Về hạ tầng viễn thông và Internet, kết quả điều tra cho thấy 100% doanh nghiệp tại Việt Nam có điện thoại, 100% doanh nghiệp có máy fax và tỉ lệ doanh nghiệp đã kết nối Internet là 92%. Trong số doanh nghiệp đã kết nối Internet, hình thức truy cập bằng ADSL chiếm 81,5%, đường truyền riêng chiếm 5,4% và hình thức truy cập bằng quay số chỉ còn 5,2%. Trong số 8% doanh nghiệp chưa kết nối Internet, 3,5% cho biết đã có kế hoạch kết nối trong năm tới [4]. Như vậy, điều kiện hạ tầng tối thiểu cho việc ứng dựng các hoạt động marketing điện tử qua mạng đã được xác lập tại hầu hết các doanh nghiệp tại khu vực đô thị trên cả nước.
Bảng 4. Hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2007, Bộ Công thương
Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC, hiện tại Việt Nam có khoảng 15 triệu người sử dụng Internet. Dự đoán trong ba năm tới số người sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ tăng lên tới 30 triệu người. Sự phổ cập của Internet cùng với tốc độ phát triển kinh tế ổn định của Việt Nam sẽ là tiền đề cho sự phát triển của e-marketing trong những năm tới.
Hạ tầng cơ sở công nghệ không chỉ có ý nghĩa là tính hiện hữu (availability) mà còn phải có tính kinh tế sử dụng (affordability), nghĩa là các chi
phí trang bị các phương tiện công nghệ thông tin và các chi phí dịch vụ truyền thông phải đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả và đủ rẻ để đông đảo người có nhu cầu có thể sử dụng được. Hiện nay, chi phí truy cập Internet tại Việt Nam thuộc loại cao nhất trên thế giới nếu tính theo bình quân thu nhập trên đầu người. Đây là một tồn tại lớn trong việc tăng cường phổ cập Internet cho cộng đồng và tăng hiệu quả khai thác thông tin trên mạng Internet. Tuy nhiên, do các điều chỉnh ở mức độ vĩ mô và sự tham gia thị trường của nhiều nhà cung cấp nên mức phí này đang có xu hướng giảm dần.
Mặt khác, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin chỉ có thể có và hoạt động chuẩn xác trên một nền tảng một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định và với mức giá hợp lí.
4. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Để phát triển được các hoạt động marketing trong môi trường mạng thì một đội ngũ tri thức vừa có kiến thức về thương mại vừa hiểu biết các lĩnh vực về công nghệ thông tin là rất cần thiết. Hiện nay tại Việt Nam nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử là một vấn đề khá cấp bách.
Nguồn nhân lực được hiểu là tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động marketing điện tử, bao gồm các công chức chính phủ, các nhà doanh nghiệp và đông đảo người tiêu dùng. Để phát triển, ứng dụng Internet trong hoạt động kinh doanh, thực tế đòi hỏi nguồn nhân lực phải có đủ số lượng và chất lượng các cán bộ chuyên môn. Đồng thời, người tiêu dùng cũng phải biết các kiến thức, kỹ năng làm việc trên mạng, biết ngoại ngữ và hiểu biết pháp luật…
Về đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho lĩnh vực thương mại điện tử nói chung và marketing điện tử nói riêng, nhiều trường đại học trên cả nước đã thành lập bộ môn thương mại điện tử, có trường đã thành lập khoa thương mại
