Các mặt hàng nhập khẩu từ EU chủ yếu là máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến gắn với việc chuyển giao công nghệ đặc biệt về công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.
Bảng 7: Một số mặt hàng nhập khẩu chính từ EU
Đơn vị: Triệu USD
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Máy móc thiết bị | 641,9 | 910,1 | 1270,8 | 1261,9 | 995,5 | 1230,3 |
NPL Dệt may da | 83,3 | 66,2 | 763,0 | 89,4 | 107,5 | 920,0 |
Tân dược | 71,4 | 91,1 | 110,4 | 154,7 | 187,4 | 229,5 |
Sắt thép các loại | 68,3 | 49,9 | 71,4 | 73,5 | 76,7 | 52,9 |
Phân bón các loại | 2,7 | 8,7 | 9,3 | 6,6 | 4,1 | 3,9 |
Tổng kim ngạch NK | 1527,4 | 1841,1 | 2472,0 | 2667,1 | 2588,5 | 3001,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tập Quán, Thị Hiếu Tiêu Dùng, Kênh Phân Phối Và Các Biện Pháp Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Của Eu
- Giấy Chứng Nhận Kiểm Dịch Thực Vật
- Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Vào Eu Qua Các Năm
- Eu Chuyển Hướng Chiến Lược Sang Châu Á
- Hệ Thống Phân Phối Và Thương Hiệu Của Hàng Hóa
- Những Thách Thức Xuất Phát Từ Chính Bản Thân Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng cục hải quan)
Ngoài ra, hàng nhập khẩu từ EU năm 2007 còn có hóa chất, nguyên liệu như bột mì, sữa bột, dầu mỡ động vật, thức ăn gia súc, phân bón, phụ liệu dệt may cần thiết cho công nghiệp hóa chất, công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm chất lượng cao của Việt Nam. Riêng lúa mì nhập khẩu cả năm 2007 lên tới 1280 nghìn tấn, tăng 2,8%, kim ngạch 370 triệu USD, tăng 64,3% so với năm 2006 [28].
2.2.3. Thị trường nhập khẩu
Nguồn cung cấp lớn nhất cho hàng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước EU là Đức và Pháp với kim ngạch nhập khẩu bình quân từ 500-800 triệu USD/năm). Tiếp theo là Italia, Anh và Hà Lan có kim ngạch trung bình từ 200-300 triệu USD/năm. Nhập khẩu từ các nước thành viên mới còn hạn chế do nền kinh tế của những nước này cũng đang trong thời kỳ hậu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Các nước Việt Nam nhập chính là Ba Lan, Séc, Hungary, trung bình từ 15-50 triệu USD/năm, nhưng chủ yếu do các công ty Việt Kiều làm ăn tại đây thực hiện.
Bảng 8: Nhập khẩu của Việt Nam từ một số thị trường chính của EU
Đơn vị: Triệu USD
Năm 2002 | Năm 2003 | Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
Anh | 166,6 | 216,6 | 217,2 | 185,0 | 202,5 |
Đức | 558,3 | 609,8 | 679,9 | 662,5 | 881,9 |
Hà Lan | 114,4 | 328,6 | 174,1 | 313,3 | 359,2 |
Italia | 277,1 | 372,0 | 295,7 | 288,1 | 320,2 |
Pháp | 299,4 | 414,0 | 612,3 | 447,8 | 411,2 |
( Nguồn: Viện nghiên cứu Châu Âu)
Tổng kết lại, quy mô kim ngạch trao đổi thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU năm 2007 đã lên tới trên 12,27 tỷ USD tăng 2 tỷ so với năm 2006 và tăng 4 tỷ so với năm 2005. Như vậy xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2007 lên tới trên 4,07 tỷ USD, là mức cao nhất trong những năm gần đây [32].
Những chuyển biến tích cực trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU qua những năm vừa qua là kết quả của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó quan trọng nhất là xuất phát từ hoạt động xúc tiến thương mại của cả Việt Nam và EU.
