Bảng 9. Các phương thức giao hàng áp dụng trong doanh nghiệp
2006 | 2007 | |
Giao hàng trực tuyến | 8.7% | 12.3% |
Người mua đến nhận tại các đại lí | 43.6% | 41.2% |
Đội ngũ giao hàng | 56.9% | 50.2% |
Bưu điện | 17.1% | 18.6% |
Đại lí giao nhận | 33.3% | 26.6% |
Khác | 11.5% | 1.7% |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tiền Đề Nhằm Phát Triển Hoạt Động Marketing Điện Tử Tại Việt Nam
- Nguồn Nhân Lực Trong Lĩnh Vực Công Nghệ Thông Tin
- Các Sản Phẩm, Dịch Vụ Được Cung Cấp Trên Các Website
- Tần Suất Cập Nhật Thông Tin Trên Website Của Doanh Nghiệp
- Yếu tố 4p trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam - 10
- Yếu tố 4p trong marketing điện tử và việc triển khai tại Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử 2007, Bộ Công thương
Kết quả điều tra cho thấy các phương thức giao hàng chưa thay đổi nhiều trong hai năm qua. Đa phần doanh nghiệp vẫn lựa chọn phương thức “người mua đến nhận hàng tại các điểm đại lí” hoặc sử dụng đội ngũ nhân viên của chính doanh nghiệp để giao hàng. Đây là hai hình thức giao nhận khá thủ công, không tận dụng được ưu thế của thương mại điện tử là xóa bỏ các ranh giới địa lí cũng như tiết kiệm nguồn lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam thương mại điện tử chưa thực sự phát triển, do đó những phương thức này có thể coi là giải pháp tạm thời ở giai đoạn phát triển ban đầu của thương mại điện tử, và xu thế tất yếu sẽ phải giảm dần vai trò khi các ứng dụng thương mại điện tử tiến đến mức độ chuyên nghiệp hơn.
Với các đơn đặt hàng điện tử, tùy theo loại hình hàng hóa mà doanh nghiệp có thể giao hàng trực tuyến, lấy hàng từ đại lí, sử dụng dịch vụ giao nhận hoặc chuyển hàng qua bưu điện. Việc sử dụng đôi ngũ giao hàng của doanh nghiệp chỉ phù hợp với những đơn hàng trong phạm vi lân cận công ty, trong khi Việt Nam vẫn chưa phát triển dịch vụ giao nhận chuyên nghiệp, do đó đối với những đơn hàng từ xa doanh nghiệp thường phải sử dụng dịch vụ bưu điện để giao hàng cho
khách. Theo kết quả điều tra hai năm 2006 và 2007, phương thức chuyển hàng qua bưu điện chiếm một tỉ lệ khá ổn định, từ 17-18% trong tổng số giao dịch của doanh nghiệp. Tỉ lệ giao hàng trực tuyến tăng từ 8.7% năm 2006 lên mức 12.3% trong năm 2007 cho thấy các sản phẩm số hóa đang ngày càng chiếm ưu thế trong môi trường giao dịch thương mại điện tử. [4]
Về phương thức giao dịch, tuy hiện giờ các mô hình website B2C đang nổi trội hơn nhưng mô hình B2B là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng website thương mại điện tử. Trong khi tỉ lệ website có đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng không thay đổi qua hai năm, thì tỉ lệ website hướng tới khách hàng là tổ chức hoặc doanh nghiệp đã tăng từ 76.4% năm 2006 lên 84.4% năm 2007. Thống kê này cho thấy hướng đi của doanh nghiệp Việt Nam cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới, lấy phương thức giao dịch B2B làm động lực phát triển cho thương mại điện tử và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhìn chung, trong môi trường điện tử, sự hỗ trợ của Internet và các phương tiện truyền thông đã kéo gần khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giảm bớt sự cồng kềnh của các trung gian trong hệ thống phân phối và do đó giảm bớt chi phí giá thành sản phẩm, mang lại mức giá hợp lí nhất đến với người tiêu dùng. Đó cũng là lí do tại sao đa phần các mặt hàng phân phối qua Internet đều có mức giá rẻ hơn so với các mặt hàng phân phối tại các kênh truyền thống. Đây là một vấn đề cần được xem xét để tránh sự xung đột với các kênh phân phối truyền thống.
4. Hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Để đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp rất chú trọng đến các hoạt động mang tính truyền thông để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình kinh doanh cũng như hình ảnh của công
ty. Có thể nói, hiện nay tại Việt Nam hoạt động marketing điện tử diễn ra mạnh mẽ nhất tại khâu này.
