Những Tiền Đề Nhằm Phát Triển Hoạt Động Marketing Điện Tử Tại Việt Nam


Bước 6, người bán dựa trên thông tin này quyết định bán hoặc không và gửi e-mail thông báo cho khách hàng biết rõ đơn hàng của họ có được chấp nhận và xử lý hay không.

Bước 7, doanh nghiệp bán hàng gửi hóa đơn thanh toán đến cho người mua và giao hàng.

Xét trên nhiều phương diện, thanh toán trực tuyến là nền tảng của các hệ thống thương mại điện tử. Sự khác biệt cơ bản của các hoạt động kinh doanh trên mạng so với các hoạt động kinh doanh truyền thống chính là nhờ khả năng thanh toán trực tuyến. Do vậy, việc phát triển thanh toán trực tuyến sẽ hoàn thiện hóa các khâu giao dịch qua mạng, một khi hoạt động thanh toán được triển khai an toàn, thuận lợi thì mới khuyến khích được xã hội sử dụng Internet làm môi trường kinh doanh.


CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI YẾU TỐ 4P TRONG HOẠT ĐỘNG

MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM


***


I. Những tiền đề nhằm phát triển hoạt động marketing điện tử tạiViệt Nam

1. Nhận thức về marketing điện tử


1.1 Nhận thức của các doanh nghiệp


Theo điều tra của Bộ Thương mại về các doanh nghiệp trên toàn quốc thì nhận thức xã hội về thương mại điện tử hiện đang là trở ngại hàng đầu cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam hiện nay. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, việc ứng dụng Internet và các tiến bộ khoa học kĩ thuật về truyền thông vào hoạt động kinh doanh đã trở nên rất phổ biến, mọi khâu từ sản xuất, quản lí đến phân phối và truyền thông đều được hiện đại hóa và thực hiện qua mạng. Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn giữ cung cách làm ăn kiểu cũ, quản lí chủ yếu bằng hệ thống giấy tờ và các thủ tục phức tạp. Theo Báo cáo Thương mại điện tử năm 2007 của Bộ Công thương [4] thì:

- Chỉ có 3% doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm đến thương mại điện tử nói chung và còn rất mơ hồ về khái niệm marketing điện tử

- 48% doanh nghiệp sử dụng Internet chỉ để gửi và nhận thư điện tử

- 33% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet nhưng không dùng nó để hỗ trợ cho công việc kinh doanh

- Chỉ có rất ít doanh nghiệp chủ động tạo website cho mình, còn lại đa ssos là do sự thuyế phục của các nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP. Nội dung của


các website mới chỉ dừng lại ở việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, và đa số các website loại này có mức độ cập nhật rất hạn chế.

Như vậy, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc triển khai các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ. Trong thời đại thông tin này, Internet tỏ ra là một kênh quảng bá hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh và website là công cụ phổ biến nhất để mang hình ảnh của doanh nghiệp đến với người dân. Tại Việt Nam trước đây, các doanh nghiệp tập trung vào việc sử dụng các hoạt động marketing trong môi trường truyền thống, tuy nhiên, theo xu thế chung của thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý đầu tư đến việc xây dựng website riêng cho doanh nghiệp của mình.

Bảng 1. Tỉ lệ các doanh nghiệp có website năm 2007


Nguồn Báo cáo Thương mại điện tử 2007 của Bộ Công thương Số doanh nghiệp 1

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử 2007 của Bộ Công thương

Số doanh nghiệp có website đang tăng nhanh chóng. Vào cuối năm 2005, số doanh nghiệp có website ước tính mới chỉ khoảng 17.500, chiếm khoảng 19% tổng số doanh nghiệp và 35% những website này được thiết lập từ sau năm 2002. Trong ba năm từ 2005-2007 số doanh nghiệp đã xây dựng website tăng mạnh, lên


đến 38% vào cuối năm 2007. Tỉ lệ website tăng gấp đôi chỉ trong vòng 3 năm cho thấy doanh nghiệp đã thực sự nhận thức được ưu thế và tầm quan trọng của việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ thông tin vào việc triển khai hoạt động kinh doanh của mình. Phần lớn doanh nghiệp hiện nay đã sử dụng thư điện tử để giao dịch. Năm 2007, có tới 86% doanh nghiệp thường xuyên sử dụng e-mail để đàm phán giao dịch với các đối tác. Đây là những dấu hiệu rất khả quan cho thấy nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về thương mại điện tử đã được nâng cao, tạo tiền đề cho việc triển khai các hoạt động marketing điện tử trong phương thức kinh doanh.

1.2 Nhận thức của người tiêu dùng


Nhận thức của người tiêu dùng là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động marketing điện tử. So với các doanh nghiệp, nhận thức của người tiêu dùng đối với các ứng dụng của thương mại điên tử chuyển biến có phần chậm chạp hơn, tuy nhiên trong những năm gần đây trình độ nhận thức này đã có những bước chuyển biến tích cực rõ rệt. Với mức thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên và và điều kiện sống của người dân Việt Nam đang ngày càng được cải thiện, việc sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin và giao dịch không còn quá xa lạ với người dân nữa, đặc biệt là người dân tại các thành phố lớn, với việc số lượng người sử dụng Internet đang không ngừng tăng lên.

Thông qua Internet, người tiêu dùng bên cạnh việc thỏa mãn được nhu cầu giải trí đã tìm được một kênh thông tin hữu hiệu để tìm hiểu và đánh giá được các mặt hàng, các sản phẩm định mua. Ngoài ra, hình thức phân phối truyền thống tuy vẫn còn phổ biến nhưng các hình thức mua sắm và giao dịch qua mạng đang chứng tỏ được tính tiện lợi đối với người tiêu dùng. Đây là những tiền đề rất quan trọng để các doanh nghiệp có kế hoạch triển khai hoạt động marketing điện tử của mình.