điện tử. Tính đến cuối năm 2006, 75% các trường đại học chuyên ngành kinh tế - thương mại ở miền Bắc có môn học về thương mại điện tử với ít nhất 3 học phần, trong đó marketing điện tử thường chỉ được giới thiệu trong một số tiết học. Một số trường đã mở chương trình đào tạo cao học về thương mại điện tử.. Hiện nay, nhìn chung tại Việt Nam chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu về marketing điện tử. [3]
Năm 2007, lần đầu tiên chương trình Sinh viên với Thương mại điện tử được Bộ Công thương bảo trợ tổ chức với mục tiêu tìm kiếm những ý tưởng mới về thương mại điện tử từ sinh viên. Bắt đầu phát động vào cuối tháng 5/2007 và kết thúc vào tháng 12/2007, chương trình đào tạo cơ hội cho các trường đại học, doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử và sinh viên giao lưu, tìm hiểu và nâng cao hiệu quả học tập nghiên cứu về thương mại điện tử. Đây là một động thái tích cực cho thấy sự đầu tư của các cấp, các ngành vào việc nâng cao nhận thức và xây dựng nguồn nhân lực về thương mại điện tử nói chung và marketing điện tử nói riêng. Dự kiến chương trình sẽ được tổ chức đều đặn hàng năm nhằm nâng cao nhận thức xã hội và khuyến khích những tìm tòi ứng dụng mới về thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh. [4]
Bảng 5. Một số trường đại học có đào tạo về thương mại điện tử
Môn học | Số lượng | |
ĐH Thương mại | Thương mại điện tử căn bản Marketing thương mại điện tử Quản trị thương mại điện tử B2B, B2C Thiết kế web Bảo mật thông tin | |
ĐHNgoại thương | Thương mại điện tử | 60 tiết |
ĐH Kinh tế quốc dân HN | Thương mại điện tử | 45 tiết |
Khoa Kinh tế - ĐH Quốc gia | Thương mại điện tử | 45 tiết |
ĐH Quản lí và Kinh doanh HN | Thương mại điện tử | 45 tiết |
ĐH Dân lập Phương Đông | Thương mại điện tử | 45 tiết |
ĐH Sư phạm kĩ thuật Hưng Yên | Thương mại điện tử | 45 tiết |
Học viện Ngân Hàng | Thanh toán điện tử liên ngân hàng | |
Cao đẳng Kinh tế kĩ thuật CN 1 | Lập trình thương mại điện tử Thiết kế web | 90 tiết |
Khoa Kinh tế quản lí – ĐH Bách Khoa | Thương mại điện tử | 45 tiết |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Câu Hỏi Thường Gặp (Faqs – Frequently Asked Questions)
- Hỗ Trợ Và Xúc Tiến Kinh Doanh – Promotion
- Những Tiền Đề Nhằm Phát Triển Hoạt Động Marketing Điện Tử Tại Việt Nam
- Các Sản Phẩm, Dịch Vụ Được Cung Cấp Trên Các Website
- Các Phương Thức Giao Hàng Áp Dụng Trong Doanh Nghiệp
- Tần Suất Cập Nhật Thông Tin Trên Website Của Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử 2007, Bộ Công thương
5. Hệ thống thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử là một trong những vấn đề cốt lõi của thương mại trực tuyến. Thiếu hạ tầng thanh toán, việc triển khai các hoạt động kinh doanh không thể diễn ra một cách trọn vẹn. Yêu cầu của một hệ thống thanh toán là tính đáng tin cậy, toàn vẹn và xác thực. Trong thương mại truyền thống, việc thanh toán gặp nhiều khó khăn do những trở ngại về không gian và thời gian, các phương tiện điện tử, đặc biệt là Internet đã tạo nên một cuộc cách mạng trong hệ thống thanh toán, thức đẩy các hoạt động giao dịch diễn ra thương xuyên hơn, rộng rãi hơn.
Hệ thống thanh toán điện tử đòi hỏi chế độ bảo mật rất cao, phải thỏa mãn các yêu cầu về sự tin cẩn (confidentiality), sự trung thục (intergrity) và sự xác nhận (authentication).
