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó” [29].

Hoàng Cẩm Giang phát hiện ra kiểu nhân vật ký hiệu – biểu tượng, nhân vật biến mất trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ở Luận văn Thạc sỹ "Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, 2006".

Các tác giả trên đều nhận thấy sự đổi mới của Nguyễn Bình Phương trong việc chối từ những quan điểm xây dựng nhân vật truyền thống điển hình để khám phá ra nhiều dạng thức nhân vật mới mang ý nghĩa biểu tượng cao.

* Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng bước đầu được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm.

Hoàng Thị Quỳnh Nga, trong Báo cáo khoa học năm 2004 đã tìm hiểu phương diện “Lời câm của nhân vật Tính trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ. Nội dung của lời câm biểu hiện những ám ảnh của bạo lực, cái chết, của máu và của trăng. Hình thức của lời câm là ngôn ngữ chắp dính, sự phá vỡ quan hệ

lôgic giữa các câu, các câu ngắn, câu đặc biệt, câu bị khuyết thành phần hoặc bị bẻ gãy không theo một trật tự nào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Tác giả Hồ Bích Ngọc trong Luận văn Thạc sỹ năm 2006 (Đại học Sư phạm Hà Nội) “Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết” đã phát hiện ra những câu văn ngắn, phi ngữ pháp; khoảng trắng giữa hai dòng đối thoại và các hình thức nhại ngôn ngữ như sử dụng ngôn ngữ của lối chép sử biên niên, ngôn ngữ cắt dán – những phiến đoạn của đời sống.

Các tác giả đã chỉ ra đặc trưng về ngôn ngữ của Nguyễn Bình Phương thể hiện ở một số phương diện như tạo câu văn ngắn, phi lôgíc; mảng trắng trong đối thoại; lời của người âm; lời câm của nhân vật...

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 2

2.2. Tình hình nghiên cứu về cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.

* Khái niệm yếu tố kỳ ảo trong văn học

Kỳ ảo vốn là một khái niệm xuất phát từ thời cổ đại. Cách hiểu về nó cũng thay đổi theo thời gian. Theo từ điển ngôn ngữ Pháp, “kỳ ảo” là tính từ, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp“Phantastitos”, tiếng La tinh“Phantasticus” để chỉ những gì được tạo nên bởi trí tưởng tượng chứ không tồn tại trong thực tế. Các từ ngữ Hy Lạp và La Tinh trên đều có liên quan với từ “Phantasia” (tiếng Pháp: “Fantasie”, tiếng Anh: “Fantasy”) có nghĩa là trí tưởng tượng phóng túng. Trong tiếng Việt, “kỳ ảo” là từ Hán Việt “kỳ” “lạ lùng”, “ảo” là không có thật. Cái kỳ ảo là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trong thực tế.

Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ cái kỳ ảo là một học giả người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719). Theo ông, những sáng tác kỳ ảo “tạo ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thoả mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác thường của những con người được miêu tả trong đó. Chúng nuôi dưỡng trong

trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ và thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con người phải lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên” [35;43]. Sau đó có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm kỳ ảo như Roger Caillor, Tz.Todorov, M.Schemider... Các nhà nghiên cứu văn học phương Tây đề cập tới bản chất của kỳ ảo là sự do dự, gắn liền với sợ hãi, nó được tạo ra từ những giấc mơ, sự mê tín, hối hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh...

Ở Việt Nam, Lê Nguyên Cẩn trong chuyên luận“Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac” đã làm rò nội hàm thuật ngữ kỳ ảo trong văn học: “Cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật. Nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo. Nó có mặt trong văn học dân gian và văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực ảo và tồn tại độc lập, không hoà tan vào các dạng thức khác nhau của tưởng tượng... Yếu tố kỳ ảo trong văn học tạo nên sự đứt gãy trong chuỗi liên kết vũ trụ, tạo ra sự do dự, phân vân trong lòng độc giả. Nó là quãng lặng, là sự ngắt mạch, là sự xâm lấn của cái siêu nhiên trong cuộc sống đời thường, là sự xâm lấn của cái phi lôgic trong một thế giới lôgic” [19;56].