II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU
1. Những cơ hội
1.1. Tiềm năng thương mại của EU
EU là nhà xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới. Thực tế này phản ánh vai trò của thương mại EU, cũng như vai trò của thị trường EU với thị trường thế giới. EU cũng đóng góp nhiều vào tiến trình tự do hóa thương mại và phát triển của thế giới, có vai trò rất to lớn trong việc hình thành và điều chỉnh quá trình toàn cầu hóa và các quy định đa phương theo hướng phát triển bền vững. Với 27 thành viên, EU hiện là trụ cột kinh tế lớn nhất trên thế giới, với GDP năm 2007 đạt xấp xỉ 15 nghìn tỷ đô la Mỹ (tương đương 20% GDP thế giới); tổng kim ngạch ngoại thương đạt gần 2000 tỷ USD (chiếm gần 20% thương mại toàn cầu). Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng kim ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ USD (chiếm 41,4% thị phần thế
giới). EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ, chiếm 43,8% thị phần thế giới (gấp 2,5 lần Mỹ); đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu (Theo Eurostat). Hoạt động thương mại và dịch vụ của EU chiếm tới 25% của cả thế giới. Trong giai đoạn 2006-2020, kinh tế EU được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 2,1%/năm. Với những thế mạnh nhất định, kể cả những lợi ích kỳ vọng từ tăng cường tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tế, EU đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế năng động và cạnh tranh nhất vào năm 2010 [28].
Sự lớn mạnh kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị to lớn trên thế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vai trò của EU trên trường quốc tế thể hiện rõ ở lĩnh vực thương mại quốc tế: Thương mại tự do là một trong những mục tiêu chủ yếu của EU. EU đã đóng góp không nhỏ đối với việc phát triển thương mại thế giới. Khối lượng thương mại ngày càng tăng lên đáng kể so với 50 năm qua nhờ vào việc tiếp tục loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Để thấy rõ hơn vai trò kinh tế, thương mại của EU trên trường quốc tế, chúng tay hãy thử so sánh hai thực thể kinh tế lớn nhất hiện nay trên thế giới là EU và Hoa Kỳ. Hiện nay, hai thực thể kinh tế này có ảnh hưởng rất lớn đến trật tự kinh tế quốc tế và chi phối xu hướng phát triển thương mại toàn cầu. Tính gộp lại, hiện nay EU và Hoa Kỳ đang chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại và GDP toàn cầu. Hai thực thể kinh tế lớn nhất thế giới này đã thiết lập phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua một loạt các thể chế quốc tế như G8, WTO, IMF và WB, nơi mà cả EU và Hoa Kỳ góp phần lớn vốn.
Là đối tác thương mại lớn nhất trên thế giới, việc EU duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế của mình đồng thời thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua tự do hóa các quy định thương mại quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển. Hiện chiếm 40% tổng xuất khẩu của các nước đang phát
triển, EU tiếp tục có vai trò then chốt trong việc khởi xướng, đàm phán và thực thi chương trình Nghị sự Đô-ha (DDA). Thị trường EU cũng được coi là mở nhất cho các nước nghèo. Trong năm 2003, khoảng 4/5 xuất khẩu của các nước đang phát triển vào EU được miễn hoặc giảm thuế, EU cũng là nhà nhập khẩu chính đối với các sản phẩm nông nghiệp đến từ các nền kinh tế đang phát triển, với tỷ trọng lớn hơn cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canađa cộng lại.
Là một thị trường thống nhất lớn nhất trên thế giới, với sức mua cao của gần 500 triệu dân. Thị trường EU đã chuyển từ một thị trường của người bán sang thị trường của người mua. Đây là một thị trường đa dạng, năng động, cạnh tranh và hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu bởi quy mô lớn và nhu cầu cao. Các mặt hàng EU nhập khẩu chủ yếu là dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ...Đây cũng chính là những mặt hàng đầy triển vọng đối với xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU lên tới gần 2000 tỷ USD (Theo Eurostat), trong khi đó năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU chỉ đạt có hơn 8 tỷ USD. Con số này quả thực quá nhỏ bé so với khả năng nhập khẩu của EU [5].