Tại Việt Nam, hầu hết các mô hình website phục vụ hoạt động kinh doanh đều đã xuất hiện và phát triển đến một mức nhất định, tuy nhiên đa phần các website thuộc một trong hai mô hình siêu thị ảo hoặc website thông tin phục vụ cho việc quảng bá doanh nghiệp. Hai mô hình này tuy có khác nhau nhưng đều được doanh nghiệp sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ để phục vụ cho hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của mình.
Đối với mô hình siêu thị ảo, mục đích hướng tới của doanh nghiệp là khơi gợi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, do đó các công cụ nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin cho khách hàng là hết sức quan trọng. Tại các website loại này, công cụ phổ biến nhất được sử dụng là các catalogue điện tử. Đây là một hình thức cung cấp thông tin về sản phẩm một cách hệ thống nhất và đầy đủ nhất, giúp người tiêu dùng nhanh chóng tìm được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Tại các website bán hàng trực tuyến quen thuộc như www.25h.com.vn hay www.megabuy.com.vn, các sản phẩm luôn được xếp theo danh mục, kèm theo đó là các thông tin kĩ thuật chi tiết về sản phẩm kèm theo đánh giá.
Các câu hỏi thường gặp (FAQs) cũng là một mục thường xuyên xuất hiện trong các website của doanh nghiệp Việt Nam để cung cấp tốt hơn các thông tin cho khách hàng. Các bản tin miễn phí (newsletter) cũng là một biện pháp thường được các doanh nghiệp sử dụng để thông báo cho khách hàng về những chương trình truyền thông hay khuyến mãi của công ty, tuy nhiên phương thức này đòi hỏi người tiêu dùng phải khai báo thông tin cá nhân nên thường chỉ được áp dụng cho những khách hàng đã đăng kí thành viên. Giải pháp phổ thông hơn mà các doanh nghiệp thường sử dụng để quảng bá hình ảnh của mình là sử dụng dịch vụ quảng cáo trực tuyến.
Hiện nay, phần lớn các website của Việt Nam đều cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Số lượng doanh nghiệp cung cấp website tin tức và báo điện tử tham gia kinh doanh quảng cáo trực tuyến ngày một tăng. Dịch vụ quảng cáo cũng đa dạng hơn, giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn kiểu hình quảng cáo trực tuyến phù hợp với năng lực của đơn vị mình. Hình thức quảng cáo đặt banner vẫn là phổ biến nhất nhưng được biến thể theo nhiều dạng với mức chi phí khác nhau. Ngoài ra, quảng cáo bằng cách đặt logo dẫn đến trang thông tin riêng của doanh nghiệp cũng là một phương thức mới.
Tại Việt Nam, các địa chỉ thu hút quảng cáo trực tuyến vẫn chưa nhiều, chủ yếu tập trung tại các báo điện tử lớn như VnExpress, VietnamNet, Tuổi trẻ, Dân trí và một số website tin tức như 24h.com.vn. Trên các website này, khách hàng quảng cáo trực tuyến thường xuyên và chiếm diện tích lớn nhất là các công ty đa quốc gia như Ford, Toyoto, Nokia, Samsung, LG hoặc các công ty lớn trong lĩnh vực viễn thông như Tổng công ty Viễn thông Việt Nam VNPT, Công ty cổ phần Viễn thông quân đội Viettel, Công ty cổ phần viễn thông Sài Gòn S-Fone… Doanh số ước tính của quảng cáo trực tuyến năm 2006 chiếm 1,2% thị phần toàn ngàng, cơ cấu thị phần của quảng cáo trực tuyến dự tính tăng lên từ 1,8% đến 2% vào năm 2007. Với xu thế phát triển của báo điện tử và các dịch vụ trực tuyến, tốc độ tăng trưởng của thị trường quảng cáo trực tuyến ước tính đạt 70-100%/năm. VietnamNet và VnExpress, hai báo điện tử có lượng độc giả lớn nhất hiện nay cho biết doanh thu quảng cáo tăng trưởng mạnh theo từng năm. Năm 2004, doanh thu quảng cáo trực tuyến của VietnamNet không bao gồm các chuyên trang, phụ trương là 3,8 tỉ đồng, năm 2005 là 4,35 tỉ đồng, năm 2006 là 4.6 tỉ đồng. Doanh thu của VnExpress năm 2004 là 11.1 tỉ đồng, năm 2005 khoảng 20,25 tỉ đồng, năm 2006 là 31,7 tỉ đồng, gấp 3 lần so với năm 2004 [3]. Dựa vào kết quả kinh doanh như trên của VnExpress thì doanh số quảng cáo của báo là khá tốt so với
các tờ báo và tạp chí lớn. Mặc dù đối tượng tham gia quảng cáo trực tuyến hiện nay chủ yếu là các công ty lớn nhưng với sự đa dạng cũng như những ưu điểm của mình, quảng cáo trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ cập hơn với các doanh nghiệp. Với nhu cầu quảng cáo ngày một lớn trong thời đại hội nhập kinh tế sâu rộng, số lượng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham gia sử dụng quảng cáo trực tuyến sẽ ngày một tăng nhanh.
