Những Thách Thức Xuất Phát Từ Chính Bản Thân Các Doanh Nghiệp Việt Nam

trong điều kiện không có hỗ trợ không bình đẳng). Thực hiện Hiệp định này cũng đòi hỏi phải ngừng trợ cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước.

Trong giai đoạn hậu gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh trực tiếp và bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Theo đó, cạnh tranh sẽ khốc liệt và gây nguy cơ phá sản và đóng cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam thiếu sự chuẩn bị chu đáo và có cách tiếp cận cạnh tranh phù hợp. Để có thể nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường sau khi gia nhập WTO và phát triển xuất khẩu lâu dài, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt nam, tạo điều kiện thâm nhập vào các thị trường lớn với quy định chặt chẽ về chất lượng hàng nhập khẩu, cũng như giúp vượt qua các rào cản kỹ thuật hoặc quy chuẩn ngày càng nhiều của các nước nhập khẩu.

Cuối cùng, với chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu, Việt Nam có thể gặp vấn đề về xác định cơ cấu xuất khẩu cho phù hợp. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tập trung xuất khẩu các mặt hàng có chất lượng cao, họ sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ lớn. Chẳng hạn, trong trường hợp mặt hàng giày dép, các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ có nhiều kinh nghiệm từ Ý, Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Còn nếu các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào các mặt hàng giá rẻ, thì việc cạnh tranh với Trung Quốc- một nền kinh tế có nguồn lao động dồi dào, sẵn có đầu vào và có năng suất cao hơn- sẽ là rất khó khăn đối với nhiều ngành hàng xuất khẩu và hỗ trợ xuất khẩu [6].

2.5. Những thách thức xuất phát từ chính bản thân các doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường EU là một thị trường khá khó tính và khắt khe, muốn thâm nhập vào thị trường này không phải là dễ, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu thông tin về thị trường này.

Theo một cuộc khảo sát do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thực hiện về lý do doanh nghiệp chọn EU là thị trường xuất khẩu thì hầu hết doanh nghiệp được khảo sát đều cho rằng thị trường EU hấp dẫn là do có sức mua lớn, hàng hóa của doanh nghiệp xuất sang EU có lợi thế so sánh với các doanh nghiệp các nước khác và một lý do nữa là doanh nghiệp có được đơn đặt hàng từ các đối tác EU. Như vậy, một câu hỏi được đặt ra là phải chăng các doanh nghiệp chọn thị trường EU để xuất khẩu là do khu vực này có chính sách ưu đãi đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam? Đáng ngạc nhiên là điều này chỉ đúng đối với một số rất ít, khoảng 3,23% tổng số doanh nghiệp khảo sát. Còn lại, đa số các doanh nghiệp không nhận thức được chính sách ưu đãi của EU, ví dụ như Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Tương tự như vậy chỉ có chưa đến 20% số doanh nghiệp cho rằng chính sách ngoại thương của EU rất rõ ràng. Thực trạng này cho thấy mức độ tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam về các chính sách của EU đối với các nước xuất khẩu như Việt Nam còn rất hạn chế [7].

Khi tiến hành khảo sát về mức độ thích ứng của doanh nghiệp đối với thị trường EU, khoảng một nửa doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ gặp phải 3 rào cản chính khi xuất khẩu vào thị trường EU, đó là: các quy định pháp lý của EU quá khắt khe; việc nắm bắt tập quán, thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng EU không hề đơn giản; và sự khác biệt đáng kể trong các quy định pháp lý của Việt Nam và EU. Đáng lưu ý là một tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp (24-37%) không thể nhận định về mức độ những rào cản này, phản ánh một thực tế là nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nắm được các quy định liên quan của EU.

Hơn nữa, qua quá trình khảo sát các doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã đưa ra kết luận rằng; có một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp được khảo sát đánh giá thấp tầm quan trọng của liên doanh liên kết để tăng cường tính cạnh tranh của sản

phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy dường như các doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của chuỗi giá trị trong sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp cũng còn rất yếu trong việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng chiến lược của mình nhằm tận dụng cơ hội xuất khẩu vào thị trường EU. Xét ở tầm vĩ mô, nguồn lực của doanh nghiệp sẽ bị đầu tư dàn trải, dễ bị lãng phí. Điều này dẫn đến ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Do vốn ít, các doanh nghiệp chủ yếu ở dạng quy mô vừa và nhỏ nên hoạt động đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu còn hạn chế. Hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường EU vẫn còn chưa được chú trọng đúng mức, có doanh nghiệp đã quan tâm nhưng hoạt động lại không hiệu quả. Nguồn nhân lực được đào tạo một cách bài bản, có năng lực vẫn còn thiếu. Chính vì vậy, để hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thâm nhập được vào thị trường này, cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước cũng như sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp.