Hiện nay tại Việt Nam, hệ thống thanh toán điện tử đang được chú trọng phát triển. đặc thù trong tâm lí mua bán của người Việt Nam là sử dụng tiền mặt, điều này là một trở ngại trong việc nâng cấp các dịch vụ thanh toán điện tử tại Việt Nam. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân đang dần được nâng cao và do sự phổ biến của các tiến bộ khoa học kĩ thuật, việc thanh toán qua thẻ và các dịch vụ tiện lợi khác của ngân hàng như thanh toán qua tin nhắn, e-mail đang dần được chấp nhận. Hiện tại Việt Nam rất nhiều ngân hàng đã cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử. Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ đi kèm như dịch vụ Internet banking (cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch và kiểm tra thông tin trên mạng Internet) và SMS banking (kiểm tra các thông tin về tài khoản và thực hiện các thao tác khác thông qua tin nhắn di động) cũng bắt đầu phát triển tại Việt Nam.
Bảng 6. Số lượng ngân hàng triển khai dịch vụ Internet banking
Số lượng ngân hàng | |
2004 | 3 |
2005 | 5 |
2007 | 18 |
Nguồn: Ban Thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tháng 9/2007
Một dịch vụ ngân hàng trực tuyến hoàn chỉnh cần có những tính năng thông tin và tính năng thanh toán hóa đơn, cụ thể như tra cứu số dư tài khoản, tra cứu thông tin ngân hàng, tra cứu các thông tin khác của ngân hàng, chuyển khoảng trong và ngoài hệ thống và thanh toán hóa đơn.
Ngoài ra, để hỗ trợ cho hệ thống thanh toán điện tử, mỗi quốc gia cần phải thiết lập một hệ thống mã hóa thương mại thống nhất và phù hợp với tiêu châunr quốc tế. các mã vạch cho phép mã hóa các sản phẩm dịch vụ bằng một dãy số gồm 13 chữ số, nhờ đó máy tính có thể dễ dàng đọc tên sản phẩm và việc giao dịch, luân chuyển hàng hóa nhờ đó mà thuận lợi hơn rất nhiều.
6. Khả năng bảo mật và an toàn thông tin
Bảo mật thông tin là duy trì tính bảo mật, tính trọn vẹn và tính sẵn sàng của thông tin. Bảo mật nghĩa là đảm bảo thông tin chỉ được tiếp cận bởi những người được cấp quyền tương ứng. Tính trọn vẹn là bảo vệ sự chính xác, hoàn chỉnh của thông tin và thông tin chỉ được thay đổi bởi những người được cấp quyền. Tính sẵn sàng của thông tin là những người được quyền sử dụng có thể truy xuất thông tin khi họ cần.
An toàn thông tin có nghĩa là các thông tin được đưa lên mạng được bảo vệ và các hệ thống thông tin có khả năng chống lại những tai họa, lỗi và sự tác động không mong đợi hay các thay đổi. thông tin chỉ có giá trị cao khi đảm bảo tính chính xác và kịp thời. mục tiêu của an toàn, bảo mật thông tin trong công nghệ thông tin là đưa ra một số tiêu chuẩn an toàn và ứng dụng các tiêu chuẩn an toàn này vào hoạt động Internet để loại trừ hay giảm bớt các nguy hiểm. vấn đề bảo mật bao gồm bảo mật về giao dịch và bảo mật về thông tin của khách hàng. Khi tiến hành kinh doanh trên mạng, các tohoong tin vê khách hàng và thông tin liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, giao dịch như số tài khoản, khối lượng chuyển khoản… sẽ trở thành những yếu tố nhạy cảm. mặc dù Internet là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những người làm marketing trong việc thu thập những thông tin về khách hàng, những việc này cũng đụng chạm tới vấn đề riêng tư cá nhân. Điều này đặt ra một số yêu cầu đối với những thông tin được thực hiện trên mạng như:
