Tần Suất Cập Nhật Thông Tin Trên Website Của Doanh Nghiệp 44755


quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, môi trường ảo vẫn tiềm ẩn những rủi ro khiến người tiêu dùng e ngại khi đưa ra quyết định mua sắm qua mạng. Có thể nói hiện nay hoạt động marketing điện tử nói riêng và hoạt động thương mại điện tử của Việt Nam còn tồn tại những khó khăn sau đây

2.1. Mức độ khai thác thông tin của website còn yếu


Hiện nay đa phần các website về thương mại điện tử của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc khai thác các tính năng cơ bản như thăm dò khách hàng, quảng bá về công ty hay giới thiệu thông tin về các mặt hàng, sản phẩm.

Bảng 10. Các tính năng của website tại Việt Nam


Tính năng của website

2006

2007

Giới thiệu doanh nghiệp

98,3%

84,5%

Giới thiệu sản phẩm

62,5%

79,4%

Giao dịch thương mại điện tử

27,4%

36,7%

Thanh toán trực tuyến

3,2%

4,8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2007, Bộ Công thương

Như vậy có thể thấy các website của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu các thông tin cơ bản về doanh nghiệp và về sản phẩm. Các nội dung khác tập trung vào việc hướng dẫn qui trình giao dịch chưa được đầu tư tương xứng, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi muốn mua sắm qua mạng. Mặt khác, các thông tin về thanh toán trực tuyến còn ít. Bên cạnh đó, điểm yếu lớn của các website của doanh nghiệp Việt Nam là tần suất cập nhật thông tin kém. Điều này thể hiện tính chưa chuyên nghiệp và cho thấy mức độ đầu tư của các doanh nghiệp vào phần quảng bá hoạt động kinh doanh trên mạng chưa cao.

Bảng 11. Tần suất cập nhật thông tin trên website của doanh nghiệp


Nguồn Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2007 Bộ Công thương Như vậy ta 1

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2007, Bộ Công thương

Như vậy, ta có thể thấy vào các năm 2005-2006, tỉ lệ doanh nghiệp cập nhật thông tin cho website của mình một cách thường xuyên là khá thấp. Tuy nhiên, từ sau năm 2006, do có sự quan tâm ở cấp độ vĩ mô về việc phát triển thương mại điện tử và nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của website đã tăng lên nên tỉ lệ này đã tăng lên nhanh chóng. Cho đến hết năm 2007, có hơn 64% các doanh nghiệp được khảo sát có mức độ cập nhật thông tin trên website của mình hàng ngày. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho thấy mức độ quan tâm đến các hoạt động xúc tiến kinh doanh qua mạng của các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng lên.

2.2. Hệ thống thanh toán điện tử còn kém phát triển


Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007, hệ thống thanh toán điện tử yếu kém luôn được doanh nghiệp đánh giá là trở ngại lớn thứ hai đối với việc phát triển các ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. Các doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một qui trình ứng dụng thương mại điện tử trọn vẹn trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử còn yếu, đặc biệt


là trong khâu hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh qua mạng. Đồng thời, người tiêu dùng cũng chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các dịch vụ thanh toán điện tử. Do đặc thù tâm lí tiêu dùng của người dân Việt Nam là quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày và có tâm lí bất an khi tham gia giao dịch trong một hệ thống thanh toán điện tử còn tồn tại bất cập về mặt an ninh nên cho đến nay, việc giao dịch qua thẻ thanh toán hay qua hệ thống giao dịch tự động của các ngân hàng chưa thực sự phổ biến trong cộng đồng người Việt. Mặt khác, hiện nay tại Việt Nam chưa có sự thống nhất về hệ thống thẻ ATM. Đối với mạng lưới thẻ thanh toán của các ngân hàng, hiện vẫn còn tồn tại 3 liên minh thẻ là liên minh của Vietcombank, hệ thống kết nối giữa ANZ và Sacombank, và hệ thống của ngân hàng Đông Á. Do đó, nếu người mua và người bán có tài khoản tại các ngân hàng thuộc các liên minh khác nhau thì việc thanh toán điện tử là gần như không thực hiện được trong giao dịch trực tuyến. Thực trạng này đưa đến hậu quả không những là bó hẹp mạng lưới của khách hàng mà còn gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Nhìn chung, thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong các giao dịch hàng ngày của người dân. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỉ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân. Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước về thực trạng thanh toán năm 2003 tại 750 doanh nghiệp trên cả nước (trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 80%), đối với những doanh nghiệp lớn có trên 500 công nhân, khoảng 63% số giao dịch của doanh nghiệp được tiến hành qua hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân thì tỉ lệ này chỉ còn 47%. Đối với hộ kinh doanh, 86,2% hộ chi trả hàng hóa bằng tiền mặt. Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch của doanh nghiệp, đặc việt là giao dịch với người tiêu dùng còn ở mức rất cao.

