Không Gian Chập Chờn Trong Còi Vô Thức

văn. “Núi Voi”, “Linh Nham” đầy lam chướng ấy chứa nhiều điều huyền bí, hư ảo mang tính siêu thực.

Trong Những đứa trẻ chết già, không gian núi rừng bí hiểm vây đặc mọi chốn: “Ngày mùng bảy tháng sáu giờ Dậu, dân làng thấy trong đáy ao nhà Trường hấp bốc lên cột khí trắng hình con rắn”; “Ngày 9 tháng đó, phía Tây có đám mây màu đỏ xuất hiện, hình dáng không khác gì người đàn ông cụt đầu, tay cầm dao quắm”; “Tháng 8 ngày mùng 10, làng bị mưa tơi bời... Rạng sáng ngày 12, mưa tạnh. Đang trưa, tự dưng doi đất bồi dưới chân cầu Linh Nham nứt toác, sâu thẳm, không ai dám đến gần. Từ kẽ nứt đó có tiếng vọng lên ầm ì như sấm ”. Cảnh núi rừng hoang vu với những hình ảnh kỳ bí về bầu trời, khu rừng, những ngọn đồi, dòng sông và cùng với thứ ánh sáng, âm thanh ma mị cứ trở đi trở lại trong tác phẩm, tạo cảm giác vừa tò mò vừa rùng rợn, đồng thời cũng kích thích trí tưởng tượng và khả năng khám phá hiện thực của người đọc.

Sự huyền bí của không gian trong Những đứa trẻ chết già thể hiện trong bảng khảo sát sau:

Bảng1.2. Khảo sát sự huyền bí của không gian trong Những đứa trẻ chết già



Yếu tố không gian


Sự huyền bí


Bầu trời làng Phan

“Đột ngột nứt toác ra. Từ đỉnh trời, một chiếc cột sắt khổng lồ vùn vụt xuyên thẳng vệ đường” [3;282]

“Xám ngoét, nặng vòng xuống” [3;224]

“Thi thoảng lại rung rinh chao đảo” [3;232]

Khu rừng

Linh Nham

“Như chiếc quan tài đen lập lờ giữa màn sương run rẩy huyền

bí” [3;96]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - 4



Đồi

“Phập phồng cháy chéo nhau” [3;289] “Quả đồi chao bên nọ, bên kia” [3;299]

“Cả quả đồi rùng mình bửa đôi: ba ngôi mộ nay vút lên thành ba vệt đen thẫm sau đó bay mất vào khoảng không vô tận” [3;307]


Sông Linh Nham

“Sau trận huyết chiến đẫm máu nhuộm đỏ cả dòng Linh Nham ấy, đêm đêm các oan hồn còn hiện về kêu gào, khóc lóc đòi trả lại đầu” [3;209]

“Rì rầm ai oán” [3;115]


Ánh sáng

“Làng Phan co mình dưới ánh sáng lờ đờ uể oải”

“Những ánh lân tinh lập lòa, thứ ánh sáng xanh lơ kỳ quái chẳng khác gì mắt mèo hoang”.


Rò ràng, tác giả đã có chủ ý tô đậm sự huyền bí của không gian trong tác phẩm gợi lên miền đất hoang sơ, man dại, bí hiểm của rừng thiêng nước độc heo hút thuở xa xưa.

Từ thủa khai thiên lập địa đến mãi về sau, dân làng Phan đã truyền tụng bao giai thoại về những đám mây cụt đầu, con cá trê khổng lồ, những tiếng nổ hãi hùng.... Rồi những chuyện kinh dị về việc tìm kho báu của gia đình cụ Trường. Môi trường dày đặc âm khí chưa thoát khỏi nét hoang dại sơ khai. Bao bọc lấy làng Phan là ám ảnh về một miền đất, một không gian đêm nhiều hơn ngày, nơi mà mọi điều dữ dội đều có thể xảy ra. Không gian ngập chìm trong bóng tối và khí lạnh ghê người, ở đó ánh sáng chỉ là những tia nắng yếu ớt đang lịm dần vào cái chết “Ánh sáng thoi thóp lê lết rút về nơi cố hữu của mình sau dãy đồi”. Làng Phan đầy huyền bí: “Cứ về đêm, mọi âm thanh của người và vật đều biến mất. Những con chó không sủa thành tiếng chỉ thấy mòm

chúng ló ra, nhậm vào như hình ảnh trong giấc mơ”. Đó là một không gian ma ảo chập chờn, chứa đầy hiện tượng kỳ lạ mà không ai có thể lý giải nổi.

Trong tác phẩm, Nguyễn Bình Phương đã sử dụng gam màu sáng lạnh của sương khói, của mồ mả và âm thanh dồn dập, xối xả của những cơn mưa dữ gợi cảm giác về sự huỷ diệt tàn khốc. Tưởng như một cơn đại hồng thủy sắp ập tới làng Phan. Vạn vật, con người và sự sống đều bị đẩy xuống vực thẳm chết chóc: “Đang trưa, tự dưng doi đất bồi dưới chân cầu Linh Nham nứt toác, sâu hoắm, không ai đến gần”, “Trời vàng rực sau lớp rừng cháy tơ tướp đang cố sức hồi sinh”, “Ngày 17, dòng Linh Nham bị sạt lở hàng chục mét”, “Ngày 21, nước sông Linh Nham cạn sạch”, “Cánh rừng sau làng Phan bỗng nhiên xao động, hai bên bờ sông ngày càng toát ra và tiếng kêu kỳ lạ cứ rú rít lạnh người”, “Những cánh đồng trở nên héo rũ, cây cối, đá sỏi tan rữa thành tro bụi, không thể trồng gì trên đó...”. Dường như cái chết đang rình rập, xâm lấn, hủy diệt sự sống và còi sống.

Với Thoạt kỳ thủy Nguyễn Bình Phương đã tạo nên một không gian mang tính biểu tượng về một còi hỗn mang từ một địa danh xác thực là làng Linh Sơn, không xa Đồng Hỷ Thái Nguyên là mấy: “Bên rặng bạch đàn rì rầm đen, những đám sương loé sáng. Từng luồng trắng vươn đến, uốn cong, va chạm rồi ngả ra, sáp lại, quằn quại, rạp xuống, xắn bện thành một mớ hỗn độn, bùng nhùng” [6;36]. Hình ảnh Núi Hột thật khủng khiếp: “Quả núi bị vẹt một nửa, trông như cơ thể mất thịt, lộ ra màu trắng pha chút đỏ của máu” [6;12], hoặc: “núi ở trên đầu, một khối nhọn hoắt đâm vào cổ lợn” [6;50]. Ở đó có hàng đàn hang dơi ẩn hiện bay qua bay lại như những bóng ma giữa các nhũ đá óng ánh.

Âm thanh của núi rừng: “Gió từ núi Hột mang đến những tiếng rì rầm man dại” [6;54].

Và toàn cảnh thiên nhiên chứa đầy ám khí: “Ao Lang đen thẫm, lầm lì, bí ẩn như khuôn mặt người câm” [6;41].

Không gian núi rừng ma quái bí ẩn đã trở thành nỗi sợ hãi, triền miên, ám ảnh các nhân vật: “Khi về, trời đã khuya ông Phùng thấy bên kia sông dân xóm Soi đi thành vòng tròn trắng đục ma quái” [6;25] rồi “Bè vó ông Bồi lập lòe sáng. Sương loãng ra. Bên kia sông, bóng người gánh nước chập chờn” [6;65].

Khi Nguyễn Bình Phương bước vào nghề văn, Thái Nguyên đã có “điện, đường, trường, trạm”, không còn lạc hậu so với trước đó và so với nhiều miền đất khác. Linh Nham cũng chỉ cách thành phố một cây cầu, một dòng sông, không còn u tối nữa. Vậy tại sao Nguyễn Bình Phương lại viết về Thái Nguyên hoang dại kỳ bí như thế? Có lẽ đây là cảm quan nghệ thuật ẩn sâu trong tâm thức của nhà văn. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Thái Nguyên – một vùng trung du đồng bằng Bắc bộ, thời chiến tranh nhà văn cùng gia đình sơ tán về xã Linh Nham, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Mảnh đất đó xưa kia là vùng núi đá khi dựng đứng khi nhấp nhô dàn trải với dòng sông hoang vắng, núi rừng thâm u với những câu chuyện kỳ bí về con người, thiên nhiên. Có lẽ, dáng vẻ thiên nhiên cùng những giai thoại về không gian núi rừng trở thành nỗi ám ảnh kích thích trí tưởng tượng của nhà văn. Và những cái tên núi Rùng, Linh Sơn, núi Hột... với những dáng hình kỳ lạ cứ trở đi trở lại trong các sáng tác của nhà văn. Song, điều quan trọng là dựng nên không gian rừng núi hoang vu kỳ bí, Nguyễn Bình Phương có điều kiện thể hiện những quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người.

Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, người ta bắt gặp những không gian nghệ thuật khác với không gian của Nguyễn Bình Phương: không gian mờ ảo lung linh trong Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà và Chinatown của Thuận mang tính cá nhân hóa, phản ánh tâm linh của từng nhân vật. Trong Cơ hội của Chúa, “mỗi nhân vật bị ám ảnh bởi một không gian mang sắc màu tính cách và số phận riêng biệt” [25;96]: Hoàng với không gian linh thiêng của nhà thờ, của chúa Jesus; Tâm với không gian đô hộ, thương

trường; Thủy với không gian học trò và những day dứt vì không thể níu giữ nổi mối tình đầu thơ mộng đã qua...

Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương xuất hiện nhiều không gian rừng núi. Nói tới rừng là người ta liên tưởng tới sự tối tăm, hoang vu và rậm rạp nên “nó tượng trưng cho vô thức. Đi vào rừng là hành trình bước vào thế giới vô thức – bản năng của con người ” [14;786]. Không gian rừng núi là cái nền để Nguyễn Bình Phương phản ánh hành trình ấy có khi là sự vật lộn giữa sự sống và cái chết, phản ánh cuộc tranh đấu của con người với dục vọng của chính mình, phản ánh hậu quả của những ảo tưởng về giàu sang.

1. 1.3. Không gian chập chờn trong còi vô thức

Khái niệm vô thức theo Từ điển tiếng Việt là “những suy nghĩ, cảm giác ở ngoài ý thức, là những gì bản thân con người hoàn toàn không ý thức được” [38;98].

Theo Tâm lí học:

Chủ thể của vô thức là “tập hợp các quá trình hình hành động và trạng thái mà chủ thể không ý thức được xuất xứ của chúng”.

Đối tượng khám phá và chiếm lĩnh của vô thức là “hình thức khám phá tâm lí trong đó hình ảnh của hiện thực và thái độ của chủ thể đối với hiện thực cấu kết với nhau thành một thể thống nhất hòa nhập” [17;6].

Các dạng tồn tại của vô thức là thói quen và những trạng thái không thể giải thích được như mộng du, mê sảng hay những hành động không biết trước và không kiểm soát được.

Lí thuyết Phân tâm học quan niệm vô thức là vùng chứa toàn bộ những nhu cầu bản năng bị dồn nén, cấm kị, không được phát lộ ra ngoài “là những lục địa tiềm ẩn, chôn vùi, dấu kín ngay trong mỗi chúng ta” [24;16]. Freud đặc biệt coi trọng biểu hiện của vô thức qua những giấc mơ bằng cả một hệ thống biểu tượng giải mã và những hành vi sai lạc, chủ yếu là những trạng thái mộng mị, mê sảng.

Từ những khái niệm cơ bản về vô thức, có thể khái quát như sau:

- Vô thức là lĩnh vực thuộc về tinh thần mang đậm dấu ấn của tâm linh, dự cảm. Nó nằm ngoài sự kiểm soát của ý thức, nó thể hiện miền sâu tâm lí của con người. Vô thức thường xuất hiện trong trạng thái chấn động tinh thần, tâm lí...

- Vô thức biểu hiện ở các dạng thức: mộng mị, giấc mơ, trạng thái mê sảng, những ẩn ức hay sự kiềm chế bản năng, những dục vọng, bản năng nguyên thủy của con người.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những miền không gian trong còi vô thức: không gian của những giấc mơ, không gian dự cảm, không gian tâm linh. Không gian của vô thức thường được hiện lên qua dự cảm về ngày tận thế, về lời sấm truyền ngày tận thế, về sắc màu đỏ của máu và chết chóc trong Thoạt kỳ thủy. Nhìn không gian thủa Thoạt kỳ thuỷ, ta nhận thấy: “Nắng thoi thóp đỏ quạch rọi vào mặt” và “Dòng sông khựng lại. Nó bị kéo lên như tấm vải... và dòng sông bị dứt khỏi đôi bờ” [6;161].

Không gian bóng tối đi vào vô thức của Linh Sơn, trong mối quan hệ giữa con người với con người và “trong từng âm thanh, màu sắc, chuyển động của tự nhiên” [17;20]; “Linh Sơn nhiều người điên, họ hay tụ tập ở cột số hát í a” [6;16] và “chó tru ằng ặc. Những người điên cũng tru ằng ặc” [6;107].

Có thể nhận thấy biểu hiện của không gian còi vô thức qua các yếu tố không gian mang ý nghĩa tâm linh của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương qua bảng tóm tắt sau:

Bảng1.3. Khảo sát yếu tố không gian mang ý nghĩa tâm linh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Tên tác phẩm

Không gian

Những đứa

trẻ chết già

- Khi hai ngôi mộ của gia đình cụ Trường được chôn nơi đỉnh

đồi lập tức có con chim đen ập về sinh sống, bay lượn cho đến



khi kho cửa được mở.


