Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - 12

sách công nghiệp và chiến lược thị trường cụ thể đối với EU là không thể thiếu.

Là thị trường rộng lớn, có nhu cầu rất đa dạng và phức tạp về hàng hóa, EU là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam hiện nay. Trong khi thị trường Châu Á tạm thời bị thu hẹp, thị trường Mỹ bắt đầu hé mở thì EU là sự lựa chọn lý tưởng cho chúng ta để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế “hướng về xuất khẩu” và chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu”. Tuy nhiên, EU hiện đang được coi là thị trường có mức bảo hộ cao nhất. Sự bảo hộ được thể hiện dưới hình thức thuế quan và phi thuế quan. Hàng rào thuế quan đã giảm dần song hàng rào phi thuế quan ngày càng trở nên ngặt nghèo hơn. Do đó, Nhà nước nên chủ động đề nghị EC mở rộng quy mô mậu dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho hàng của ta vào thị trường này, nhất là hàng nông sản, thủy hải sản, rau quả, thịt gia súc, gia cầm, đồ gỗ, đồ gia dụng... Những mặt hàng cần có sự đàm phán ở cấp Chính phủ phải lên kế hoạch đàm phán cụ thể để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp. Mục tiêu đàm phán sẽ là mở cửa thị trường, thống nhất hóa các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi thuế quan của EU.

Chính phủ cần tích cực và chủ động đàm phán với EU nhằm sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam- EU. Cho đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam- EU mới chỉ được điều chỉnh bởi hai hiệp định là Hiệp định về hàng dệt may và Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam-EU mà chưa có một hiệp định thương mại chính thức. Việc sớm kí kết Hiệp định thương mại song phương sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi hơn từ phía EU, chủ động tìm đối tác và thâm nhập thị trường EU. Với lợi thế là một nước đang phát triển trong quan hệ thương mại với EU- một trong ba cường quốc kinh tế trên thế giới, EU qua Hiệp định thương mại sẽ dành nhiều ưu đãi hơn cho Việt Nam về chế độ đãi ngộ tối huệ

quốc và đãi ngộ quốc gia, mở cửa nhiều thị trường hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt nam thâm nhập dễ dàng vào thị trường EU [2].

2. Hoàn thiện hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

Để tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử trong cạnh tranh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh, tránh những hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của doanh nghiệp, góp phần khuyến khích sản xuất và xuất khẩu. Nhà nước cần phân định rõ việc quản lý vĩ mô của Nhà nước với việc quản lý kinh doanh của các đơn vị kinh tế, xây dựng cơ chế điều tiết vĩ mô có hiệu quả. Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn, giám sát, uốn nắn những lệch lạc và bổ khuyết những nhược điểm của kinh tế thị trường, nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của nó.

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; Thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho khối doanh nghiệp này thực sự bước vào kinh tế thị trường. Hình thành các loại hình doanh nghiệp mới như thí điểm mô hình công ty mẹ-con..và tạo điều kiện dễ dàng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, do trong quá trình hoạt động có sự biến động về tổ chức, nhân thân chủ doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp thường có nhu cầu chuyển đổi từ loại hình này sang loại hình khác trong khi vẫn giữ hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Các giải pháp hợp nhất, chia tách doanh nghiệp cũng là các giải pháp thường xuyên đòi hỏi các thủ tục pháp lý tương ứng..Đáp ứng được những yêu cầu đó sẽ kích thích sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhà nước cần sớm ban hành Luật khuyến khích cạnh tranh và chống độc quyền, mở rộng quyền kinh

doanh cho các loại hình doanh nghiệp…Đồng thời từng bước xóa bỏ chính sách bảo hộ về thuế và thực hiện các quy định đối xử quốc gia phù hợp với tiến trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế.

Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế-xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, quan trọng nhất là giao thông vận tải, thông tin liên lạc; kết cấu hạ tầng xã hội và các dịch vụ công cộng khác như bảo đảm an ninh, dịch vụ tài chính, tín dụng….Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tốt sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, khuyến khích được xuất khẩu.

Trên cơ sở môi trường kinh doanh và chính sách cạnh tranh bình đẳng trong nước được hoàn thiện nhằm xây dựng một cơ chế thị trường tương đối hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn của EU về cơ chế thị trường, có vậy EU mới công nhận Việt Nam theo cơ chế thị trường, và Việt Nam mới có cơ sở pháp lý trong đàm phán với EU và EU mới đối xử công bằng với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ thương mại với các đối tác EU.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hệ thống quy phạm pháp luật của EU rất đồ sộ và chặt chẽ. Những quy phạm pháp luật của EU liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan đến thương mại phần lớn đều thống nhất với những quy định của WTO. Khi các nước khu vực CEEC (10 quốc gia mới gia nhập vào EU năm 2004, bạn hàng truyền thống của Việt Nam) là thành viên của EU thì những nước này phải điều chỉnh hệ thống pháp quy của họ, kể cả những cam kết quốc tế song và đa biên cho đồng nhất với những quy định của EU. Vì vậy, để tiếp tục và tăng cường phát triển quan hệ kinh tế, thương mại với EU, Việt Nam cần rà soát lại hệ thống pháp quy để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa minh bạch.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xóa bỏ các thủ tục phiền hà, nhất là thủ tục xuất nhập khẩu, ổn định môi trường pháp lý để tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích

Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - 12

họ yên tâm đầu tư lâu dài vào sản xuất kinh doanh. Sớm hoàn thiện chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán trong một khoảng thời gian dài để không gây băn khoăn cho doanh nghiệp trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh. Tính toán hợp lý thuế thu nhập doanh nghiệp để tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng hóa ở thị trường trong cũng như ngoài nước. Tiến dần đến luật hóa các quy định trong sản xuất kinh doanh. Tăng cường tính đồng bộ của cơ chế chính sách; áp dụng thí điểm mô hình liên kết trong xây dựng các đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu như doanh nghiệp liên kết với các trường, viện nghiên cứu, các tổ chức tài chính hoặc trong hiệp hội doanh nghiệp [2].

3. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường EU

EU là một thị trường lớn với 27 quốc gia thành viên với dân số gần nửa tỷ người nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa hàng năm rất lớn. Các mặt hàng nhập khẩu của EU phần lớn là những mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn chưa đạt được như đúng tiềm năng, nguyên nhân một phần do hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu, doanh nghiệp chưa tiếp cận được với thị trường một cách có hiệu quả.

Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác EU, nhất là những đối tác đáng tin cậy. Do vậy cần phải nâng cao vai trò của các thương vụ Việt Nam trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, ngân hàng tin cậy cho các doanh nghiệp trong nước. Thương vụ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm những thông tin về thị trường EU như: những thay đổi về hệ thống pháp luật, quy chế nhập khẩu, thuế quan, tỷ giá hối đoái, lạm phát, xu hướng thương mại, tình hình tăng trưởng kinh tế của EU, diễn biến đối với từng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như dự báo cung cầu, giá cả, vấn đề cạnh tranh, thị hiếu, kênh phân phối...

Các thương vụ Việt Nam tại các nước EU nên hỗ trợ tích cực khi các doanh nghiệp đi thực tế nghiên cứu, khảo sát thị trường EU để công việc triển khai có hiệu quả, tránh tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, chi phí đi lại và nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu nên được Chính phủ hỗ trợ một phần.

Nhà nước nên bổ sung ngân sách cho hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm cả ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp và ngân sách tăng cường cho hoạt động chuyên môn của Thương vụ. Ngân sách này nên có tỷ lệ tương thích với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và trong khuôn khổ cho phép của WTO. Thiết lập sự cạnh tranh về ngân sách giữa các tổ chức xúc tiến thương mại và hỗ trợ kinh doanh. Ngân sách xúc tiến thương mại nên được phân bổ cho các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu khác nhau.

Nhà nước và các hiệp hội ngành hàng cũng nên hỗ trợ doanh nghiệp để thành lập văn phòng xúc tiến thương mại đầu tư tại EU. Điều này sẽ góp phần tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam. Văn phòng tập trung vào các hoạt động tư vấn và giới thiệu bạn hàng tiềm năng, các thị trường và các dạng thức hợp tác để mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam; góp phần đề xuất và thực hiện việc cải tiến công nghệ, mẫu mã, mạng lưới phân phối...nhằm cải thiện và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Đây sẽ là đầu mối hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thị trường, tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế, giới thiệu môi trường đầu tư ở Việt Nam và các dự án liên doanh. Ngoài ra văn phòng cũng thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin ưu đãi thuế quan và hạn ngạch, phối hợp với các luật sư để giải quyết những tranh chấp liên quan...

Ngoài hình thức tham gia hội chợ, triển lãm, kho ngoại quan là hình thức tốt nhất để thường xuyên giới thiệu sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam cho người tiêu dùng EU. Việc xây dựng kho ngoại quan sẽ làm cho

hàng hóa Việt Nam có mặt thường xuyên tại thị trường Châu Âu với văn phòng hoặc đại diện liên lạc, đại lý hàng hóa, đại diện xúc tiến thương mại lo việc cung cấp thông tin cơ bản, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và nhà sản xuất.

Ngoài ra, còn tăng tính cơ động trong việc chào hàng với việc cho phép ký gửi hàng mẫu ở các đại lý, mạng lưới kho hàng, các đối tác, các hiệp hội ngành nghề. Hàng Việt Nam cũng có thể tham gia các tuần lễ giới thiệu sản phẩm Châu Á hoặc riêng Việt Nam hoặc theo từng lĩnh vực hoặc ngành nghề.

Kho ngoại quan có thể phục vụ hậu cần cho các hội chợ quốc tế và hội chợ địa phương (nhất là việc chuẩn bị trước hội chợ và chăm sóc khách hàng tiềm năng sau hội chợ), cũng có thể tiết kiệm, giảm chi phí gửi người lo gian hàng. Kho ngoại quan cũng góp phần tăng tính chủ động xúc tiến thương mại khi mở các hội chợ tại chỗ, các hội thảo, tổ chức các hoạt động PR tại Châu Âu.