Như vậy, EU đã trở thành một thị trường thống nhất lớn nhất thế giới cả trong lĩnh vực tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa cũng như là dịch vụ. EU là một thực thể kinh tế luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại quốc tế và có vai trò nổi bật trong Tổ chức thương mại Thế giới. Chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu và với vai trò nổi bật trong Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), EU là thị trường tiềm năng đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
1.2. Quan hệ thương mại, chính trị và ngoại giao giữa Việt Nam và EU ngày càng phát triển tốt đẹp
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức (22/10/1990) đến nay đã hơn 15 năm, với đà phát triển nhanh chóng, EU và Việt Nam đã trở thành
một trong những đối tác quan trọng của nhau. Có được điều này một phần là nhờ sự gắn bó lịch sử lâu đời giữa Việt Nam với EU nói chung và các nước thành viên nói riêng. Hiện nay, quan hệ Việt Nam và EU không chỉ bó hẹp trong hợp tác phát triển mà đã trở nên toàn diện hơn trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam không còn là nước chỉ nhận viện trợ mà đã vươn lên trở thành một đối tác và bạn hàng của EU. Việc kí kết Hiệp định khung năm 1995 và Hiệp định hợp tác Việt Nam-EU giai đoạn 1996-2000 đã mở ra một triển vọng tốt đẹp cho mối quan hệ toàn diện và vững chắc giữa EU và Việt Nam. Hiệp định là đỉnh cao trong mối quan hệ hợp tác Việt Nam EU từ trước đến nay. Đây cũng là Hiệp định khung đầu tiên được EU kí kết với một quốc gia Đông Nam Á. Hiệp định đã khẳng định cả Việt Nam và EU cùng thỏa thuận sẽ dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN), đặc biệt là quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)- điều này có ý nghĩa lớn vì trong khi Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO mà vẫn được hưởng quy chế ưu đãi này.
Ngay sau khi ký Hiệp định khung với Việt Nam, vào cuối năm 1995, EU đã cử ngay một số quan chức nghiên cứu giúp Việt Nam đẩy nhanh chương trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Từ tháng 9/1995, đại diện của Việt Nam đã bắt đầu tham gia các hoạt động của ủy ban ASEAN ở Brussels trong khuôn khổ quan hệ giữa các nước ASEAN và EU. Như vậy, quan hệ thương mại Việt Nam-EU còn tạo thêm điều kiện cho Việt Nam mở rộng hơn nữa các quan hệ nằm trong khuôn khổ hợp tác ASEAN-EU. Ngày 17/1/1996, EU đã cử Đại sứ thường trực của mình tới Việt Nam, sau đó Ủy ban hợp tác Việt Nam-EU cũng được thành lập. Ủy ban này có nhiệm vụ thực hiện các chương trình hợp tác kinh tế- thương mại theo sự cam kết của Hiệp định khung.
Về hợp tác phát triển, EU đã trở thành một trong những nhà tài trợ lớn nhất về hỗ trợ phát triển. Trong 10 năm (1999-2000), EU đã dành cho Việt Nam khoản viện trợ hơn 2 tỷ USD, trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn
lại để thực hiện nhiều dự án quan trọng về y tế, công nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hỗ trợ cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, văn hóa, giáo dục...Từ khi nối lại quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam năm 1995, mức viện trợ phát triển chính thức (ODA) của EU dành cho Việt Nam đã tăng đáng kể. Tháng 5/2002, Ủy ban Châu Âu (EC) đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam giai đoạn 2002-2006 trong các lĩnh vực: y tế; giáo dục, phát triển nông thôn; cải cách thể chế, phát triển kinh tế tư nhân và hỗ trợ Việt Nam khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO với tổng số tài trợ khoảng 200 triệu Euro, trong đó 162 triệu Euro dành cho chương trình chiến lược quốc gia song phương. Hai bên đã thống nhất các lĩnh vực ưu tiên trong giai đoạn 2005-2006 là tín dụng xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ ngân sách cho ngành giáo dục. Việt Nam và EU đều cho rằng, việc triển khai thực hiện các chương trình hợp tác phát triển là có hiệu quả. Tuy vậy, do vướng mắc về thủ tục, nên kết quả vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng sự mong đợi của cả hai bên. Tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tháng 11/2003, EU đã tuyên bố tài trợ cho Việt Nam trên 400 triệu Euro, trở thành một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Đến thời điểm trước tháng 5/2004, bên cạnh quan hệ hợp tác đa phương Việt Nam-EU, đã có 12 trong số 15 nước thành viên EU xác lập quan hệ hợp tác phát triển song phương với Việt Nam. Các nước tài trợ lớn nhất cho Việt Nam là Pháp, Đức, Thụy Điển và Đan Mạch. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2003, có 11 trong 15 nước thành viên EU cũ có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số 372 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 6.030,6 triệu USD. Có 4 trong số 10 nước thành viên mới của EU có dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn là 72,3 triệu USD. Các nhà đầu tư EU có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp và xây dựng với tổng vốn đầu tư là 4,18 tỷ USD, tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với tổng số vốn 2,43 tỷ USD, còn lại là nông lâm nghiệp với tổng vốn đầu tư là 457,6 triệu
USD. Rất nhiều tập đoàn lớn hàng đầu của EU như: Shell (Hà Lan), BP (Anh), Total (Pháp), Siemens (Đức), Nokia (Phần Lan), Metro (Đức)...đã có mặt và kinh doanh khá thành công tại Việt Nam [18].