Bảng 2. Số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam 2001 – 2007


Nguồn Số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam www vnnic vn 2 Hệ thống 2

Nguồn: Số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam www.vnnic.vn


2. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước


Về mặt pháp lí, năm 2006 là năm đầu tiên thương mại điện tử được pháp luật thừa nhận chính thức khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại sửa đổi và Luật Dân sự sửa đổi có hiệu lực. Với việc chính thức thừa nhận thương mại điện tử thì hoạt động kinh doanh trên môi trường Internet đã tiếp tục được mở rộng, trong đó tập trung đến việc cung cấp nội dung cho các phương tiện điện tử.

Hiện nay, môi trường pháp lí cho hoạt động thương mại điện tử đã tương đối hoàn thiện nhờ một loạt các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin được ban hành trong năm 2007. Ngay trong Quí 1 năm 2007, Chính phủ đã ban hành liên tiếp các nghị định quan trọng qui định chi tiết về thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ kí số và dịch vụ chứng thức chữ kí số,vấn đề giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính và hoạt động ngân hàng. Nhiều văn bản chuyên ngành cũng đã được ban hành. Chẳng hạn, trong lĩnh vực ngân hàng là các Quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước về qui chế cấp phát, quản lí và sử dụng chữ kí số và chứng thực chữ kí điện tử


trong ngành ngân hàng, Quy chế cấp phát, quản lí và sử dụng chứng chỉ số của Ngân hàng Nhà nước, Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng… Thủ tường Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 20/2007/ QD-Ttg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. [7,8]

Trong lĩnh vực tài chính và hải quan, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã ban hành các Quyết định về Qui định thí điểm thủ tục hải quan điện tử, Qui trình thủ tục hải quan điện tử, Qui chế áp dụng quản lí rủi ro trong thí điểm thủ tục hải quan điện tử, Qui chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động hải quan. Đồng thời, nhằm tháo gỡ những trở ngại liên quan tới chứng từ điện tử trong hoạt động bán vé máy bay điện tử, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 18/2007 QD-BTC về việc in, phát hành, sử dụng và quản lí vé máy bay điện tử. Trong lĩnh vực thương mại là Quyết định số 018/2007/QD- BTM về việc ban hành Quy chế cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Các văn bản trên cùng nhiều văn bản liên quan tới thương mại điện tử và công nghệ thông tin khác được ban hành trong năm 2007 đã góp phần làm cho hệ thống pháp luật về thương mại điện tử hoàn thiện hơn. [7]


Bảng 3. Một số văn bản pháp qui liên quan đến thương mại điện tử ban hành trong hai năm 2006-2007

Luật


29/06/2006

Luật Công nghệ thông tin

Nghị định


09/06/2005

Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử

15/02/2007

Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số

23/02/2007

Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động

tài chính

08/03/2007

Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động

ngân hàng

10/04/2007

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về Ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động của cơ quan nhà nước

10/04/2007

Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực công nghệ thông tin

03/05/2007

Nghị định số 71/2007/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn

thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Việc ban hành các Bộ Luật và Nghị định trên cho thấy nhà nước ta đã thực sự quan tâm đến việc xây dựng một môi trường pháp lí an toàn cho hoạt động thương mại điện tử nói chung và hoạt động marketing điện tử nói riêng. Cùng với một số văn bản được ban hành từ năm 2005 trở về trước, những văn bản ra đời trong hai năm gần đây đã tạo nên một khung pháp lí tương đối toàn diện cho các hoạt động giao dịch trên mạng. Nếu trước năm 2005, phần lớn văn bản được ban


hành chỉ liên quan đến những vấn đề kĩ thuật công nghệ thông tin thì các văn bản ban hành sau Luật giao dịch điện tử đã mở rộng diện điều chỉnh đến những ứng dụng cụ thể như thương mại, hải quan, tài chính, hành chính nhà nước… Đây là những ứng dụng nền tảng của xã hội và là tiền đề cho việc triển khai các qui trình thương mại điện tử hoàn chỉnh ở cấp độ doanh nghiệp trong thời gian tới.

Tuy nhiên, marketing điện tử là một loại hình kinh doanh còn khá mới mẻ và liên tục thay đổi do sự đổi mới không ngừng của môi trường kinh doanh trực tuyến, chính vì vậy xiệc xây dựng hệ thống văn bản pháp qui điều chỉnh lĩnh vực này không chỉ dựa trên nền tảng quốc gia mà còn phải cân nhắc đến các yếu tố và điều kiện khác của các nước trên thế giới.

3. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin


Bất kì quốc gia nào muốn ứng dụng marketing điện tử vào các hoạt đôngj thương mại thì đều cần có một nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông đủ mạnh, có khả năng tính toán, xử lí, truyền thông tin và dữ liệu với tốc độ nhanh và chất lượng ổn định.

Theo điều 4 khoản 4 Luật Công nghệ thông tin của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006) thì: “Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu”. Cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm các chuẩn của doanh nghiệp, của nhà nước và sự liên kết của các chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế, với kĩ thuật ứng dụng và các thiết bị ứng dụng không chỉ của riêng doanh nghiệp mà phải là một hệ thống quốc gia với tư cách là phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin, khu vực và toàn cầu (trên nền tảng của Internet). Hạ tầng công nghệ cũng bao gồm hạ tầng mạng, hạ tầng ngôn ngữ và nội dung, các kệnh phân phối thông tin và các dịch vụ thương mại điện tử.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022