Tác giả Ngô Tự Lập có ý kiến rằng: “Kỳ ảo, đó chính là mê lộ nghệ thuật cũng như trong lĩnh vực nghệ thuật khác, nó xuất hiện ở mọi nơi khi trật tự đã trở nên vừa bó buộc vừa đáng ghét vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự ấy bị đặt thành câu hỏi. Tuy nhiên những thiết chế văn minh càng chặt chẽ, càng ráo riết thì sự xuất hiện của nó càng kịch tính như những gì chúng ta chứng kiến ở phương Tây” [30;10].

Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu về văn học kỳ ảo đã dần dần làm sáng rò quan niệm:

1. Yếu tố kỳ ảo trong văn học thuộc phạm trù tư duy nghệ thuật, là sản phẩm trí tưởng tượng của người nghệ sĩ. Nó phản ánh trình độ hư cấu nghệ thuật ở mức độ cao. Yếu tố kỳ ảo có thể xuất hiện ở nhiều phương diện trong

thế giới nghệ thuật của nhà văn từ chất liệu phản ánh, phương thức phản ánh đến tầng lớp ý nghĩa, từ đó tạo nên hiệu ứng tiếp nhận ở người đọc.

2. Yếu tố kỳ ảo là phương tiện nghệ thuật để nhà văn bộc lộ quan niệm về đời sống, về con người.

3. Những biểu hiện chủ yếu của yếu tố kỳ ảo trong văn học là: không gian, thời gian chứa đựng các yếu tố siêu nhiên; nhân vật kì dị, biến hóa, giấc mơ...

Quan niệm đó là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu quá trình nghiên cứu của những người đi trước về yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và tiếp tục đi sâu hơn vào vấn đề này.

* Tình hình nghiên cứu về cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương:

Trong số những tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã trình bày có một số bài viết trực tiếp đề cập đến yếu tố kỳ ảo, đó là: Hoàng Thị Quỳnh Nga với “Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương”; Đoàn Minh Tâm với “Những đặc trưng của bút pháp hiện thực huyền ảo trong Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phương”; Nguyễn Chí Hoan với bài viết “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thuỷ”; Đoàn Cầm Thi với “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên”...

Tác giả Hoàng Thị Quỳnh Nga đã chỉ ra hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương ở hiện thực lai ghép: thành thị

- nông thôn, yếu tố thực - ảo. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương được gọi tên là “nhân vật tàn khuyết về tâm lý”, bao gồm nhân vật mắc bệnh và nhân vật chịu ám ảnh. Trong các báo cáo khoa học về “Lời câm của nhân vật Tính trong Thoạt kỳ thuỷ”,“Dấu ấn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong Người đi vắng”, tác giả đã chỉ ra những sáng tạo riêng của Nguyễn Bình Phương

trong việc sáng tạo ra một thế giới nhân vật chịu nhiều ám ảnh; một thứ ngôn ngữ đặc biệt của giấc mơ, ngôn ngữ lời câm chắp dính, phi lôgic.

Thụy Khuê trong bài viết “Thế tĩnh toạ trong tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương” đã đề cập tới nhận thức bên trong của nhân vật dựa vào triết học hiện sinh: “trái với quy ước xác định và chỉ định, tiểu thuyết Ngồi dựa trên sự bất định trong một không gian ảo: đó là không gian suy tưởng của kẻ ngồi thiền. Bất định và sắc không trở thành yếu tố chính trong tác phẩm... cho nên tất cả đều có thể thật mà có thể giả, có thể chỉ là một giấc mộng”.

Đoàn Minh Tâm (Văn nghệ Trẻ ngày 14/1/2007) khái quát “Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi” ở ba dạng: bút pháp huyền ảo phi lý của Kafka, bút pháp huyền ảo siêu nhiên và huyền ảo tâm lý. Qua đó thấy được những ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đậm nét trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương nói riêng và trong sáng tác văn chương nói chung.

Báo cáo khoa học của Đặng Thị Lan Anh đã trình bày kết quả nghiên cứu cái vô thức trong phân tâm học và cái vô thức trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ: “để cái kỳ ảo xuất hiện ồ ạt giữa còi thực sẽ sa vào vụn vặt, cấu trúc sẽ mất đi tính mạch lạc”. Nguyễn Chí Hoan trong bài viết “Cấp độ hiện thực và sự hão huyền của ý thức trong Thoạt kỳ thuỷ” đã khẳng định “Nguyễn Bình Phương là nhà văn Việt Nam đã đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất” [28].

Đoàn Cầm Thi trong “Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên đã đưa ra nhận định: “Với Thoạt kỳ thuỷ, chúng ta đọc lại Hàn Mặc Tử qua con mắt khác. Nhưng giá trị của nó còn cao hơn thế: Tôi tin rằng thử nghiệm mới này của Nguyễn Bình Phương, như mọi tác phẩm nghệ thuật đích thực, sẽ góp phần biến đổi thẩm mỹ người đọc đương thời. Bằng ngôn ngữ người điên” [46].

Những bài nghiên cứu trên các khía cạnh kỳ ảo tạo nên những điểm khác lạ trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Xung quanh những ý kiến về cái kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có những mức độ đánh giá, tiếp nhận khác nhau. Lời khẳng định, khích lệ nhiều; song lời “phê” hàm ý nhắc nhở, thậm chí cả “phủ định sạch trơn” không phải là không có.

Nguyễn Hoà với bài viết “Một cách lý giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại” cho rằng những cố gắng cách tân của một số tác giả trong đó có Nguyễn Bình Phương “chưa thật sự tạo nên những đột biến trong tư duy thể loại... và môtíp nhân vật bị chi phối bởi trạng thái bệnh lý tâm thần, điên trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có thể cung cấp một cái nhìn bất thường về cuộc sống và con người, nhưng sự trở đi trở lại của môtíp này dường như đang đẩy tác giả tới nguy cơ đơn điệu nhàm chán” [39;209]. Ý kiến của nhà văn khác theo Phùng Văn Khai ghi lại trong “Tản mạn Nguyễn Bình Phương”: “Phương thiếu đời sống thực tế nên luôn luôn trốn trong tháp ngà mờ mờ sương khói do chính mình tạo ra” [31;86]. Những nhận xét đó có nhưng không nhiều.

Nhìn chung, hầu hết những người nghiên cứu Nguyễn Bình Phương đều khẳng định đóng góp của nhà văn vào sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại về các phương diện: cấu trúc, nhân vật, ngôn ngữ và sử dụng yếu tố kỳ ảo... Tuy nhiên, chưa có ai nghiên cứu một cách hệ thống về những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Vì thế cần có một đề tài khoa học có tính hệ thống, toàn diện hơn về vấn đề này.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.Năm cuốn tiểu thuyết có nhiều yếu tố kỳ ảo của Nguyễn Bình Phương:

- Những đứa trẻ chết già (Nxb Văn học, 1994)

- Người đi vắng (Nxb Văn học, 1999)

- Trí nhớ suy tàn (Nxb Thanh niên, 2000)

- Thoạt kỳ thuỷ (Nxb Hội nhà văn, 2004)

- Ngồi (Nxb Đà Nẵng, 2006)

3.2. Một số các tác phẩm khác có yếu tố kỳ ảo để so sánh, đối chiếu.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phương pháp nghiên cứu thi pháp học:

Vận dụng lí thuyết thi pháp về không gian, thời gian, nghệ thuật và thi pháp nhân vật để làm sáng tỏ yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

4.2. Phương pháp hệ thống:

Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong mối quan hệ hệ thống với các phương diện khác trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương.

4.3. Phương pháp thống kê, khảo sát:

Nhằm nhận biết những tín hiệu “kỳ ảo” của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương làm cơ sở để hệ thống hoá thành những luận điểm khoa học của vấn đề.

4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh:

Làm rò đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, đối chiếu so sánh với các đối tượng văn học khác để thấy được nét mới mẻ, độc đáo của nhà văn.

5. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN

5.1. Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết cơ bản về cái kỳ ảo trong văn học, luận văn sẽ khảo sát, phân tích và miêu tả các dạng thức biểu hiện của yếu tố kỳ ảo, khám phá giá trị của yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

5.2. Tìm ra phương thức tiếp cận những yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương nói riêng và trong tiểu thuyết đương đại nói chung.

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

6.1. Có được những kết luận khoa học về yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tiếp tục mở rộng con đường đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả.

6.2. Góp phần giải mã các yếu tố kỳ ảo trong văn học và cách tiếp cận văn học kỳ ảo.

6.3. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương và văn học Việt Nam đương đại...

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Phần nội dung được triển khai trong 3 chương:

Chương 1: Không gian và thời gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Chương 2: Nhân vật kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Chương 3: Phương thức tạo dựng các yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022