Hiện EU là nhà tài trợ lớn nhất về hợp tác phát triển cho Việt nam tập trung vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, bảo vệ môi trường, chuyển đổi nền kinh tế, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo...Dự kiến trong thời gian tới, nguồn vốn ODA của EU viện trợ cho Việt Nam cũng sẽ tiếp tục tăng.
Năm 2006 đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động đầu tư của EU vào Việt Nam. Tổng số vốn đăng ký mới của EU đạt trên 1,6 tỷ USD, đứng vị trí thứ 2 sau Hàn Quốc 2,4 tỷ USD và cao hơn Hồng Kông 1,14 tỷ USD, Nhật Bản 938 triệu USD và Hoa Kỳ 638,5 triệu USD. Tính đến hết năm 2007, 15/27 nước EU có trên 664 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với số vốn đăng ký khoảng trên 12,1 tỷ USD tăng 40.7% (5,1 tỷ USD) so với năm 2006.
Trong quan hệ thương mại: hiện nay toàn bộ 27 nước thành viên EU đều có quan hệ buôn bán với Việt Nam, trong đó Pháp, Đức, Anh là những bạn hàng lớn nhất. EU đang chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu và gần 10% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch buôn bán hai chiều của Việt Nam-EU tăng liên tục và ổn định. Việt Nam xuất khẩu sang EU hầu hết là các sản phẩm giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản... và nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị y tế, sắt thép các loại, nguyên phụ liệu dệt may da, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, phương tiện vận tải...từ hầu hết các nước thành viên EU trong đó nhiều nhất là Đức, Pháp, Anh, Italy, Hà Lan...[5]
Các nước thành viên EU có những chính sách khác nhau với Việt Nam nhưng nhìn chung là thuận lợi. Đây là một điều kiện tốt cho quan hệ kinh tế, thương mại phát triển lên một tầm cao mới. Mấy năm qua, liên tục có các
cuộc viếng thăm của lãnh đạo Nhà nước ta cũng như của các nước thành viên EU. Trong tất cả các cuộc gặp gỡ cấp chính phủ hoặc cấp Bộ Ngành với Ủy ban Châu Âu hoặc với các nước thành viên, hai bên đều tỏ rõ mối quan tâm thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế giữa Việt Nam với EU.
Việc đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách thương mại của EU cũng tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác, đầu tư, giao thương thương mại với Việt Nam. “Sáng kiến Thương mại xuyên khu vực EU-ASEAN” sẽ là tiền đề rất có ý nghĩa cho một khu vực mậu dịch tự do EU-ASEAN trong tương lai mà cả hai bên đều mong muốn hướng tới.
1.3. EU là một thị trường thống nhất với 27 quốc gia thành viên
EU là một thị trường thống nhất lớn trên thế giới với sức mua của gần 500 triệu dân. Lượng người tiêu dùng lớn hơn, sẽ có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn, nhu cầu tiêu dùng phong phú hơn. 8/10 nước thành viên mới của EU mở rộng vốn là bạn hàng truyền thống của Việt Nam. Như vậy, quan hệ đối tác và bạn hàng trước đây của Việt Nam với khu vực này sẽ có điều kiện khôi phục và phát triển trở lại. Việt Nam có thể sử dụng những thị trường này như là một khu vực thị trường kết nối để tiếp cận và mở rộng sang thị trường khổng lồ EU. Hơn nữa, lực lượng người Việt Nam đang lập nghiệp tại các nước này cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc tăng cường hợp tác, quảng bá và tiếp thị cho hàng hóa Việt Nam.
Là một thị trường thống nhất nên tất cả các nước trong EU đều có luật lệ chung và một biểu thế nhập khẩu thống nhất, do đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động trong việc hoạch định các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia EU. Đồng thời, với đồng tiền thống nhất, với phương thức thanh toán thống nhất trong toàn khu vực sẽ là một điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện dễ dàng hơn các hợp đồng ngoại thương. Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu kinh tế Trung