2.3. Khả năng bảo mật thông tin chưa cao


Đặc thù của môi trường điện tử là mức độ truyền dẫn thông tin nhanh và khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng cho mọi đối tượng, hệ quả là việc khó kiểm soát cũng như quản lí sự rò rỉ hoặc lạm dụng thông tin cá nhân. Việc thu thập, phát tán các thông tin cá nhân của người tiêu dùng cho mục đích thương mại đang ngày càng phổ biến, và trong nhiều trường hợp đi ngược lại lợi ích cũng như quyền chính đáng của người tiêu dùng. Điều này làm phát sinh tâm lí e ngại của người tiêu dùng khi tham gia vào các hoạt động đòi hỏi tiết lộ thông tin cá nhân như đăng kí thành viên, tham gia khảo sát hay thanh toán điện tử… Hiện nay, tại Việt Nam các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến chính sách bảo vệ thông tin cá nhân cho người tiêu dùng.

Theo ông Đinh Công Tuấn, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thương mại điện tử Tiên Phong, đơn vị quản lý sàn giao dịch B2B www.gophatdat.com, trước khi mời gọi doanh nghiệp tham gia, công ty phải đầu tư trang thiết bị và cam kết bảo mật cũng như sử dụng thông tin cá nhân của người đại diện doanh nghiệp đúng mục đích. Song không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được trách nhiệm này. Vì vậy, giao dịch thương mại điện tử tại VN đã xảy ra một số vụ vi phạm liên quan đến việc tiết lộ thông tin cá nhân gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Chẳng hạn như vụ ăn cắp thông tin thẻ tín dụng để mua vé máy bay của Tiger Airways; ăn cắp tài khoản thẻ tín dụng để mua hàng qua mạng với tổng trị giá lên đến 440 triệu đồng…


Bảng 12.Kết quả khảo sát về chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trên cac website thương mại điện tử

Loại hình website

Không

Số lượng

%

Số lượng

%

C2C

19

19

83

81

B2C

36

24

117

76

Sàn giao dịch B2B

20

57

15

43

Tổng số

75

26

215

74

Nguồn: Đề tài Thông tin cá nhân và bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử - Vụ Thương mại điện tử, Bộ Công thương tháng 5/2007

Nhiều quốc gia phát triển đặc biệt quan tâm và đã xây dựng khung pháp lí tương đối hoàn thiện để điều chỉnh vấn đề này. Đây cũng là chủ đề được thảo luận trong chương trình nghị sự của nhiều tổ chức quốc tế lớn về thương mại như APEC, AFACT, UNCITRAL, UNCTAD. Việt Nam hiện chưa có Luật về bảo vệ thông tin cá nhân. Xét đặc thù của tập quán kinh doanh và môi trường thương mại truyền thống, bản thân vấn đề thông tin cá nhân cũng còn tương đối mới mẻ với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước sức ép của quá trình hội nhập, các cơ quan quản lí nhà nước cũng bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của việc tạo lập khung pháp lí điều chỉnh vấn đề này. Tiếp sau Luật Giao dịch điện tử ban hành năm 2005, Luật Công nghệ thông tin ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã có những qui định mang tính nguyên tắc về việc bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường điện tử.

2.4. Những bất cập trong hoạt động quảng cáo trực tuyến


Trong khi triển vọng được thừa nhận là vô cùng lớn thì hiệu quả quảng cáo trực tuyến của Việt Nam lại đang ở mức rất thấp, doanh thu chỉ chiếm khoảng 1%


tổng doanh thu quảng cáo nói chung. So với các loại hình quảng cáo truyền thống, ưu điểm lớn nhất của quảng cáo trực tuyến là tính tương tác cao với người dùng, điều này khiến loại hình quảng cáo trực tuyến có triển vọng phát triển rất lớn trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa nhận thức và khai thác được hết tiềm năng của quảng cáo trực tuyến. So với loại hình quảng cáo truyền thống là thông tin được truyền tải một chiều thì với quảng cáo trực tuyến, sản phẩm được giới thiệu toàn diện các khía cạnh hình ảnh và tính năng chi tiết, được đặt trong vô số sự so sánh với các sản phẩm liên quan bằng nhiều đường liên kết và quan trọng nhất, người xem quảng cáo trực tuyến có thể mua ngay được sản phẩm theo nhu cầu. Đây là một mắt xích quan trọng giữ quảng cáo và bán hàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cách làm quảng cáo trực tuyến mới chỉ ở mức giới thiệu chi tiết hơn một chút về sản phẩm. Các doanh nghiệp mua loại hình quảng cáo này thường quan niệm đây là hình thức tăng mật độ hình ảnh của doanh nghiệp, gần như không có liên kết quảng cáo liên quan và không có bán hàng trực tuyến, do vậy hiệu quả tương tác là rất thấp.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiệu quả quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam thấp là các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam đang mất lòng tin vào mức độ tin cậy của các chương trình quảng cáo trực tuyến do hiện nay, nhiều hoạt động gian lận trong quảng cáo đã diễn ra. Hiện nay, một trong những nỗi lo thường trực của doanh nghiệp khi đánh giá hiệu quả các chiến dịch quảng cáo trên mạng là Click Fraud.

Click Fraud là thuật ngữ để chỉ hành động dùng phần mềm chuyên dụng hay thuê nhân công giá rẻ để click liên tục vào một hay nhiều banner hay logo, link, quảng cáo tìm kiếm… trên mạng để tạo ra sự thành công giả tạo của một chiến dịch quảng cáo. Việc làm này đặc biệt gây nhiều thiệt hại cho những doanh


nghiệp sử dụng dịch vụ quảng cáo trực tuyến và chọn cách trả tiền quảng cáo theo số lượng những cú nhấp chuột vào quảng cáo của họ vì số lượng click càng lớn, số tiền họ phải trả càng nhiều. Những cá nhân có hiềm khích hay ý đồ xấu với doanh nghiệp cũng có thể thực hiện Click Fraud với mục đích làm thâm hụt tài chính của doanh nghiệp đối thủ. Trong một khảo sát của tạp chí Wall Street, có khoảng 10-20% những cú click trả tiền là từ những người không thực sự quan tâm đến quảng cáo. Tại Việt Nam, Click Fraud đã xuất hiện và có thể khẳng định là đã bước vào giai đoạn phổ biến. Tuy nhiên, hành động gian lận thương mại này ở Việt Nam hầu như mới chỉ dừng lại ở mức nhằm tạo ra những hiệu quả giả tạo cho một chiến dịch quảng cáo, hoặc tạo ra lượng truy cập giả tạo cho một website để làm cơ sở mời gọi doanh nghiệp quảng cáo trên website đó.

Tại Việt Nam hiện nay, để đánh giá mức độ phổ biến của một website, người dân thường sử dụng thước đo xếp hạng trên website đánh giá nổi tiếng Alexa.com. Thứ hạng Alexa (Alexa Ranking) được hầu hết người sử dụng Internet tại Việt Nam coi là tiêu chí hàng đầu để đánh giá một website, và nhiều doanh nghiệp cũng dựa trên tiêu chí này để quyết định có nên đăng quảng cáo trên website đó không. Chính vì vậy, nhiều chủ website đã sử dụng các phần mềm chuyên dụng nhằm đánh lừa các công cụ tìm kiếm để đẩy chỉ số Alexa Ranking của website, từ đó thu hút doanh nghiệp đăng quảng cáo. Năm 2006, một trang báo điện tử của Việt Nam lọt vào danh sách 100 website có lượng truy cập nhiều nhất thế giới đã gây ra nhiều nghi vấn trong cộng đồng mạng và từ đó làm giảm sút lòng tin của một bộ phận người dân về uy tín của trang website này.


CHƯƠNG 3‌


GIẢI PHÁP NHẰM HỖ TRỢ VIỆC TRIỂN KHAI YẾU TỐ 4P

TRONG MARKETING ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM


***


I. Định hướng phát triển thương mại điện tử và marketing điện tửtại Việt Nam đến năm 2010

Với sự bùng nổ của Internet và các ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới, việc phát triển thương mại điện tử nói chung và thúc đẩy các hoạt động marketing điện tử nói riêng đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách với Việt Nam nếu không muốn trở nên tụt hậu so với mặt bằng chung của thế giới. hiện nay, chính phủ Việt Nam đã và đang có những động thái triển khai thương mai thương mại điện tử và marketing điện tử. đảng, nhà nước và chính phủ nhất quán quan điểm cho rằng việc phát triển thương mại điện tử là một điều kiện cần thiết để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ quá trình hòa nhập và đạt được các mục tiêu đề ra từ nay cho đến năm 2020.

Thương mại điện tử và marketing điện tử chỉ có thể phát triển tốt khi được đặt trên nền tảng các cơ sở hạ tầng như công nghệ thông tin, chính sách pháp luật, các điều kiện về nhận thức … để thúc đẩy sự quan tâm của xã hội và để tập trung nhiều nguồn lực hơn vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng này, trong các năm 2006-2007, Việt Nam đã ban hàng nhiều văn bản pháp luật có liên quan nhằm tào dựng cơ sở hạ tầng pháp lí như Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại sửa đổi, nghị định về thương mại điện tử… đánh dấu bước tiến trong việc tiếp tục hoàn thành khung pháp lí để các doanh nghiệp yên tâm khi tiến hàng các giao dịch qua mạng, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lí để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022