Từ những phân tích ở trên, chúng ta đã thấy được những cơ hội mà thị trường EU đã mở ra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể vấp phải khi thâm nhập vào thị trường này. Để có thể thâm nhập thành công, chúng ta cần biết tận dụng những cơ hội, dần khắc phục và đẩy lùi những rào cản mà EU đặt ra cũng như là những thiếu sót đối với hàng hóa của Việt Nam.

CHƯƠNG III‌‌

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI


I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG NHỮNG NĂM TỚI

1. Định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2010

Trong tình hình quốc tế hiện nay, phát triển quan hệ thương mại với EU cần đặt ra trong tổng thể chiến lược phát triển đối ngoại của ta nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới.

Định hướng chung là mở rộng quan hệ kinh tế-thương mại trên cơ sở hai bên cùng có lợi và cùng phát triển, làm nền tảng của sự hợp tác bền vững và lâu dài giữa Việt Nam và EU theo hướng:

- Coi EU là một trong những thị trường quan trọng hàng đầu của Việt Nam, tích cực, chủ động xúc tiến thương mại, tìm đối tác để không ngừng nâng cao kim ngạch buôn bán hai chiều.

- Tranh thủ EU duy trì cơ chế GSP đối với Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển có thu nhập thấp, thừa nhận nền kinh tế Việt Nam là “nền kinh tế thị trường”.

- Trước mắt tập trung xuất khẩu vào thị trường EU các mặt hàng nông sản, khoáng sản và hàng tiêu dùng sử dụng nhiều lao động (hàng may mặc, giày dép, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, cà phê, đồ gỗ...) với chất lượng, mẫu mã và tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp với đòi hỏi cao của người tiêu dùng Châu Âu; đồng thời gia tăng tỷ trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kể

cả thông qua liên doanh, gia công cho các doanh nghiệp Châu Âu và từng bước xây dựng thương hiệu Việt Nam cho các sản phẩm xuất khẩu sang EU.

- Chú trọng nhập khẩu từ EU công nghệ tiên tiến gắn với việc chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật nhất là về công nghệ thông tin và công nghệ tin học.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết song phương với EU và các cam kết trong WTO về mở cửa thị trường dịch vụ, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng hàng hóa dịch vụ.

- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đa quốc gia hàng đầu của các nước thành viên EU vào các ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ cao như tin học, viễn thông, sinh học, năng lượng, xây dựng kết cấu hạ tầng, du lịch, dịch vụ…

2. Mục tiêu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2010 Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng đến 8 tỷ USD, nhập khẩu tăng lên 5 tỷ USD. Về mặt hàng, căn cứ thành tích xuất khẩu của những năm qua và những điều kiện thuận lợi hiện có, dự báo xuất khẩu các mặt hàng dệt may, thủy sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, túi xách, thủ công mỹ nghệ, điện tử vi tính, sản phẩm nhựa vào thị trường EU có khả năng tiếp tục tăng trưởng khá. Từ nay đến năm 2010 dự kiến tăng trung bình nhóm hàng nông thủy sản khoảng 20-25%/năm nhờ sự đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, đổi mới công nghệ chế biến nhằm tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, đưa tỷ lệ hàng có tỷ lệ chế biến sâu tới 60-70%. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ tăng khoảng 15-20% nhờ tăng cường và mở rộng quan hệ trực tiếp với các đối tác nhập khẩu tại các nước thành viên mới, giảm xuất khẩu qua khâu trung gian, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm. Nhóm hàng linh kiện điện tử và vi tính, thiết bị điện tử dự kiến tăng 30% vì đây là nhóm hàng Việt Nam đang phát triển nhanh và có sức cạnh tranh trên thị

trường Châu Âu về chất lượng. Dự kiến đây sẽ là nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang EU trong tương lai gần [1].

Bảng 9: Dự kiến xuất khẩu một số mặt hàng vào EU đến năm 2010

Đơn vị: Triệu USD



Tên hàng

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tăng trưởng năm 2010 so với năm 2009 (%)

Giày dép

1916

2089

2297

2527

2778

10

Dệt may

1215

1494

1643

1889

2833

15

Thủy sản

730

1095

1204

1384

1660

20

Đồ gỗ

480

509

559

642

834

30

Thủ công mỹ nghệ

182

191

210

241

313

30

Cà phê

478

621

683

819

900

10

Sản phẩm nhựa

102

164

180

196

294

50

Cao su

155

233

256

281

309

10

Điện tử, vi tính‌

275

385

462

600

780

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - 9

(Nguồn: Dự báo của Viện nghiên cứu Thương mại-2005)

II. GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG EU

1. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU

1.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc

Trung Quốc là nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất trên thị trường EU, hàng may mặc Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất so với nhiều đối thủ khác trên thị trường này với nhiều lợi thế về số lượng hàng xuất khẩu lớn, chất lượng tốt, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Hiện nay, Trung Quốc đang có ý định đẩy mạnh sản xuất với khối lượng lớn hàng may mặc nhưng cũng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường EU. Một số biện pháp mà Trung Quốc đã áp dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may nước mình trước các đối thủ khác trên thị trường EU là:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đổi mới đồng loạt máy móc thiết bị hiện đại sản xuất hàng may mặc, những máy may, là hấp, cắt, thêu được nhập khẩu từ Nhật Bản, Châu Âu. Bên cạnh đó Trung Quốc đã tự sản xuất được nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành may. Do được đổi mới đầu tư đồng bộ máy móc đã làm cho hàng may mặc của Trung Quốc ngày càng có chất lượng cao hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm có chất lượng của khách hàng EU.

- Giá bán sản phẩm thấp

Nói chung, giá hàng may mặc của Trung Quốc thấp hơn các đối thủ cạnh tranh do chi phí sản xuất hàng may mặc ở Trung Quốc thấp như các nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước, làm cho hàng may mặc có giá bán thấp hơn. Hàng may mặc của Trung Quốc bán với giá thấp còn do lợi thế của sản xuất theo quy mô lớn, giúp cho Trung Quốc bán với giá mà không đối thủ cạnh tranh nào trên thị trường EU có thể bán được với giá như vậy.

- Đa dạng hóa mẫu mã, mầu sắc và nhu cầu sử dụng

Trung Quốc đã xây dựng mô hình “các liên kết công nghiệp” đó là sự liên kết giữa các vùng, miền sản xuất các loại sản phẩm, các nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng may mặc, tạo thành các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trung Quốc có lợi thế về đội ngũ thiết kế kiểu dáng công nghiệp rất phát triển, có những trung tâm thiết kế thời trang ở Thẩm Quyến, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu. Trung Quốc lại có ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, tạo nhiều chất liệu mới cho sản xuất hàng may mặc thêm phong phú.

- Hệ thống kênh phân phối rộng khắp thị trường EU

Do mở cửa thị trường từ năm 1978, sớm thiết lập quan hệ thương mại với các quốc gia của EU, nên Trung Quốc đã nhanh chóng đưa hàng may mặc vào thị trường EU thông qua các nhà phân phối trung gian thương mại tại thị trường này. Với quy mô sản xuất lớn, đảm bảo chất lượng và thời gian giao

hàng, các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc ký được các hợp đồng sản xuất trực tiếp với các tổ hợp thương mại lớn của EU, các doanh nghiệp này trực tiếp là người cung cấp hàng cho các tổ hợp thương mại, vì thế họ đã nhanh chóng thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng may mặc rộng khắp thị trường EU.

- Nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu sản phẩm “xanh, sạch”

Trung Quốc đã có thời gian chuẩn bị rất lâu việc đưa ra thị trường EU những sản phẩm đạt tiêu chuẩn về môi trường. Những quy định và kiểm soát ngặt nghèo của Chính phủ về quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn môi trường (Eco Friendly) như đổi mới công nghệ, sử dụng nguyên phụ liệu chất lượng tốt, thực hiện đúng các quy trình sản xuất bao gồm cả hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải độc hại.

- Sớm đầu tư vào các sản phẩm may mặc cao cấp

Các doanh nghiệp Trung Quốc mạnh dạn đầu tư vào sản xuất những sản phẩm cao cấp như váy dạ hội, các bộ veston, comple xuất khẩu hàng loạt sang thị trường EU, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo thế chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc cao cấp, chủ động chiếm mảng thị trường hàng may mặc cao cấp mà ít doanh nghiệp xuất khẩu ở các quốc gia là đối thủ cạnh tranh dám đầu tư [19].

1.2. Kinh nghiệm thâm nhập thị trường EU của Nhật Bản

Như chúng ta đã biết, EU là một thị trường khó tính với hệ thống phân phối phức tạp. Không phải dễ dàng gì có thể thâm nhập được vào hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường EU khi mà hàng hóa của chúng ta chưa được người tiêu dùng Châu Âu biết đến. Bản thân hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cũng đều phải xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU qua trung gian là chủ yếu. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta hãy xem xét kinh nghiệm thâm nhập thị trường EU của Nhật Bản.

Những năm 60 khi ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Nhật Bản phát triển mạnh, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU các nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/10/2022