Ngoài ra hệ thống kho này còn cung ứng cho các kênh phân phối mới với các phân khúc thị trường theo chùm khách hàng, theo chuỗi giá trị, các phân khúc thị trường. Có thể cung ứng nhanh để nắm bắt các cơ hội, cung ứng với giá tốt hơn khi cầu vượt cung. Kho ngoại quan sẽ giúp hàng Việt Nam vượt rào cản chất lượng và kiểm tra hàng hóa để tiện buôn bán và giao hàng chắc chắn hơn, tăng độ tin cậy ở các bạn hàng nhập khẩu.

Kho ngoại quan cũng là cửa ngõ để có thể đưa hàng Việt Nam đi vào các thị trường khác, nhất là 27 nước thành viên EU, thị trường Bắc Phi và các nước trao đổi hàng với Châu Âu.

Thông qua văn phòng xúc tiến thương mại, phòng trưng bày và kho ngoại quan, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thêm các khách hàng tiềm năng phong phú. Ví dụ như các hệ thống siêu thị. Hiện phần lớn các tập đoàn siêu thị đều mua qua các tổng đại lý từng vùng châu lục. Một tổng công ty thương mại có kho ngoại quan hàng Việt Nam tại Châu Âu có nhiều cơ hội bán hàng cho hệ thống siêu thị tại đây theo phương thức B2B (từ doanh

nghiệp đến doanh nghiệp) cộng với đảm bảo chất lượng khi giao hàng và có thể cung ứng các lô hàng bán thử.

Bên cạnh việc xây dựng kho ngoại quan, cần sớm tận dụng thị trường của các nước thành viên mới làm thị trường trung chuyển hàng hóa. Hiện nay số lượng Việt Kiều kinh doanh tại khu vực Trung và Đông Âu rất đông. Do lực lượng Việt Kiều này đã thông thạo ngôn ngữ, thông thạo môi trường kinh doanh, nếu có sự hỗ trợ của chính phủ, kết hợp với sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trong nước, thực sự họ trở thành lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng tại đây một thị trường trung chuyển hàng hóa và dịch vụ sang khu vực thị trường thống nhất rộng lớn của EU [18].

4. Thúc đẩy đầu tư đổi mới công nghệ, gắn nhập khẩu công nghệ từ EU với xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU

Cho tới nay có một vấn đề mà hàng xuất khẩu Việt Nam gặp phải đó là tuy giá thành rẻ nhưng chất lượng hàng hóa lại không cao. Trong khi thị trường EU ngày càng một khó tính hơn thì việc chất lượng sản phẩm không cao đã làm giảm đi sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường; Việc đầu tư đổi mới công nghệ là yêu cầu cấp thiết cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường đặc biệt khó tính này. Để đảm bảo công nghệ mới là phù hợp với tiêu chuẩn của EU, chúng ta nên nhập khẩu công nghệ từ EU và gắn việc nhập khẩu công nghệ này vào với việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. Bằng cách này, hàng hóa được sản xuất ra sẽ có cơ hội được thâm nhập và vượt qua được các rào cản kỹ thuật do EU đặt ra đồng thời chúng ta còn nhập khẩu được công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu nói chung sang thị trường EU nói riêng, do đó mở rộng được thị trường xuất khẩu. Đây là một phương pháp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU.

Công nghệ của EU tiên tiến, hiện đại song giá thành lại quá cao do đó muốn nhập khẩu được cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước ta còn hạn hẹp, nước ta vẫn còn là một nước nghèo không thể đáp ứng được yêu cầu này, do vậy, thu hút các nhà đầu tư EU tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam là giải pháp thay thế tối ưu để Việt Nam được nhập khẩu các công nghệ của EU và sử dụng công nghệ này vào việc phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Sẽ dễ dàng hơn nhiều bởi thị trường EU sẽ không chê một sản phẩm được sản xuất theo đúng công nghệ của chính mình.

Để thực hiện được biện pháp này, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư EU ngoài những ưu đãi và quyền lợi mà họ được hưởng theo Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, chẳng hạn những ưu đãi về thuế nhập khẩu công nghệ từ EU, thuế suất lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài...[3]

5. Tiếp tục phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và các mặt hàng xuất khẩu mới mà thị trường EU đang có nhu cầu lớn

Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU. Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển được nền sản xuất nội địa.

Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU là giày dép và dệt may, do đặc thù riêng trong sản xuất và xuất khẩu là ta chủ yếu làm gia công cho nước ngoài nên hiệu quả thực tế thu được từ xuất nhập khẩu là thấp, hơn nữa là gia công theo đơn đặt hàng và sản xuất theo kỹ thuật nước ngoài nên chúng ta hoàn toàn bị động về mẫu mã, sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất chứ không đơn thuần chỉ làm gia công để tăng hiệu quả xuất khẩu. Đối với những doanh nghiệp đã trực tiếp sản

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí