Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 2


học. Bùi Thanh Truyền đã nỗ lực tìm lời giải đáp cho những câu hỏi: “Văn xuôi có yếu tố kì ảo sau đổi mới, cuộc tái sinh hay hồi sinh? Và đâu là nguyên nhân của nó? Đặc trưng của văn xuôi đương đại có sự hiện diện và chi phối của yế tố kì ảo? Ý nghĩa của nó đối với văn hó, văn học dân tộc? Dự kiến tương lai của bộ phận văn học này?”[101, tr.5].Do đối tượng khảo sát rộng, và dung lượng của một Luận án có giới hạn, công trình của ông đã khắc họa được bức tranh diện rộng về yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam mà chưa có sự chuyên sâu và hệ thống ở một số tác giả cụ thể. Điều đó đã giúp chúng tôi có thêm nhiều gợi ý quý báu khi nghiên cứu, tìm hiểu yếu tố kì ảo trong trường hợp: tiểu thuyết của Hồ Anh Thái.

Những sáng tác của Hồ Anh Thái đã thu hút sự chú ý của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình. Mỗi tác phẩm của ông ra đời lại tạo được dư luận xôn xao, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu công phu nào mà chỉ là những bài viết xoay quanh các tác phẩm như là sự phản hồi nhẹ nhàng, đầy yêu mến của độc giả, của các nhà phê bình “anh chị” với một “cậu em”. Cái kì ảo đặt trong tương quan với các khía cạnh khác của văn chương Hồ Anh Thái lại chưa có nhiều nhiều ý kiến. Ở đây, chúng tôi điểm qua những bài viết tiêu biểu về yếu tố kì ảo trong sáng tác Hồ Anh Thái, như một nguồn tư liệu quý giúp chúng tôi thực hiện Luận văn.

Theo dõi sự phát triển ngòi bút Hồ Anh Thái, trong bài viết Hồ Anh Thái – Người mê chơi cấu trúc, Nguyễn Đăng Điệp đã nhận xét rất tinh: “Khi bắt đầu bước vào nghiệp văn, ngòi bút Hồ Anh Thái khá giàu chất trữ tình. Nhưng nếu tinh mắt người đọc sẽ nhận thấy đã xuất hiện một phẩm chất sau này trở thành nét trội trong ngòi bút của anh: khả năng chiếm lĩnh hiện thực ở tầng sâu và màu sắc tượng trưng trong tác phẩm” [81,tr.357].Màu sắc tượng trưng hay cái kỳ ảo đúng như sự tiên đoán của Nguyễn Đăng Điệp đã trở thành đặc trưng của văn chương Hồ Anh Thái. Nguyễn Đăng Điệp tiếp tục khẳng định:


“Tôi cứ nghĩ, văn Hồ Anh Thái hấp dẫn được người đọc bởi lẽ anh đã nhúng tư tưởng vào một thế giới đầy biểu tượng. Hay nói một cách khá đơn giản, nhà văn đã trộn hoà cái thực và cái ảo nhuần nhuyễn khiến cho ý tưởng ẩn chìm vào mê trận ngôn từ” [81,tr.358].

Theo Nguyễn Đăng Điệp yếu tố “biểu tượng” đã tạo nên sức lôi cuốn, men say của văn chương Hồ Anh Thái. Còn Đỗ Hải Ninh lại nhìn kỳ ảo, huyền thoại ở khía cạnh một thủ pháp nghệ thuật: “Thủ pháp nghệ thuật thường được Hồ Anh Thái sử dụng là xây dựng huyền thoại. Mỗi câu chuyện có nguồn gốc từ một huyền thoại”[75, tr.340]. Tiếp xúc với văn phẩm Hồ Anh Thái

, người đọc dễ dàng nhận ra cái kì ảo như một đặc trưng của văn chương ông.

Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Giọng tiểu thuyết đa thanh, cũng khẳng định sự xuất hiện của yếu tố kì ảo trong tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế: “Quả là một câu chuyện huyền hoặc, nhưng tuyệt nhiên không phải là kết quả vay mượn kiểu viết tiểu thuyết huyền ảo Mỹ La Tinh như có người nhận xét. Thực ra, câu chuyện trong Cõi người rung chuông tận thế phảng phất sắc màu huyền thoại kiểu tâm linh phương Đông, và đặc biệt thuần Việt, khi tác giả tinh tế phát hiện cái thông điệp truyền thống: ác giả ác báo”[89, tr.47]. Bài viết nhỏ đã khiến tác giả chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu giọng điệu trữ tình trong tiểu thuyết “gây hấn” của Hồ Anh Thái mà chưa làm sáng rõ yếu tố kì ảo trong tác phẩm này.

Tác giả Vân Long trong bài viết Cái ảo trên nền thực cũng cho rằng: “Hồ Anh Thái sử dụng yếu tố huyền hoặc khá đắc dụng. Cái ảo trong văn học thường chứa đựng mơ ước của nhà văn. Nhưng nếu nó thành một thuộc tính bất biến gắn vào tính cách một nhân vật thì lại như con dao hai lưỡi. Nó bảo vệ Mai Trừng trước kẻ xấu thì chính nó lại ngăn Mai Trừng đến với hạnh phúc. Buộc tác giả phải giải quyết bằng một trong hai cách: cô gái trong trắng như thiên thần của Gabriel Garcia Marquez trong Trăm năm cô đơn, cuối

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


cùng phải bay lên khỏi Trái Đất cùng những chiếc khăn trắng, không thể ở lại cõi đời ô trọc này”[81, tr.288]. Mặc dù nhan đề của bài viết là Cái ảo trên nền thực, nhưng Vân Long lại không tìm hiểu sâu về cái ảo mà sa đà vào tìm hiểu giọng điệu Hồ Anh Thái, nên vấn đề “cái ảo” mà tác giả đặt ra cũng chưa được giải quyết thấu đáo.

Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái - 2

Điều đáng nói là một số nhà nghiên cứu nước ngoài rất nhạy cảm với yếu tố huyền ảo trong văn Hồ Anh Thái. Họ nhận ra trong các tác phẩm của ông những dư ba của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.Waynekarlin đã có những nhận định giá trị. “Với lòng kính trọng và tình yêu, anh chấp nhận điểm xuất phát của mình trong lịch sử và văn học nước nhà nhưng cũng mở hướng ra cho những ảnh hưởng khác nổi bật là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ La tinh và tác phẩm của nhà văn Pháp gốc Czech Milankiendera và anh đã để cho tác phẩm của mình đưa văn học Việt Nam đương đại đi theo những hướng mới” [79, tr.540]. Ông cho rằng: “Việc sử dụng những nhân vật rất thực trong những tình huống giả tưởng kỳ ảo nhằm lay động nhận thức mà gạn lọc lấy sự thật thường in dấu trong nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái” [79, tr.542]. Ngoài ra còn có ý kiến của Tuần báo Nhà xuất bản (PublisherWeekly): “Những yếu tố siêu thực tràn đầy trong cuốn hợp tuyển. Giọng điệu chuyển từ châm biếm sang xúc động thấm thía, từ hài hước sang đau xót. Việc sử dụng tinh tế các huyền thoại và sự phản ánh hấp dẫn đời sống Việt Nam sau chiến tranh của Hồ Anh Thái đã mang đến những tác phẩm tao nhã và đầy sức lay động” [79, tr.542]. Các tác giả chỉ ra yếu tố kì ảo trong những tác phẩm cụ thể, như Michael Harris nói về tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo: “Phần mở đầu của câu chuyện chính là sử dụng ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo Mỹ La Tinh….” hay Wayne Karlin: “Cuốn Trong sương hồnghiện ra cũng như tiểu thuyết và truyện ngắn khác ở đó chất hài hước, chất lạ quện với chất Kafka dường như gây bất ngờ cho người phương Tây khi họ tìm hiểu Việt Nam” [79, tr.543].


Như vậy, qua các bài viết của mình, các nhà nghiên cứu đều khẳng định sự trở lại của yếu tố kì ảo trong văn học từ sau 1975 đến nay là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy sự cách tân nghệ thuật trong quá trình chiếm lĩnh thực tại. Đây là sự đổi mới nằm trong xu thế chung của sự vận động văn học thế giới.Việc sử dụng yếu tố kì ảo với tư cách là “thủ pháp nghệ thuật mới ra đời” đã giúp người viết tạo được sự đa dạng trong văn phong và những đặc trưng về phong cách nghệ thuật. Đồng thời, dù có những cách định danh khác nhau (siêu thực, biểu tượng, huyền thoại, kì ảo…) nhưng nhìn chung các tác giả đều khẳng định và trân trọng giá trị của cái “ảo” trong văn chương Hồ Anh Thái. Hầu hết các ý kiến về cái kì ảo trong văn chương Hồ Anh Thái mới chỉ dừng lại những phát hiện, những cảm nhận về các tác phẩm của ông một cách tản mạn. Đó cũng là những định hướng và gợi mở cho chúng tôi tiếp cận sâu hơn vào vấn đề Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.

3. Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, chúng tôi không có ý định khảo sát toàn bộ những tiểu thuyết đã xuất bản của ông mà chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu trong ba cuốn tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, Đức Phật, nàng Savitri và tôi SBC là săn bắt chuột với mong muốn tìm hiểu vấn đề được tập trung và sâu sắc hơn. Ngoài ra là một số tác phẩm khác của nhà văn như Trong sương hồng hiện ra, Người và xe chạy dưới ánh trăng…Có thể nói đây là những tiểu thuyết đã gây được tiếng vang lớn cho độc giả đến nay.

Mặt khác, chúng tôi cũng có liên hệ tới một số tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn khác của Hồ Anh Thái nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu có được sự khái quát và mang tính chất tổng quan hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài thông qua việc liên hệ, so sánh với những sáng tác có yếu tố kì ảo của một số nhà văn đương đại để thấy được mạch vận động chung, có tính tất yếu của yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam từ sau 1975.


4. Phương pháp nghiên cứu‌‌

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính để tìm hiểu tiểu thuyết Hồ Anh Thái là phương pháp thi pháp học kết hợp với lý thuyết tự sự học. Với phương pháp này, Luận văn sẽ chú trọng những phương diện hình thức mang tính nội dung của yếu tố kì ảo. Từ đó, chúng tôi sẽ nỗ lực tiếp cận tác phẩm văn học dưới một góc độ mới, không quá thiên về chức năng phản ánh xã hội, về đánh giá lập trường tư tưởng nhà văn mà qua đó, có được những đánh giá khách quan về vai trò, vị trí của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại.

Do yếu tố kì ảo đặt trong chiều lịch đại, nên phương pháp so sánh cùng những thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp được chúng tôi vận dụng để khảo sát những bước chuyển của văn học Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, đặt trong mối giao lưu, tương tác với văn học có yếu tố kì ảo của Việt Nam và thế giới. Từ đó, thấy được tính kế thừa, cách ttaan cũng như hạn chế của yếu tố kì ảo trong văn xuôi sau đổi mới.

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của Luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái niệm cái kì ảo và những tiền đề xuất hiện yếu tố kì ảotrong tiểu thuyết Hồ Anh Thái.

Chương 2: Yếu tố kì ảo trong thế giới hình tượng tiểu thuyết Hồ Anh Thái Chương 3: Yếu tố kì ảo trong kết cấu và ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái


CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CÁI KÌ ẢO VÀ TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT HỒ ANH THÁI


1.1. Khái niệm cái kì ảo

Từ xa xưa, khi con người gắn bó và hòa mình vào thế giới tự nhiên, yếu tố kỳ ảo đã xuất hiện và “ẩn náu” trong những mối quan hệ tương tác. Từ những sáng tác thuở bình minh thể hiện niềm tin ngây thơ vào vào sự linh thiêng, huyền bí của vũ trụ, vào sức mạnh của những thế lực siêu nhiên, các vị thần…hay những sùng tín trên con đường hành hương về miền đất thánh, sự sợ hãi trước ác quỷ, yêu ma…con người đã dần có ý thức hơn về cái kì ảo trong cuộc sống và trong văn học. Yếu tố kì ảo đã trở thành một công cụ quyền năng, có lúc đã trở thành thủ pháp, hay niềm tin giúp con người giải quyết những hữu hạn về nhận thức, về cái bất khả giải. Trải qua thời gian, cho đến hôm nay, khi con người có khả năng tri nhận hầu hết nhiều sự vật, hiện tượng, yếu tố kì ảo vẫn không mất đi, nó luôn tồn tại trong các tác phẩm văn học như là cứu cánh cho khát vọng khám phá nhận thức thế giới, cho sự hoang mang trước cuộc sống hiện đại bộn bề. Vậy cái kì ảo là gì?Đây vẫn là một khái niệm được giải thích khá nhiều trong các loại Từ điển cũng như đặc biệt hấp dẫn giới nghiên cứu phê bình văn học.

Năm 1963, Hiệp hội “Những người nghiên cứu văn học” đã được thành lập tại Bruxenlles (Bỉ), với mục đích hợp tác nghiên cứu và công bố các phát hiện liên quan đến vấn đề này. Vì thế các công trình nghiên cứu về cái kì ảo cũng đã ra đời. Việc chuyển dịch thuật ngữ “Le Fantastique” (tiếng Pháp) sang tiếng Việt có nhiều cách gọi khác nhau, điều này cũng cho thấy sự đa dạng và phong phú trong cách nhìn nhận một vấn đề. Trong đề tài này, chúng tôi dựa trên cách gọi và dịch của Lê Nguyên Cẩn là “cái kì ảo”.