Yêu cầu bảo mật: bao gồm yêu cầu về tính bí mật và yêu cầu về tính toàn vẹn. yêu câu về tính bí mật là những yêu cầu về việc bảo vệ những thông tin cá nhân của khách hàng như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ hòm thư, số thẻ tín dụng… việc để lộ những thông tin này sẽ gây thiệt hại cho khách hàng về mặt vật chất và cả tinh thần. Thực tế hiện nay cho thấy tình trạng những thông tin cá nhân, đặc biệt là những thông tin liên quan tới thẻ tin dụng bị ăn cắp và lợi dụng và những mục đích xấu đã trở nên rất phổ biến. điều này làm giảm lòng tin của khách hàng vào việc thực hiện các giao dịch qua mạng, gây ảnh hưởng tới viecj phát triển kinh doanh trên mạng. do vậy, việc bảo mật những thông tin này giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng và đây là cơ sở để gây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin: là việc thông tin được đảm bảo tính toàn vẹn trong suốt quá trình lưu chuyển. phổ biến nhất trong hiện trạng thông tin không giữ được tính toàn vẹn là việc các e-mail bị thay đổi nội dung trong quá trình gửi đi, hay việc các trang web bị thay đổi nội dung, kết cấu… gây mất lòng tin cho khách hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. vì thế hiện nay các biện pháp bảo mật thông tin như sử dụng mã khóa bí mật, tường lửa firewall hay phong bì số đang được sử dụng rộng rãi
Vấn đề sở hữu trí tuệ: đây thực sự là một vấn đề rất quan trọng bởi lẽ trong môi trường Internet, nơi các sản phẩm có thể số hóa được tì vấn đề vi phạm bản quyền trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. vấn đề sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm này cũng cần phải được quan tâm như mọi sản phẩm truyền thống khác. Theo ước tính, tại Việt Nam hiện nay hơn 90% phần mềm đang được sử dụng là không có bản quyền. Với xu hướng phát triển hiện nay, các sản phẩm mang tỉ lệ trí tuệ nhiều hơn vật chất, do vậy vấn đề liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ có tầm
quan trọng rất lớn, tạo tiền đề cho cá thành phần tham gia vào xã hội thông tin an tâm trong quá trình hoạt động.
II. Thực trạng triển khai yếu tố 4P trong hoạt động marketing điệntử tại Việt nam
Tuy còn khá mới mẻ, nhưng hiện nay marketing điện tử đã và đang được triển khai một cách khá tích cực tại Việt Nam. Đa số những mô hình website phục vụ hoạt động kinh doanh trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam như các mô hình website giới thiệu thông tin doanh nghiệp, sàn giao dịch B2B, cổng thông tin hay các siêu thị ảo…. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay hình thức triển khai hoạt động marketing điện tử phổ biến nhất là thông qua các siêu thị, cửa hàng ảo (e- shop hay e-super market). Do vậy, trong phần phân tích thực trạng triển khai yếu tố 4P trong hoat động marketing điện tử tại Việt Nam, luận văn này sẽ tập trung phân tích các mô hình siêu thị ảo phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.
1. Sản phẩm
Trong bất kì lĩnh vực thương mại nào thì sản phẩm cũng là khía cạnh được quan tâm nhất. Như đã phân tích ở trên, trong hoạt động marketing điện tử thì sản phẩm được chia làm hai dạng: những sản phẩm có thể số hóa được (digital product) và những sản phẩm hữu hình thông thường. Với những sản phẩm có thể số hóa được như phần mềm, CD… thì việc phân phối có thể diễn ra hoàn toàn trên môi trường ảo, chỉ cần có sự hỗ trợ tốt của hệ thống thanh toán điện tử. Với những sản phẩm hữu hình thì việc phân phối sẽ phức tạp hơn do cần có sự phối hợp đồng bộ của cả các hình thức kinh doanh truyền thống và các phương tiện điện tử.
Hiện nay, tuy mới phát triển nhưng các sản phẩm được giao dịch trên các website thương mại điện tử của Việt Nam cũng khá đa dạng, từ các sản phẩm số