- Sáng cả vùng thức dậy đã thấy vết chân ngài in trên đá. Lạ


một nỗi vết chân mới in nửa đêm về sáng đã lạnh ngắt như


hàng nghìn năm.


- Ngài giáng là có chuyện nhưng lần này chẳng biết lành hay


dữ. Lần ngài về gần đây nhất là năm Ất Tị, năm ấy ông Đội


Cấn làm cuộc binh biến, cả Thái Nguyên chao đảo, sông Cầu


rống suốt đêm... Giờ ngài lại về, một cái gì đó đang đến.


Người đi vắng

- Thái Tuế xuất hiện: Đất quặn lên, tụt hẫng xuống sàng sang hai bên... Bầu trời vụt tối sầm lại, một tiếng thét của ai đó như

âm thanh trầm trầm kéo dài xuống hố móng... đúng chỗ tay


thợ vừa bổ cuốc xuống, một cái bọc lùng nhùng trồi lên lớp da


nhẵn màu đất sét. Cái xác thịt đó lớn dần dần, chảy tràn sang


hai bên phủ kín mặt móng và bắt đầu dâng cao như một khối


bùn lỏng. Khi tiếng trầm trầm tắt đi, ánh sáng tăng một độ trở


về bình thường. Tất cả mọi người đều giật mình kinh hãi. Cái


móng biến mất. Mặt đất bằng phẳng như cũ, như chưa hề bị


đào xuống sâu gần một mét.

Thoạt kỳ thủy

- Không khí mù mịt, cuồn cuộn. Tiếng đập tràn lan khắp nơi khô khốc, lanh lảnh, triền miên bất tận.

- Trời nắng, xám, mê man như người hấp hối.

Ngồi

- Ở bờ nước sát với mép vườn nhà Trương có một vùng sáng kỳ lạ, nó long lanh, rờn rợn như có tấm gương hắt từ dưới đáy

hồ lên. Đó chính là tinh rồng.

Trí nhớ suy

tàn

- Ba vạch lượn song song xuất hiện.


Như vậy, cả năm cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đã khảo sát đều có không gian tâm linh, không gian của còi vô thức, mơ hồ, vô hình

nhưng vẫn tồn tại trong thế giới tinh thần của con người. Nguyễn Bình Phương đã sử dụng yếu tố kỳ ảo để khám phá thế giới tâm linh bí ẩn đó.

Theo Từ điển tiếng Việt (NXB KHXH – 1991) định nghĩa: “Tâm linh là khả năng đoán trước được việc nên xảy ra theo quan niệm duy tâm”.

Trong bài viết về Một phương diện đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi từ sau năm 1975, Nguyễn Thị Bình cho rằng: “Tâm linh có thể có sự tham gia của ý thức, nhưng thường là với một vai trò không thật rò rệt. Toàn bộ cái đời sống bên trong gắn với tín ngưỡng, niềm tin, những thế lực siêu hình cùng các mối quan hệ bí ẩn của con người, những sức mạnh thuộc về “linh giác”, “trực cảm”, những khả năng kỳ lạ khoa học chưa giải thích được nhưng có thể diễn tả bằng nghệ thuật, những xúc cảm về cái linh thiêng cùng những khoảnh khắc vụt sáng của toàn bộ tâm thức như có sự mách bảo của một nhà thông thái vô hình, phải chăng đó là tâm linh ” [28]. Văn học nghệ thuật tìm đến với tâm linh như cách thể hiện quan niệm,

tư tưởng về con người và hiện thực một cách sâu sắc, toàn diện ở mọi khía cạnh, đi sâu vào những vấn đề bí ẩn của loài người mà đến nay chưa có câu trả lời chính xác. Tâm linh là yếu tố liên quan tới tâm hồn, tinh thần, trực giác, linh giác, vô thức..., là một thế giới của niềm tin thiêng liêng mang màu sắc tôn giáo đầy bí ẩn. Tâm linh thể hiện khát vọng tự hoàn thiện, khát vọng tự giải thoát để tạo trạng thái cân bằng cho con người. Ngòi bút tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã đưa người đọc nhập sâu vào còi tâm linh như một con đường để chiếm lĩnh hiện thực, mảng hiện thực không thể trông, nhìn, cầm, nắm trực tiếp mà chỉ có thể cảm nhận bằng “linh giác”.

Không gian của Những đứa trẻ chết già mang tính định mệnh, dự cảm bất an và thể hiện sự tha hoá trong quan hệ giữa thiên nhiên và con người ẩn hiện trong sự linh ứng của đất trời. Tính chất điềm báo: tự nhiên có con chim đen đến bay lượn quanh ngôi mộ, có các sự kiện, hiện tượng đặc biệt bí hiểm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022