Hệ thống thanh toán điện tử luôn là một trở ngại lớn trong việc xúc tiến quá trình giao dịch tại các website. Tại Việt Nam, từ năm 2007 về trước hệ thống thanh toán điện tử hầu như chưa phát triển, do đó gây tâm lí e ngại cho người dùng khi sử dụng các dịch vụ mua bán trên môi trường Internet. Tuy nhiên, từ đầu năm 2007, một văn bản quan trọng liên quan đến thanh toán điện tử đã có hiệu lực, đó là Quyết định số 291/2006/QD TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tường chính phủ phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020. Ngay trong năm triển khai quyết định này ngành ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Trước hết, toàn ngành ngân hàng đã có 15 ngân hàng lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy rút tiền tự động ATM, 24.000 máy POS. Hiện nay 29 ngân hàng trên cả nước đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ thanh toán và thành lập lên các liên minh thẻ, tạo sự thuận tiện cho người sử dụng. Trong khi đó, hệ thống các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước và đang liên kết với nhau để từng bước thống nhất toàn thị trường thẻ. Các ngân hàng thương mại đã xây dựng lộ trình để chuyển dần từ công nghệ sử dụng thẻ từ sang công nghệ chip điện tử. Một tín hiệu đáng mừng cho việc hỗ trợ thanh toán điện tử là hầu hết các nghiệp vụ từ Ngân hàng Nhà nước đến các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng đã được ứng dụng công nghệ thông tin. [15]
Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2007 của Bộ Công thương, tính đến hết năm 2007 cả nước có 18 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet banking) và tin nhắn di động (SMS Banking). Thanh toán qua thẻ hay POS được đưa vào ứng dụng rộng rãi hơn với các chức năng ngày càng đa dạng. Hiện tại các website B2C uy tín nhất Việt Nam đều cho phép người mua thanh toán bằng thẻ với số lượng thẻ được chấp nhận ngày càng gia tăng. Đây là một bước tiến quan trọng giúp quá trình giao dịch trên mạng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn,
III. Đánh giá chung về việc triển khai yếu tố 4P trong hoạt động
marketing điện tử tại Việt Nam
1. Kết quả đạt được
Một trong những kết quả khả quan cho thấy hiệu quả triển khai marketing điện tử tại các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao là nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xúc tiến hoạt động kinh doanh qua Internet đã được cải thiện rõ rệt. Trong năm 2007, tỉ lệ các doanh nghiệp xây dựng và vận hành website tăng đều và đạt đến mức 38%, tức là cứ 10 doanh nghiệp tham gia điều tra thì có tới 4 doanh nghiệp có website. Đồng thời, trong năm 2007 đã có 10% các doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch điện tử (e- marketplace), 82% có mạng cục bộ LAN và đáng lưu ý nhất là có tới 97% doanh nghiệp đã kết nối Internet với hình thức chủ yếu là băng thông rộng ADSL.
Tính đến hết năm 2007, tổng số website với tên miền.vn đã được đăng ký lên đến 60.604, tăng gấp 4 lần so với năm 2005. Tỉ lệ doanh nghiệp có website cao nhất là những doanh nghiệp thuộc ngành ngân hàng, tài chính (88,9%); du lịch (65,2%); nông lâm thủy sản, chế biến thực phẩm (40,6%); dệt may, da giày (40%)... Ngoài ra, còn xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử chuyên nghiệp với khoảng 40 sàn B2B và 100 sàn B2C. [4]
Theo khảo sát của Cục thương mại điện tử và Công nghệ Thông tin, hơn 1/3 doanh nghiệp có doanh thu nhờ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử đạt 15% trở lên so với tổng doanh thu, trong khi năm 2005 chỉ dừng ở mức 8%. Trong số 38 thành viên ký được 185 hợp đồng qua cổng thương mại điện tử quốc gia www.ecvn.com thì mỗi thành viên ký được hợp đồng với 5 doanh nghiệp tổng giá trị đạt 53,2 tỉ đồng. Trong số những doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, có doanh nghiệp đã ký được hợp đồng xuất khẩu trị giá 9,6 tỉ đồng. Có tới 63% doanh nghiệp tin tưởng rằng doanh thu có được từ các đơn đặt hàng qua giao dịch thương mại điện tử sẽ tiếp tục tăng, giúp doanh nghiệp tăng vị thế cạnh tranh trong kinh doanh.
Nhìn chung, trong những năm vừa qua hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp cho hoạt động marketing điện tử khá cao và đang có xu hướng tiếp tục tăng. Kết quả điều tra cho thấy trên một phần ba doanh nghiệp có doanh thu nhờ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử ở mức 15% trở lên so với tổng doanh thu. Nếu so sánh tỉ lệ này với tỉ lệ tương ứng 8% của năm 2005 thì có thể thấy rõ các doanh nghiệp đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc xúc tiến hoạt động kinh doanh bằng những phương tiện điện tử và đã biết cách khai thác những lợi ích tiềm tàng của ứng dụng Internet. Tín hiệu lạc quan nhất là có tới 63% doanh nghiệp tin tưởng rằng doanh thu có được từ các đơn đặt hàng sử dụng phương tiện điện tử sẽ tiếp tục tăng.
Kết quả trên có mối tương quan mật thiết với tỉ trọng cũng như cơ cấu đầu tư cho thương mại điện tử. Chi phí đầu tư cho các hoạt động thương mại điện tử tăng mạnh, năm 2007 có tới 50% số doanh nghiệp tham gia điều tra trong báo cáo thương mại điện tử thường niên của Bộ Công thương (cao gấp ba lần tỉ lệ 18% của năm 2005) cho biết đã dành trên 5% tổng chi phí hoạt động để đầu tư cho các hoạt động marketing điện tử. Mặt khác, cơ cấu đầu tư trở nên hợp lí hơn với
khoảng một nửa chi phí dành cho phần cứng và một phần năm dành cho đào tạo. Cơ cấu đầu tư này cho thấy đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức tới triển khai thương mại điện tử nếu so sánh với các năm trước. Tuy nhiên, tỉ lệ đầu tư cho phần mềm và giải pháp hầu như không thay đổi trong ba năm qua và chỉ dừng lại ở mức 23%. Rõ ràng cần phải có sự nỗ lưc rất lớn từ nhiều phía để nâng cao tỉ lệ này, bởi lẽ các hoạt động thương mại điện tử không thể phát huy hết khả năng nếu không được triển khai trên nền tảng các phần mềm ứng dụng hiện đại.
Trong những năm vừa qua, một tín hiệu đáng mừng nữa cho hoạt động marketing điện tử là việc thanh toán điện tử đã trở nên quen thuộc hơn đối với phần đông người tiêu dùng. Đây là một trong những nét khởi sắc của thương mại điện tử Việt Nam năm 2007 với sự ra đời và phát triển của hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, cần một khoảng thời gian nhất định để những dịch vụ này có thể thâm nhập và thực tiễn kinh doanh và phát huy tác dụng đối với hoạt động của từng doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy các phương thức thanh toán ứng dụng trong doanh nghiệp đang từng bước chuyển biến theo hướng hiện đại hóa, mặc dù chưa có sự phát triển đột phá nào trong năm qua. Phương thức thanh toán tiền mặt khi giao hàng đang giảm dần vai trò, với tỉ lệ doanh nghiệp áp dụng giảm từ 75% trong năm 2006 xuống 67% vào năm 2007. Tỉ lệ doanh nghiệp triển khai thanh toán trực tuyến tăng từ 3% lên 4%, tuy nhiên đây vẫn là tỉ lệ rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới và so với yêu cầu thanh toán của thương mại điện tử. để giao dịch B2C có thể thực sự đi vào cuộc sống, các tiện ích thanh toán trực tuyến cần được sớm hoàn thiện và đưa vào ứng dụng đại trà trên các website doanh nghiệp trong tương lai gần.
2. Những vướng mắc còn tồn tại
Hiện nay những hoạt động e-marketing tại Việt Nam mới chỉ có những bước phát triển đầu tiên. Hoạt động marketing điện tử chưa thực sự đóng vai trò