Khái niệm về cái kì ảo được trình bày trong nhiều Từ điển thuật ngữ và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Từ điển Tiếng Việt cho rằng kì ảo


là “kì lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng” [57, tr.78]. Khái niệm này mới dừng lại ở việc định nghĩa cái kì ảo một cách chung chung, chưa lột tả hết bản chất của cái kì ảo. Từ điển Hán Việt từ nguyên chiết tự từng chữ một cách khá chi tiết: “Kì”: (8 nét) có nghĩa là lạ lùng khác thường, bất ngờ. “Ảo”: Không thực. Sự kết hợp của hai yếu tố trên thành từ “kì ảo” mang ý nghĩa “có một vẻ lạ lùng, không thực, bí ẩn” [37, tr.146].

Còn Lê Nguyên Cẩn trong cuốn chuyên luận “Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac” đã đưa ra nhận định dựa trên sự tổng hợp các ý kiến trên, tác giả đã đưa ra kết luận rất xác đáng về khái niệm cái kì ảo: “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật. Nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc đáo… Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [9, tr.16].

Ngoài ra đáng chú ý là sự quan tâm của nhà văn Ngô Tự Lập về sự xuất hiện trở lại của “thể loại” truyện ma, truyện kỳ ảo trong văn học sau 1975. Tác giả đã khá dụng công trong quá trình phân biệt “ truyện ma, truyện kỳ ảo và truyện truyền kỳ” để cuối cùng đọng lại ở một quan niệm về cái kỳ ảo trong chuyên luận “Những đường bay của mê lộ”: “Kì ảo đó chính là mê lộ nghệ thuật và cũng như trong lĩnh vực khác, nó xuất hiện ở mọi nơi khi trật tự đã trở nên bó buộc vừa đáng ghét vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự ấy đã trở thành câu hỏi. Tuy nhiên những thiết chế văn minh càng chặt chẽ, càng ráo riết thì sự xuất hiện của nó cùng kịch tính như những gì chứng kiến ở phương Tây” [44, tr.26]. Tất nhiên đây là “cái kì ảo” trong “văn học bác học” còn kì ảo của văn học dân gian là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên ngây thơ của nhân dân lao động trước những điều bất khả tri, bất khả giải của đời sống tự nhiên và xã hội. Cái kì ảo theo quan niệm của Ngô Tự Lập là sự


“vô tận, hỗn loạn và vĩnh cửu” của nghệ thuật, được xem xét trong quan hệ đối nghịch với quy luật tự nhiên, thông thường của xã hội.

Lê Nguyên Long cũng là học giả quan tâm nhiều tới khái niệm cái kì ảo.Theo nhà nghiên cứu này: “Về mặt từ nguyên học, chữ “fantastic” (tiếng Pháp “fantastique”, tiếng Latin “fantasticus”), xuất hiện trong tiếng Anh trung cổ thế kỷ XIV, vốn có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp phantastikos có nghĩa là “tạo ra những hình ảnh thuộc về tinh thần”, chữ phantazein có nghĩa là “xuất hiện trong tâm trí” [49, tr.28]. Tiếp đó, tác giả dẫn ý kiến của Allienne Backer trong bài giới thiệu tuyển tập nghiên cứu về cái kì ảo trong hội nghị thường niên lần thứ 15 tổ chức tại Florida của Hiệp hội cái kỳ ảo nghệ thuật quốc tế thì lý thuyết về cái kì ảo phải đến tận thế kỷ XIX mới hình thành do người Pháp dịch tác phẩm của nhà văn Đức Hoffmann vào năm 1828. Trong khi Hoffmann cho rằng tác phẩm của mình là hoàn toàn hư ảo: fantasy, thì do các dịch của Contes: fantastique, đã định hình một thể loại văn học. Trước đó, Joseph Addison (1672 - 1791) trên tờ Spectactor năm 1712 đã cho đăng Những khoái cảm của sự tưởng tượng đề cập đến “lối viết theo kiểu truyện cổ tích thần kì, tức là những sáng tác hiện đại viết theo cách thức bắt chước những câu chuyện cổ tích và những khúc ballad có tính chất siêu nhiên cổ xưa” đã giúp cho thuật ngữ fantastic “tạo ra một loại khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thỏa mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi cái lạ lùng và tính chất khác thường của những con người được miêu tả trong đó” [49, tr.29].

Như vậy, cái kì ảo là một sản phẩm của trí tưởng tượng được biểu hiện theo một logic riêng, khác thường trong văn học từ cổ chí kim. Điều này hẳn không tránh khỏi cảm nhận thuật ngữ này quá rộng và nằm vào hướng tứ nhất trong chỉ trích của Lê Nguyên Long khi phê phán Marshall B. Tymm, tác giả công trình Fantasy literature: A core Collection and refernce guide đã chia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023